Translate

Libellés

mercredi 18 avril 2018

CẤP CỨU NGƯỜI BỊ MẮC NGHẸN bằng kỹ thuật Heimlich.

tt
Một bài đọc rất hữu ích khi cần đến, nhất là khi ban đêm, chưa gọi được bác sĩ.
Hoặc có khi gọi được thì đã muộn.
Triệu chứng này hay xảy ra ở những nhà dưỡng lão, do thức ăn giờ chót mà ta dùng, hay bị ho có đàm mà bị nghẹn...
Kính chúc quý anh chị luôn vạn an.
Caroline Thanh Hương

CẤP CỨU NGƯỜI BỊ MẮC NGHẸN
bằng kỹ thuật Heimlich

Nghẹn xảy ra khi có một vật lạ mắc lại ở cổ họng hoặc khí quản, làm tắc nghẽn dòng không khí lưu thông. Vì nghẹn làm giảm lượng ôxy lên não và có thể nguy hiểm đến tính mạng nên cấp cứu nghẹn nên được thực hiện càng sớm càng tốt.

Ở người lớn, nghẹn thường xảy ra do nuốt phải các miếng thức ăn, còn ở trẻ nhỏ thường là do nuốt phải các vật nhỏ. Dấu hiệu của việc bị nghẹn là việc dùng tay ôm cổ họng. Nếu nạn nhân không đưa ra được các dấu hiệu, hãy tìm các biểu hiện như:
  • Không thể nói chuyện
  • Khó thở hoặc thở khò khè
  • Không ho được
  • Da, môi và móng tím tái
  • Mất ý thức
Hội Chữ thập đỏ khuyến nghị cách cấp cứu “5-5” đối với các nạn nhân bị nghẹn:
  • Vỗ vào lưng 5 lần: Đầu tiên, dùng lòng bàn tay vỗ vào lưng của nạn nhân 5 lần  (vùng giữa hai xương bả vai).
  • Ấn mạnh vào bụng 5 lần (còn gọi là liệu pháp Hem-lich)
  • Thực hiện luân phiên việc vỗ lưng và ấn mạnh cho đến khi vật lạ rơi ra.
Hiệp hội tim mạch Mỹ không hướng dẫn kỹ thuật vỗ lưng mà chỉ hướng dẫn kỹ thuật ấn bụng. Bạn có thể không vỗ lưng nếu bạn chưa được học.
Cả 2 cách đều có thể được áp dụng.
Để thực hiện nghiệm pháp Hem-lich cho người khác:
Đứng phía sau nạn nhân:
  • Dùng tay ôm lấy phần eo của nạn nhân, cho nạn nhân hơi cúi người về phía trước.
  • Nắm một tay lại và đặt nắm tay lên phần trên rốn của nạn nhân.
  • Dùng tay còn lại ôm lấy bàn tay đang nắm và ấn thật nhanh, mạnh vào bụng nạn nhân theo chiều hướng lên trên.
  • Nếu cần thiết, thực hiện thao tác này 5 lần.
  • Nếu vật lạ chưa rơi ra, tiếp tục lặp lại việc sơ cứu “5-5”
Nếu bạn là người duy nhất có thể cứu nạn nhân khi đó, hãy thực hiện việc vỗ lưng và ấn bụng trước khi gọi cấp cứu. Nếu những người khác cũng có mặt, yêu cầu người đó gọi cấp cứu trong khi bạn đang sơ cứu cho nạn nhân.
Nếu nạn nhân bất tỉnh, thực hiện cấp cứu hồi sức tim phổi (CPR) bằng việc ấn mạnh vào ngực và làm thông thoáng đường thở.
Tự thực hiện liệu pháp Hem-lich cho bản thân mình
Đầu tiên, khi bạn bị nghẹn và không có ai ở xung quanh, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.
Tiếp theo, vì bạn không thể tự vỗ lưng cho mình được, bạn vẫn có thể tự thực hiện việc ấn bụng để loại bỏ vật lạ.
  • Đặt nắm tay phía trên rốn của mình
  • Dùng tay còn lại nắm chặt lấy bàn tay đang đặt ở rốn và cúi người lên một chỗ dựa cứng- như bàn hoặc ghế
  • Ấn nắm tay của bạn vào bên trong, hướng lên trên.
Để làm thoáng đường thở của phụ nữ mang thai hoặc người béo phì
Đặt tay của bạn cao hơn một chút so với vị trí của nghiệm pháp Hem-lich thông thường, tại xương ức, ngay phía trên xương sườn thấp nhất.
Thực hiện như liệu pháp Hem-lich thông thường, ấn nhanh, mạnh vào ngực
Lặp lại quy trình nếu như thức ăn hoặc vật lạ không rơi ra ngoài hoặc nạn nhân vẫn bất tỉnh.
Làm thoáng đường thở của người bất tỉnh
Đặt nạn nhân nằm ngửa trên sàn
Làm thoáng đường thở: Nếu vật lạ mắc ở phía sau vòm họng hoặc mắc ở vị trí cao tại vòm họng (mà có thể quan sát được), dùng ngón tay đưa vào trong miệng và lôi vật lạ ra. Hết sức cẩn thận để không làm cho vật lạ mắc vào họng sâu hơn (việc này dễ xảy ra ở trẻ nhỏ).
Thực hiện hồi sức tim phổi (CPR) nếu vật lạ vẫn mắc lại và nạn nhân không phản ứng sau khi bạn thực hiện những thao tác trên. Việc ấn mạnh vào ngực trong khi cấp cứu CPR có thể làm vật lạ mắc kẹt lại. Thường xuyên kiểm tra miệng của nạn nhân.
Sơ cứu với trẻ dưới 1 tuổi
Ngồi xuống, đặt tay bạn lên đùi và đặt trẻ nằm cúi mặt trên cánh tay (đang đặt trên đùi) của bạn
Vỗ vào lưng trẻ 5 lần thật nhẹ nhàng, nhưng phải đủ mạnh. Trọng lực và việc vỗ lưng có thể làm vật ra rơi ra.
Nếu không hiệu quả, đặt trẻ nằm ngửa trên cánh tay sao cho phần đầu thấp hơn phần thân. Dùng 2 ngón tay đặt vào giữa xương ức của trẻ và ấn mạnh vào ngực 5 lần.
Lặp lại quy trình vỗ lưng và ấn ngực nếu trẻ không thở trở lại. Gọi cấp cứu ngay.
Thực hiện hồi sức tim phổi CPR với trẻ nhỏ nếu trẻ vẫn không thở sau khi làm các thao tác trên.
Nếu trẻ lớn hơn 1 tuổi, chỉ cần thực hiện liệu pháp Hem-lich và kỹ thuật "5-5" như hướng dẫn ở trên.

27-02-2018 14:05:29

Khi bị hóc dị vật, nạn nhân thường có những biểu hiện như ho sặc sụa, tím tái mặt mày, khó thở do dị vật mắc vào thanh quản... Làm thế nào để sơ cứu kịp thời, tránh tắc đường thở?

Hóc dị vật – Vấn đề không chỉ gặp ở trẻ em mà cả người lớn dễ bị
Hóc nghẹn là một trong những vấn đề thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Không chỉ với trẻ nhỏ, người lớn cũng gặp phải vấn đề này thường xuyên. Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), hóc dị vật thường gặp là hóc hạt lạc, ngô, hạt dưa, hạt na, chôm chôm, nhãn… Ở người lớn, hóc dị vật đường thở xảy ra khi ăn uống bị sặc, nghẹn, chất nôn trào ngược vào đường thở, có thể do nuốt phải đinh, móc câu cá…
Chuyên gia tư vấn sơ cứu khi bị hóc dị vật bất cứ ai cũng cần nắm rõ để ứng biến kịp thời - Ảnh 1.
Hóc nghẹn là một trong những vấn đề thường gặp trong cuộc sống hàng ngày.
Khi bị hóc dị vật, nạn nhân thường có những biểu hiện như ho sặc sụa, tím tái mặt mày, khó thở do dị vật mắc vào thanh quản, một số trường hợp thiếu oxy có thể xuất hiện những triệu chứng như giãy giụa, mặt đỏ bừng, ngã vật xuống…
Cho rằng hóc dị vật là một trong những tai nạn thường gặp, có thể dễ dàng tự khắc phục, rất nhiều người đã tự ý chữa hóc dị vật bằng mẹo. Thông thường, chúng ta vẫn cố gắng sử dụng tay móc họng hoặc dùng vật cứng móc ngoáy sâu vào họng. Nhiều người còn sử dụng nguyên cục cơm, hoa quả cố nuốt trọn để mong lấy được dị vật ra.
Chuyên gia tư vấn sơ cứu khi bị hóc dị vật bất cứ ai cũng cần nắm rõ để ứng biến kịp thời - Ảnh 2.
Cho rằng hóc dị vật là một trong những tai nạn thường gặp, có thể dễ dàng tự khắc phục, rất nhiều người đã tự ý chữa hóc dị vật bằng mẹo.
BS Nguyễn Tiến Dũng khẳng định, điều này vô cùng nguy hiểm vì có thể gây nên trầy xước, dẫn đến các biến chứng như viêm thanh quản, viêm tấy có mủ. Nhiều cha mẹ khi thấy con bị nôn ói, sặc lại lấy tay vuốt xuôi, vuốt lấy vuốt để những mong dị vật trôi xuống bụng nhưng lại vô tình làm chúng chui sâu vào phổi, khiến tình trạng càng trở nên nghiêm trọng. Đặc biệt, việc chữa hóc dị vật bằng mẹo có thể chặn toàn bộ đường thở, khiến nạn nhân có thể ngay lập tức bị ngừng thở.
Chuyên gia hướng dẫn sơ cứu hóc dị vật bằng thủ thuật Heimlich
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, khi bị hóc dị vật, chúng ta nên sử dụng thủ thuật Heimlich. Đây là mẹo hay chữa bệnh mà bất cứ ai cũng nên dắt túi, đồng thời cũng là kỹ năng sống, giúp cuộc sống của chúng ta trở nên dễ dàng hơn. Để sơ cứu khi bị hóc dị vật, chúng ta cần thực hiện những bước sau theo thủ thuật Heimlich:
Đối với người lớn
- Đầu tiên, người thân nên bình tĩnh, đỡ bệnh nhân đứng thẳng, mặt hướng về phía trước, người cấp cứu đứng phía sau, hai tay ôm bụng sát trên xương ức dùng cả thân người mình giật mạnh từ trước ra sau và từ dưới lên trên, làm tăng áp lực trong lồng ngực tống dị vật ra. Thực hiện động tác nhanh và dứt khoát.
- Khi nạn nhân ngã xuống, người thân cần lật nghiêng người hoặc nằm ngửa nhưng đầu nghiêng. Lấy hai bàn tay ấn vào phía trên xương ức thật mạnh từng cái một. Sau mỗi đợt ép, dùng 2 - 3 ngón tay để móc khoang miệng kiểm tra xem dị vật ra chưa.
Chuyên gia tư vấn sơ cứu khi bị hóc dị vật bất cứ ai cũng cần nắm rõ để ứng biến kịp thời - Ảnh 3.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, khi bị hóc dị vật, chúng ta nên sử dụng thủ thuật Heimlich.
Đối với trẻ nhỏ
Chuyên gia tư vấn sơ cứu khi bị hóc dị vật bất cứ ai cũng cần nắm rõ để ứng biến kịp thời
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng tư vấn sơ cứu trẻ bị hóc dị vật tại nhà. (Nguồn: Bệnh viện Bạch Mai).
- Một tay giữ bé, một tay dùng lòng bàn tay vỗ thật mạnh 5 – 7 cái vào lưng bé, chỗ giữa hai xương bả vai. Hành động này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực trẻ tăng lên để tống đẩy dị vật ra ngoài.
Chuyên gia tư vấn sơ cứu khi bị hóc dị vật bất cứ ai cũng cần nắm rõ để ứng biến kịp thời - Ảnh 5.
Với trẻ dưới 2 tuổi, phụ huynh có thể dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực.
- Sau khi thực hiện xong mà trẻ vẫn khó thở và tím tái, cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa, dùng hai ngón trỏ ấn nhanh, mạnh, đột ngột vào xương ức.
Nếu thấy cháo, sữa, canh… chảy từ mũi, miệng ra, cha mẹ cần hút sạch để thông đường thở cho con. Việc này cần làm sớm để tránh sữa không ứ đọng trong mũi, miệng.
Chuyên gia tư vấn sơ cứu khi bị hóc dị vật bất cứ ai cũng cần nắm rõ để ứng biến kịp thời - Ảnh 6.
Nếu thấy cháo, sữa, canh… chảy từ mũi, miệng ra, cha mẹ cần hút sạch để thông đường thở cho con.
Đặc biệt với trẻ dưới 2 tuổi, phụ huynh có thể dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực. Lấy 3 ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa chĩa ra) ấn mạnh 5 lần vào vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức).
Làm động tác này tới khi nào bé thấy đỡ hơn, tỉnh táo hơn. Song song với việc đó là gọi xe cấp cứu.
- Với những bé còn tỉnh táo, nói được, cha mẹ nên để trẻ đứng thẳng. Một người đứng ra sau lưng, ôm ngang thắt lưng bé, một tay tạo thành nắm đấm ấn mạnh lên vùng thượng vị, dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên liên tiếp.
Chuyên gia tư vấn sơ cứu khi bị hóc dị vật bất cứ ai cũng cần nắm rõ để ứng biến kịp thời - Ảnh 7.
au các bước sơ cứu, nếu dị vật hóc ra được thì vẫn cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện để kiểm tra, đề phòng dị vật còn sót lại ở đường thở.
- Trường hợp trẻ hôn mê, cha mẹ cần đặt bé nằm ngửa. Người sơ cứu quỳ gối, nắm 2 bàn tay thành 2 nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh liên tiếp tới khi nào bé tỉnh. Sau đó đưa bé ngay vào viện.
Lưu ý: Sau các bước sơ cứu, nếu dị vật hóc ra được thì vẫn cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện để kiểm tra, đề phòng dị vật còn sót lại ở đường thở.
 Tiểu Nguyễn / Theo Helin

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire