Translate

Libellés

dimanche 26 avril 2020

Những bài tập Yoga cho người đau cổ tay, bả vai và tê tay.

Trong những ngày có dịch cúm Corona virus còn đang hoành hành, mời quý anh chị tập bài tập Yoga cho người bị tê tay, nếu bị  hoặc tập thể dục bàn tay cũng tốt cho mình.
Bệnh tê tay, cũng phải đi bác sĩ để xét nghiệm cho đúng, còn đây chỉ là bài tập tốt cho sức khỏe của mình.
Caroline Thanh Hương

YOGA CHO NGƯỜI ĐAU CỔ TAY VÀ BẢ VAI


Yoga giúp tăng cường sức mạnh của cơ thể, giúp an bình tâm trí để có được sự tập trung cho thiền định. Việc thực hành Yoga làm tăng cường sức khỏe thể chất cũng như tinh thần. Yoga Trị Liệu: Phòng ngừa bệnh Hỗ trợ quá trình điều trị khi đang có bệnh Nâng cao sức khỏe --- Subscribe kênh Yoga Trị Liệu để xem những bài hướng dẫn luyện tập Yoga hữu ích nhé! Subscribe: http://bit.ly/2ajzrnF Yoga là một môn khoa học rèn luyện sức khỏe cổ xưa bắt nguồn từ Ấn Độ. Từ nguyên sơ, các bài tập đã được vị tổ Yoga tìm ra nhằm giúp tăng cường sức mạnh của cơ thể, giúp an bình tâm trí để có được sự tập trung cho thiền định. Theo thời gian, những kỹ thuật này đã được chọn lọc và phát triển. Ngày nay, Yoga đã đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện đại, phù hợp cho mọi đối tượng trong cộng đồng tham gia luyện tập. Việc thực hành Yoga làm tăng cường sức khỏe thể chất cũng như tinh thần. Yoga sẽ giúp chúng ta nhận biết thế giới một cách rõ ràng và tiếp cận thế giới xung quanh một cách tích cực và tỉnh táo Subscribe kênh Yoga Trị Liệu để xem những bài hướng dẫn luyện tập Yoga hữu ích nhé! Subscribe: http://bit.ly/2ajzrnF

TÊ TAY

Mùa dị ứng, mau có cách trị rẻ tiền, tự làm tại nhà.

Kính gửi quý anh chị một bài bỏ quên trong máy, hy vọng quý anh chị cũng còn thể xử dụng cho mình.
Caroline Thanh Hương

Mùa dị ứng phấn hoa: Allergy/ Hayfever.
Hắt hơi, xổ mũi, ngứa mắt, ngưá mũi, ngứa cổ, ho...
Mời bạn dùng thử bài thuốc sau đây để biết hiệu quả tuyệt vời của nó!




 

CÁCH TRỊ ALLERGY RẺ TIỀN VÀ HIỆU NGHIỆM TUYỆT VỜI.

 


Thân chào Quý Vị!


Một hôm đi chợ Trời nhỏ, bà xã tui được một bà cùng đang mua rau, chỉ cho một “phương thuốc trị Allergy” mà bà ấy đã được một người Mễ hướng dẫn như sau:






Hai hoặc ba củ cải ĐỎ, tiếng Anh gọi là
Radish (tùy theo lớn, nhỏ, loại củ này to khoảng ngón chân cái, mua ở Food Mart thì rẻ hơn các chợ khác), đem mài hoặc xay nhuyễn, trộn với nước cốt của nửa trái CHANH VÀNG và một hoặc hai muỗng cà phê mật ong thứ thật.


Uống hỗn hợp này trong ngày.


(Nếu muốn loãng hơn thì có thể chế thêm vài muỗng nước đun sôi để nguội).


Tiếp tục dùng như vậy sang ngày thứ hai sẽ cảm thấy Allergy thuyên giảm rất nhiều. Nếu cần thì dùng tiếp vài ba ngày nữa cho dứt hẳn.


Điều cần lưu ý:


Vì mật ong KỴ với sữa và sữa đậu nành, cho nên khi dùng mật ong rồi thì hãy để cách khoảng thời gian từ 2 tiếng trở lên rồi hãy dùng sữa hoặc sữa đậu nành,nếu cần tới.


Ngoài ra,
CỦ CẢI ĐỎ có tính nhiệt, nên khi dùng nó thì trong ngày nên giảm ăn hoặc uống những thức nóng khác như quít, mít, ớt, café v.v…

 

Vì chanh có nhiều acid, nên sẽ không thích hợp cho người bị bệnh bao tử.


Ngoài ra, đối với trẻ em từ 12 tuổi trở lên, nên sử dụng phân lượng ít hơn ( 1/3, một nửa,hay ít hơn so với phân lượng của người lớn, căn cứ theo hạn định tuổi)
Trẻ em dưới 12 tuổi nên theo cách chữa trị Tây y)


Bà xã tôi đã sử dụng cách trị này và sau ba ngày không thấy ngứa và đỏ mắt nữa, cũng như không bị hắt hơi liên tục vì phấn hoa trước nhà.

 

Như vậy là đã hợp với bài thuốc rẻ tiền mà người Mễ truyền bá.


Quý vị nên cho những ai trong gia đình thử xem nếu bị Allergy. Biết đâu cũng khỏi như bà xã tôi.

 

Vì đã thử nghiệm trước và có kết quả nên xin phổ biến để ai có bệnh thì tùy nghi áp dụng.


Điều quan trọng là:

 

Nếu Bác sĩ cho các loại thuốc trị Allergy mà sử dụng hiệu quả thì không cần thiết phải nhờ đến dược thảo (Tuy nhiên, khó mà dứt hẳn ALLERGY).

 

Trong mọi trường hợp, Đông Y (gồm cả Dược thảo) và Tây Y là hai lãnh vực trị bệnh có nhiều điểm không trùng nhau, cho nên việc cân nhắc theo Đông hoặc theo Tây Y rất là đáng quan tâm. Chúc Quý vị gặp may mắn.


Bạch Tường Quân.



Dị ứng là một bệnh tự miễn nên chưa có phương pháp điều trị dứt điểm, chúng ta chỉ có thể cải thiện các triệu chứng đồng thời ngăn chặn bệnh tái phát.
Dị ứng là một bệnh tự miễn nên chưa có phương pháp điều trị dứt điểm, chúng ta chỉ có thể cải thiện các triệu chứng đồng thời ngăn chặn bệnh tái phát.
Thay vì thuốc tây, các bác sỹ khuyên chúng ta nên sử dụng các loại thảo dược tự nhiên để điều trị. Vừa ổn định lâu dài, an toàn cho người bệnh mà lại không có tác dụng phụ. Đặc biệt trong mùa hè nắng nóng, trẻ em dễ bị mẩn ngứa, dị ứng, viêm da cơ địa... gây ngứa ngáy khó chịu. Những loại lá dễ kiếm này có thể giúp chữa khỏi cho trẻ một cách an toàn.Cỏ nhọ nồiTheo Đông y, cỏ nhọ nồi không độc, có vị chua, ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết, cầm máu, bổ thận, ích âm, thường dùng chữa trị can thận âm hư, các chứng huyết nhiệt, sốt cao,.. và cắt những cơn ngứa và dẩy lùi tình trạng nổi mẩn, mề đay,… do dị ứng cực hiệu quả. Để chữa bệnh bạn chỉ cần dùng lá nhọ nồi giã nát, cho nước vào rồi vắt lấy nước uống, phần bã còn lại dùng để xoa, đắp vào chô sưng.Lá bạc hàCông dụng của bạc hà có khả năng thanh nhiệt, giải độc, giúp giảm bớt những triệu chứng mà dị ứng mang đến. Trong lá bạc hà có chứa tinh dầu bạc hà  có khả năng gây tê, chông viêm rất tốt cho da. Bạn chỉ cần rửa sạch lá bạc hà bằng nước muối, vò nát và chà xát vào chỗ mẫn ngứa, tức thì mề đay sẽ lặn. Ngoài ra, có để cắt cơn ngứa bằng cách tắm bằng nước pha với dầu bạc hà hoặc vò lá bạc hà với nước rồi dùng nước để rửa vùng cơ thể bị ngứa, hoặc nhúng khăn xô vào nước lá bạc hà rồi xoa lên chỗ ngứa.
7 loại lá dân gian giúp trị dị ứng hiệu quả - Ảnh 1.
Lá khếTrong Đông y, lá khế có vị chua ngọt, tính bình tươi hơi mát, chín thì ôn có tác dụng sinh tân dịch giải khát, lợi tiểu trị phong nhiệt giải độc và hiệu quả cực tốt trong trị mẩn ngứa, mề đay. Để khắc phục cơn ngứa do mề đay bạn chỉ cần lấy một nắm lá khế tươi, bỏ vào chảo rang cho héo. Căn đến khi lá vẫn còn nóng ở nhiệt độ vừa phải (tránh nóng quá gây bỏng), dùng để chà xát lên những vùng da bị ngứa. Lặp lại vài lần cho đến khi khỏi hẳn thì thôi. Một cách khác nữa cũng rất hiệu quả đối với những cơn ngứa của chứng bệnh mề đay là dùng nước lá khế để tắm hàng ngày.Rau hẹRau hẹ không chỉ là một loại rau thơm dùng để nấu canh ăn rất thơm ngon mà còn được dụng như một vị thuốc chữa bệnh rất hiệu quả. Trong dân gian thường dùng rau hẹ để chữa dị ứng bẩn mẩn ngứa trên da. Bạn lấy lá hẹ hơ trên lửa nóng rồi xoa lên chỗ mẩn ngứa, mỗi ngày làm 2 – 3 lần. Bên cạnh đó, các bạn kết hợp dùng rau hẹ rửa sạch, thái nhỏ cho thêm một ít rượu trắng sắc lấy nước uống. Làm như vậy liên tục trong vài ngày sẽ khỏi.
7 loại lá dân gian giúp trị dị ứng hiệu quả - Ảnh 2.
Lá mướpLá mướp được sử dụng rất phổ biến trong dân gian để trị ngứa do ghẻ nước, nấm kẽ chân tay rất hiệu quả. Dùng lá mướp với muối vò nát rồi chà xát vào vùng bị ngứa hoặc giã nát đắp vào kẽ chân tay sẽ giúp khử trùng và trị ngứa rất tốt. Bạn cũng có thể dùng lá mướp để trị dị ứng, mẩn ngứa bằng cách lấy lá mướp tươi rửa sạch, để ráo nước, giã nhỏ cho vào vải xô vắt lấy nước, bôi lên chỗ da bị dị ứng ngày 2 – 3 lần trong vài ngày sẽ khỏi.Kinh giớiKhông chỉ là loại gia vị phổ biến trong những bữa ăn hàng ngày, kinh giới còn là vị thuốc không thể thiếu trong các bài thuốc cắt nhanh những cơn ngứa và phòng ngừa tái phát tình trạng dị ứng, sẩn mề đay. Bạn có thể lấy toàn bộ phần thân của cây kinh giới, phần ngọn mang hoa (kinh giới tuệ) thì càng tốt. Đem kinh giới sao cho nóng già, gói vào mảnh vải gạc, hoặc mảnh lưới vó gai càng tốt. Sau đó bạn dùng chà xát lên vùng da bị ngứa. Ngoài ra, bạn có thể lấy lá kinh giới tươi giã nhỏ trộn với rượu trắng (rượu nấu) bôi ngay lên chỗ ngứa. Chỉ sau 5 phút sau khi bôi là hết sẩn ngứa ngay.
7 loại lá dân gian giúp trị dị ứng hiệu quả - Ảnh 3.
Bèo cáiNhững trường hợp chàm ngứa, chỗ da bị ngứa thường dày lên từng đám, thậm chí thâm tím lại, có nhiều mụn và rất ngứa, đôi khi ảnh hưởng đến toàn thân làm khó ngủ, kém ăn, người khó chịu, mệt mỏi. Trường hợp này nên dùng phương pháp xông hơi thuốc đun sôi. Dược liệu là bèo cái (bỏ rễ), hoặc củ ráy dại (dã vu) gọt bỏ vỏ ngoài, thái mỏng, thổ phục linh (thái phiến), lá ba chục, tất cả dùng dưới dạng tươi. Khi xông hơi cần tập trung hơi vào bộ phận bị bệnh bằng cách trùm miếng vải kín như cách xông cảm. Một tuần xông 2 - 3 lần.