Translate

Libellés

dimanche 22 septembre 2019

Hàn Sĩ Nguyên viết về Lục Ngôn Thể và những bài thơ độc đáo của Đỗ Quý Bái.

Kính gửi quý anh chị bài Lục Ngôn Thể của Hàn Sĩ Nguyên biên khảo và vài bài thơ của anh Đỗ Quý Bái.
Muốn làm bài thơ hay, ngoài phần tuân theo luật thơ đã quy định, còn cần là diển đạt được tâm tư người thi sĩ.
Nếu thi sĩ đã có trong máu chất thơ, thì cách gieo vần nghe thật êm tai, không gượng ép và sau đó lại sáng tác được nhiều bài thơ với nhiều thể loại thơ và chủ đề thơ khác nhau.
Phần cuối bài biên khảo của Hàn Sĩ Nguyên, mời quý anh chị đọc vài bài thơ của anh Đỗ Quý Bái để xem có đồng cảm với tâm sự của anh không nhé.
Caroline Thanh Hương


Tìm hiểu về

LỤC NGÔN THỂ
=================
LỤC NGÔN THỂ
Hàn Sĩ Nguyên
-Biên Khảo-

=================


I-BÀI TOÁN KẾT HỢP THƠ LỤC BÁT & THẤT NGÔN BÁT CÚ ĐƯỜNG LUẬT :

Thơ Lục Bát (LB) là một đỉnh cao trong thi ca Việt Nam, còn Thất ngôn Bát cú Đường luật (TNBCDL) cũng là một đỉnh cao trong thi ca Trung Quốc. Hai thể loại thơ này có nhiều điểm đặc sắc, hoàn toàn khác biệt với nhau

Nếu TNBCDL với những quy luật chặt chẽ nghiêm minh về “Vần-Luật-Niêm-Đối” gói gọn trong 8 câu, mỗi câu 7 chữ, nổi tiếng như một cái bình gốm sứ thượng hảo hạng, thì Lục Bát với khả năng vận dụng “Mỹ từ pháp” (1) vô hạn lại độc đáo như một giải lụa đào êm mướt, thướt tha.

Không thể và cũng không nên so sánh thể loại này với thể loại khác, nhưng có một vấn đề bức thiết được đặt ra, làm đau đầu người viết hơn 15 năm , đó là vấn đề : Có thể nào KẾT HỢP 2 thể loại hoàn toàn khác biệt nhau ấy vào trong một hình thức diễn đạt duy nhất hay không ???

Cụ thể là làm sao đưa được những thủ pháp quái chiêu của Lục Bát như “Đồng dạng, Tiểu đối, Đoạn cú, Song điệp các loại” vào trong thơ TNBCDL ? ...

Nói cách khác, làm thế nào để một thể loại thơ Trung Quốc lại có thể chuyên chở được cái hồn thơ Việt Nam ?

Sau nhiều năm nghiên cứu những độc đáo của 2 thể loại thơ Lục Bát và TNBCDL, với những nỗ lực không mệt mỏi trong việc tìm cách dung hòa 2 đỉnh cao ấy, cuối cùng người viết đã tìm được lời đáp khá là bất ngờ : LỤC NGÔN THỂ hoàn toàn có đủ khả năng ấy !!!

Vậy thì LỤC NGÔN THỂ là gì ???

II-LỤC NGÔN THỂ CỔ ĐIỂN :

Lục ngôn thể (cổ điển) là một BIẾN CÁCH , xuất xứ từ Thất ngôn Bát cú Đường Luật, có thể xem như một thể loại thơ hoàn toàn Việt Nam, đã xuất hiện trong Thi ca VN từ thế kỷ thứ 15, qua các bài thơ của Nguyễn Trãi và sau đó là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và nhiều thi nhân khác nữa

Thí dụ :

THỦ VỸ NGÂM

Góc thành Nam, lều một gian
No nước uống, thiếu cơm ăn
Con đòi trốn dễ ai quyến
Bầy ngựa gầy thiếu kẻ chăn
Ao bởi hẹp hòi, khôn thả cá
Nhà quen xuế xóa, ngại nuôi vằn
Triều quan chẳng phải, ẩn chẳng phải
Góc thành Nam, lều một gian

Nguyễn Trãi


1-Các đặc điểm, ghi nhận được từ bài thơ này như sau :

-Về BỐ CỤC : Bài thơ gồm 8 câu giống như TNBCDL, nhưng số chữ trong câu được phép linh động : Khi thì 7 chữ, khi thì 6 chữ . Trong bài này có 3 câu 7 chữ và 5 câu 6 chữ.
-Về ĐỐI : các câu 3-4 và 5-6 vẫn tuân thủ nghiêm ngặt luật ĐỐI NGẪU của TNBCDL .
-Về VẦN : Vần gieo độc vận ở cuối câu 1,2,4,6,8 giống hệt như TNBCDL.
-Về NIÊM : Không nhất thiết phải bị gò bó, trói chặt về NIÊM. Nghĩa là Niêm được càng tốt, không Niêm cũng ... không sao cả. Càng phóng khoáng tự do càng hay .
-Về LUẬT : Luật Nhị Tứ Lục đảo thanh trong TNBCDL cũng được tôn trọng một cách ... tương đối . Nghĩa là không nhất thiết phải theo đúng trật tự BẰNG-TRẮC-BẰNG hoặc TRẮC-BẰNG-TRẮC ở các chữ thứ 2,4,6 như trong TNBCDL.

Tóm lại,

Lục ngôn thể là một thể thơ Việt Nam, thoát thai từ Thất ngôn Bát cú Đường Luật, nhưng có nhiều biến thái mang tính tự do, phóng khoáng hơn, thích hợp với tâm hồn bay bổng của người VN chúng ta hơn

2-Những nhược điểm lớn lao của Lục ngôn thể (cổ điển) là ở chỗ :

+++Vì xuất hiện từ thế kỷ thứ 15, lúc ấy các phương tiện thông tin còn rất hạn chế, nên tầm phổ biến của thể thơ này không rộng : trong cộng đồng rất ít người biết đến thể loại thơ này.

+++Ngôn từ thời ấy đến nay đã trở thành ... quá cổ xưa, thậm chí đã mất hẳn trong tiếng Việt hiện đại . Thí dụ :

-Con đòi : con ở, tớ gái
-Vằn : chó (vằn)
-Quyến : dụ dỗ, rủ rê
-Khôn : không thể

Vì vậy, đối với người đương thời, Lục ngôn thể (cổ điển) trở nên khá xa lạ, quá ... bí hiểm, khó gây được sự cuốn hút, hấp dẫn

+++Không có sự xuất hiện nhiều của các thủ thuật Mỹ từ pháp, hậu quả là bài thơ thiếu hẳn đi những nét đan thanh

III-LỤC NGÔN THỂ HIỆN ĐẠI :

Cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, Lục ngôn thể hiện đại đã ra đời với những đặc điểm như sau :

1-Kế thừa những đặc sắc của Lục ngôn thể cổ điển về tinh thần tự do, phóng khoáng :

Chỉ tuân thủ chặt chẽ VẦN và ĐỐI của TNBCDL mà thôi, còn Bố cục, Niêm và Luật được hoàn toàn linh động trong phạm vi TÁM câu. Cụ thể là

-Về BỐ CỤC : Trong bài thơ LNT ít nhất phải có một câu 6 chữ, nhiều nhất là 7 câu 6 chữ . những câu còn lại 7 chữ .
-Về Luật : Tôn trọng luật "Nhị Tứ Lục đảo thanh" một cách tương đối mà thôi . Không bắt buộc phải là T-B-T hoặc B-T-B như TNBCĐL .
-Về Niêm, Niêm được càng tốt, không niêm cũng ... chẳng sao cả .

2-Không dùng những hình thức ngôn từ quá cổ xưa nữa.

3-Sử dụng nhiều thủ thuật Mỹ từ pháp quái chiêu, đặc trưng của thơ Lục Bát như : Ngắt mạch 2/2/2 (Đoạn cú), Tiểu đối 3/3, Tiểu đối mini 2/2, Tiểu đồng dạng, Điệp ngữ Điên đảo càn khôn, Điệp ngữ Tiền hậu song trùng, Điệp ngữ Lưỡng đầu xà, v.v... Đây cũng chính là đặc điểm phân biệt Lục ngôn thể hiện đại và Lục ngôn thể cổ điển vậy

Trong tinh thần gìn giữ và phát triển văn hóa truyền thống Việt Nam, HSN xin trân trọng giới thiệu thể loại thơ “CỔ mà KHÔNG CỔ” này với các bạn đọc, với ước vọng là một gia sản lớn lao, khởi đầu từ NGUYỄN TRÃI, sẽ không bị mai một cùng thời gian

Mong lắm thay

Hàn Sĩ Nguyên

----------------------------------------------
PHỤ LỤC
Một số bài thơ Lục ngôn thể hiện đại
-by Hàn Sĩ Nguyên-

-----------------------------------------------


1-MẮT ĐỎ
-Lục ngôn thể-

Trời trong xanh, nước trong xanh
Một mái chèo khua, sóng bập bềnh
Khách đã sang đò, người rời bến
Sương pha ánh mắt, khói xây thành
Tiếng hò man mác, triều man mác
Ông lái rưng rưng, thuyền nhẹ tênh ...
Ráng đỏ, chiều rơi, mắt đỏ
Tròng trành quãng vắng nhớ mông mênh ...

Hàn Sĩ Nguyên
_________________


2-NGƠ NGẨN ...
-Lục ngôn thể-

Trời mênh mông, nước mênh mông
Một chiếc thuyền con cố ngược dòng
Gió thoảng dư âm não ruột
Đò đưa khúc hát se lòng
Nước đi đi mãi về đâu nhỉ ?
Thuyền nổi nhẹ tênh thuyền buồn không ?
Một tiếng thở than triều dậy sóng
Con đò ngơ ngẩn giữa dòng trong !

Hàn Sĩ Nguyên
_________________


3-NGƯỜI XƯA
-Lục ngôn thể-

Tìm đâu cho thấy bóng người xưa
Mộ khúc ru hồn thoảng bến mơ
Trăng úa chơi vơi quãng vắng
Liễu buồn ủ rũ song thưa
Con đò thuở ấy đà vô chủ
Ông lão ngày xưa hóa nấm mồ
Sóng biếc lung linh hình bóng cũ
Trường giang man mác khúc đò đưa

Hàn Sĩ Nguyên

----------------------------------

4-DÕI BÓNG TRĂNG TREO
-Lục ngôn thể-

Đàn dăm khúc, hát đôi câu
Trăm năm vời vợi gió mưa sầu
Thuyền tình hờ hững xa bến đợi
Trăng nhỏ lửng lơ ngọn trúc đào
Lãng đãng mây bay đầu núi
Vẩn vơ khách dạo hang sâu
Có nhớ có thương đành mộng mị
Nghìn xưa duyên nợ hẹn nghìn sau

Hàn Sĩ Nguyên
_________________


5-QUÃNG VẮNG CHỜ AI ?
-Lục ngôn thể-

Một bầu rượu, một túi thơ
Ảo hư hư ảo mối duyên hờ
Miên man lá rụng bên thềm cũ
Lững thững thuyền trôi cặp bến mơ
Cần trúc xoay ngang con nước đục
Hồ trường dốc ngược bóng trăng mờ
Đời trôi, mặc kệ đời trôi dạt
Quãng vắng chờ ai, mãi đợi chờ ???

Hàn Sĩ Nguyên
_________________
Ngày tháng đong đưa đời gió bụi
Mặc ai xa mã chốn gian trần



+++Ghi chú

(1)-Mỹ từ pháp : Xin vui lòng đọc trong bài THƠ LỤC BÁT.




Tha^n ki'nh
Đoạn Trường Ngâm Khúc

Riêng tặng bạn ta BS Phạm-Đình Bách
về trời tại Tân Uyên

Bến Thủ Thiêm đêm trường bó gối
Gác cần câu gặm mối sầu miên
Buồn cho thế cuộc đảo điên
Biết cùng ai tỏ nỗi phiền xa quê .

Tiếng địch đâu thảm thê vọng lại
Thêm não nùng tê tái hồn ta
Đầy sông máu lệ chan hòa,
Vầng trăng vàng úa thẩn thơ u hoài.

Thuyền mấy lá như loài ngạ quỷ
Dạt sóng sâu rền rĩ trong sương...
Dõi theo tiếng địch Trương Lương,
Sao khuya leo lét đưa đường cầu rêu.

Tới thuyền khách tiếng tiêu chưa dứt,
Lặng ôm cần đứng chực ngoài khoang.
Tiêu đâu trổi khúc đoạn tràng...
Nghe ra bạc mệnh Kiều Nương khó bì.

Sao ta thấy bờ mi ướt thấm,
Vì lệ sầu, hay đẫm sương đêm ?
Âm thanh da diết triền miên,
Bỗng dưng chợt nức nở lên, rồi ngừng.

Thời gian thoáng như ngưng đọng lại,
Và tiếng mời êm ái vọng ra :
"Sáo đang rền rĩ thiết tha,
Tự dưng khúc mắc như là hụt hơi.

Hẳn có khách tới chơi trước cửa,
Xin thứ cho lỗi chửa rước mời.
Ghe nghèo mui lá tả tơi,
Mong rằng khách chẳng ngại ngồi cùng ta".

-Vừa mạo muội nghe qua tuyệt khúc,
Hân hạnh thay diễm phúc nào tày ?
Cho hầu đàm đạo càng hay,
Nhạc buồn nghe trọn khúc này được chăng ?

- Nếu khách chẳng chê rằng rầu rĩ,
Cũng xin chiều nhã ý vài hơi-.
Tay thần rung vuốt nhặt lơi,
Không gian phút chốc ngập lời oán than.

Nghe chua xót bầm gan xé ruột,
Nghe thảm sầu tê buốt óc tim.
Nước cau mày lệ im lìm,
Trăng tà ảm đạm khuất chìm trời tây.

Gió gây gấy chở đầy nuối tiếc,
Mây bàng hoàng đặc sệt hờn căm.
Trầm như ma rú cõi âm,
Cao như trời thẳm bặt tăm phi thuyền.

Giốc trủy vũ ré lên nức nở,
Đồ rê mi rung vỡ sao khuya.
Trăng sông sương muối ủ ê,
Hàng dừa hiu quạnh lê thê dâng sầu.

Ai ngăn nổi rầu rầu nét mặt
Khi điệu buồn lan khắp sơn khê ?
Tiêu thiều như đoạn như chia...
Chủ nhân ngưng sáo tái tê thở dài.

Dáng phong nhã u hoài thêm lịch,
Vẻ trầm tư tĩnh mịch càng ưa...
Bâng khuâng như chợt tỉnh mơ,
Tựa thân trượng trúc thẫn thờ đứng lên :

"Xin tha lỗi ! Vô duyên thái quá !
Biết lấy gì khuây khỏa khách đây ?
Quen tay tấu mãi khúc này,
Mong rằng khách chẳng nỡ rầy chủ nhân".

Được thưởng thức đã hân hạnh lắm,
Chỉ tiếc là quá chậm gặp nhau.
Cũng may đồng khí tương cầu,
Đồng thanh tương ứng điệu sầu thiên thu .

Có điều lạ dường như tuổi tác,
Của chủ nhân mới trạc đôi mươi.
Sao tiêu âm quá chán đời,
Nghe như luyến tiếc hồn người thác oan.

Thêm chứa chất muôn vàn cay đắng,
Như Tiệm Ly khóc vắng Kinh Kha...
Đã buồn thế sự can qua,
Lại đau trí lớn hải hà chưa xong...

Thực phức tạp khó lòng mô tả,
Ước được như Tư Mã Giang Châu
Lắng tai nghe cạn niềm sầu
Hẳn là ý hợp tâm đầu cũng nên.-

- Ôi ! phải đâu gần đèn hóa quáng !
Tài Tử Kỳ xứng đáng tri âm !
Tiêu thanh tức tưởi âm thầm,
Quả nhiên có chút bận tâm phổ vào.

Khách đã hỏi lẽ nào không đáp :
Tuổi hăm lăm gốc gác Quy Nhơn.
Từ lâu gậm nhấm căm hờn,
Những mong nối gót giang sơn anh hào.

Gương Nguyễn Huệ nêu cao trước mặt,
Mười lăm năm luyện tập chân thân.
Trau dồi thế võ câu văn,
Quyết chờ đợi dịp xả thân cứu đời.

Mười sáu tuổi tới lui đại học,
Lấy chân thành chọn lọc anh em.
Toàn phường lừa dối đảo điên,
Túi cơm giá áo nhỏ nhen tầm thường.

Cả thế hệ trên đường thoái hóa,
Đầy những quân mèo mả, gà đồng.
Nói thì như rắn như rồng,
Làm không đáng một, kể công gấp mười.

Y dược chỉ là nơi trốn lính,
Luật văn thêm lỉnh kỉnh con buôn.
Thầy trò kèn cựa buồn nôn,
Đốt đèn lên kiếm khó còn một ai.

Như hải âu lạc loài mặt đất,
Cánh lê thê khôn cất mình bay.
Ba năm mặt dạn mày dày,
Bảng vàng tên dự mà cay đắng lòng.

Đã thử nhẩy vào vòng chính trị,
Kém bạc tiền nói dễ ai nghe.
Mấy lần vào nhóm vô phe,
Gập toàn một giống gà què quẩn quanh.

Ăn cắp vặt tay nhanh như cắt,
Miệng bô bô óc đặc cán mai.
Dăm câu lý thuyết ngoại lai,
Nói như con vẹt, nhơi hoài tựa trâu.

Lãnh tụ ma đòi bầu trên trước,
Đảng viên ranh kiếm được mươi ngoe.
Tinh đồ sỏ lá ba que,
Dân sinh, quốc kế miệng khoe rầm trời.

Động vời tới ngó ngôi khanh tướng,
Ngồi ít lâu xơi chướng bụng lên.
Lẻn ra ngoại quốc nằm yên,
Nước non đảng phái đắm chìm mặc ai.

Lại lắm kẻ chỉ tài chửi Đổng,
Cứ làm như Thánh Khổng phục sinh.
Suốt năm đòi hỏi chính danh,
Nhưng luồn cổng hậu lại nhanh nhất đời.

Chẵn một năm thử coi nhẵn mặt,
Ngẫm thế tình đau thắt ruột gan.
Chưa đành bó gối nằm khan,
Hành nhân quyết định thử làm coi sao ?

Trường Võ Bị nhập vào binh nghiệp,
Mộng vẫy vùng tô đẹp sử xanh.
Mới hay rốn biển tăm kình...
Bạn bè còn kẻ tinh minh hơn đời.

Bàn cùng ta tạo thời dựng thế :
Tài lược thao há để một mai ?
Gươm thiêng dưới ánh nguyệt mài,
Sắt son ước hẹn một lời đồng tâm.

Ôm chí cả âm thầm sớm tối,
Tính thời cơ xoay đổi sơn hà.
Thực tâm phục vụ quốc gia,
Há làm lãnh tụ mới là anh minh ?

Gương Ký Con liệt oanh còn đó !
Nước Nhựt kia nhờ có Hắc Long.
Sắt son vì nước một lòng,
Luôn luôn thế giới đứng trong ngũ cường

Nay gặp buổi kỷ cương lộn đảo,
Nếu không lo cảnh cáo gian phị
Tham giầu bán nước thiếu chi ?
Giống nòi Hồng Lạc dám đi theo Hời...

Tuy chính phủ học đòi pháp trị,
Vẫn còn người ngủ kỹ cầu an
Lấy ai vị nghĩa diệt thân ?
Chờ khi nước đã tới chân muộn rồi.

Cần phải gấp thế trời hành đạo.
Quét sạch loài cầy cáo gian manh
Sao cho xã hội mạnh lành
Sẽ quay về ẩn non xanh hưởng nhàn...

Sau hai năm luận bàn rõ kỹ
Cùng ra trường mỗi kẻ một nơi
Bạn ta góc biển ven trời
Quyết vì Lạc Việt tạo nòi Kinh Kha

Ta cũng gắng vào ra thuyết phục
Mong anh em tâm phúc thêm đông
Cánh bằng rợp mát non sông.
Dân đen che chở thoát vòng dầu sôi

Xuân Mậu Thân mới rồi cùng hẹn
Về Cố Đô chuốc chén thề bồi
Ghi tâm khắc cốt một lời
Mượn câu Sát Đát diệt loài sói lang.

Tám anh em trong khoang thuyền nhỏ
Soạn chương trình nghị sự hẳn hoi
Cao đàm hùng biện đủ lời
Định xong kế hoạch thì trời lập xuân .

Bạn ta vốn "Sáo Thần" nổi tiếng
Nâng đồng tiêu vui miệng vài hơi,
Long ngâm trầm bổng tuyệt vời
Như thôi thúc cả giống nòi vùng lên :

Hịch Tướng Sĩ vang rền núi Ngự
Cáo Bình Ngô chấn vỡ sông Hương
Âm ba lồng lộng phi thường,
Nghe như cả một đại dương chuyển mình...

Đang giữa lúc vô tình nào biết
Trẻ Tạo kia ganh ghét người tài
"Hùng Tâm" trổi chửa hết bài
Đì đùng súng giặc khắp trời nổ vang .

Anh em đang bàng hoàng lúng túng
Hỏa tiễn đâu rớt trúng ven thuyền
Xót xa thay bẩy bạn hiền !
Tang bồng chưa thỏa quy tiên cả rồi !

Tùng lúc sắp ra người thiên cổ,
Gượng đua tiêu nhắn nhủ qua loa :
"Bách lo bồi đắp sơn hà,
Sao cho trọn vẹn là ta vui lòng.

Còn đây chiếc sáo đồng kỷ vật
Sẽ là nơi ủ ấp hồn ma !
Mỗi khi tưởng nhớ đến tạ
Trổi lên dăm khúc ắt là gặp nhau".

Ta nằm lặng lòng đau như cắt,
Nhìn bạn mình nhắm mắt xuôi tay
Bẵng quên nửa ống chân này
Đã theo miếng đạn vụt bay đâu rồi .

Để từ đó sống đời tàn phế
Khắp sông hồ kiếm kẻ đồng tâm...
Đến nay đã chẵn ba năm
Biển đời như bặt bóng tăm ngư kình.

Đêm thanh vắng, buồn tênh ngao ngán
Đành đem tiêu lọc gạn thanh âm
Trổi vài vần điệu xa xăm
Chiêu hồn cố hữu mà căm trời già

Tiêu âm đã xót xa não nuột
Tâm sự thêm tê buốt khối sầu
Anh hùng vận bĩ càng đau
Thương ai lã chã lệ châu hai hàng.

Bút cùn ghi Đoạn Tràng một khúc
Mong thế nhân trong đục tỉnh say
Soi gương tự ngắm mặt mày
Sao cho dân Việt đỡ cay đắng lòng

Lạc Thủy Đỗ Quý Bái


ooooo

Sợ già lú lẫn hay quên
Cho nên cố nhớ gửi lên diễn đàn
Baì Thơ "MẸ" viết thả giàn
Lòng thương xót mẹ đa đoan suốt đời
Báo Phổ Thông đã một thời
Bạch Nga Trao giải cho nguời Làm thơ .



MẸ

Cha tối mất lúc tôi lên ba tuổi
Sau một đêm buôn muối ở Phòng về (Hải Phòng) .
Còn nhỏ nhoi nên tôi chẳng biết gì
Chỉ oà khóc lúc mẹ tôi nức nở ...
Mưa xối xả ,gió gào man rợ ,
Chớp liên hồi rạch vỡ vũng trời đen .
Từ ấu thơ đêm ấy đêm đầu tiên
Tôi biết sợ ,lớn lên trong lo sợ .
Thân góa bụa ,mình mẹ tôi soay sở ,
Không bước thêm ,không nỡ xa tôi .
Hai mẹ con heo hút sống lần hồi .
Bữa khoai sắn cho qua thời kinh tế
Nạn đói tràn lan Đê Đông Lao bể
Cả hoa màu đành để cuốn ra sông .
Tưởng tầm tang cho bớt cảnh long đong
Bỗng giáp tết Thăng Long bùng khói lửa :
Làng tôi kia bom thù gieo đổ vỡ
Khắp xóm giềng vội vã tản cư,
Đồng chiêm sâu ,Con gái lúa ôm bờ
Mẹ chập choạng gánh tôi trong thúng gạo .
Xếp Vĩnh Phúc bữa ngô bữa cháo ,
Rau khúc tười rào rạo độn xanh cơm .
Tản cư về mưa gió mẹ đi buôn
Khắp La Ca?, ,La Khê ,Hà Đông ,Hà Nội .
Bút máy , đồng hồ ,vải bộng, vải sợi
Một thân cò lặn lội vạn gian truân .
Khóc thầm luôn mắt mẹ tối tăm dần,
Tôi mải sống chưa một phần an ủi .
Xuống Hải Phòng vẫn một thân thui thủi
Gắng nuôi tôi học hỏi bằng người .
Nước mặn đồng chua nhuốm tóc màu vôi
Da trứng bóc nắng phơì thành mai mái .
Bao đêm lạnh bỗng dưng lòng tê tái .
Ôm mẹ già tôi lại trách thầm tôi
Lòng bùi ngùi răng bập cắn làn môi,
Tủi thân phận chẳng hề nguôi tấc dạ.
Tôi tự hứa dù nắng mưa vất vả ,
Phải hy sinh tất cũng không lui ...
Tôi chỉ cầu chỉ muốn mẹ tôi vui ...
Định mệnh hỡi ! Mấy ai trọn ước ?
Hiệp Định Genève Chia đôi đất nước ,
Hàng triệu người bắt buộc phải ra đi
Khắp ruộng đồng thổn thức điệu từ ly ,
Mẹ lo lắng bắt tôi di tản trước ,
Mẹ ra lệnh làm sao tôi cưỡng được
Lìa mẹ hiền liều cầt bước suôi Nam
Tiễn đưa con mẹ dặn :"Cứ an tâm ,
Mẹ quyết định về thăm mộ bố
Và thu sếp việc nhà việc cửa ,
Chừng độ năm ba bữa mẹ vào ngay !
Tàu Há mồm ,nghiệng lái nặng chua cay ;
Đôi tay vẫy đôi tay cùng gạt lệ
Đã bao phen toan nhào xuống bể ,
Bơi trở vào theo mẹ viếng mồ cha .
Sợ mẹ buồn con gạt lệ xót xa
Dõi bóng mẹ nhạt nhòa trên bến Muối ...
Buổi chia tay có ngờ đâu buổi cuối .
Mấy năm trời chờ đợi bạc đầu con
Ba ngàn ngày đằng đẵng héo hon .
Có ai biết mẹ còn hay đã khuất
Gối mẹ thêu ố hoen vì nước mắt
Áo mẹ may con vẫn cất trong dương
Màn mẹ khâu con chưa mắc lên giường .
Con chỉ sợ hơi hương tàn rã hết .
Đêm đêm ngắm trăng tàn sao khuyết,
Tưởng nhớ ngày ly biệt nặng lòng đau
Ôi Hiền Lương ai nỡ ngăn cầu ?
Cho mẹ tủi con sầu khóc hận .
Chiến tranh ơi ! Chiến tranh ơi ! Tàn nhẫn !
Mẹ hiền ơi con lỗi phận làm con !
Mẹ tôi già bóng Ác xế đầu non ,
Sao nỡ để hao mòn trong tưởng nhớ ?
Sao nỡ bắt đêm đêm nức nở ?
Liệu tôi còn gặp gỡ mẹ tôi không ?
Tôi có còn được thấy mái đầu bộng ?
Có thấy lại chiếc l
ưng cong chờ đợi ?
Có được nghe mẹ tôi trăn trối ?
Được giơ tay vuốt vội lớp mi sâu ?
Hão huyền thôi ! mất cả còn đâu ?
Mẹ ôi mẹ !Gập nhau đành kiếp tới !
Trời cao ! Trời cao ôi ! mẹ tôi vô tội
Đừng bắt người hấp hối vắng con yêu !
Tôi chẳng cầu chẳng dám xin nhiều
Chỉ mong được chiều chiều thăm mộ mẹ ,
Ôm mộ chí giữa tha ma quạnh quẽ
Mà thở than lặng lẽ với trăng trong :
" Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non
Sô tang nuôi cái nuôi con
Bao phen xa cách héo hon lòng già "(*)

(*) Ca Dao

LTĐQB

ooooo


tt >Thân kính gửi các thành viên ĐÀO VIÊN THI CÁC ,
thưa quý vị .
Ngồi buồn nhớ lại bài thơ cũ
Nửa thế kỷ qua đã viết ra
Gửi quý thành viền nhàn lãm đỡ
Cường điệu thực tâm chẳng có nha

ĐƠN CÔI

Tôi là kẻ đơn côi từ tấm bé :
Ba tuổi đầu lìa mẹ ở nhà chung ...
Nhìn con thơ níu áo hãi hùng
Mẹ tắc nghẹn không thông lệ tủi .
Giữa bốn tường vôi ,một thân thui thủi ,
Tôi lớn dần như nỗi buồn đau .
Mình mẹ tôi nắng dãi .mưa dầu .
Thân góa bụa âu sầu tức tưởi
Chợ sớm chợ chiều long đong hai buổi .
Một thân cò lặn lội dám kêu ai ?
Đòn gánh tre chai đá cả bờ vai
Vẫn chưa đủ đón tôi về sum họp .
Tôi chờ mẹ như thờn bơn thoi thóp
Trên cát vàng hoi hóp đợi cơn mưa .
Dì phước già đâu hiểu tuổi thơ ,
Cứ bình thản lướt qua như chiếc bóng ,
Chẳng đếm sỉa đến tia hy vọng
Của đứa con mong ngóng mẹ yêu ,
Bỏ mặc tôi khóc ngất mấy trăm chiều ...
Hồn ủ rũ tiêu điều năm lại tháng .
Tôi thao thức có đến ngàn đêm trắng ,
Mặc hồn đau lẳng lặng thiếp vào mơ
Ngược thời gian tìm lại thủa xa xưa
Để tỉnh giấc bơ phờ như liễu rũ .
Mẹ tôi vẫn ngược suôi lam lũ ,
Cố chắt chiu dành đủ đón tôi ra .
Ba ngàn ngay đằng đẵng xót xa
Mới thấy lại lều xưa xóm cũ ,
Mới thấy lại hàng rau luống củ
Với mẹ già ít ngủ ít ăn .
Trán mẹ tôi nhung nhớ nỡ vò nhăn
Cho mắt đẹp nặng hằn niềm u uẩn
Tóc mẹ đen thời gian tô sắc phấn ,
Môi san hô tủi phận bạc mầu son .
Mũi dọc dừa lệch vẹo héo hon
Đôi má phân trơ còn đôi giếng lệ .
Chiếc lưng thon cõng tôi ngày bé
Thua gió mưa lặng lẽ cúi cong cong ...
Ghì mẹ hiền tôi siết chặt vô lòng
Nghe sung sướng dòng dòng lên khéo mắt
Mà cầu nguyện với giọng tim se thắt :
Mẹ hiền ơi chớ bắt con xa !
Phận hẩm hiu con đã mất cha ,
Xin chớ bắt vào ra côi cút mãi ,
Hãy cho con trồng khoai vỡ bãi ,
Hãy cho con sống lại thủa thơ ngây ,
Hãy cho con gần mẹ suốt đem ngày
Để xoa trán ,bóp tay khi mẹ mệt ...
Tôi cố nói nhưng nói sao cho siết
Những nhơ" nhung da diết chín năm trường .
Mẹ tôi cười : rào rạt niềm thương .
Tôi chợt thấy thiên đường hé mở ...
Có ngờ đâu mừng chưa kịp thở .
Tây về làng đổ vỡ theo ngay ,
Khắp xóm thôn bom nổ đạn bay
Đình làng đó ngập thây vô tội .
Chôn thâm nghiêm đầy bầy lang sói .
Dân về Tề có lỗi gì đâu ?
Mà già nua bể trán bươu đầu
Mà trai trẻ từng xâu bia đạn
Mà khắp chốn máu đào lênh láng ,
Cảnh thảm sầu u oán mờ sương .
Tả sao cùng tang tóc thê lương
Lũ Bạch Quỷ đầy đường reo rắc ....
Thế là xong tan tành mộng ước .
Đành lìa quê cất bước ra đi .
La Tinh ơi ! tuy phải xa mi ,
Lòng ta vẫn hướng về sông Đáy !
Xuống Hải Phòng bỏ nương bỏ rẫy ,
Mẹ tôi buồn róc ráy hình dong
Đã bao phen leo cổng trường Dòng
Về thăm mẹ cho lòng thêm cay đắng .
Phục Sinh tới bệnh người thêm nặng .
Không chờ tôi lẳng lặng về trời
Ôi Giê Su lẽ sống muôn đời !
Sao nỡ bắt mẹ tôi khuất bóng ?
Xe tang nát ngựa già lóng cóng
Bỏ mình tôi lạc lõng giữa tha ma .
Màn mưa buồn dăng lệ xó xa
Nấm đất đỏ nhạt nhoà theo tiếng nấc ,,,
Tôi thờ thẫn bước cao bước thấp
Nghe oán sầu toả khắp chân thân .
Trời mang mang gió thảm mạnh dần ,
Theo tiếng cú tôi lần về xóm lạnh.
Đêm đêm dõi sao rơi lấp lánh ,
Nghe từ quy cô quạnh điếng hồn ,
Tôi lang thang cánh vạc cô đơn ,
Nhìn đom đóm chập chờn quanh mộ me..
Mà nhỏ lệ tủi hờn lặn lẽ
Lắng nghe lòng rầu rĩ heo hón
Thả hồn theo điệu sáo nỉ non
Tưởng tượng tiếng gọi con từ đáy huyệt .
Não nùng chưa mây tan trăng khuyết .
Côn trùng kêu da diết có chi đâu ....
Muôn phương trời một niềm đau .
Xin phó thác kiếp sâu cho sóng gió ....
Ôi mẹ trùng dương ! Đàn con thủy thủ !
Tuy bèo mây há nõ xa nhau ?
Đời lênh đênh mặt nước boong tàu ,
Tôi vẫn chưa quên mầu tang tóc ...
Non nước chia hai quê người đơn độc .
Ghé Saì gòn lăn lóc kiếp phong sương .
Đã tưởng mình dày dạn niềm thương .
Ai hay lại vấn vương khổ lụy ....
Tôi gặp nàng ,người em gái bé
Tóc vương sầu cửa bể chiều hôm ,
Mắt xa xôi hải đảo mây vờn
Môi thắm ráng hoàng hôn góc biển ..
Vóc Ngư Nữ sóng xanh ẩn hiện,
Vẻ não nùng khói quyện bình minh ,
Nàng yêu tôi với cả chân tình ...
Tôi vẫn kiếp bồng bềnh sóng biếc .
Sớm Bến Hải .tối Cà Mau biền biệt
Ngàn trùng xa tha thiết nhớ thương về :
Ôi ! nếu mình chỉ có ngày đi !
Chắc vợ nhỏ tái tê chua xót lắm ...
Có ngờ đâu trời ơi ! Cay đắng !
Nào phải tôi tàu đắm ,thuyền chìm ?
Mà là nàng , người vợ chính chuyên
Đã một sớm băng miền Cực Lạc
Ngày tôi về cỏ cây xơ xác ,
Mái nhà tranh....... rong rác vương đầy
Theo lối mòn thất thểu lên đây
Nhìn nắm đất nằm ngây không mộ chí ,
Tôi chết lặng trong chiều quạnh quẽ
Để nghe mình rên rỉ tiếng côn trùng
Ôi ! trời cao ,Ôi ! biển rộng mênh mông
Lấy chi vá mảnh lòng tan nát ?
Định mệnh ơi ! Định mệnh ơi ! tàn ác !
Chẳng cho tôi liệm xác em yêu !
Còn bắt tôi ủ rũ tiêu điều
Như lau lách đìu hiu bên mộ địa .
Thế là hết ! lấy ai chia sẻ
Nỗi đau thương cho kẻ mất nguồn yêu ?
Khóc mẹ già nước mắt đã khô nhiều
Còn máu lệ chiều chiều thương vợ nhỏ :
Hồn âm u ! đồng hoang em có sợ ?
Hãy nghe anh nức nở vọng về đây
Có sóng sầu rền rĩ đêm ngày
Có bè bạn nước mây u ám .
Có sóng nhạc trùng dương ảm đạm
Hòa nhíp lòng thê thảm lời anh :
Đôi ta lên thác xuống ghềnh
Lấy ai đứng mữi cho anh chịu sào ? (*)

(*) Ca dao

LTĐQB
ooooo
NGHE CHĂNG TIẾNG KHÓC ...?





Riêng viết cho thầy giáo dạy Trường Mù Trần mộng Du,
người em ,con cô ruột của tôi ở làng Canh

Nàng là con nuôi một gia đình công giáo
Tôi gặp nàng khi còn ngoại đạo với đôi mắt đui mù
Sau một lần hậu sởi thủa xa xưa  .....

Lê kiếp sống vật vờ trong bóng tối
Quằn quại âm thầm như thằng tử tội
Chìm chìm sâu trong muốn lối đêm đen .
Cổng trường mù sua đuôi hết anh em
Tôi yếm thế cố quên tình nhân loại .
Ghét lũ người giả nhân giả ngãi ,
Gào tình thươngá mà giết hại yêu thương .
Tôi ra trường lòng dạ ngổn ngang ,
Ôm tủi
hận mênh mang như trái đất .
Lè lạc sống với nỗi buồn u uất ,
Với đắng cay chật lấp cả tương lai ...
Năm lại năm qua trên vạn nẻo đời
Tôi quờ quạng chẳng ai người dẫn lối
Có bưổi nọ băng ngang khu lầy lội
Tiếng còi xe vang thúc hối bốn bên .
Tôi cuống cuồng giơ gậy gạt vung lên
Rồi ngã xuống .Chợt nàng tiên hiện đến ,
Áo quần tôi bùn nhơ quyến quyện ,
Nàng không màng trìu mến dắt tôi đi .
Ðưa tôi về quán trọ lắc lơ kia ,
Và trổi giọng nhu mì an ủi khẽ ...
Như sống lại chuỗi ngày còn nhỏ bé,
Tôi lắng nghe mà nhẹ cả tâm hồn ;
Hình dung nàng qua giọng nói véo con
Tôi chợt thấy máu dồn tim thổn thức
Việc sẩy ra khó ai mà ngờ vực
Tôi yêu nàng và cũng được nàng yêu .
Hồn lâng lâng bay bổng cánh con diều ,
Tôi sung sướng nghe mọi điều nàng bảo :
Chịu rửa tội thành con chiên ngoan đạo
Rồi cùng nàng đi dạo tựa như mơ
Ðể nghe lòng tràn ngập vạn lời thơ

Trí cằn cỗi bây giờ phong phú lạ
Tình cứ đẹp như chiều xuâu êm ả .
Bỗng một hôm nàng hối hả lại thăm tôi ,
Miệng reo vui: “ Lẽ sống đây rồi !
Nãng hăng hái khuyên tôi đi bác sĩ
Sau mấy lần xét soi tỉ mỷá
Thầy lương y vui vẻ bao tôi :
Chỉ võng mạc thầy bị tật hư thôi !
Tôi gắng chữa chắc rồi thầy sẽ sáng !”
Tôi đã mù lại còn thêm tội quáng .
Có nghe chi loáng thoáng tiếng thì thầm ....
Mổ mắt tôi nàng bỗng bặt tăm .
Nằm chờ đợi băn khoăn không tả được
Sau cả tuần nhớ nhung nãu ruột
Nàng mới vào hạnh phước biết bao nhiêu
Cầm tay nàng xây mộng đẹp thực nhiều
Nói từ sáng đến chiều chưa thấy mệt ....
Ngày mở băng vui mừng khôn kể xiết .
Tôi ôm nàng vui hét tưởng như điên
Dìu nhau đi ôi chẳng khác thiên tiên
Tôi ngơ ngác láo liên như mán sá
Xung quanh tôi cõi đời tươi đẹp quá.
Hình như là tất cả thẩy mừng vui :
Bưởm nhảy liên hoan , chim hót ,
hoa cười ...
Trong nắng ấm muốn loài đều đẹp lạ .
Tôi qua đường băng băng như tầu hỏa .
Nàng lo âu vội vã chạy theo tôi .
..
Két! két xe rên ! Thôi chết em rồi
!
Quay phắt lại tôi gập tôi chết đứng !
Trước màn lệ em tôi nằm chặt cứng
Khi chiếc xe sừng sững thở như trâu .
Nâng nàng ra tê điếng vơí
niềm đau .
Tôi thổn thức hét mau theo tiếng nấc ,
“Ðừng bỏ anh ! em ơi anh chết mất ! “.
Nàng dướn mình trong ánh mắt chơi vơi
Bỗng long ra cầu nhãn sáng ghê người
Tôi lượm lấy ! Chúa ơi chua xót quá !
Ra nàng đã hy sinh tất cả
Mắt ngọc kia nàng đã hiến cho tôi
Tay run run từng tiếng nói buông lơi :
Anh .. ráng sống ... cho đời ... Anh ráng nhé...
Con mắt .. em con mắt em gái bé ...
Sẽ theo anh chia sẻ mọi vui buồn
Tôi ngất đi khi máu lệ trào tưôn
Ðể tỉnh lại với mảnh hồn tan tác
Ðịnh mệnh ơi! định mệnh ơi tàn ác !
Hết rồi ư đã nát một đời hoa !
Em ! Em ! ơi !
sao anh nắng chan hòa
Mà rùng rợn sâu xa hơn biển thẳm ? ...
Xe tang cũ điểm vòng hoa tím thẫm
Có mình tôi chầm chậm bước lê theo ,
Tiễn đưa em qua xóm xác xơ nghèo
Vào nghĩa địa khi chiều hoi hóp chết
Ðêm đêm lạnh dưới mấy cành cây điệp
Trơ xương gầy khủng khiếp khóc tà huy
Vơ cỏ tàn tôi đắp chặt
chân bia ,
Ôm cứng mộ cùng em chia hơi ấm ...
Trăng đỏ quạch đã bao lần ảm đạm
Nghe sáo tôi u oán hỏi trời thâu :
“Áo anh sất chỉ đã lâu .
Mẹ xa vợ khuất ai khâu cho cùng ?
Hỡi em vá áo không công !

NGHE CHĂNG TIẾNG KHÓC GIỮ LÒNG MỘ SÂU ? “

LTÐQB


oooo


tt tt

Truyện ngắn của Phạm Nga, Chú Chó Rẻ Tiền Yêu Dấu.

Kính gửi quý anh chị một truyện ngắn của anh Phạm Nga.
Caroline Thanh Hương



Truyện ngắn

CHÚ CHÓ RẺ TIỀN YÊU DẤU

1.
Vào cuối những năm 80, do kiếm sống khó khăn, nhà ở mướn thì quá chật chội, tôi không thể nuôi chó dù vợ chồng tôi, nhất là con gái tôi, lúc đó mới 7 tuổi – đều rất thích có một chú cún dễ thương, chạy tung tăng trong nhà.
Một hôm, trên đường chở con gái đi học về, tôi phải dừng xe lại khi chợt chứng kiến một con chó ta bị xe hơi cán, gần như gãy lìa một chân sau. Chú chó kêu ăng ẳng đến chói tai, vừa cố lết vô lề đường vừa liếm lia lịa vào chỗ chân gãy, nhầy nhụa máu thịt. Rất thương con chó nhưng bất lực, không thể làm được gì cho con vật bất hạnh, tôi đành rời bỏ cảnh tượng bi thảm này, nổ máy xe đi tiếp.
Nhưng con gái tôi thì không hề rời bỏ con chó! Cháu rụt rè hỏi tôi, giọng nhỏ quá sức giữa cái ồn ào của phố xá.
– “Con chó chắc là đau lắm hả ba? Con thấy máu… Máu nhiều lắm, ba à!”
– “Chó biết đau chớ con, nó khóc ẳng ẳng đó…”
– “Nhưng sao nó lại liếm chỗ chân nó đau vậy hả ba?”
– “Thì cũng như khi chân mình bị trầy, mình xoa xoa vô chỗ trầy vậy đó con. Con chó không có tay, nên nó dùng lưỡi liếm…”
– “Nhưng chưn con chó đâu phải bị trầy, nó bị gãy mà ba?”
Tôi lúng túng:
– “Ờ thì… chân bị gãy phải đau hơn chân bị trầy, nên con chó ráng tìm một cách gì đó để làm cho mình bớt đau. Nhưng con thấy đó, con chó chỉ biết liếm liếm vết thương thôi con à.”
Tôi lo lắng, không chắc mình đã thành công khi tìm cách giải thích quanh co, sao cho cô nhỏ xem nhẹ đi cái tình cảnh trầm trọng “gãy chân” của con chó, để đầu óc non nớt, trong sáng của con tôi không bị ám ảnh bởi hình ảnh đau thương kia. Nhưng câu hỏi đáng sợ – về một điều đáng sợ đối với mọi sinh linh – mà tôi đã xốn xang dự đoán trước và cầu trời xin đừng bị nghe thấy, đã vang lên từ sau lưng tôi. Câu hỏi phát lên nhỏ nhẹ, ẩn nhẫn, như tiếng thì thầm đã bị cô nhỏ kềm giữ từ lâu lắm rồi:
– “Ba ơi, con chó… nó có chết không ba?”
Bao lâu nay, đã nhiều lần tôi mặt-dạn-mày-dày nói dối, thất hứa, phỉnh gạt con mình, như chuyện hứa đóng tiền học đúng hạn, hứa may áo mới mùa Tết, hẹn dắt đi ăn kem để thưởng học giỏi… Cái người lớn giả dối lúc này bối rối cùng cực nên đành thả lỏng cảm xúc, vừa thương con gái bé bỏng của mình, vừa xót cho con chó xấu số, vừa chán cả cái kiếp làm người của mình, nên phải nói thật, sống thật thôi. Tôi dừng xe, quay lại nhìn con mình và chậm chạp đáp như một tiếng thở dài tuyệt vọng:
– “Ba… không biết con à. Thôi thì, Diệu Thanh, con cầu cho chú chó đi vậy. Biết đâu…?”
Diệu Thanh là pháp danh của con gái tôi, được nhà chùa đặt cho khi vợ tôi mang cháu đến chùa xin qui y. Tôi thì thích tên Nghi Thanh hơn, yêu chữ “Nghi” hơn, do ai đã mê truyện kiếm hiệp ‘Tiếu Ngạo Giang Hồ’ của Kim Dung như tôi thì đều thương mến nhân vật Nghi Lâm, sư nữ xinh xắn trong truyện. Riêng tôi khoái, phục Kim Dung vì lý do, một là ông ta tỉnh bơ đưa ra mẩu nhân vật ni cô xinh đẹp, vì Phật đâu có cấm ni cô xinh đẹp; hai là ông ta khắc họa nhân vật nữ này đầy lòng nhân ái, nào khác tiên cô hay thánh nữ trên Trời. Chỉ tội là thánh nữ lại thầm yêu – một cách vô vọng – cái tên Lệnh Hồ Xung ngông cuồng, hoang đàng, tội lỗi đủ điều – tệ hơn nữa, riêng cái tật ngông cuồng của hắn thì vài ông bạn thân nhất trí nhận xét là tôi… hơi bị giống!
Sau chuyện con chó bị nạn, con gái tôi trở nên ít nói ít cười. Chấn động tâm lý! Cả thằng cha của cháu cũng còn bị chấn động nữa là! Tôi băn khoăn như sám hối… Bao năm qua, trong những chầu nhậu bình dân với bạn bè sau một ngày làm lụng vất vả, tôi thường không từ nan khi có ai đề nghị món cầy tơ “ăn được” ở đường Lê Quang Định hay đường Quang Trung, vì món mồi này rẻ tiền lại ngon miệng, còn có thể nhậu tới no bụng, khỏi lo chuyện tốn gạo nấu phần cơm ở nhà.
Trở lại với chú chó bị xe cán, chắc chắn là nó sẽ chết sạch sẽ hơn nhưng thê thảm hơn với nước sôi cạo lông nếu lúc đó tình cờ có dân lang thang, bụi đời đi ngang qua. Đừng lo chuyên củi lửa cùng mấy thứ gia vị nêm nếm… Tôi đã từng thấy, chỉ với vài tờ báo cũ, mấy bao nylon xốp là anh em giới giang hồ đã có thể nhanh gọn biến một con gà bị bắt trộm thành món gà nướng thơm lừng, y như những anh em dân tộc thiểu số làm món gà nướng mọi trên rừng trên núi, không có chuyện ướp iếc, nêm nếm bột ngọt, hành tiêu gì cho mất thì giờ.
Nhưng nay tên giống-giống-họ-Lệnh-ngông-cuồng đã cải tà qui chánh, quyết tâm từ bỏ món khoái khẩu của mình.
Vào một buổi chiều, đi làm về tới cửa nhà là tôi gọi ngay con gái, không thèm nói gì cả, chỉ tủm tỉm cười trao cho cháu một hộp cạc-tông đậy hơi kín. Chưa bao giờ tôi được thấy khuôn mặt con mình – suy dinh dưỡng cấp 1, như đánh giá, phân loại của ngành giáo dục – lại sáng và đẹp như lúc này.
– “A, con chó! Mẹ ơi, mẹ ơi, ba cho con con chó nè!”
Chú cún nhỏ xíu, ngơ ngác nhìn lên từ đáy thùng, không hiểu sao mình lại được chủ nhà tiếp đón nhiệt tình đến thế. Vợ chồng tôi – nhất là vợ tôi, đã đồng ý khi tôi đề nghị nuôi chó… – nhìn nhau cười vui mà xúc động vô kể. Chúng tôi chợt ngút ngàn hạnh phúc mà chia sẻ niềm vui của con gái, vốn đã xin nuôi một chú chó con từ hồi mới lên tiểu học. Nay đạt được cái ước nguyện nhỏ bé ấy, cô bé cứ nói sai là ‘bổng’ chú chó, thay vì là ‘bồng’ hay ‘ẵm’ mới đúng. Nhà ngôn ngữ học ốm nhom này đã từng sáng tạo thêm nhiều từ nghe rất ngộ khác, như ‘chu đít’ nghĩa là chổng khu, giống như chu miệng vậy, mặt ‘mịn’ (mặt mụn ấy mà!)…
Chú chó mà tôi đã năn nỉ xin, chọn cho được con đực trong ổ chó con tại nhà một người bạn, đã được con tôi, không chút đắn đo, đặt tên là Bambi, như tên một chú nai con thật dễ thương trong một truyện tranh. Bambi được con gái tôi cho ăn cho uống, được tắm táp và ru ngủ bên cạnh mấy con búp bê trên giường, được chia sẻ cả cái ly sữa đậu nành, hũ yaourt ít ỏi của cô chủ mỗi sáng và nhân tiện, được bỏ qua cái tội đái bậy, ỉa bậy trong nhà. Cô chủ, tự xem vừa là mẹ vừa là chị của chú chó con, nhưng trên hết là ô dù bao che cho chú làm bậy! Và tôi, phe đối lập thiểu số, không bao giờ thành công trong việc tố giác hay đề nghị ‘cải tạo’ lại về những tội lỗi của kẻ… có thế lực trong nhà, nghĩa là một thành viên quan trọng, rất được thương yêu và vị nể trong căn hộ nhỏ như cái lỗ mũi này!


2.

Đáng nói nữa là chuyện vợ con tôi đã phản đối và lên án kịch liệt khi tôi lười biếng, cứ gọi chú chó là con ‘Bi’ cộc lốc. Vợ tôi dạy rằng phải trân trọng gọi nguyên văn đầy đủ cái tên là ‘Bambi’ cho nghiêm túc đàng hoàng, vì rằng: “Gọi như vậy nghe như chó ta, nghe không Tây, không sang chút nào, trong khi con Bambi này thì như anh tả, con chó bố là chó ta nhưng chó mẹ lai chó fox thì nhất định nó phải có lai fox chớ? Lai chút xíu cũng là lai, có máu lai chó Tây rõ ràng. Chớ còn gì nữa? Bộ anh không thấy cái mặt của nó rất sáng sủa, thông minh sao?”
Trước lý luận đanh thép của vợ tôi – về cả hai lãnh vực tính danh học và di truyền học, tôi đành thối lui vào chút hiểu biết khiêm tốn của mình về loài chó. Xưa nay, người mình phân biệt những con thuộc giống chó ta là tùy theo màu bộ lông của chúng, như: chó (lông trắng), chó mực (lông đen), chó phèn (lông vàng), chó đốm/ chó vện (lông hai màu kiểu chen lẫn lốm đốm hay sọc vằn vện). Riêng khi chó ‘nội địa’ mà còn sinh ra ở chốn ruộng đồng thì bà con mình gọi chung là chó cỏ cho gọn, như kiểu gọi mấy chú heo ‘nội’ là heo cỏ, phân biệt hẳn với heo ‘ngoại’ thuộc các giống Durock, Yorshire, Bershire… chẳng hạn.
Chưa hết, khi cần đặt tên gọi ‘cúng cơm’ cho chó nhà mình để dễ sai bảo thì bà con mình – nhất là ở thôn quê – cũng dựa theo màu bộ lông của chúng mà đặt ‘tới’ luôn, như con Vện, con Mực, con Phèn.v.v… Mà dù có được sống theo chủ là ở giữa thành phố đi nữa thì bên cạnh những chú chó giống ‘ngoại’ ở hàng xóm, được chủ của chúng âu yếm đặt cho toàn tên Mỹ tên Tây nghe thật sang, thật đẹp, như Honey, Happy, Tom, Blanchette, Nina, Misa..v.v… , thì những con Vện, con Phèn kia quả là những tên nhà quê, bần dân, thô lỗ…
Chỉ có điều an ủi chút đỉnh cho bọn chó nhà quê là một đại diện của chúng lại may mắn (gọi là) được nhắc đến trong văn học dân gian. Đó là câu ca dao vừa chế diễu vừa thương hại cho tình cảnh chàng trai nông dân bị thất tình:
Muốn người ta mà người ta không muốn,
Dắt con chó cò đi xuống đi lên.


3.

Có lần, Bambi bị lở da khá trầm trọng, ở nhà tôi đã ráng tự kiếm thuốc trị cho chú cũng không lành nên đành cùng con gái ôm Bambi đến Trạm thú y thành phố.
Nhìn những con chó ngoại như giống fox, Bắc Kinh, bẹc-giê. .. đẹp mã, mập mạnh, lông được chải gỡ, tỉa tót kỹ càng tại băng ghế ngồi chờ, mới thấy chú Bambi của gia đình tôi chỉ là một con chó ta rẻ tiền, xấu xí, không biết có xứng đáng được có mặt để chữa bịnh tại trạm thú y rất bề thế này hay không nữa.
Nhưng kìa, con gái tôi nãy giờ vẫn ôm ghịt lấy con-vật-rẻ-tiền, thủ thỉ an ủi, động viên Bambi, bảo đảm rằng bác sĩ chích đít – con gái tôi rất sợ chuyện này – không hề đau chút nào.
Gần đó, một cậu bé ngồi dưới đất cũng đang ôm choàng qua cổ một con chó mực xấu chưa-từng-thấy. Nhưng con chó ta ốm đói, mắt đổ ghèn ấy chắc chắn là con vật yêu của chủ nó, vì khi trò chuyện với con gái tôi, cậu bé luôn miệng khoe con chó của mình là: “Khôn hết biết!”, “Dám chắc không có con nào bằng!”…
Những thiên thần nhỏ mặc áo vá của tôi ơi! Chỉ đối với loại vật nuôi trong nhà, chó mèo chẳng hạn, trái tim con nhà nghèo đã yêu thương mà không so đo, chọn lựa, luôn luôn cho con vật yêu của mình là hạng nhất dù cho chúng chỉ thuộc chủng loại hạng bét, rẻ tiền. Dù có hơi hoang tưởng nhưng các em luôn luôn trung thành với tình yêu của mình. Dù có ai trưng ra những con chó mắc-tiền, diêm dúa, lộng lẫy để so sánh thì những em bé nhà nghèo nói trên vẫn không chao đảo đến phải thay đổi bảng xếp hạng của mình về các loài chó trên thế gian này.
Và đáp lại lòng thương yêu của các em, những con chó ta, chó lác của chúng ta cũng… dễ thương thật! Chúng không hề có tánh tham-phú-phụ-bần như một số con người. Chỉ được nuôi bằng cơm thừa cá cặn nhưng chúng vẫn quẫy đuôi mừng chủ, cúc cung canh giữ cái nhà rách nát của chủ.
Tôi còn nhớ vào cái thời 1972, bị động viên rồi vào Trung tâm huấn luyện Quang Trung, khi đi học tác xạ, chiến thuật ở những bãi tập xa, nắng bụi khủng khiếp, bọn khóa sinh chúng tôi đã luôn thấy một ông lão mù lang thang đi qua các bãi tập để xin cơm của khóa sinh ăn trưa còn thừa. Cảm động nhất là một con chó ta vừa già, vừa ốm yếu không khác gì chủ nó, lại lãnh nhiệm vụ dắt ông già cùng kéo theo một thùng thiếc có gắn bốn bánh xe nhỏ bên dưới. Con chó cứ lặng lẽ dắt chủ, kéo ‘xe’ đến chỗ có người ngồi ăn cơm rồi dừng lại, thè lưỡi ngồi chờ. Trút cơm ăn còn dư từ gà-mên vào cái thùng thiếc xong thì tụi tôi lên tiếng báo cho ông lão, con chó lại lặng lẽ dắt chủ, kéo ‘xe’ đi chỗ khác… Hỏi ông lão thì được biết hằng ngày, cứ theo lệ gần đến trưa, con chó tự biết dắt ông từ nhà ra đường thì đi đường nào và đến đúng những bãi nào có lính tập chứ không phải những bãi vắng người.
 Được hưởng cái gì mà con chó ốm đói của ông lão mù lòa kia cứ ngày ngày giúp chủ đi xin cơm thừa cá cặn?
Nếu cần có một hình ảnh tiêu biểu nhất cho tình trạng cùng mạt, tuyệt vọng nhất của nhân loại thì tôi xin đưa ra ngay cái cảnh tượng một người chủ khố rách áo ôm, nghèo sát đáy xã hội, sống đơn độc mà phải cắn răng xua đuổi con chó ốm đói nhưng vô cùng trung hậu của mình. Đó là là Ngày Tận Thế thu nhỏ nơi một con người cô đơn không còn tìm được một chút gì để ăn, để sống cho chính mình, làm sao còn nuôi được nguời bạn bốn chân của mình, dù chỉ bằng những thứ thiu thối, vất đi?
Lòng thương yêu mà trẻ em thường dành cho loài vật, nhất là đối với gia súc, vốn là một tình cảm rất tốt đẹp, tinh khôi, là một điển hình dễ nhận thấy cho nguyên  trạng “Nhân chi sơ, tính bản thiện” (nghĩa là cái tính khí căn bản, có trước hết nơi con người thuở mới lọt lòng chính là cái tính hiền lành, lương thiện) như Mạnh Tử đã chủ trương từ xa xưa. Cứ quan sát những bận rộn hồn nhiên của con trẻ nhà nghèo. .. Cùng chơi trò bán đồ hàng với mấy bạn hàng xóm, có bữa trò chơi của con gái tôi lại biến thành một đám ma của một con bướm, con dế nào đó. Kẻ xấu số được liệm trong một cái hộp quẹt diêm hay một hộp giấy nhỏ bé, phía trước “quan tài” là những cái nắp khoéng, dĩa nhựa đựng mấy chiếc lá, viên cuội… làm đồ cúng vong. Có cả một bát nhang là hũ dầu cù-là đựng cát. “Tang gia” mấy đứa ngồi trầm ngâm hoặc im lặng nhìn láo liên xung quanh. Con gái tôi thì thầm cầu nguyện theo một bài kinh Phật nào đó…
Làm đám ma, chôn cất một con vật nho nhỏ, xinh xắn không phải là chỉ là chuyện trẻ con bắt chước việc tang ma của người lớn mà còn vì có yêu thương, thân thiện với những con vật ấy. Ngược lại, bị ghét, bị tởm như con gián, con chuột dơ bẩn, khi chúng chết ngay đơ thì bọn trẻ con rất ngại việc hốt dọn xác của chúng, nói gì đến việc trịnh trọng liệm chúng vào hộp này hộp nọ.
Thương yêu gia súc cũng có cái lợi nhất định cho người nuôi. Nhớ thời sinh viên, bọn trai trẻ chúng tôi thường kháo nhau rằng muốn thành công trong sự nghiệp tán gái, cua đào, phải hội đủ ba điều kiện tiên quyết, tạm gọi là “ba chữ Giê”, đó là: con nhà giàu – học giỏi – đẹp giai. Vậy mà có một tên bạn, chỉ có “ba chữ Không”: không giàu – không học giỏi – không đẹp giai, nghĩa là không có được một ưu thế nào để dằn túi, lại vẫn thành công trong tình trường, vẫn có người yêu thướt tha, yêu kiều đi bên cạnh. Tìm hiểu mãi chúng tôi mới khám phá ra là với một tình yêu chân thực, trong sáng làm tiền đề, anh chàng “thiếu điều kiện” này đã lần hồi chiếm được cảm tình của gia đình, cha mẹ cô gái khi tự giới thiệu được hai, ba đức tính không sáng chói gì cho lắm, như là “kính người già”, “mến trẻ con” và “yêu súc vật” qua những việc làm ân cần, sốt sắng, không quản ngại tại nhà cô gái. Được người lớn “chấm” là mẫu con trai thật thà, nhân hậu – mến cả thú vật thì sao lại không thương người? – và vui tính, thường quan tâm giúp đỡ người khác, lần hồi chàng Quách Tĩnh “trâu nước” đen đúa, chất phác đã chiếm được trái tim người mình yêu.

4.

Thời gian trôi qua… Con gái tôi đã tốt nghiệp đại học, con Bambi thì đã chết vì già yếu và bệnh nặng trong rất nhiều nước mắt tiếc thương kéo dài của cả nhà. Và rồi, không như ngày trước còn khó khăn, cô thiếu nữ nhà tôi được toàn quyền chọn nuôi tiếp nối là một chú chó lông xù, rồi chú lại được cô chủ thường xuyên ‘bổng’ trên tay như Bambi ngày trước. Và Trạm Thú y thành phố vẫn là nơi thiên hạ thường đem khoe những chú chó kiểng rất mắc tiền của họ.
Cuộc sống có khấm khá hơn, dễ thở hơn nhưng không hiểu sao tôi vẫn nhớ mãi Bambi “lai Fox chút xíu’ – hay con Bi chó ta rẻ tiền mà vô cùng yêu dấu ngày nào… Định mệnh đã xui khiến Bambi đến sống hết cuộc đời khá ngắn ngủi của nó tại một căn nhà chật hẹp, đầy khó khăn và thiếu thốn, nhưng những người chủ nghèo của nó đã thương quí nó biết bao!
PHẠM NGA

(Trích tập ký/truyện THỨ NHỤC DỤC TỦI NHỤC@PhạmNga 2007, xuất bản ở Australia)