Translate

Libellés

samedi 29 mai 2021

Phương pháp trị bệnh ngoài da và trị đau răng khi chưa gặp được nha sĩ.

Ki´nh gửi quý anh chị vài phương pháp trị liệu tự chữa bệnh cho mình trong lúc chưa gặp bác sĩ hoặc có thể nói đây là những cách dân giả không đến bác sĩ mà có thể tạm hết bệnh.

Nên nhớ, có những tâm bệnh, không có thuô´c chữa cũng như triệu chứng đau răng cũng có nhiều nguyên do.

Các duy nhất tự bảo vệ thân thể và tâm tình là giữ cho mình luôn vui vẻ, bớt lo âu và chuyện gì cũng có cách giải quyết nếu chúng ta quyết định cái nào nên cho đi và cái gì hay thì nên giữ lại.

Kính chúc quý anh chị luôn có một sức khỏe tốt nhất.

Caroline Thanh Hương

tt tt tt

Sức khỏe về tâm lý và vài cách bấm huyệt giảm tê tay chân ̣đau cứng khó nhấc lên.

Ki´nh gửi quý anh chị một bài đọc về tâm lý để có cuộc sống dễ dàng với bản thân và một vidéo hướng dẫn giảm tê chân, tê tay khó nhấc lên.

Nghệ thuật nghe và phát biểu cũng có nhiều ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta. Vì thế nên có những câu trả lời hay cách nghe và thái độ không phật ý người và nhẹ nhỏm cho chính mình.

Kính chúc quý anh chị luôn mạnh khỏe và yêu đời.

Caroline Thanh Hương

 tt tt 

 

 

 

19 MẸO TÂM LÝ GIÚP BẠN SỐNG “DỄ THỞ” HƠN

*

👉1. Khi muốn từ chối một ai đó nhưng lại không muốn từ chối quá thẳng thừng, áp dụng nguyên tắc có - không - có.

Ví dụ: Khi bạn nhận được lời mời dùng bữa tại nhà hàng. Với nguyên tắc có - không - có, lời từ chối có thể như sau: "Nghe nói đồ ăn và dịch vụ ở nhà hàng này rất ok, mình muốn đến nhà hàng này từ lâu rồi nhưng chưa có dịp (có). Mình mà không có hẹn từ trước (không) thì mình đã đi ngay với cậu rồi (có).

 

👉2. Khi muốn góp ý, phê bình về khuyết điểm của ai đó, hãy nói về ưu điểm của họ trước. Khi họ đã đủ thấy vững vàng sau những lời khen, những lời chê bai sẽ không khiến họ thấy tồi tệ mà tạo cho họ động lực sửa đổi những nhược điểm.

Ví dụ: "Bài diễn thuyết của bạn rất sáng tạo, có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về tâm thế cũng như nội dung trình bày. Tuy nhiên, nếu thay đổi một vài điểm trong bài thuyết trình thì bài thuyết trình của bạn sẽ hoàn hảo. (...)

 

👉3. Không trực tiếp ngắt lời người khác khi đang trò chuyện. Nếu bạn muốn chuyển đề tài, hãy ngắt lời bằng cách khác.

Ví dụ: "Mở cửa sổ ra hơi lạnh nhị, để mình đóng cửa sổ lại." Sau khi bạn đóng cửa sổ và quay trở lại, hãy bắt đầu luôn bằng một đề tài mới.

 

👉4. Luôn để người đối diện nói hết câu rồi mới đến lượt mình, họ cũng sẽ dành cho bạn sự tôn trọng tương tự dù họ không có thói quen đó đi chăng nữa.

 

👉5. Nếu bạn không muốn nhìn vào mắt người khác khi trò chuyện, hãy nhìn vào giữa lông mày họ, vẫn tạo cảm giác là bạn đang nhìn vào mắt họ.

 

👉6. Khi bạn muốn một người nói liên tục, hãy đảo mắt theo hình tam giác, nhìn vào một mắt của đối phương, đảo sang mắt còn lại, rồi nhìn xuống miệng. Khi bạn muốn đối phương ngừng nói, nhìn theo hình tam giác ngược lại: mắt - mắt - trán.

 

👉7. Hãy điều chỉnh nhịp thở giống với nhịp thở của người mà bạn ngưỡng mộ, điều đó sẽ giúp người đó có thiện cảm với bạn hơn và đỡ lộ liễu hơn bắt chước ngôn ngữ cơ thể của họ.

 

👉8. Nếu bạn tỏ ra phấn khích khi gặp ai đó thì dần dần họ sẽ cảm thấy phấn khích khi gặp bạn mà không biết tại sao.

 

👉9. Bí quyết để tự tin là nghĩ rằng tất cả mọi người trong phòng đều thích bạn.

 

👉10. Hãy nhắc tên người bạn vừa quen trong cuộc trò chuyện, hoặc gọi họ bằng tên, điều này sẽ tạo cảm giác thân thiết cho đối phương.

 

👉11. Khi bạn tập trung vào những thứ khiến bạn cảm thấy giận dữ hoặc khó chịu, bạn có thể tránh được một số cảm giác khác như sợ hãi hoặc buồn đi vệ sinh.

 

👉12. Nếu như bạn đánh răng ngay lập tức thì sẽ không cảm thấy đói nữa.

 

👉13. Nếu muốn đối phương đồng ý với mình, trước tiên hãy 

làm đối phương đồng ý với các câu hỏi phụ, rồi mới đến câu hỏi chính.

 

👉14. Khi bạn cảm thấy lo lắng, sợ hãi, máu sẽ dồn xuống chân, do bản năng phòng vệ từ xưa, chuẩn bị sẵn sàng cho việc chạy trốn. Bằng việc chạy bộ nhẹ nhàng một khoảng cách, máu được phân tán đều khắp cơ thể, giúp thư giãn và thả lỏng, đỡ cảm giác sợ hãi, cũng khiến bạn tự tin hơn một chút.

 

👉15. Khiến người khác phái có cảm giác phải theo đuổi bạn khiến bạn trở nên hấp dẫn hơn.

 

👉16. Làm người khác bình tĩnh bằng cách ôm và điều hòa nhịp thở của mình, để họ cảm nhận được nhịp thở đều đặn, đối phương cũng sẽ dần bình tĩnh lại.

 

👉17. Kìm chế cảm xúc bằng cách tính nhẩm: lấy 100 trừ đi 7 rồi cứ tuần tự như thế.

 

👉18. Khi giải thích hoặc giảng bài cho ai đó, thay vì hỏi "Cậu có hiểu không?", hãy hỏi "Mình nói có dễ hiểu không?"

 

👉19. Nếu khó thở, hồi hộp, quá xúc động thì hãy hít vào thật sâu bằng cả mũi và miệng, giữ trong 3-5 giây rồi thở ra bằng miệng thật chậm.

 

Theo: Lifehack