Translate

Libellés

jeudi 14 avril 2016

Văn chương, chữ nghĩa và những câu đối chữ bất hửu của Lê Văn Hưu và Nguyễn Hiền.

Đời xưa ta có những quan hay nhân tài hay chữ nghĩa và có người thi đỗ làm quan, nhưng cũng có những người chỉ thích an nhàn.

Nếu người ta có thể dùng ngòi bút cho lãnh vực khác để giữ gìn đất nước, văn hóa và con người thì hay biết bao nhiêu.

Nhân tài ngày hôm nay ở thế kỷ thứ 21, là bộ óc của các máy điện tử, chỉ khác là máy điện tử do con người sáng chế ra mà bây giờ với bao nhiêu bộ óc khác toàn cầu khiến nó trở thành nền thông minh nhân loại.

Duy chỉ có chữ nghĩa thơ phú mà có những bộ óc thông minh tự nhiên như ngày xưa thì quả thật là hiếm. Đời nay chỉ có những bậc lớn tuổi còn tìm ra chữ nghĩa để làm những bài thơ hay và có giá trị, chứ tôi chưa  thấy ai hay như các nhân vật các thời đại được trích dưới đây.

Có thể tôi chưa được quen biết với các anh chị đó, nhưng nếu có ai tự giới thiệu hay gửi bài tôi rất vui mừng đón tiếp và xin lưu lại tại trang Blog này.

Caroline Thanh Hương

Afficher l'image d'origine

Lê Văn Hưu

  • Lê Văn Hưu người làng Phủ-lý, huyện Đông-Sơn, lộ Thanh-hoa, đỗ bảng nhãn năm Đinh mùi (1247), niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình dưới triều Trần Thái Tông. Lúc đó ông mới 18 tuổi. Sau làm đến chức Hàn lâm học sĩ kiêm Quốc sử viện giám tu. Năm 1272 ông soạn xong bộ Đại-việt sử ký từ Triệu Vũ Đế đến Lý Chiêu Hoàng. Đó là bộ sử ký qui mô đầu tiên của nước ta, đã được Trần Thánh Tông ban chiếu khen. Nhưng đáng tiếc hiện nay bộ sách đã thất lạc, chỉ còn một ít lời bình được Ngô Sĩ Liên ghi lại trong Đại Việt Sử Lý Toàn Thư. Tương truyền, khi còn là học trò, một hôm đi ngang qua lò rèn, thấy người ta đang làm những cái dùi sắt, Lê Văn Hưu muốn xin một cái để làm dùi đóng sách. Bác thợ rèn thấy chú bé mới tí tuổi đầu đã chăm lo việc học hành, bèn ra một vế đối để thử tài:
vế ra: Than trong lò, sắt trong lò, lửa trong lò, thổi phì phò đúc nên dùi sắt
Bễ lò rèn là hai ống trụ tròn, rỗng ruột làm bằng gỗ (sau này bằng nhôm hoặc thép), đường kính chừng 15 - 20 phân, cao khoảng 70 phân. Bên trong đặt 2 thanh gổ, quân vải. Cấu trúc như chiếc bơm tay xe đạp. Cần gío thỗi cho lửa cháy to, người thợ 2 tay 2 thanh gổ rút lên, hạ xuống… tạo ra luồng gió thổi vào lò nung. Khi có gió thổi, phát ra tiếng phì phò - như người bị hen thở, tất nhiên to hơn nhiều.
Lê Văn Hưu đối: Nghiên ở túi, bút ở túi, giấy ở túi, viết lúi húi mà đậu khôi nguyên
Câu đối này có thuyết nói của Đoàn Hy. Đoàn Hy vừa làm thợ rèn, vừa chăm chỉ học, đổ thủ khoa thi Hương trường Nam Định. Tuy nhiên có 1 số chữ nghĩa hơi khác cho nên đưa cả câu để phân biệt cho rõ. Quan chủ khảo biết nghề nghiệp vị tân khoa, ra câu đối: Than bỏ vào lò, sắt bỏ vào lò, bể thổi phì phò, đúc ra miếng bạc
Đoàn Hy đối lại: Mực nằm trong túi, bút nằm trong túi, người viết lúi húi, tên chiếm bảng vàng

Nguyễn Hiền

  • Đối đáp với quan Lang Trung:
Hồi mới lên bảy tuổi, Nguyễn Hiền thường hay chơi trò nặn đất với bọn trẻ mục đồng. Một lần trạng nặn con voi đất, rồi lấy bốn con cua để vào bốn chân, lấy đỉa làm vòi, lấy bướm làm tai, thành ra voi đất cũng cử động được, khiến bọn trẻ vui thích reo hò ầm ĩ. Chợt một ông quan đi qua đứng lại xem và hỏi chuyện cậu bé Hiền. Thấy cậu bé khéo léo lại láu lỉnh, ông quan liền đọc đùa một câu:
vế ra: 童子六七人無如爾巧 Ðồng tử ngũ lục nhân, vô như nhĩ xảo! (Bọn trẻ năm sáu đứa, không đứa nào khéo bằng mày)
Cậu bé Hiền thấy vậy, hỏi ông quan rằng: “Trước hết xin ông cho biết ông làm chức quan gì?”. Quan nói: “Ta là quan Lang Trung, mỗi tháng ăn lương hai ngàn hộc”
Thấy quan có ý khoe khoang, cậu bé Hiền liền đọc rằng: 郞中二千石莫若公... Lang trung nhị thiên thạch, mạc nhược công ... (Quan thái thú ăn lương hai ngàn hộc, chẳng ai. . . bằng ông).
Quan cười bảo: “Ðối còn thiếu một chữ!”. Nguyễn Hiền nài cho tiền rồi sẽ đối nốt. Quan cho tiền xong, cậu bé Hiền liền bổ sung chữ 廉 Liêm vào cuối vế đối. Quan chịu là giỏi, nhưng vui miệng hỏi thêm: “Thế nếu ta không cho tiền, thì cháu đối chữ gì?”. Nguyễn Hiền trả lời: “ Khó gì? Nếu ông không cho tiền thì tôi chỉ việc điền chữ 貪 Tham vào thôi!”. Quan biết thằng bé láu cá, đành phải bỏ đi không dám trêu chọc gì nữa, kẻo lại mang tiếng “to đầu mà dại”! Có thuyết khác nói giai thoại này là của Vũ Công Duệ đời Hậu Lê, Vũ Công Duệ (1468 - 1522) tên lúc nhỏ là Nghĩa Chi, người xã Trình Xá, huyện Sơn Vi, trấn Sơn Tây (nay thuộc huyện Thanh Sơn, tỉnh Vĩnh Phú). Đỗ Trạng nguyên năm 20 tuổi khoa Canh Tuất, niên hiệu Hồng Đức thứ 21 đời Lê Thánh Tông (1490). Làm quan đến Lại bộ Thượng thư kiêm Đông các Đại học sĩ chầu Kinh diên, được tặng Thiếu bảo, tước Trịnh Khê Hầu
  • Đối đáp với các quan khâm sai:
Nguyễn Hiền vốn quê làng Hà Dương (tỉnh Nam Định), mồ côi cha từ nhỏ, phải cùng mẹ sống trong một túp lều thuộc khuôn viên chùa làng. Nương nhờ cửa Phật, nhà sư dạy cho cậu bé chữ thánh hiền, mỗi buổi phải học xong mười tờ giấy. Khi đọc sách, chỉ cần liếc qua, Nguyễn Hiền đã thuộc làu. Ban đêm, không có tiền mua dầu thắp, chú tiểu Nguyễn Hiền bắt đom đóm, bỏ vào vỏ trứng làm đèn, nấu sử sôi kinh. Năm 11 tuổi, Nguyễn Hiền đã đọc hết pho sách của nhà chùa. Nguyễn Hiền thi đình, đỗ trạng nguyên (tiến sĩ thứ nhất) lúc mới 13 tuổi. Tại lễ triều kiến các vị tân khoa, vua Trần Thái Tông thấy trạng quá nhỏ tuổi, bèn hỏi: "Trạng nguyên học với ai?" Trạng Hiền đáp: "Thưa, tự học, chỗ nào không biết thì hỏi sư ông". Thấy trạng chưa biết cách xưng hô, nhà vua lệnh cho trạng về quê quán, hẹn ba năm sau sẽ cho vào triều và được phong quan. Cậu "trạng non" - dân làng quen gọi một cách thân mật - về quê, vẫn ở chùa và làm ruộng. Được ít lâu, sứ thần Mông Cổ sang An Nam đem 1 bài thơ ngụ ngôn sang thách giải nghĩa, nội dung như sau: "Lưỡng nhật bình đầu nhật, tứ sơn điên đảo sơn, lưỡng vương tranh nhất quốc, tứ khẩu tung hoành gian". Vua Trần hỏi các quân thần thì không ai hiểu nghĩa lý ra làm sao, phải sai hai quan văn võ đến nhà ông Nguyễn Hiền mời vào triều để hỏi. Hai viên khâm sai không quản ngày đêm, phi ngựa nước đại tìm về làng Trạng, thấy một lũ trẻ đang đùa nghịch ở gốc đa đầu làng, viên quan võ thử ra một câu đối để dò xem Trạng có mặt trong đám ấy chăng, vế ra là:
Tự là chữ, cất giằng đầu, chữ tử là con, con ai con nấy? (câu này nói về cách chuyển hóa chữ: “tự” [字] (chữ), ‘tách’ [宀] (giằng đầu), còn “tử” [子] (con)
Một đứa trẻ đối ứng khẩu ngay: Vu là chưng, bỏ ngang lưng, chữ đinh là đứa, đứa nào đứa này? (vế dưới cũng là phép tương tự: “vu” [于] (chưng), ‘bỏ’ [一] (ngang), thành chữ “đinh” [丁] (đứa)
Đối xong đám trẻ giải tán ai về nhà nấy, hai viên sứ giả biết đứa trẻ ấy là Trạng Hiền, mới hỏi thăm đến tận nhà thì thấy Trạng đang lúi cúi ở dưới bếp.
Viên quan văn bèn đọc một câu rằng: Văn quân từ viễn bảo trù, hà tu nự áo (Tôi nghe quân tử xa chỗ bếp nước, lọ là phải nịnh vua bếp)
Trạng Hiền ứng khẩu đối ngay: Ngã bản hữu quan cư đinh nại, khả tam điêu canh (Ta cốt có chức làm được Tể tướng, nhưng còn tạm nấu nồi canh. Nấu canh lạt mặn tại tay cũng như chức làm tướng)
Hai vị khâm sai biết đúng là trạng bèn mời về cung, trạng nói: “Nhà vua chê ta không biết lễ nhưng triều đình cũng không biết lễ. Muốn mời ta về phải có voi ngựa, bằng sắc, mũ áo rước ta đi”. Sứ phản hồi khi xin vua đầy đủ các nghi thức trên, bấy giờ trạng mới chịu hồi cung. Khi đến kinh, vua đưa bài thơ của Tầu ra hỏi. Trạng Hiền cầm bút viết ra một chữ và giải rằng: "Câu thứ nhất nghĩa là chữ nhật, ngược suôi bằng đầu nhau; Câu thứ nhì là bốn chữ san, ngược suôi cũng là chữ san cả; Câu thứ ba hai chữ vương tranh nhau ở trong một nước, câu thứ tư là bốn chữ khẩu ngang dọc đều là khẩu cả. Tóm lại chỉ là một chữ điền". Giải xong, đưa cho sứ Tầu xem, sứ Tầu phải chịu vì thế vua cử Nguyễn Hiền làm Kim tử vĩnh lộc đại phu; sau làm đến Công bộ thượng thư, không được bao lâu thì ông mất.
  • Hiện nay, tại đền thờ trạng nguyên Nguyễn Hiền ở quê hương ông, thôn Dương A (Nam Thắng, Nam Trực, Nam Định) còn giữ đôi câu đối ca ngợi công tích của Trạng như sau:
Thập nhị tuế khôi khai lưỡng quốc (Mười hai tuổi khai khoa hai nước)
Vạn niên thiên tuế lập tam tài (Nghìn năm ghi mãi chữ tam tài)
Đông A nhất giáp sinh tri Trạng
Nam Việt thiên thu quốc tế thần

HUONGXUAN2016: Những câu đối rất ý nghĩa của danh nhân như Lý Thái Tổ, Trần Quốc Tuấn.

HUONGXUAN2016: Triết lý cuộc sống, thế nào là CAO NHÂN?


HUONGXUAN2016: Những câu đối với thể thơ nhị cú và thơ Đỗ Quý Bái.



mercredi 13 avril 2016

Nghệ thuật tuyệt đẹp được thực hiện trên bàn tay con người với những tác phẩm của Guido Daniele và nghe nhạc pháp.


Có những tác phẩm nghệ thuật được sáng tác do con người trên giấy, trên cây và trên nhiều vật dụng khác, điều đáng ngạc nhiên là khi tác giả sáng tác trên thân thể hay một phần cơ thể con người.

Kính mời quý anh chị chiêm ngưởng bộ ảnh thú vật của Guido Daniele , đa số được thực hiện trên bàn tay của người mẩu.

Caroline Thanh Hương

 

Un artiste peintre

Publié le 03 octobre 2009 par Mega

Guido Daniele qui peint essentiellement des oeuvres éphémères sur la peau humaine
image: http://media.paperblog.fr/i/236/2364307/artiste-peintre-L-1.jpeg
 photo artiste-peintre-L-11.jpg

Sa peinture est faite le plus souvent sur des mains


 photo artiste-peintre-L-21.jpg



 photo artiste-peintre-L-31.jpg

 photo artiste-peintre-L-41.jpg




 photo artiste-peintre-L-51.jpg

image: http://media.paperblog.fr/i/236/2364307/artiste-peintre-L-7.jpeg
 photo artiste-peintre-L-71.jpg


 photo artiste-peintre-L-81.jpg



 photo artiste-peintre-L-91.jpg

 photo artiste-peintre-L-101.jpg


 photo artiste-peintre-L-111.jpg




 photo artiste-peintre-L-121.jpg

image: http://media.paperblog.fr/i/236/2364307/artiste-peintre-L-13.jpeg
 photo artiste-peintre-L-131.jpg


 photo artiste-peintre-L-141.jpg





 photo artiste-peintre-L-151.jpg photo artiste-peintre-L-161.jpg

Guido Daniele , un artiste Italien ( déjà vu sans doute , mais tjrs agréable à revoir)

En savoir plus sur http://www.paperblog.fr/2364307/un-artiste-peintre/#AqkBi5mYMygXjjJY.99