Translate

Libellés

samedi 3 septembre 2016

Tự săn sóc cho mình mà không tốn 1 xu và chẳng tốn thì giờ, đừng có quên đó.

Sức khoẻ là của trời cho.

Muốn sống vui, sống khoẻ, cần bỏ hết những ưu phiền không giải quyết được và tìm chuyện vui mà cười để tâm trí được bình yên.

Bên cạnh đó, chúng ta còn có thể tự săn sóc cho mình bằng những phương pháp dễ dàng nhất, không tốn tiền và tốn một chút thì giờ khi ngồi xem phim, xem TV hay coi phim truyện.

Kính chúc quý anh chị sức khoẻ và vạn an.

Caroline Thanh Hương

Bàn chân với cấu trúc vòm là bộ phận gánh chịu toàn bộ trọng lượng cơ thể. Vậy nên chúng ta cần quan tâm đặc biệt để đôi chân luôn khỏe mạnh và linh hoạt, và massage có lẽ là ý tưởng hay. photo tinhhoa.net-S6mFmc-20160829-8-loi-ich-tu-massage-ban-chan.jpg

Massage chân có lẽ là ý tưởng hay để đôi chân luôn khỏe mạnh và linh hoạt.
Trong thực tế, massage chân đã được nhiều nền y học cổ truyền nhìn nhận là phương pháp tăng cường sức khỏe thể chất và hạnh phúc tinh thần, đặc biệt là y học phương đông.
Bấm huyệt là một liệu pháp cổ xưa dựa trên mối liên quan giữa bàn chân và các nội tạng trong cơ thể người. Những huyệt này nằm rải rác trên lòng bàn chân, mắt cá, ngón chân và mu bàn chân. Thông thường người thầy thuốc sẽ dùng ngón tay kích thích từng điểm tương ứng trên bàn chân để đạt được mục đích điều trị.
Dưới đây là những lợi ích sức khỏe hàng đầu của việc massage chân.
1. Giúp ngủ ngon
Xoa bóp chân trước khi ngủ có thể giúp bạn ngủ ngon hơn nhờ cải thiện tuần hoàn máu cũng như làm thư giãn các đầu dây thần kinh.
Theo kinh nghiêm đông y, những huyệt vị quan trọng liên quan đến giác ngủ thường tập trung ở giữa lòng bàn chân và đầu ngón cái.

  photo tinhhoa.net-2bKH7k-20160829-8-loi-ich-tu-massage-ban-chan.jpg

Cách massage: Ngồi chéo chân đặt lòng bàn chân hướng lên trên. Dùng ngón tay ấn mạnh vào giữa lòng bàn chân rồi vuốt từ từ về phía ngón chân cái. Làm liên tục trong vòng 1 phút. Sau đó massage gót chân khoảng 10 phút bằng dầu dừa ấm hoặc dầu oliu.
2. Cải thiện lưu thông máu
Do lối sống ít vận động, đặc biệt là nhân viên văn phòng thường xuyên phải ngồi một chỗ, nên các bắp chân ít được sử dụng dần teo nhẽo. Ngoài ra, các loại giày hiện nay như giày tây, giày cao gót… cũng chú trọng thời trang hơn là sự thoải mái. Những điều này đã làm cản trở nghiêm trọng việc lưu thông máu ở bàn chân.
Chỉ với 10 phút massage chân mỗi ngày sẽ giúp hệ tim mạch tăng cường hiệu quả vận chuyển oxy cho bàn chân và cơ thể. Nhờ vậy liệu pháp này sẽ giúp phục hồi lưu thông máu ở bàn chân, ngăn ngừa chứng “giãn tĩnh mạch chi dưới” với người ngồi lâu.
  photo tinhhoa.net-fxhnPu-20160829-8-loi-ich-tu-massage-ban-chan.jpg


Cách massage: Bôi dầu massage lên lòng bàn chân vài phút. Sau đó tiến hành xoa bóp đều từ gót chân, qua giữa bàn chân đến ức bàn chân. Lặp lại tương tự với chân kia.
3. Chống trầm cảm
Xoa bóp và bấm huyệt bàn chân thậm chí có thể chống trầm cảm. Theo một nghiên cứu năm 2010 được công bố trên tạp chí Điều Dưỡng Hoa Kỳ, những động tác massage nhẹ nhàng có thể giúp những người bạn yêu thương vượt qua các giai đoạn khó khăn trong cuộc sống.
Một số điểm trên bàn chân được cho là có thể giảm triệu chứng trầm cảm. Ví dụ như điểm giữa ngón cái, giữa lòng bàn chân… Xoa bóp hoặc nhấn giữ các huyệt này khoảng 2-3 phút mỗi ngày có tác dụng ổn định tình cảm và sức khỏe tinh thần.
4. Các chứng đau nhức

  photo tinhhoa.net-uBHKWK-20160829-8-loi-ich-tu-massage-ban-chan.jpg

Bấm huyệt có thể giúp điều trị các chứng đau nhức như đau đầu, đau nửa đầu, đau cổ gáy, đau lưng…
Đối với đau lưng, nhẹ nhàng xoa bóp cạnh trong bàn chân từ ngón cái tới gót chân. Ngoài ra, xoa bóp lòng và đỉnh bàn chân cũng có hiệu quả tương tự.
Nếu bị đau cổ, xoa bóp các ngón chân và các khớp nối các ngón chân 5 phút mỗi ngày các cơn đau sẽ biến mất.
Xoa bóp mắt cá chân có hiệu quả đối với đau đầu và đau nửa đầu.
Để giảm đau đùi và đau lưng thì bấm huyệt ngay tại điểm giữa gân gót và xương mắt cá ngoài.
5. Giảm phù ở phụ nữ mang thai
Một trong các vấn đề nội tiết thời kỳ mang thai là những rối loạn về thận, dẫn đến phù nề và đau tức cẳng chân. photo tinhhoa.net-xSfVQU-20160829-8-loi-ich-tu-massage-ban-chan.jpg

Cách massage: 2 ngón cái giữ chặt phần ức bàn chân, các ngón còn lại lần lượt vuốt nhẹ phần mu bàn chân. Động tác này sẽ làm dịch bị ứ đọng ở cẳng chân nhanh chóng tuần hoàn trở lại và được thận thải ra ngoài khi tiểu tiện.
Cùng với massage chân hàng ngày, để giảm phù, sản phụ cần nghỉ ngơi, mang giày thoải mái, uống nhiều nước và giữ chân cao khi ngủ.
6. Rối loạn tiền mãn kinh
Nhiều phụ nữ ở lứa tuổi 50 thường hay có những triệu chứng như buồn bã, khó chịu, mất ngủ, đầy hơi, mệt mỏi, đau đầu và thay đổi tính tình. Chúng là biểu hiện của hội chứng tiền mãn kinh (PMS). Đó là những rối loạn hệ thần kinh thực vật trước khi kết thúc kinh nguyệt ở nữ giới.
Ở bàn chân có thể bấm huyệt dũng tuyền nằm ở lòng bàn chân, tại khe của gan bàn chân như một dòng suối, nguồn phát đầu tiên của thận khí đi ra.
Có thể kết hợp với xoa bóp toàn bộ bàn chân mỗi ngày, sẽ có tác dụng ổn định và cân bằng hệ thần kinh thực vật ở lứa tuổi này.
7. Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp

  photo tinhhoa.net-6FsSYQ-20160829-8-loi-ich-tu-massage-ban-chan.jpg

Huyết áp cao là bệnh mãn tính thường gặp ở người có thói quen ăn mặn, người mỡ máu cao hoặc người hay lo lắng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng bấm huyệt bàn chân sẽ giúp cơ tim giãn nhẹ qua đó hạ huyết áp và kích thích gan tăng cường bài tiết mỡ thừa trong lòng mạch qua túi mật.
Cách massage: Nhấn vào giao điểm của đường cạnh dưới ức bàn chân và đường giữa lòng bàn chân, hít sâu rồi giữ vài giây, rồi thả tay và thở ra. Lặp lại tương tự với chân kia. Thực hiện 2 lần 1 tuần.
8. Mối liên quan giữa nội tạng với bàn chân
Theo trung y xoa bóp ấn huyệt là một phương pháp rất tốt kích thích cơ thể hoạt hóa và đả thông lục phủ ngũ tạng. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn sơ đồ về mối liên quan của bàn chân với các nội tạng trong cơ thể. Hy vọng chúng sẽ giải quyết tốt các vấn đề bạn đang gặp phải.
  photo chua-cac-benh-thong-thuong-bang-matxa-an-huyet-long-ban-chan-1.jpg


Cách massage: Một tay giữ cổ chân, một tay ấn huyệt theo vị trí tương ứng khoảng 30 giây. Nếu bấm phải chỗ nào đau nhiều mà không phải do chấn thương hay bệnh lý chứng tỏ tạng tương ứng ở đó có bệnh, cần phải ấn lại điểm đó khoảng 30 giây nữa.
Lưu ý: Không massage chân khi có vết thương hở ở lòng bàn chân, gãy xương và ở bệnh nhân loãng xương nặng.
Hoàng An, theo Top 10 Home Remedies

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire