Translate

Libellés

vendredi 14 avril 2017

Nhớ Về Chợ Cần Thơ, tuỳ bút Caroline Thanh Hương và nhiều hình ảnh, bài vỡ sưu tầm.



Nhớ Về Chợ Cần Thơ.
Tuỳ bút Caroline Thanh Hương.

 photo cho-can-tho.jpg

Nếu ai đã có lần đến chợ Cần Thơ thì mới thấy cái đa dạng của những món ăn dân gian ở đó.
Từ những món xôi, nếu xôi Sài Gòn mang hương vị thủ đô thì  xôi ở Cần Thơ thì màu sắc, hương thơm ngào ngạt tình quê, mùi sông nước Hậu Giang.
  photo bo-do-an-trau.jpg

Xôi ở Cần Thơ, thường trải trên một cái bánh tráng nhỏ, giòn rụm, nấm xôi đó, khi có màu tím khi thì màu đen tuyền và trên nấm xôi được viềng bằng lớp đậu xanh mỏng màu vàng và chút dừa khô từng lát mỏng thật thơm, rải lên chút muối mè, và cuối cùng chan lên chút nước cốt dừa mằn mặn.

  photo foody-mobile-122-jpg-146-635790486690736764.jpg photo IMG_1308.jpg
Đặt biệt như thế đó, công phu như thế đó và những gánh xôi này cũng chỉ đủ bán cho phiên chợ buổi sáng mà thôi.
 photo Xi-khc.jpg

Bún ở Sài Gòn, cọng nhỏ trắng phếu thì bún ở Cần Thơ có mùi hơi chua, cọng bún to hơn, màu không trắng lắm, từng bánh xếp thành tầng cách nhau ở những lớp lá chuối, có làm bao nhiêu cũng chỉ đủ bán cho ngày chợ hôm đó mà thôi.
  photo bun1.jpg

Nếu ai thèm ăn tôm cá, thì chợ Cần Thơ đúng là nơi thật dồi dào cá tôm tươi lưới hay đánh trong ngày. Cứ đến thật sớm ở khu chợ cá tôm để chờ ghe về thì có ngay tôm cá vừa đưa lên đã bán hết ngay.
Xóm chợ cá, bao nhiêu con cá tươi còn tung tăng trong nước chờ người đến mua mới đập đầu làm sạch rồi gói trong chiếc lá sen hay lá chuối.
  photo dia-chi-ban-tom-cang-xanh-tai-can-tho.jpg
 photo tom-cang-xanh-8.png
Những chú tôm xanh với càng dài cũng thật hấp dẫn khi mua về đem nướng ăn với bánh hỏi chan nhẹ lớp mở hành.
  photo cach-pha-nuoc-cham-nem-bun-cha.jpg

Chén nước mắm từ trong tĩnh trộn với chạnh, tỏi, chút ớt đỏ mặt khi cay cay.
Hàng hóa ở Cần Thơ dồi dào lắm, người buôn bán thì thật thà và rộng rãi hơn người Sài Gòn.
Ở đây, mua một chục gì là 14 chứ không ngừng ở con số 10 hay 12.
Còn những nem Cái Răng, ăn không biết chán, vì nó tuy nhỏ nhưng vào tận chỗ người ta gói mà mua thì mới thấy nem chua được thực hiện với một kỷ thuật có một không hai.
Nem Thủ Đức Biên Hoà, ăn một cái đã thấy đủ, chứ nem Cần Thơ, Cái Răng, ăn phải cả chục mới đủ.
  photo bo-do-an-trau.jpg
Những bà già trầu thì cũng rất thích đi chợ mua những lá trầu tươi, cau tươi, vôi trắng, vôi đỏ về mà têm trong cái cối nhỏ têm trầu, Ăn trầu có thể là thói quen hay một cách giữ gìn răng thật chắc, khỏi đi nha sĩ chăng?
Cối têm trầu thường nhỏ làm bằng đồng, têm làm sao cho ngon thì tôi không biết chứ mấy bà thì cứ nhóp nhép suốt ngày, nước vôi tràn ra khoé miệng thay son làm đỏ môi người.
Người già còn có thú nhai trầu, ngồi viết lại những dòng kỷ niệm mà tôi như còn nghe hơi trầu từ miệng bà tôi lúc ru tôi ngủ.
  photo an-trau-cau-dung-cach-nhu-the-nao-de-tot-cho-suc-khoe-1.jpg

Sáng ra mới biết tóc tôi đầy bả trầu bà nhai trong giường, ôi thương bà làm sao khi tôi chẳng bao giờ ngoan ngoản chịu ngủ một mình mà không kêu nóng.
Bà của tôi đã phải liên tục quạt cho tôi khi tôi trở mình hay khi tôi kêu ngứa lưng quá Mười ơi.(bà thứ 10, tôi không gọi là bà Mười mà gọi tắt là Mười ơi)

  photo Diapositive61.gif

Bà của tôi làm bánh bông lan hay bất cứ thứ bánh nào cũng ngon cả. Bánh kẹp trái tim, mứt mãng cầu, mứt me, chuối ngào đường với gừng hay cơm rượu thuốc.
Món nào cũng ngon vô cùng, nhất là những viên cơm rượu được gói trong lá chuối và cho vào cái hộp hay cái nồi đậy nấp thật kín đem dấu vào lu gạo để chờ nó lên men mới được ăn.
Bánh bông lan nước trong nồi đồng mà khi đít nồi đã đủ nóng thì phải lấy hết than, củi đổ lên trên nấp để nướng tiếp tục.
Công phu lắm, món ăn nào bà cũng nấu được và nấu rất ngon.
Sau năm 1975, khi thức ăn hạn chế đi nhiều thì khi đó mới hiểu bà phải xoay sở thế nào mà từ không có gì ngon cũng thành ngon cả,
Bà nói muốn ăn thì phải lăn vào bếp, ăn ngon thế nào thì phải biết nấu cho ngon thế nấy.
Tò mò, tôi hỏi bà, làm sao mà làm cho ngon món ăn của mình nấu hở Mười?
Bà nói, có khó gì đâu hở con, cứ nấu bằng tình thương đi, thì món nào cũng ngon cả.
Đúng như thế, vì tình thương gia đình, gia đình yêu thương nhau thì món kho quẹt cũng ngon.
Cá cơm kho tiêu ăn với cháu đậu đỏ nước cốt dừa thì ngon có thua gì bánh tầm bì cũng chan nước cốt dừa.
Cần Thơ hay chan nước cốt dừa vào những món ăn, mặn hay ngọt.
Chợ Bạc Liêu hay chợ Hà Tiên không có những thứ mà chỉ riêng chợ Cần Thơ mới có.
Đó là cái giàu của sông nước và tình người miền Nam.
Đi xuống miền Nam càng xa thì người Miên hay người Tàu nhiều hơn nên chợ cũng thay màu sắc không có nét riêng của Việt Nam nữa.
Cũng sông, cũng nước, cũng dồi dào thực phẩm nuôi người dân ở đó, nhưng nơi nào là quê quán của mình cũng hơn nơi khác ở cái quen thuộc đất đai và con người.
Sài Gòn đầy tính thành thị, dân tình mang nhiều nề nếp của dân tứ xứ tụ lại, người ta nói tiếng Sài Gòn khi đi học.
Cần Thơ cũng có trường Đại Học, cũng có hồ bơi sau này, nhưng vẫn là Cần Thơ và phố xá có những chiếc xe lôi thật ngộ ngỉnh.
  photo 14089004_1115853708471257_2985113732761515258_n.jpg
Lại thả dòng tư tưởng trôi về quê cũ nên cứ nghỉ sao là viết như thế, và cũng cám ơn đến anh chị Sen đã gợi nhớ về Cần Thơ.
Caroline Thanh Hương
15 tháng 4 năm 2017

 Cám ơn anh chị Sen đã cho coi những hình ảnh về ẩm thực miền nam, nhất là những món bánh Cần Thơ.

LỄ HỘI BÁNH NHÂN GIAN Ở CẦN THƠ 2017

LỄ HỘI BÁNH NHÂN GIAN Ở CẦN THƠ 2017

 Khai mạc sáng 6/4/2017, lễ hội bánh dân gian Nam Bộ giới thiệu cho du khách hơn 100 loại bánh, xôi, chè với nhiều màu sắc hấp dẫn.

Sac mau cua le hoi banh dan gian Nam Bo - Anh 1

Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ với chủ đề "Ngọt ngào hương vị phương Nam" diễn ra từ ngày 5-9/4 /2017tại trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ Triển lãm Cần Thơ.

Sac mau cua le hoi banh dan gian Nam Bo - Anh 2

Lễ hội có sự tham gia của hơn 250 gian hàng với hơn 100 loại bánh, xôi chè, là đặc sản của nhiều vùng miền trong cả nước. Bên cạnh đó, lễ hội còn có gian hàng của các nước như Nhật Bản, Campuchia, Malaysia...

Sac mau cua le hoi banh dan gian Nam Bo - Anh 3

Đến đây, ngoài thưởng thức các loại bánh thơm ngon, du khách còn được xem các nghệ nhân biểu diễn làm bánh, tham gia các trò chơi truyền thống, chương trình văn nghệ hấp dẫn.

Sac mau cua le hoi banh dan gian Nam Bo - Anh 4

Bánh tằm khoai mì là đặc sản quen thuộc với người miền Tây. Bánh hơi dai, có vị bùi thơm của khoai mì (củ sắn) và dừa nạo, kết hợp cùng với vị béo ngậy của nước cốt dừa và thơm của mè rang tạo nên một món ăn khiến ai ăn thử một lần đều khó mà quên được.

Sac mau cua le hoi banh dan gian Nam Bo - Anh 5

Bánh chuối hấp nước cốt dừa là món ăn đơn giản mà lại dễ làm, đặc biệt là miếng chuối được bao phủ bởi lớp bột năng dẻo ngon, ăn cùng với nước cốt dừa béo ngậy khiến cho người ăn càng mê hơn.

Sac mau cua le hoi banh dan gian Nam Bo - Anh 6

Bánh bột lọc là món ăn được nhiều người yêu thích, bánh có vị dai, trong suốt, nhân tôm thịt đậm đà.

Sac mau cua le hoi banh dan gian Nam Bo - Anh 7

Bánh lá mơ được làm từ bột gạo, lá mơ và nước cốt dừa. Bánh lá mơ có vị ngọt bùi, dẻo mịn của bột gạo, chấm với nước cốt dừa.

Sac mau cua le hoi banh dan gian Nam Bo - Anh 8

Bánh hỏi là món ăn phổ biến ở khắp các tỉnh miền Nam và miền Trung. Bánh được làm từ gạo thơm vo kỹ, ngâm nước một đêm, trải qua nhiều công đoạn rồi hấp chín. Bánh được dùng để ăn thay cơm ngay cả trong khi cưới hỏi, cúng giỗ, lễ lạt...

Sac mau cua le hoi banh dan gian Nam Bo - Anh 9

Bánh khọt hay còn gọi là bánh trứng rồng, là món bánh rất quen thuộc với người dân Nam Bộ. Bánh có màu vàng tươi của nghệ, hơi trong, xung quanh màu nâu nhạt giòn tan, chính giữa nổi bật lên màu xanh của hành lá, màu đỏ cam của tôm, của đậu xanh, rất đẹp mắt. 

Sac mau cua le hoi banh dan gian Nam Bo - Anh 10

Chè trôi nước vốn rất nổi tiếng ở miền Nam. Đây là loại chè viên tròn làm bằng bột nếp, dẻo bên trong có nhân đậu xanh, ăn cùng với nước cốt dừa có vị béo.

Sac mau cua le hoi banh dan gian Nam Bo - Anh 11

Bánh cúng là một món ăn dân dã cùng với bánh cấp của người dân Nam Bộ, nhất là người miền Tây. Bánh được làm từ bột gạo (gạo nguyên hạt đem xay nước), pha với nước cốt dừa, đường, nước cốt lá dứa. Bánh có vị dai, béo, ngọt, mặn vừa miệng, ăn không ngán và nhất là màu sắc phải bắt mắt, mùi vị hấp dẫn.

Sac mau cua le hoi banh dan gian Nam Bo - Anh 12

Nhắc đến ẩm thực Tây Nam bộ, không thể không nhắc đến những đặc điểm dân dã, dễ làm và quen thuộc. Quen thuộc từ nguyên liệu đến cái tên của bánh. Bánh có hình dáng giống con tầm thì gọi là bánh tầm, bánh làm từ chuối gọi lá bánh chuối. Và bánh có từng lớp bột mỏng như da lợn nên được gọi là bánh da lợn.

Sac mau cua le hoi banh dan gian Nam Bo - Anh 13

Bánh cuốn ngọt hay còn gọi là bánh ướt có thể xem là đặc sản Bến Tre. Bánh ướt ngọt thực chất là bánh tráng dừa khi mới tráng xong, chưa đem phơi, còn ướt, cuốn thêm ít nhân đậu xanh, dừa bào để cho ra món ăn chơi thú vị.

Sac mau cua le hoi banh dan gian Nam Bo - Anh 14

Bánh đúc vốn là món ăn dân dã xuất hiện ở cả ba miền. Miền Bắc thịnh hành nhất món bánh đúc lạc chấm tương hoặc chan canh cua. Miền Trung nổi tiếng với bánh đúc chấm mắm nêm và bánh đúc hến. Và ở miền Nam, bánh đúc lá dứa là món ăn mang nét riêng của người miền Tây Nam bộ.

Sac mau cua le hoi banh dan gian Nam Bo - Anh 15

Bánh tét lá cẩm Cần Thơ thuộc top 100 món ăn ẩm thực, đặc sản tiêu biểu của Việt Nam và là một trong các món ăn dân dã đã được Martin Yan chọn để quay chương trình thực tế "Taste of Vietnam".

Sac mau cua le hoi banh dan gian Nam Bo - Anh 16

Ở miền Tây, bánh lá dừa có mặt ở nhiều tỉnh từ Long An, Tiền Giang, kéo dài cho đến miệt Trà Vinh, Sóc Trăng, nhưng Bến Tre mới chính là thủ phủ của chiếc bánh có lớp vỏ làm từ cánh lá dừa. Bánh có vị dẻo, béo thơm, ngậy của nếp cùng nước cốt dừa.

Sac mau cua le hoi banh dan gian Nam Bo - Anh 17

Cuộc sống hiện đại hóa ngày càng khiến người ta dần quên đi nét văn hóa xưa, thì lễ hội bánh dân gian là cơ hội để người già tìm về hoài niệm, sống trong những năm tháng tuổi thơ, người trẻ có cơ hội tìm hiểu về văn hóa truyền thống của dân tộc.



Chợ Cần Thơ (Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ)
Chợ Cần Thơ.

Chùa Ông (Quảng Triệu Hội Quán - Ninh Kiều, TP. Cần Thơ)
Chùa Ông.

Chùa Hội Linh (Di tích LS-VH cấp Quốc Gia) phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Chùa Hội Linh.

Bảo tháp của Hòa thượng Thích Chơn Đức, trụ trì chùa Hôi Linh (Phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ)
Bảo tháp của Hòa thượng Thích Chơn Đức, trụ trì chùa Hôi Linh.

Chùa Nam Nhã (Nam Nhã Đường) phường Bình Thủy, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ)
Chùa Nam Nhã.

Cổng chàu Nam Nhã, phường Bình Thủy, TP. Cần Thơ.
Cổng chùa Nam Nhã.

Đình Bình Thủy (Long Tuyền cổ miếu) phường Bình Thguy3, TP. Cần Thơ.
Đình Bình Thủy.

Cỏng đình Bình Thủy, TP. Cần Thơ
Cổng đình Bình Thủy.

Nhà cổ Long Tuyền, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ.
Nhà cổ Long Tuyền.


Chợ cổ Cần Thơ

gần công viên Ninh Kiều, phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
  photo cho can tho.jpg

Chợ Cần Thơ còn gọi là chợ Hàng Dương hay " chợ lục tỉnh", nằm trên đường Hai Bà Trưng. Chợ có từ hơn một trăm năm được xây dựng cùng thời với hai ngôi chợ lớn ở Sài Gòn là chợ Bến Thành và chợ Bình Tây theo kiến trúc truyền thống rất đẹp và độc đáo, đặc biệt là vào ban đêm. Đây là nơi mua sắm sầm uất nằm ngay trung tâm thành phố, tập trung nhiều du khách...

Chợ cổ Cần Thơ

  photo cho-can-tho-6.jpg


chợ cổ Cần Thơ
Chợ Cần Thơ nằm trên đường Hai Bà Trưng, gần công viên Ninh Kiều, thuộc địa bàn phường Tân An, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Chợ xưa có tên là Lục Tỉnh, sau đổi thành chợ Hàng Dương, nay quen gọi là chợ cổ Cần Thơ.
Mặt tiền của chợ
Mặt tiền của ch
Chợ Cần Thơ được xây dựng cùng thời với các ngôi chợ lớn ở Sài Gòn như chợ Bến Thành, chợ Bình Tây, đến nay, đã trải qua hàng trăm năm tuổi. Đây được xem là ngôi chợ có kiến trúc đẹp nhất vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, là nơi tập kết, buôn bán hàng hoá của khu vực Nam Kỳ lục tỉnh, gắn liền với nếp sinh hoạt xưa của người dân nơi đây. Chợ mở cửa hằng ngày từ 7h - 20h.
 photo cho can tho4.jpg

Chợ khi đêm xuống
Theo tài liệu ghi chép, chợ Cần Thơ được xây dựng vào khoảng năm 1915 nhưng nhiều năm trước đây đã xuống cấp. Thời gian qua, Công ty Thương nghiệp Tổng hợp thành phố Cần Thơ (CTC) đầu tư gần 3,5 tỷ đồng để trùng tu tôn tạo theo hướng giữ nguyên hiện trạng mô hình kiến trúc cổ dưới thời Pháp. Công trình được khánh thành trong dịp kỷ niệm 30-04-2005.
  photo cho-can-tho-4.jpg

Phía trước chợ
Ngôi chợ được thiết kế vừa hiện đại, vừa cổ kính, mặt trước trông ra đường Hàng Dừa, mặt sau là dòng sông Hậu. Chợ bán đủ các loại hàng hoá, từ các mặt hàng mỹ nghệ truyền thống đến hàng nông sản và thủy sản qua chế biến của Nông trường Sông Hậu.
  photo cho can tho2.jpg

Rất đông người qua lại
Đặc biệt, ngay cổng chính nhà lồng chợ Cần Thơ có nhà hàng Sao Hôm, chuyên phục vụ các món ăn châu Á và châu Âu, các loại rượu Tây, bia và nước giải khát cho du khách. Đến đây, du khách có thể thưởng thức các món ăn truyền thống của người Nam bộ và trái cây đặc sản vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
 photo cho-can-tho-8.jpg

Chợ nổi
  photo cho-can-tho-7.jpg

Chợ nổi Cái Răng Cần Th
Theo quy hoạch tới đây, trước nhà hàng Sao Hôm được xây thêm cầu tàu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn khách du lịch bằng thuyền theo các tuyến tham quan chợ nổi Phong Điền, Vườn du lịch sinh thái Mỹ Khánh, chợ nổi Cái Răng trở về ghé lên tham quan chợ Cần Thơ để mua sắm, ăn uống và chiêm ngưỡng cảnh đẹp bến Ninh Kiều nổi tiếng, nghỉ đêm tại khách sạn rồi sau đó tiếp tục cuộc hành trình mới.
Năm 2009, thành phố Cần Thơ triển khai đề án xây dựng tuyến phố đi bộ và khu ẩm thực tại khu vực bến Ninh Kiều. Đề án bao gồm các hạng mục: tuyến phố đi bộ, khu ẩm thực, khu chợ đêm và khu vực bán đồ lưu niệm.
  photo cho-can-tho-9.jpg

Những gian hàng lộng lẫy ánh đèn khi đêm xuống
  photo cho-can-tho-10.jpg

Thu hút rất nhiều khách du lịch
Phố đi bộ trên đường Hai Bà Trưng, bắt đầu từ khách sạn Quốc tế đến Nhà Lồng Chợ Cổ Cần Thơ (phường Tân An, quận Ninh Kiều) được áp dụng thành 2 giai đoạn: giai đoạn 1 được áp dụng từ ngày 30-11-2009 đoạn đường từ Bến tàu khách Cần Thơ đến Nhà lồng Chợ cổ Cần Thơ; giai đoạn 2 áp dụng từ ngày 30-05-2010 cho suốt tuyến. Thời gian hoạt động của tuyến phố đi bộ, ẩm thực, khu chợ đêm và khu vực bán đồ lưu niệm từ 18:00 chiều ngày hôm trước đến 4:00 sáng ngày hôm sau.
  photo cho-can-tho-6.jpg

Gắn liền với đời sống người dân miền Tây
Ngoài vẻ đẹp về kiến trúc, chợ cổ Cần Thơ còn mang một ý nghĩa lịch sử quan trọng, chính là ngôi chợ sầm uất nhất ở vùng đồng bằng sông nước Cửu Long gắn liền với đời sống của người dân miền Tây từ xưa, là nơi buôn bán giao thương tấp với rất nhiều hàng hóa và nông sản.
Bên trong chợ cổ Cần Thơ, du khách có cơ hội tham quan và mua sắm nhiều loại hàng thủ công mỹ nghệ và quà lưu niệm của Cần Thơ. Ngoài ra còn có các quầy bán các hàng nông sản đã qua chế biến. Phía sau chợ, nơi nhìn ra bờ sông, có nhà hàng với nhiều món ăn ngon và đặc trưng cho miền đồng bằng, thu hút rất đông thực khách, đặc biệt là các du khách đến với Cần Thơ.

Xôi khúc

<img src="Xôi khúc" alt="Xôi khúc cải chân vịt spinach "/>
Không biết bây giờ ở Cần Thơ có xôi khúc chưa? chứ ngày trước muốn ăn phải lên tới Sài Gòn. Ở tiệm bánh Như Lan là ngon nhất. Chắc các thổ địa ở SG biết nhiều chỗ ngon hơn. Bên đây thì cuối tuần đi chợ thường có xôi khúc, 1 hộp 2 cục. Mua về đâu có ăn liền, để tủ lạnh thì y như rằng nó cứng như cục …. gạch. Bỏ vào microwave thì cũng mềm lại nhưng khi hạt nếp mềm thì bột nếp nhão làm cục xôi không còn tròn trịa như ban đầu mà xẹp lép xuống . Xôi làm không khó, không có gì cầu kỳ để phải sợ bị hỏng nhưng nhiều khi cũng lười nên đi ra chợ mua 1 lúc 3-4 hộp rồi ngẫm nghĩ lại sao nó bán mắc quá
Lá khúc thì chưa thấy bao giờ. À món này cũng là món Bắc, nên lá này biết đâu trong Nam không có. Nhìn hình thì thấy lá giống như lá cải cúc/ tần ô. Lúc đó mới sực nhớ có ai đó nói làm xôi bằng cải cúc. Nói chung là miễn có màu xanh là được thì có nhiều lá lắm, như lá dứa, lá bồ ngót trong bài Cách làm bánh tét 4 màu.
Sau này mình thấy cải bó xôi (spinach) khi nấu nó vẫn còn giữ được màu xanh nên không còn bỏ màu thực phẩm nữa mà dùng spinach thôi. Chưa từng ăn đúng xôi khúc nên không biết so sánh làm làm giữa xôi spinach và xôi khúc có mùi, vị gì khác nhau không? Nhưng nói chung là màu xanh đẹp lắm. Mùi và vị của xôi cũng không có gì khó chịu. Ngoài chuyện không dùng lá khúc ở đây thì có 1 biến tấu khác nữa là trong phần nhân ngoài đậu xanh và thịt còn thêm trứng muối. Vị mặn và béo của trứng muối sẽ làm tăng thêm phần hấp dẫn của món xôi Bắc đặc biệt này.
Phần nhân bánh nên làm bằng thịt ba rọi vì phần mỡ sẽ làm nhân mềm và béo hơn. Nếu chỉ dùng thịt thì sau khi chín thịt sẽ rất cứng. Ngoài ra đừng có cắt lát dầy quá, càng mỏng càng tốt hé.
Trứng muối thì có thể tham khảo ở đây Tổng hợp các cách muối trứng
Bánh khúc tự làm vừa ngon, vừa rẻ, vừa đảm bảo vệ sinh. Bánh có thể dùng để ăn sáng hoặc trong các buổi cúng lễ hoặc đem biếu nhau cũng được
<img src="Xôi khúc" alt="Xôi khúc cải chân vịt spinach "/>
  1. Nguyên liệu: cho 20 cục xôi khúc
A. Phần vỏ
  • 1lb (450g) bột nếp
  • 100g cải bó xôi (spinach)
  • 200ml nước
  • 1,5lb gạo nếp
B. Phần nhân
  • 1/2lb thịt ba rọi
  • 1lb đậu xanh cà
  • 20 cái lòng đỏ trứng gà muối (hoặc 10 lòng đỏ trứng vịt)
  • Hành tím băm, hành tím phi, muối, đường, tiêu, bột ngọt
2. Cách làm
A. Nhân bánh
  • Đậu xanh ngâm trước ít nhất 2 giờ hoặc qua đêm càng tốt và nấu đậu xanh theo 1 trong những cách nấu đậu xanh ở đây. Sau đó tán nhuyễn với 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng canh đường
  • Tròng đỏ trứng muối rửa sạch và nướng chín – hoặc hấp nếu không có lò nhỏ –
  • Thịt ba rọi xắt mỏng ướp với hành tím băm nhuyễn, 1 muỗng cà phê tiêu, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 1/2 muỗng cà phê muối. Trộn đều và ướp trong 30 phút. Sau đó bắt chảo lên bếp với 1 muỗng canh dầu ăn, phi hành cho thơm và đổ thịt vào xào cho chín
  • Trộn thịt vào đậu xanh và chia làm 20 phần, vo viên tròn với tròng đỏ trứng muối ở giữa
B. Vỏ bánh
  • Nếp vo sạch, ngâm qua đêm. Sáng hôm sau xả sạch nước và để ráo. Trộn vào nếp 1/2 muỗng cafe muối
  • Cải bó xôi rửa sạch, bỏ vào máy quay sinh tố xay nhuyễn cùng với khoảng 200ml nước. Trút phần lá vừa xay xong vào 1 cái lượt để bỏ bớt xác. Lấy lại 1/2 phần xác trộn lại vào nước để trộn với bột
  • Từ từ đổ phần nước cải bó xôi vào bột nếp nhồi kĩ tới khi bột mềm, dẻo mịn là được. Để bột nghỉ khoảng 30 phút
<img src="Xôi khúc" alt="Xôi khúc cải chân vịt spinach "/>
C. Nặn bánh
  • Chia bột thành khoảng 20 phần
  • Vò bột nếp thành viên, ấn cho dẹp rồi xếp nhân vào giữa, rồi lấp lại. Vo tròn. Sau đó lăn viên bột qua nếp cho có một lớp nếp dày bám ở ngoài.
D. Hấp xôi
<img src="Xôi khúc" alt="Xôi khúc cải chân vịt spinach "/>
  • Trong khi nặn bánh thì bắt đầu bắt xửng lên bếp với thật nhiều nước và nấu cho xôi trước khi bỏ viên nếp vào
  • Xếp từng viên xôi đã lăn qua nếp vào xửng hấp. Nhớ chừa khoảng cách giữa các viên xôi vì sẽ nở ra thêm sau khi chín
  • Hấp khoảng 30 phút là nếp chín mềm. Sau khi bánh chín thì tắt lửa, mở nắp và lấy xôi ra khỏi xửng. Nếu chưa muốn lấy ra thì cũng nhắc cái xửng ra khỏi nồi nước xôi bên dưới
  • Bánh ăn nóng với hành tím phi giòn.
*** Ghi chú ***
  • Mình thấy sau khi hấp xong mặc dù bánh chín nhưng nếp nhiều khi vẫn không mềm như ý do đó mình có thử là hấp nếp trước cho tới hơi nở 1 chút thì lăn cục bột – còn sống – qua nếp thì thấy hột nếp mềm và dẻo hơn 1 chút. Làm cách này thì hơi mắc công và coi chừng phỏng tay vì lăn khi nếp vẫn còn nấu, hơi nóng từ nồi nước sôi ở dưới rất nóng. Cục xôi sau khi chín cũng không tròn đều vì nếp chín rồi khó lăn lắm
<img src="Xôi khúc" alt="Xôi khúc cải chân vịt spinach "/>

Tôm càng xanh hay tôm đồng, tôm nước ngọt, tên khoa học là Macrobrachium rosenbergii, họ tôm càng (Palaemonidae)



Không chỉ là thực phẩm, tôm càng còn là vị thuốc quý trong đông y. Tôm càng xanh với tên thuốc là hà ngư hay hà mễ; vị ngọt, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ dương khí, lợi sữa, giải độc, chống nôn. Chủ yếu dùng tươi, có thể phơi khô, tán bột làm thuốc.
Đặc biệt gần đây, với kết quả nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học Tây Ban Nha và Israel ở loại tôm càng xanh nhỏ trên biển Địa Trung Hải, với tên khoa học là Hyppolyte Inermis, có khả năng phá hủy hoàn toàn khối tế bào ung thư mà cơ thể không hề bị ảnh hưởng. Tại một hội thảo quốc tế về y học tổ chức ở thành phố Napoli (Ý), nhóm bác sĩ trên còn cho biết họ đang nghiên cứu việc sử dụng tính năng đặc biệt này của tôm càng xanh vào việc tiêu hủy các tế bào ung thư và các tế bào gây ra căn bệnh Alzheimer.
Dưới đây là những phương thuốc từ tôm càng xanh:
Kích thích sinh dục, chữa liệt dương, mộng tinh (gồm 3 cách):
 photo tom-cang-xanh-8.png
Tôm càng xanh tại Cần Thơ -
1. Tôm càng xanh 20 g, ngài tằm đực 7 con (sao giòn), giã nát rồi trộn với trứng gà 2 quả rán hoặc hấp chín ăn. 10 ngày là một liệu trình.
2. Tôm càng xanh tươi 100 g xào với lá hẹ 25 g hoặc quả ớt ngọt 50 g thêm chút rượu 40 độ.
3. Trứng tôm càng xanh 20 g nấu canh với trứng chim sẻ (2-3 quả), ăn trong ngày.
Giảm đau lưng: Tôm càng tươi 100 g (lột vỏ, rút chỉ lưng) ngâm vào rượu nếp trong 10-15 phút, vớt ra, xào chín ăn hằng ngày. Dùng liên tục 3-5 ngày.
Bồi dưỡng cho trẻ cứng cáp, chống suy dinh dưỡng: Tôm càng xanh tươi bỏ đầu, rửa sạch, rang nhỏ lửa cho khô giòn, giã nhỏ, rây bột mịn. Dùng bột tôm khuấy với bột gạo cho trẻ ăn hằng ngày, mỗi lần
1-2 thìa cà phê. Có thể giã hay xay nhuyễn thịt tôm tươi nấu cháo cho trẻ ăn.
Chữa chứng cận thị, trẻ em đái dầm: Rang tôm với dầu vừng ăn hằng ngày.
- Phụ nữ sau đẻ thiếu sữa: Tôm càng xanh tươi (nửa bát) bỏ vỏ, giã nát, tẩm rượu nếp và muối, hấp chín, ăn trong ngày. Hoặc tôm càng xanh tươi 100 g xào với 20 ml rượu trắng ăn hằng ngày hoặc rang tôm rồi đảo với rượu ăn trong ngày.
Chữa báng bụng: Tôm càng xanh  tươi nấu canh ăn hằng ngày dần dần sẽ khỏi đau.
Ngoài ra, từ các polysaccharid trong vỏ tôm đồng chiết được chất chitosan để pha chế thuốc chữa bỏng, có khả năng kích thích các tế bào biểu mô làm cho vết thương mau lành. Chitosan còn có tác dụng tạo nên tác động kích thích miễn dịch và chống khối u, cải thiện tiến trình thay đổi tế bào và gia tăng các tế bào của vỏ xương.

Bài viết và sưu tầm được lưu lại với link trong Mediafire tại đây , quý anh chị có thể download để đọc lại.

Nhớ Về Chợ Cần Thơ, tuỳ bút Caroline Thanh Hương và nhiều hình ảnh, bài vỡ sưu tầm.


Tôm càng xanh 20-25 con giá 270k



Tôm càng xanh là loại tôm nước ngọt có giá trị dinh dưỡng cao. Thịt tôm chế biến được nhiều món ăn đa dạng, phong phú và món nào cũng hấp dẫn. Tôm càng xanh 20-25 con giá 270.000/kg cho tôm thịt chắc, ngọt, dai tươi sống cho món ăn đậm đà.

Tôm càng xanh làm nhiều món ngon
Tôm càng xanh được xem là mỹ vị trong các món ăn vì vị ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Sức hấp dẫn của tôm càng xanh khiến nó có mặt khắp nhà hàng sang trọng cũng như đem đi xuất khẩu khắp các nước trên thế giới với giá trị thương phẩm rất cao.
CÁCH CHẾ BIẾN MÓN NƯỚNG TỪ TÔM CÀNG XANH
Thưởng thức món nướng từ tôm càng xanh. Có thể nhận thấy rằng trong những ngày mưa lạnh như thế này, mỗi người chúng ta được ngồi quây quần bên bếp than , cùng thưởng thức các món nướng từ tôm càng xanh thì còn gì bằng. 
Tôm càng xanh nướng mọi
Nhưng để có được những món nướng ngon thì mỗi người cũng phải tìm hiểu cách chế biến sao cho món ăn vừa thơm vừa ngon.  Thường thì các món nướng từ hải sản dễ ăn và không bị ngán như bạch tuột, các loại sò, tôm, cá…Để thưởng thức món ăn này chế biến ra sao , chúng ta hãy cùng tìm hiểu cách chế biến các món nướng từ tôm càng xanh.
Tôm càng xanh nướng mọi
Tôm càng xanh nướng xốt chanh
Nguyên liệu:
-         Tôm càng xanh: số lượng tùy người ăn nhé.
-         Lá húng lủi, chanh, đường, bơ lạt, dầu ăn, muối và tiêu.
Cách chế biến:
-         Tôm rửa sạch, chẻ đôi, nêm muối, tiêu vừa ăn, để khoảng 10 phút cho thấm, xiên tôm vào que nướng
Tôm càng xanh nướng xốt chanh

-         Chuẩn bị bếp than, sau đó xếp tôm lên vỉ nướng. Nếu không có bếp than thì cho tôm vào lò vi sóng nướng khoảng  20 phút ở nhiệt độ 200o­ C.
-         Làm nước xốt chanh: Rau húng lủi xay nhuyễn trộn với nước cốt chanh, bơ, đường và nêm chút muối. Bắt hỗn hợp lên bếp, để lửa nhỏ và khuấy đều khoảng 5 phút.
-         Tôm càng xanh nướng đỏ hai mặt thì xếp ra dĩa, tưới nước xốt chanh lên và thưởng thức. Bạn sẽ cảm nhận được vị chua chua, ngọt ngọt, thơm thơm của món ăn mà không thể cưỡng lại được.
Tôm càng xanh nướng trên lửa rất hấp dẫn