Translate

Libellés

dimanche 21 juillet 2019

Phạm Nga và bài SYDNEY: CÙNG VUI QUỐC KHÁNH NƯỚC PHÁP VỚI NOEL NƯỚC ÚC NGAY THÁNG 7

Anh Phạm Nga đã gửi đến cho blog ngày hôm sau khi anh đi dự lễ kỷ niệm ngày Quốc Khánh 14 Juillet của nước pháp tại nước Úc.

Vì tôi quá bận và sau đó phải sửa lại mấy tấm ảnh anh chụp lại trong ngày lễ hội này, nên mãi đến hôm nay mới thực hiện xong trang Blog này,mời các anh chị cùng đọc bài ghi và xem một số hình ảnh tại Sydney cho biết nhé.

Bài viết của anh Phạm Nga tuy ngắn, nhưng hình ảnh chụp được đã tham gia vào phóng sự này. cám ơn anh.

Caroline Thanh Hương



SYDNEY: CÙNG VUI QUỐC KHÁNH NƯỚC PHÁP VỚI NOEL NƯỚC ÚC NGAY THÁNG 7  


Giữa tháng 7 này Australia có song song 2 lễ hội rất thú vị là chia vui Quốc khánh nước Pháp và lễ Giáng sinh giữa… tháng 7. Để chia vui với bạn đồng minh vào dịp Công hòa Pháp kỷ niệm ngày Quốc khánh 14 tháng 7, các hội chợ nho nhỏ được tổ chức đây đó để bày bán hàng Pháp, chủ yếu là các loại rượu nho, bánh mì, fromage, thịt nguội…, đặc biệt là xe hơi Citroen, niềm tự hào lâu đời của nền công nghiệp Pháp Quốc.






Những quầy bán rượu của miền nam nước pháp cũng được trang trọng bày bán cho khách đến.


Và trong khi các nước Âu, Mỹ, Á khác có mùa đông rơi vào cuối năm nên mùa Christmas của họ tổ chức vào tháng 12, Australia lại có mùa đông không-giống-ai, rơi vào các tháng 6-7-8, nên dân Úc tháng 12 cũng chơi Noel chung với thiên hạ nhưng làm thêm mùa "Christmas in July" riêng cho mình cũng tưng bừng đủ món, từ trang trí cây thông, trang phục ông già Noel, cảnh tuyết rơi, vui chơi, ca hát ngoài trời…
Dưới đây là một số hình ảnh về hai lễ hội song song này giữa mùa đông tại khu phố đi bộ The Rocks và khu Circular Quay nhìn ra Nhà hát ‘Con Sò’, Sydney.
PHAM NGA ghi

Sydney en fête pour le 14 juillet !


La ville de Sydney se prépare à fêter la fête nationale française en musique lors du Bastille Festival. 
Envie de retrouver cette ambiance de bal populaire typique de toutes les villes françaises lors des soirées du 13 et du 14 juillet ? Ce sera chose possible cette année avec le Bastille Festival Sydney. Le festival mettant à l’honneur la culture française proposera chaque jour aux visiteurs de déguster des spécialités culinaires françaises tout en profitant d’une ambiance musicale.
Vendredi, veille de la fête nationale, la soirée battra son plein avec notamment des spectacles de cabaret et de French cancan, typiquement français. Les shows auront lieu sur la scène principale à First Fleet Park dans the Rocks.
Pour la journée du 14, retrouvez sur cette même scène les performances de 4 groupes et artistes aux horizons divers :
  • Le couple de chanteurs Katcha Music lancera cette journée à 11h30 en accordant en harmonie leurs deux voix pour un mixte de chansons allant de la pop, au rock, jusqu’au reggae.
  • Puis, à partir de 12h30, viendra le tour de la Sydney Tango House, école de danse réputée à Sydney, pour une démonstration de tango argentin.
  • Group La Faya, un groupe de danse de l’île Maurice, apportera ensuite de la couleur et du rythme au Bastille Festival en se produisant entre 16h et 17h. Attendez-vous à bouger !
  • Richard Valdez, natif du Pérou, prendra le relais à 17h30 pour une heure de musique aux sonorités latinos.
  • Enfin à 19h, Athesia, chanteuse aux origines multi-culturelles conclura cette série de concerts.
Les deux DJs, Berry Mc Fly et Dr Mendez, prendront le relais chaque soir pour réchauffer l’atmosphère en mixant tous types de musique, du hip-hop au jazz en passant bien sûr par de la musique française.
——————————————
Retrouvez ci-dessous les noms des artistes présents durant ces quatre jours au Bastille Festival Sydney. 
– Jeudi : The Strides, SAYAH, Esmé, Billsbry, Capoeira Topazio Pete Raven, Ella BelfantiVendredi : Spencer, The Regime, Velvet Bloom, Eluera, Capoeira Topazio, Monica & The Explosion, Circaholics Anonymous, The Magician’s Cabaret
-Samedi : Katcha Music, Sydney Tango House, Group La Faya, Richard Valdez, Athesia
-Dimanche : Arrow Bird, Los Carmonas, Capoeira Topazio, Latin Dance Australia, Santino Salvadore
Et retrouvez-vous notre article spécial gastronomie pour le Bastille Festival Sydney ici

N’oubliez pas de suivre le Courrier Australien sur Facebook et Instagram, et de vous abonner gratuitement à notre newsletterDes idées, des commentaires ? Une coquille ou une inexactitude dans l’article ? Contactez-nous à l’adresse redaction@lecourrieraustralien.com

Phạm Nga và tản văn NGƯỜI GIÀ…

tt

 Mỗi đất nước văn minh trên thế giới hiện nay đều có quỹ già để chi tiêu cho những người lớn tuổi bệnh hay không bệnh và chương trình y tế để trông nôm sức khoẻ cho người dân của họ.
Hôm nay, chúng ta đọc bài viết của anh Phạm Nga về chính sách của chính phủ Úc và những câu chuỵên nhỏ trong bài viết giữa nhóm người Việt Nam của một thời đã qua còn đang sinh sống tại quốc gia này.
Cám ơn anh Phạm Nga.
Caroline Thanh Hương



Bao đời nay, người già luôn thường ù lì, nặng quán tính ở một số thói quen hay cố tật. Trong sinh hoạt hằng ngày, quanh quẩn bên họ là cái kiếng lão, hộp chia thuốc, máy đo huyết áp, máy đo đường huyết, khăn choàng cổ, tờ nhật báo, cuốn  tử vi cũ mèm, đọc hoài không hết…
Tản văn

NGƯỜI GIÀ…

Ta về cúi mái đầu sương điểm
Nghe nặng từ tâm lượng đất trời
(Tô Thùy Yên)

1.
Qua Úc lần này, tôi trở lại ngay với cái hẹn mỗi sáng với anh Thành sui gia là cùng ra cái công viên không-có-hàng-rào gần nhà để đi bộ thể dục. Từ năm ngoái năm kia, anh Thành từng ân cần dẫn dắt tôi đi bộ buổi sáng bởi anh thuộc hàng “chuyên gia” đi bộ, rất rành rẽ về các công viên lớn/nhỏ ở các vùng Cabramatta và Liverpool. Đáng nể hơn là kỳ này, dù sức khỏe vừa có vấn đề, anh vẫn không gác bỏ cố tật mê đi bộ.
Hơn 10 năm trước, thời anh Thành chưa qua đây định cư, một bệnh viện nhân dân nào đó ở VN đã mỗ cấp cứu ca nghẹt ruột non cho anh. Đến năm ngoái, ở đất Úc này vết mỗ chợt viêm sưng nặng nề, anh bị cứng bụng, bỏ ăn và ngất xỉu vì đau, gia đình lại phải lập tức đưa anh đi cấp cứu. Lần này, bệnh viện công ở Liverpool , với ca mỗ suốt 3 tiếng đồng hồ, đã phải cắt bỏ 8 tấc đoạn ruột có vết mỗ cũ đã biến dạng. Vì trước đây không được may, nối hoàn chỉnh, nay chỗ ruột này hoại tử, đe dọa làm thúi luôn các phần ruột xung quanh.
Nằm viện nửa tháng thì anh Thành khỏe hẳn, bác sĩ người Úc gốc Ấn Độ cho về với lời khuyên nghe kỳ cục, rằng bệnh nhân vừa được ông mỗ ruột cần tập đi bộ mỗi ngày, còn yếu thì cứ từ từ mà đi nhưng quãng đường cần ngày một dài hơn lên, cuối cùng đạt được trên 10 km là tốt nhất. Lý do nghe cũng kỳ cục, rằng bệnh nhân phải nhọc xác, đổ mồ hôi như vậy là để thách đố vết mỗ, đi bộ nhiều là lay động nó nhiều, xem nó có bục ra hay không!
Vậy là hằng ngày, anh sui quẩn quanh với hai lượt ra công viên gần nhà, nghiêm túc, đúng giờ vào lúc mờ sáng và sẩm chiều. Buổi chiều, anh lầm lũi đi trong ánh sáng chạng vạng và gió lạnh, thỉnh thoảng mở cell phone xem phần mềm theo dõi sức khỏe, con số quãng đường đi bộ hôm nay có nhảy lên quá 10km anh mới chịu quay về nhà. Anh cho tôi biết thêm là ngày nào đi ít quá thì đêm đến anh không ngủ được. Cả việc ngủ trưa, qua Úc rồi thì dần dần anh cũng bỏ thói quen này, vì cứ ngủ trưa là đêm rất khó ngủ.

2.
Chuyện ông già Thành khó ngủ làm tôi nhớ thời sinh viên, gần gác trọ tôi ngụ có một bác lớn tuổi, tạm gọi là bác Tư. Bác kể là do già rồi thì ngủ rất khó, mà có ngủ được cũng ngủ rất ít, nên đêm nằm bác cứ trằn trọc suốt, không phải là mong trời sáng mà chỉ thao thức mong sớm đến giấc 2 giờ, trời còn khuya nhưng là giờ cái quán cóc bán cà phê ở đầu hẻm đã rục rịch mở cửa. Vậy là bác Tư chổi dậy, khẽ khàng mở cửa ra khỏi nhà, thả bộ - từ bác dùng – ra quán.
Hồi đó, hiếu kỳ trước nếp sống thầm lặng của ông già nghèo, có bữa chàng trai trẻ là tôi cũng theo chân bác Tư ra quán. Thì ra, cứ mỗi đầu ngày, bác Tư cùng hai ông bạn già nữa - cũng dân trong xóm - luôn là những người khách mở hàng cho cái quán cóc xập xệ này vào lúc trời còn chưa hừng đông. Trong lúc chờ anh chủ quán còn sật sừ chưa tỉnh ngủ lục đục nấu nước sôi thì để có chỗ ngồi, ba ông khách quá quen này cứ tự động bày dọn chỗ ngồi từ đống bàn ghế đã xếp chồng từ đêm qua khi quán đóng cửa nghỉ bán.
Ba cái xây chừng nóng hổi được bưng ra. Theo thói quen, ba người già  rót cà phê ra cái dĩa lót, thổi phù phù cho nguội rồi húp từng ngụm ngon lành. Tiết trời se lạnh buổi hừng đông bên ngoài, trong quán thì tôi tối thiếu ánh sáng bởi chỉ có ngọn đèn nhỏ mở chỗ pha chế, vẻ mãn nguyện vẫn lộ rõ trên gương mặt những người già, không hơn không kém một niềm hạnh phúc đơn sơ, bình dị nhất, ít tốn hao nhất sau bao thăng trầm  của cuộc sống…

3.
Bao đời nay, người già luôn thường ù lì, nặng quán tính ở một số thói quen hay cố tật. Trong sinh hoạt hằng ngày, quanh quẩn bên họ là cái kiếng lão, hộp chia thuốc, máy đo huyết áp, máy đo đường huyết, khăn choàng cổ, tờ nhật báo, cuốn sách tử vi cũ mèm, đọc hoài không hết…
Riêng với người già ở đất Úc này, một khi đã không còn phải lo lắng về đời sống kinh tế, thu nhập, nhà ở… nhờ hưởng tiền già hay tiền trợ cấp xã hội khác, mỗi người sẽ có quá nhiều thì giờ rỗi rảnh để quanh quẩn với mối bận tâm, bận rộn riêng tư. Nhiều người thường ngày vào casino, kéo máy, chơi bài với món tiền đặt thật nhỏ, nếu ngồi cả ngày cả buổi mà ăn được món tiền khá khá thì cũng vui, còn thua thì cũng chỉ số tiền nhỏ, không có gì buồn phiền. Có người lại thích làm vườn, chăm sóc hoa kiểng, trồng vài loại rau quả trong khu đất sau nhà. Có người hay đi khiêu vũ, ngồi nhâm nhi cốc bia, nghe nhạc sống ở các club. Lại có người hay đi mua sắm vụn vặt, thỉnh thoảng cũng lựa quần áo, túi xách hàng hiệu nếu down giá hấp dẫn, còn lại thì chuyên mua về cả lô đồ giảm giá, về cắt, sửa lại theo ý thích…
Và như đã nói, anh Thành sui gia, già 76 tuổi, thêm nữa là thành phần cựu chiến binh, lâu nay đã một mực chọn cách trải qua thì giờ nhàn hạ là… đi, rõ hơn là đi bộ, không tính hai giấc đi bộ thể dục sáng sớm và chiều tối. Cả trước và sau cuộc giải phẫu, anh Thành thường xuyên nghiên cứu trên net những lộ trình bus, tramway, phà và tàu điện dẫn đến các công viên, vịnh biển, bãi biển của vùng Sydney. Đi như thế là “dã ngoại”, “thám du”, “tham quan”, “khám phá”…, gọi sao cũng được. Cách đi là đến quãng đường nào đã hết trạm tàu điện, trạm xe bus là đi bộ tiếp, có khi cả chục cây số nữa mới đến nơi muốn đến.
Trên người, trong túi xách của anh Thành luôn quẩn quanh vài món đồ vật phải nói là đặc biệt, chỉ có nơi những công dân Australia lớn tuổi, như cái cell phone cùng cái xạc pin mini, thẻ đi bus giá hạ của người già, thẻ ATM, thẻ Senior, thẻ câu lạc bộ Cựu chiến binh…
Thường là anh Thành đi một mình, vài khi rủ tôi hay một người bạn thân ngụ ở gần nhà. Làm bạn đồng hành với anh khá nhọc nhằn, bởi chuyến dã ngoại nào cũng có ‘chương trình’ đi bộ, có khi cả chục cây số. Có lần tình cờ gặp một nhóm khách du lịch dễ mến, anh Thành đã đi theo họ suốt 2- 3 bãi biển liền kề nhau, cộng lại là hơn 30 km!
Đã nắm vững lộ trình đến một địa điểm đã chọn nào đó, thì ba lô lên vai, khách lữ hành lên đường! Dù đã trọng tuổi, hành trang đi đường của ông già Thành chỉ cần là ổ bánh mì và chai nước, nghĩa là hết sức đơn sơ, bụi đời không khác bọn trai trẻ. Anh từng nói: “Mình đem theo một chai nước là được, đem nhiều nặng ba-lô chứ có ích gì. Còn hết nước thì ghé quán bà Tư Khòm uống miễn phí!”. Cái ý hài hước của anh là muốn nói đến những trụ inox cung cấp nước uống công cộng, miễn phí được đặt rải rác trong các công viên hay dọc theo lối đi bộ (footpath) chạy ven theo các bãi biển, muốn uống thì khách đi đường cứ khom người, nghiêng đầu vào mâm, bấm nút là có tia nước phun lên vừa đúng vào miệng, hoặc tha hồ hứng nước vào chai từ tia nước này hay từ cái vòi ở thân trụ inox.
Vào những ngày đông lạnh giá hay ngày hè chói nắng, ở những bãi biển quạnh quẽ, đìu hiu, sau khi đã chụp ảnh/quay phim cảnh biển cả chán chê, nhiều lúc ông khách già đã lặng lẽ ngồi một mình trên bãi cát, bâng khuâng nhìn sóng biển trắng xóa vỗ vào gành đá. Những tứ thơ bình dị đã đến với tâm tư khách phong trần, như: “Sóng va gành đá cô đơn. Sóng đùa bãi cát từng cơn sóng tràn”, hay “Đá có tự bao giờ? Đã mấy ngàn năm tuổi? Đá
vẫn đứng chơ vơ!”, hay “Thà như tảng đá nằm yên. Nắng mưa mặc kệ chẳng phiền lòng ai!”

4.
Đã thành lệ, hằng tuần anh Thành đi rút tiền xài vào các sáng thứ năm tại cây ATM của CommonWealth Bank trên đường John, Cabramatta. Sau đó, cũng thành lệ hiếm khi bỏ qua, anh ghé cà phê Nhớ gần đó để gặp gỡ, trò chuyện với các ông bạn già, đa số là cựu chiến binh như anh.
Tôi cũng vài lần theo anh Thành, đi xe bus ra quán Nhớ vào các sáng thứ năm. Cùng là dân lính cũ, tôi mau chóng kết bạn với những người bạn của anh sui. Vì ông nào tuổi cũng trên dưới 70 nên đám già chúng tôi thường hay nói chuyện quá khứ, nhắc lại đủ thứ chuyện cũ ở quê nhà, nhất là ở Sài Gòn ngày trước.
Hay gợi chuyện cũ nhất, kể chuyện nhiều chi tiết nhất là anh Ba Thới, ông anh 86 tuổi rất dễ mến. Anh Ba nguyên là một nghiệp chủ có tới 3-4 cái pharmacy ở Sài Gòn và Mỹ Tho, sau ngày 30-4 số tiệm thuốc Tây này bị tịch thu hết sạch bởi những dược sĩ đứng tên mở tiệm - con trai, con gái anh Ba – đã vượt biên ngay ngày 30-4. Như bao nạn nhân của thời cuộc khác, phút chốc vợ chồng anh Ba và đứa con út trở nên nghèo mạt rệp, phải lụi hụi lao động tay chân với các nghề trồng nấm rơm, thắt giỏ mây tre lá, may đồ gia công… để kiếm sống. Đến thời Việt kiều được phép bảo lãnh thân nhân còn kẹt trong nước đi định cư, thật tiếc là anh Ba Thới chỉ sang Úc một mình bởi chị Ba đã mất vì ung thư, còn đứa con trai út đành ở lại vì người vợ nhất định không chịu ra sống ở nước ngoài. Hiện giờ ông già ngoài 80 này sống một mình trong căn hộ chính phủ cho thuê.
Ngồi nói chuyện mà thỉnh thoảng ông già Thới lại dừng nói, thắt lại khăn choàng cổ, lau cái cái kiếng lão, lấy trong túi áo khoác ra cái hộp chia thuốc…, những thứ quẩn quanh trong sinh hoạt của người già. Và thứ năm nào cũng vậy, sau khi rút tiền để tiêu xài, ông già đang sống nhờ vào tiền trợ cấp xã hội này vẫn quẩn quanh chờ đứa cháu nội đang du học ở đây, cứ sáng thứ năm là đến cà phê Nhớ giây lát để được ông mình nhín tiền già ra cho một ít…

PHẠM NGA
(Sydney, tháng 7/2019)





Quốc Khánh năm 2019 tại nước pháp nhớ Quốc Khánh Việt Nam Cộng Hoà Năm Xưa, bài tùy bút Caroline Thanh Hương.

tt
Quốc Khánh năm 2019 tại nước pháp nhớ Quốc Khánh Việt Nam Cộng Hoà Năm Xưa.

 tùy bút Caroline Thanh Hương.

 Hằng năm, ngày 14 tháng 7 là ngày lễ Quốc Khánh của nước pháp.

tt t̀t Đặc biệt, năm nay có nhiều vũ khí hiện đại bên cạnh những đoàn quân nhân thật chỉnh tề trong những bộ quân phục thật đẹp và oai hùng.

Résultat de recherche d'images pour "les photos de l'armée francaise au 14 07 2019"

Nhớ năm nào, trong những ngày Quốc Khánh xưa tại Viêt Nam, đường Trần Hưng Đạo, tôi cũng hay chen chân đi xem các binh chủng diển hành trong tiếng ồn ào quân nhạc.










Điều ngậm ngùi nhất là những đoàn quân đó đã không còn nữa và những người lính đó bây giờ đã về đâu.

tt tt

 Những thương phế binh trong chiến tranh, năm nay cũng được tham gia rất trịnh trọng, bên cạnh những lực lượng khoẻ mạnh khiến họ thật vô cùng cảm động vì thấy chính phủ này đã không quên mình.


Xem hình ảnh và nghe quốc ca nước pháp tại đây
https://www.bfmtv.com/mediaplayer/video/14-juillet-la-marseillaise-clot-le-defile-1175160.html

Những mất mát nhỏ hay lớn cũng đều là nghĩa cử đẹp và cao cả cho dân tộc đất nước mình và cũng là niềm hãnh diện của người công dân được quân đội bảo vệ cho họ được sống trong hòa bình và hạnh phúc.

Résultat de recherche d'images pour "les photos de l'armée francaise au 14 07 2019"
Sau này còn những cuộc chiến ảo hơn trong thế giới hiện đại,  mà chỉ cần 1 cái nút nhấn sẽ có thể thay đổi toàn bộ cuộc chiến từ không gian, ở cả ngoài hành tinh.

Ngày xưa, có thể đó chỉ là những giả tưởng, nhưng sự thật sẽ còn hơn những gỉa tưởng mà người ta có thể chỉ tưởng tượng được.

Résultat de recherche d'images pour "les photos de l'armée francaise au 14 07 2019"

Dù sao, tôi cũng mong thế giới sẽ không còn chiến tranh nữa, dù dưới bất cứ hình thức nào.

Nhưng mỗi quốc gia đều có chính sách riêng và mỗi công dân đều cần có trách nhiệm, danh dự và bổn phận yêu nước và giữ nước.
tt tt
Caroline Thanh Hương.

Văn, ảnh chụp và show hình Hương Kiều Loan về nhiều chủ đề.

tt

 Kính mời quý anh chị vào đọc bài viết của Hương Kiều Loan, những bộ ảnh về hoa và tâm sự của hoa.

Những trang Blog, tuy chúng ta có thể đọc lướt qua, nhưng công lưu lại bài kèm nhạc và hình ảnh được điều chỉnh theo đúng ý Hương Kiều Loan thì không là chuỵên làm qua loa.

Vì vậy bài Hoàng Dung tuy đã gửi đến tôi thời gian rất lâu, nhưng máy computer của tôi hay bị trục trặc lúc sau này vì tôi không mở máy thường xuyên nên máy liên tục phải mise à jour và tôi đành phải mất thêm thời gian để thực hiện được những việc mình muốn làm.

Cám ơn qúa anh chị đã chờ đợi, nhưng khi đọc sẽ không thấy mình mất thì giờ mà lại được mở thêm tầm mắt và nghe nhạc thật hay trong những trang Blog này.

Caroline Thanh Hương



Có sắc nhưng khó ưạ ư? Đấy là Hoa Cẩm Chướng theo Hương Kiều Loan sao???