Translate

Libellés

dimanche 16 octobre 2016

Marine Thanh Vân viết Du Lịch Âu Châu, nhạc Quách Vĩnh Thiện.


Muốn viết một bài viết về Âu Châu, thiết nghỉ không phải du khách nào đến thăm vội vã , hay nghe nói thế này, thế kia ở đằng xa thì có thể thay thế người âu châu mà phát đóan xa hay gần chuyện xấu hay tốt về đời sống, xã hội của họ được.

Hơn thế nữa, phải sống, am hiểu và tường tận người công dân xứ này mới có quyền nói đến chuyện tốt hay xấu.

Mặc dù nước pháp hiện nay với phe gauche cầm quyền và tình hình kinh tế, chính trị cũng có nhiều khó khăn, như những khó khăn này cũng như bao quốc gia khác mà thôi.

Để đi sâu vào chi tiết, mời quý anh chị đọc bài viết của chị Marine Thanh Vân về chủ đề Du Lịch Âu Châu.

Caroline Thanh Hương
 photo Diapositive23_1.jpg


Bài được lưu lại dưới dạng pdf

Đọc thêm bài

Caroline Thanh Hương và tùy bút Gặp Nhau ở Belleville.


Du Lịch Âu Châu.
 photo 1w.jpg
Đã ở trên nước Pháp nhiều năm, nên xin mạn phép được cho ý kiến về bài viết của vài người đi du lịch Âu Châu.
Một vị ở Mỹ đi  theo nhóm người Á Đông theo kiểu du lịch rẻ tiền « chọn giá rẻ hơn 1/3 các công ty khác, một tour 15 ngày đi 8 nước ». Vị này đi như vậy  làm sao có chất lượng nên ông thất vọng là đúng rồi. Nếu muốn hưởng thụ và đi thăm viếng hoàn chỉnh, nên có hướng dẫn viên (guide) kinh nghiệm, biết rành nơi đi chốn ở của những hãng du lịch uy tín, và đi viếng nhiều nhất  2 hay 3 nước là quá sức rồi, vì chẳng hạn ở Paris, đi viếng 1 tuần cũng chưa hết chỗ.
Một người bạn học của tôi, sống ở Melbourne, vừa sang  viếng thăm Paris, sau 41 năm chúng tôi gặp lại, cô bạn lúc ở trung học theo sinh ngữ Pháp nên muốn tìm hiểu những gì cô đã học trong sách vở để so với thực tế.
Cô rất thành thật, sau khi viếng Lâu Đài Versailles và Nhà Thờ Đức Bà Paris, cô đã nói : không thể tưởng tượng được sự nguy nga, tráng lệ của Lâu Đài Versailles, cả khu vườn cũng tuyệt đẹp. Còn Nhà Thờ Đức Bà dù được xây từ năm 1163  nghĩa là hơn 800 năm rồi mà nét uy nghi, thẩm mỹ vẫn còn đó. Thật đáng khâm phục.
Cô chỉ cho ý kiến đặc biệt về 2 nơi nầy và sau đó  còn đi tìm xem ngôi nhà của văn hào Victor Hugo, đến công trường Bastille để xem nơi khởi thủy cuộc cách mạng 1789.
Cô bạn cũng chỉ ở Paris vài ngày rồi lên đường sang Tây Ban Nha. Tôi nhận thấy cô có trình độ văn hóa đáng nể trọng. Ngày xưa, cô học Luật và đỗ cử nhân, nhưng theo thiển ý của tôi, văn hóa khác với trí thức. Văn hóa ở trong tầm tay của mọi người, nếu thích thì tìm hiểu, nghiên cứu rồi sẽ có một kiến thức về văn hóa. Còn trí thức thường đi kèm với bằng cấp và đỗ đạt, nhưng một người trí thức chưa hẳn có văn hóa vững chắc.
Dù cô bạn cũng biết là đi viếng ở Paris nên cẩn thận giữ kín  cái ví xách, nhưng phải hiểu là nơi nào đông người, phồn hoa đô hội thì chắc chắn có bọn cướp giật lẩn quẩn đến 'làm ăn'. Đó là điểm yếu của Paris, nhưng nếu cẩn thận thì không có xãy ra việc gì đáng tiếc.
Còn những người đến Paris mà chẳng hiểu gì hết,  «Tháp Eiffel, một cột sắt đen sì», không thưởng thức được kỹ thuật kiến trúc và cái đẹp của tháp. Vào thời ngọn tháp được dựng lên năm 1887, đó là điểm cao nhất thế giới và cách kiến trúc với thuần những thỏi sắt ráp lại nhau là một sự 'canh tân' (innovation) chưa từng có. Đến nay ngọn tháp Eiffel dù mưa gió bão bùng vẫn tồn tại cùng tuế nguyệt  để cả thế giới đến ngắm và ngưỡng mộ. Tháp lại được bắt chước và copie nguyên bản để dựng lên khắp nơi, nhưng không sao so bì được với bản gốc.

 photo 11.jpg

Cùng cô bạn đến từ Melbourne (Úc) gặp lại sau 41 năm.

Vị viết bài chê Âu Châu này,  khi đi Florence và Roma  không biết thưởng thức những bức tượng, những tranh vẽ của các danh tài. Không biết khâm phục ngôi thánh đường ở Florence với cái vòm  Duomo, cả một công trình nghệ thuật và kiến trúc không dễ thực hiện vào thời đó (1296).
Đến Florence không biết xem các bức tượng sống động David, Bacchus của Michel Ange đã thực hiện vào những năm 1500 .Cái thiên tài đẽo gọt trên đá cẩm thạch  để hình thành những dáng vóc và nét mặt con người in như thật, hiếm mà thực hiện . Lẽ ra phải chiêm ngưỡng cho kỹ.

 photo 10.gif

Tượng David, cao 4m34, điêu khắc của danh tài Michel Ange.
  photo 9.jpg


Chi tiết ở bàn tay của bức tượng David

Đến Roma ở Vatican khi vào nhà thờ Saint Pierre phải chen vào xem bức tượng trứ danh La Piéta ( Đức Mẹ đở xác Chúa Giêsu ) cũng của Michel Ange, được điêu khắc trong cùng một tảng đá cẩm thạch to tướng (marbre) rất cứng chắc  mà sự tài tình của Michel Ange đã gọt dũa để đem lại những nét sống động của bàn tay, bàn chân, của nếp xếp nơi tà chiếc áo và người xem cứ có cảm giác là Chúa Giêsu đang muốn 'vuột' ra khỏi vòng tay Đức Mẹ, vì dù sao một bà mẹ mảnh mai, ôm xác con cũng khá 'nặng'. Nếu biết thưởng thức mới thấy cái 'siêu phàm' của Michel Ange, tại sao đến tận nơi mà không ngắm ?

Bức tượng La Piéta
  photo 8.jpg

Vào nhà nguyện La Chapelle Sixtie nếu ngững đầu nhìn trên vòm nhà,  nên tìm hiểu tại sao  Michel Ange vẽ được cả cái vòm nhà ấy trong 4 năm trời, để hoàn thành vào năm 1512 những bức họa tuyệt tác. Được nói đến nhất là bức họa Thượng Đế đưa ngón tay chuyền hơi sống cho Adam và Adam cũng nhoài người ra đưa ngón tay để đón nhận. Trứ danh và tuyệt vời.

 photo 7.jpg


Tất cả những văn hóa, nghệ thuật đó người không hiểu thì nói là tầm thường, có gì đáng xem đâu. Nhưng các tuyệt tác vô giá ấy đã được xếp vào hàng " Di Sản Nhân Loại ", Unesco có những chuyên viên chuyên ngành (expert), họ nghiên cứu kỹ mới thẩm định đâu là Di Sản, nghĩa là thuộc hàng quí giá  và phải bảo tồn.
Đến các nơi « ngàn năm văn vật » đó mặc dù có thể chỗ đi 'tiểu tiện' không tiện nghi nhưng các công trình nghệ thuật thì siêu việt. Đủ để bù cho cái thiếu sót kia. Nhưng thú thật, tôi không hiểu tại sao khi tôi đi đến nơi đó, người hướng dẫn của nhóm đưa chúng tôi đến những nơi sạch sẽ, tiện nghi. Như ở Florence, sau khi đi viếng đủ thứ, lúc viếng một tiệm chế tạo dầu thơm để xem cách họ thực hiện dầu thơm mà  từ hàng thế kỷ trước, người hướng dẫn bảo chúng tôi đi 'toilettes' ở đây. Thế là mọi người vào nơi lịch sự thơm phức mùi dầu thơm để 'giải tỏa'. Lúc ở Roma, trước khi vào Vatican, người hướng dẫn cũng đưa chúng tôi đến một cửa tiệm rộng lớn, bán đồ lưu niệm, và bảo nên đi 'giải tỏa' ở đây. Ai mua đồ lưu niệm thì chọn lựa, ai vào 'toilettes' thì vào, cũng sạch sẽ không có gì đáng chê. Như vậy, khi bạn đi du lịch, tốt hay xấu là do người hướng dẫn, nếu người này có kinh nghiệm và quen nơi quen chốn  thì bạn không gặp những cảnh bất tiện, lỡ khóc lỡ cười. Nếu bạn chọn một cơ quan hướng dẫn mà bạn không muốn chi tiền đúng « đồng tiền bát gạo » mà đòi tiện nghi, ăn ngon, khách sạn tốt thì điều đó chỉ có trong mơ.
Các vị ở bên Mỹ không biết thưởng thức cái đẹp, cái tuyệt tác của nghệ thuật thì thôi vậy, đâu thể nào chuyển cho các vị đó những gì gọi là văn hóa.
Nguồn gốc, xuất xứ về nền  văn minh của nhân loại đến từ các quốc gia Âu Châu, nhất là vùng Địa Trung Hải. Ở Las Vegas có "nhái" lại tất cả của Âu Châu từ Tháp Eiffel, đến Venise, và cả Kim Tự Tháp của Ai Cập. Thì người bên Mỹ không muốn đi xa, cứ đến Las Vegas xem các đồ "nhái" cũng tạm gọi là "văn hóa"
Bên Mỹ thoải mái, rộng rãi nên tôi có thấy bài viết khen ngợi các restroom. Bên các xứ Âu Châu, nhỏ hẹp, tấc đất là tấc vàng không thể có những restroom "hoành tráng" vì có trống miếng đất nào là đã có một công trình nghệ thuật. Tuy vậy ở Paris cũng có nhiều 'toilettes' công cộng và trong các tiệm cà phê, thường người ta dừng chân uống nước rồi đi 'toilettes' luôn. Có tốn 1 hay 2€ cũng chẳng nghèo thêm tí nào. Còn bên Mỹ restroom  quá sạch sẽ, đẹp đẽ nên nếu buồn buồn đi dạo loanh quanh rồi mệt thì chui vào restroom của thành phố 'hóng mát' cũng hạng nhất rồi.

  photo 6.jpg

Một phòng toilettes công cộng ở Pháp

Dân Âu Châu lúc gần đây buồn cười cho ông Donald Trump khi ông tuyên bố: « Vương Quốc Bỉcó cùng biên giới với Tây Ban Nha ». Nơi có nghị viện Âu Châu mà ứng cử viên Tổng Thống của một cường quốc  không biết Vương Quốc này nằm ở nơi nào. Trình độ văn hóa kém cõi như vậy nên đủ hiểu, có gì để nói thêm. Âu Châu đâu phải là Phi Châu, với 500 triệu dân, Liên Hiệp Âu Châu cũng 'nặng ký' về kinh tế, tài chánh và về chính trị quân sự, mà ông Trump không biết gì về Vương Quốc Bỉ.
Nhớ có một lần, tôi đọc bài của một người đi đến Barcelonna (Spain) mà chỉ quanh quẩn nơi khu khách sạn mình ở,  nên vị đó không trông thấy gì về Barcelonna cả, rồi 'phán' : "chẳng có gì". Nếu vị đó đã chịu khó đọc những quyển hướng dẫn về thành phố này thì sẽ đi tìm xem nhà thờ Sagrada Familia với lối kiến trúc kỳ lạ, vào nhà thờ là cả một màn ánh sáng tràn vào từ đỉnh cao. Và nhà thờ xây từ 100 năm rồi mà vẫn chưa xong, người ta vẫn còn tiếp tục xây cất. Còn khu vườn Güell cũng kỳ lạ như đi lạc vào chốn thần thoại với những ngôi nhà ngộ nghĩnh, những mái ngói cong vẹo, những lối đi mà ta cứ ngỡ sụp xuống đất (kiến trúc sư cố tình) nhưng tất cả đều hài hòa, xinh xắn.
  photo 5.jpg


Parc Güell

 photo 4.jpg

Nhà thờ Sagrada Familia ở Barcelonna

Ở Barcelonna cũng có những con đường chính với những ngôi nhà 'không giống ai' nhưng đẹp lạ lùng, tiêu biểu cho kiến trúc của thành phố này. Còn Bảo Tàng Viện Picasso, cũng nên vào xem cho biết hành trình của ông hoạ sĩ trứ danh. Lúc trẻ ông cũng vẽ theo trường phái cổ điển : vẽ chân dung bình thường, vẽ cảnh vật như mắt mình trông thấy và vẽ rất đẹp. Cha ông cũng là họa sĩ, dạy cho con cách cầm cọ và màu sắc, nhưng khi ngắm một bức tranh của Picasso lúc còn bé thơ vẽ, người cha sửng sốt và cất cọ để giải nghệ luôn vì biết mình (so với cậu con), tài nghệ không đáng kể. Về sau Picasso mới vượt thoát, vẽ tranh trừu tượng. Lúc còn sinh tiền, tranh Picasso đã đắt giá hơn vàng.
  photo 3.jpg

  photo 2.jpg

Hai bức tranh của thời khởi đầu (Picasso)

 photo 1.jpg

 Bức tranh thời cubiste, Picasso.


Một tài nghệ như vậy có xứng đáng khi ta dừng chân ở Barcelonna đến xem Bảo Tàng Viện để biết chút gì về ông không ? Nếu không đến thưởng thức thì không nên nói :"Barcelonna chẳng có gì đáng để ý". Nhân vô thập toàn !
Các nước Âu Châu, như Pháp, có cách sống của họ và người dân sống ở Pháp 'có phước' lắm mà nhiều khi không biết. Được chính phủ lo lắng tòan vẹn khi bịnh hoạn, càng bịnh nặng càng được chăm sóc miễn phí. Tôi có biết một người bạn, học ra kỹ sư bên Pháp, làm việc một thời gian rồi bỏ sang Mỹ lập nghiệp. Lúc đầu rất khá giả, nhà cửa huy hoàng. Không may, bà vợ anh nhuốm bịnh ung thư, anh bỏ hết tiền bạc, tài sản chữa bịnh cho vợ nhưng bà vẫn qua đời. Sau này, anh về Pháp thăm bạn bè cũ và nói với vẻ chua xót : "Nếu tôi ở lại Pháp thì không chừng vợ tôi còn sống. Ở Mỹ mỗi lần đi 'hóa trị' là cả $10 000, tôi sạt nghiệp vì chữa bịnh cho vợ. Bây giờ tôi không còn của cải gì hết"
Nghe trường hợp Phó Tổng Thống Mỹ thì hiểu, ông Obama đã rơi nước mắt xin ông Joe Biden đừng bán nhà cốt để  chữa bịnh cho con, hãy để ông Obama lấy tiền bản quyền quyển sách ông đang viết,  rồi giúp cho vị Phó TT của mình.
Và cũng ông Obama thú thật là chỉ mới vừa trả hết nợ ngân hàng cho hai vợ chồng ông, số nợ được mượn khi còn là sinh viên để đi học.  Bên Mỹ sống "bấp bênh" như thế thì có gì là sung sướng ? Còn sức làm việc thì có tiền, lỡ bịnh nặng thì vô ngã cụt. Nợ tiền nhà, nợ tiền học... như vậy chỉ khi nào là triệu phú thì mới sung sướng.
Ở Pháp, sống 'đơn giản' nhưng  được chính phủ lo lắng mọi bề. Nên có người gọi bên Pháp là  'nhà nước vú em' (nói một cách chế diễu) chuyển dịch từ « l'état providence » nhưng  đúng nghĩa của danh từ này thì phải dịch là 'nhà nước chu toàn'. Nhà nước lo cho dân mọi thứ. Đành là chế độ xã hội theo kiểu Pháp có những khuyết điểm và những lạm dụng nhưng người dân được hưỡng lợi, và sung sướng không phải lo : "không biết lấy tiền đâu chữa bịnh" hay kêu gọi bạn bè, người quen đóng góp kẻ ít người nhiều để chữa bịnh. Ngoài ra, bên Pháp về già thì ở tại nhà, không cần phải lái xe hay không cần ai đến đưa rước, chỉ tà tà bước ra phố là có đủ tiệm tùng, chợ búa ... không nói được tiếng Pháp nhiều thì cũng bập bẹ và người bản xứ cũng hiểu, cũng trò chuyện bâng quơ nên người Việt lớn tuổi không có cái cảm giác bị bỏ vào một xó hay  suốt ngày không có ai đến trò chuyện. Các Thị Xã thường tổ chức các chuyến du ngoạn cho người già, dẫn đi viếng nơi này nơi khác.  Khi già quá đi không nổi mà không muốn vào viện dưỡng lão thì có người của Thị Xã đến nấu ăn, tắm rửa, dọn dẹp và dìu đi một vòng ra phố.
Như vậy sống bên Pháp với chế độ xã hội là quá sướng, nhiều người ở bên này không hiểu vì cứ nghe người ta ‘nói hươu nói vượn’, chê bai nước Pháp rồi cứ tin. Ai ở Pháp nên an lòng, bạn đang sung sướng lắm. Có những  người  không bằng bạn nên mặc cảm rồi ganh tị nói ra nói vào. Nếu muốn thử thì bạn đi nơi khác sống rồi sẽ hối tiếc. Còn nữa,  Pháp là một xứ sở vừa đẹp vừa có khí hậu ôn hòa, mùa đông không quá lạnh, mùa hè không quá nóng (bao nhiêu đó đủ là một ‘điểm son’) Và nước Pháp văn minh, trình độ sống rất cao. Tất cả những điều đó đủ để bạn biết là mình may mắn.

Cám ơn quí vị  đã đọc và tha lỗi cho tôi đã nói sự thật, sự thật có thể làm mích lòng. Nhưng tôi chỉ mạn phép trả lời những gì người khác đã viết sai về nước Pháp và Âu Châu.
Trân trọng.
(Xin mời quí vị đọc và xem thêm bài viết « Nước Pháp Vào Hạ », cũng như bài « Paris est une fête » dựa theo danh hào Ernest Hemingway mà tôi sẽ gởi tiếp theo đây để rõ về nước Pháp, nếu muốn tìm hiểu).

 Marine Van






Video Youtube Playlist – Paris Tình Lãng Mạn :
Paris, Tình Lãng Mạn
( Paris, la Romance ).
 
Thanh Vân
Paris, le 8 juin 2006  

Paris Tình Nở.
(Paris, l’amour en éclosion)

Paroles : Thanh Vân
Paris, le 18 Avril 2006 
Musique : Quách Vĩnh-Thiện
Paris, le 20 Avril 2006
Voix : Tố Hà 
Tình Không Phai
(Ineffaçable, l’Amour)
Lời : Thanh Vân
Paris, le 18 avril 2006  
Nhạc : Quách Vĩnh-Thiện
Cap d’Agde, le 29 avril 2006 
Tiếng hát Mỹ Dung :
Tiếng hát Xuân Phú :

Lòng Nát Tan

(Le coeur brisé)

Lời : Thanh Vân
Paris, le 21 Avril 2006   
Nhạc : Quách Vĩnh-Thiện 
Paris, le 25 Avril 2006  
Tiếng hát Mai Thảo

Paris Như Hoang Vắng

(Paris, tel un désert)

Lời : Thanh Vân     
Paris, le 31 mai 2006
Nhạc : Quách Vĩnh-Thiện    
 
Paris, le 6 juin 2006
Tiếng hát Mai Thảo :
Paris Mùa Lể Hội 
(Paris, la saison festive) 
Lời : Thanh Vân
Paris, le 3 septembre 2006
Nhạc : Quách Vĩnh Thiện
Paris, le 5 Septembre 2006    
Tiếng hát : Hương Giang

Gởi Em Lời Nhung Nhớ

 (A TOI  … MA  NOSTALGIE   D’AMOUR)
Lời : Thanh-Vân  
Paris, le 7 janvier 2007
Nhạc : Quách Vĩnh-Thiện  
Paris, le 21 janvier 2007
Tiếng hát Xuân Phú.
PARIS Bên Em
(PARIS, à tes côtés)
Lời : Thanh Vân
Paris, le 26/08/2007
Nhạc : Quách Vĩnh-Thiện
Paris, le 6/09/2007
Tiếng hát : Thụy Long

Nếu Một Mai Mình Xa Cách

(Si jamais nous nous séparions)

Lời : Thanh Vân 15/10/2009
Trên đường đi Cap d’Agde.
Nhạc : Quách Vĩnh-Thiện
Paris, le 26 Octobre 2009.
Tiếng hát : Hương Giang

Paris Đón Tết

(La saison du nouvel an Tết)

Lời : Thanh Vân
Paris, le 16 Janvier 2010
Nhạc : Quách Vĩnh Thiện
Paris, le 19 Janvier 2010
Tiếng hát : Quang Minh

Paris, Mùa Giáng Sinh

( Paris, la saison Noël )
Parole  : Thanh Vân.
Paris, le 16 Janvier 2010.
Musique  : Quách Vĩnh-Thiện.
Paris, le 29 Janvier 2010 
Tiếng Hát Mai Thảo.



--
Quách Vĩnh Thiện

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire