Translate

Libellés

mercredi 14 décembre 2016

Phóng sự bằng hình về những căn nhà ống ở Hà Nội với câu chuyện làm dâu phố cổ / Les maisons tubes de Hanoï.


Habiter Le Monde - Episode 16 - Vietnam : Les... par GayoAwWw4

Ở những khu phố Hà Nội trong phim phóng sự cho thấy nếp sống mới là số người tăng trưởng quá nhanh nên họ cần có những căn nhà với chiều cao bất đắc dĩ và những con hẻm thật sâu vào những appartement có thề rất đẹp.

Giá trung bình 1 thước đất vuông ở đây có thể lên đến 30 ngàn đô.

Với những loại nhà ống mọc theo chiều cao, có những đai gia đình sống trong đó.

Tôi nhớ có đoc̣ một câu chuyện cho biết là ngày xưa, người Hà Nội có thể lấy nhau và chung sống với gia đình bên chồng mà chỉ cách nhau tấm vải rèm mà thôi.

Theo chân người làm phóng sự, chúng ta mới biết là ở nơi đây, những bờ lề dành cho khách đi bộ chỉ còn trong chiêm bao, vì người ta đã xuống đường đi bộ với xe chạy và vỉa hè là nơi đặt hàng để buôn bán.

Những thứ được bày bán ở đây, có khi là hàng khô, mà cũng có khi là những quày bán thức ăn theo đường phố.

̣Đừng nghỉ đến chuyện có vệ sinh hay không nhé, vì có được tất đất ở Hà Nội đã là có tất vàng rồi đấy.

Cám ơn chị Cathy đã sưu tầm chuyện Làm Dâu Phố Cổ.

 Caroline Thanh Hương

Les maisons tubes de Hanoï

Souvent les règles d’urbanisme donnent aux villes leurs principales caractéristiques formelles. Ainsi chaque époque a ses propres lois et marque la ville avec de nouveaux traits. Nous sommes à Hanoï, la capitale du Vietnam, où une typologie particulière de maison existe et a dessiné une ville singulière : ce sont les maisons tubes.

  photo hanoi2-620.jpg


3,4, 5 ou 6 mètres, sont les largeurs moyennes des maisons tubes, ce qui crée une architecture singulière en façade.
Le 3 mai dernier, nous arrivons à Hanoï, après avoir passé une nuit dans l’aéroport de Saigon. Nous attendions, là bas, un avion d’une compagnie low cost prévu tôt dans la matinée. Il a deux heures de retard, et finalement c’est le pilote qui, énervé de ne pas savoir où était son avion, arrive en salle d’embarquement et décide de prendre la situation en main en se rendant directement sur le tarmac accompagné d’une partie de son équipage. Arrivés un peu avant midi, nous prenons un bus en direction du centre ville de la capitale. Dès l’aéroport, situé en dehors de la ville, des maisons aux formes étranges surgissent de nulle part. Des parallélépipèdes fins et rectangles siègent entre les champs et rizières cultivés de ces parties de la ville pas encore gagnées par l ‘urbanisation largement croissante.
3,4, 5 ou 6 mètres, sont les largeurs moyennes des maisons tubes. La majorité des maisons sont très étroites, ce qui crée une architecture singulière en façade. La taxe foncière à Hanoï est calculée au prorata du nombre de mètres linéaires de la façade installée sur la rue. Le calcul a très vite été fait, les maisons à Hanoï ont poussées depuis les débuts du régime communiste d’Ho Chi Min de cette manière. Une façade réduite se prolongeant sur des parcelles entre 10 et 20 mètres de longueur, les étages eux aussi se multiplient donnant des maisons de 4 à 5 niveaux.
Originellement, elles appartiennent à une seule et même famille, cette dernière utilisant la plupart du temps le rez-de-chaussée pour un commerce. Plus il y a de vitrine disponible et exposée sur la rue, plus la taxe est élevée : c’est ce qui peut expliquer une partie des motivations de la taxe au mètre linéaire. La maison se déploie dans un entre-deux murs riche de contraintes. Il n’y a aucune fenêtre sur les façades latérales, ou alors elles sont bouchées lorsque le mur des voisins arrive, souvent à quelques centimètres ou complètement contre le premier. Au centre de la maison et de la parcelle il y avait une cour, qui apportait de l’air et de la lumière. C’est toujours le lieu de l’escalier qui relie les étages entre eux. Le prix du foncier croissant a densifié les quartiers et élargi les planchers des niveaux des maisons. En augmentant la surface habitable, la cour intérieure a disparu. Le cœur de ces maisons que nous avons essayé de visiter est devenu sombre.
  photo maison-tube-hanoi.jpg

Depuis les roofs tops la vue est impressionnante, la ville est coupée au couteau, les maisons sont de fines tranches regroupées en ilots le long des avenues.
Pour se rendre compte du paysage urbain que ces maisons produisent, nous arrivons à nous faufiler jusque dans les ascenseurs des hôtels luxueux qui dominent le centre de la ville. Depuis les roofs tops la vue est impressionnante. Nous découvrons une ville coupée au couteau, les maisons sont de fines tranches regroupées en ilots le long des avenues. La coupe est renforcée par les multiples formes, couleurs et les différences altimétriques des toitures. Le paysage est saisissant, à croire que l’installation de cette taxe a réussi à donner à la ville les richesses d’un paysage très éloigné de la monotonie d’une ville trop uniformisée.
Ces maisons font partie intégrante du patrimoine de la ville d’Hanoï.
Ces maisons font partie intégrante du patrimoine de la ville d’Hanoï.
Ces maisons tubes sont une aberration pour certains. L’architecture a besoin d’espace et de lumière mais d’autres sont profondément attachés à cette typologie d’habitat. Ces maisons font partie intégrante du patrimoine de la ville d’Hanoï. De jeunes cabinets d’architecture travaillent toujours sur ce sujet unique et propre au Vietnam. Souvent pour des maisons à beaux budgets, dans la réhabilitation ou dans la construction neuve, ces architectes travaillent sur ces problématiques d’espace et de lumière. Des nouvelles propositions architecturales ponctuent les différents quartiers de la ville. Nous rencontrons Dao Thanh Hung, fondateur de AHL Studio un atelier prometteur basé dans le centre d’Hanoï. Il s’est spécialisé dans l’habitat. Les maisons qu’ils conçoivent et construisent portent le nom des dimensions du rectangle des parcelles dans lesquelles elles s’insèrent : 7×18, 4,5×20, 3×16. La recette est simple et efficace, ouvrir les planchers, dilater les espaces, et créer des cellules d’intimité à l’intérieur d’un espace ouvert et fluide. Pour la lumière au cœur de la maison, il perce le toit, et crée à nouveau un patio intérieur, les murs clairs la diffusent. L’escalier est, lui, redevenu la pièce maîtresse de l’architecture de ces maisons.
Après la découverte de ce contexte urbain, riche de contraintes, mais auquel l’architecture a su offrir de belles solutions, nous partons en direction de la Chine avec une étape de quelques jours dans les vallées du Nord Vietnam. Là-bas vivent encore des tribus, majoritairement Hmong, dont les architectures traditionnelles sont restées inspirées par leurs ancêtres originaires du sud de la Chine.

Giặt quần áo : laver ses vêtements

Aujourd’hui, il fallait que je sache dans quelles conditions je pouvais laver mon linge. A l’aide de Google Translate, d’un papier et d’un bic j’ai donc recopié la phrase fournie par le traducteur, tenté de la prononcer et au final montré mon papier à ma logeuse. Nous nous sommes comprises.
De la même façon que dans les autres maisons des personnes locales que j’ai pu voir, le dernier étage de la maison est toujours un peu particulier : il comporte une terrasse ou un balcon pour sécher le linge et faire pousser ses plantes (et non l’inverse) ainsi qu’une pièce avec un petit autel dédié au culte. Ce principe est respecté ici. La brise assez douce qui souffle en ce moment doit permettre de sécher les vêtements assez vite, malgré l’humidité importante.
Une fois parvenus en haut de la maison, nous sommes en effet assez haut par rapport à la rue puisqu’il semble qu’assez généralement, les maisons sont bâties toutes en hauteur et sont donc très étroites. Ceci est particulièrement visible lorsque les bâtiments contigus ont été bâti à des périodes différentes.
maison étroite 2 maison étroite
Dans cette largeur, chaque étage ne peut comporter qu’une à deux pièces au maximum. Chez moi, nous sommes en R+4, avec :
– le salon / cuisine / garage au rez-de-chaussée
– ma chambre et une salle de bain au R+1
– d’autres pièces de la même largeur (soit environ 5 mètres en façade je dirais) au R+2 et R+3
– et donc la salle de culte, buanderie et terrasse pour le séchage au R+4
Tout se passe comme si à la « maison-tube » du XVII° siècle dans le vieux quartier, construite de plain-pied, avait pivoté de 90° en conservant son étroitesse mais en s’élançant dans le ciel au lieu d’occuper le sol.

  photo maison-tube.png

Je lis sur ce site (qui me semble par ailleurs bien sympa) que : « La taxe foncière à Hanoï est calculée au prorata du nombre de mètres linéaires de la façade installée sur la rue. », ce qui serait une bonne explication. Je ne suis pas sûre que ce soit très optimisé en terme de surface utile, chaque logement possédant son propre escalier. Mais en contrepartie avantageuse, chaque maison a son propre balcon / terrasse / jardin.

Truyện ngắn
Làm Dâu Phố Cổ.

Tôi đã thủ sẵn trong túi quần một chiếc khăn mặt để nhét vào mồm vợ. Nhờ sự chuẩn bị chu đáo và sự hỗ trợ tích cực của cả gia đình mà buổi động phòng đã diễn ra tốt đẹp, đạt kết quả cao.

Hình ảnh: Làm dâu phố cổ ngỡ ngàng vì thực tế quá phũ phàng! số 1

Khi em ngỏ lời muốn lấy tôi làm chồng, tôi đã hỏi em rằng: “Có sợ khổ không?”. Em trả lời: “Không! Lấy trai phố cổ thì đời nào lại khổ! Mẹ em bảo, nếu Nội là miếng trứng ốp-lết thì phố cổ là cái lòng đỏ, là tấc đất tấc vàng”.

Có lẽ khi ấy, em cũng giống như bao nhiêu người khác, chỉ biết đến phố cổ với những nhà hàng, cửa hiệu hào nhoáng, có những ông Tây lang thang trên những con phố lung linh, ngợp lá thu vàng, mà không thấy rằng, phía sau những ánh đèn long lanh ấy là rất nhiều những con ngõ nhỏ gầy gò, ẩm thấp, là những dãy nhà xập xệ, xuống cấp, là những căn phòng chật chội, tối tăm.

Chỉ đến khi dắt em về nhà ra mắt, vào một chiều mưa lay lắt, tôi mới thấy nỗi buồn của em dâng lên trong mắt chập chờn. Em phải gửi chiếc Attila ở cửa hàng hoa, bởi con ngõ quá nhỏ khiến cái xe không thể lọt qua. Mình phải đi bộ một đoạn khá xa mới vào được nhà. Vừa đi, tôi vừa nắm tay em, cười xòa:

- Ở đây, ai đi xe ga cũng đều phải gửi ở ngoài như vậy cả. Xe số muốn qua cũng phải cụp gương, bẻ gập tay ga, được cái là xe đạp thì vô tư em à.

Em cười trừ, cố nén tiếng thở dài hoang hoải. Nhưng đến khi bước vào nhà thì em đã không thể nén thêm được nữa, bởi sự ngỡ ngàng đã nằm ngoài sức chịu đựng, bởi thực tế phũ phàng đã vượt xa khả năng tưởng tượng.

- Sao nhà bé thế anh?

Đó là câu đầu tiên em thốt lên khi nhìn thấy căn phòng rộng chưa đầy 20 mét vuông với những vệt loang lổ trên tường, không chiếu, không giường, chỉ có lổm nhổm những người ngồi đứng ngổn ngang. Đó là bố tôi, là vợ chồng con cái anh chị tôi, cả thảy bảy người trong một căn phòng nhỏ và chật chội như một chiếc nôi. Có lẽ, em cũng hiểu vì sao nhà tôi lại không chiếu, không giường, không bàn uống nước. Bởi nếu kê mấy thứ đó ra thì chẳng còn chỗ để ngồi, chẳng còn đường đi lối lại. Tôi quay sang em, giải thích bằng giọng ngài ngại:

- Ở khu này, nhà nào cũng thế cả em à!

Hình ảnh: Làm dâu phố cổ ngỡ ngàng vì thực tế quá phũ phàng! số 2

Trang chủPhong cáchCHƠI BLOGThứ bảy, 29/11/2014 16:22 GMT+7
Facebook Twitter Gplus Print Email
Làm dâu phố cổ
Tôi đã thủ sẵn trong túi quần một chiếc khăn mặt để nhét vào mồm vợ. Nhờ sự chuẩn bị chu đáo và sự hỗ trợ tích cực của cả gia đình mà buổi động phòng đã diễn ra tốt đẹp, đạt kết quả cao.
Võ Tòng đánh mèo

Khi em ngỏ lời muốn lấy tôi làm chồng, tôi đã hỏi em rằng: “Có sợ khổ không?”. Em trả lời: “Không! Lấy trai phố cổ thì đời nào lại khổ! Mẹ em bảo, nếu Nội là miếng trứng ốp-lết thì phố cổ là cái lòng đỏ, là tấc đất tấc vàng”.

Có lẽ khi ấy, em cũng giống như bao nhiêu người khác, chỉ biết đến phố cổ với những nhà hàng, cửa hiệu hào nhoáng, có những ông Tây lang thang trên những con phố lung linh, ngợp lá thu vàng, mà không thấy rằng, phía sau những ánh đèn long lanh ấy là rất nhiều những con ngõ nhỏ gầy gò, ẩm thấp, là những dãy nhà xập xệ, xuống cấp, là những căn phòng chật chội, tối tăm.

Chỉ đến khi dắt em về nhà ra mắt, vào một chiều mưa lay lắt, tôi mới thấy nỗi buồn của em dâng lên trong mắt chập chờn. Em phải gửi chiếc Attila ở cửa hàng hoa, bởi con ngõ quá nhỏ khiến cái xe không thể lọt qua. Mình phải đi bộ một đoạn khá xa mới vào được nhà. Vừa đi, tôi vừa nắm tay em, cười xòa:

- Ở đây, ai đi xe ga cũng đều phải gửi ở ngoài như vậy cả. Xe số muốn qua cũng phải cụp gương, bẻ gập tay ga, được cái là xe đạp thì vô tư em à.

Em cười trừ, cố nén tiếng thở dài hoang hoải. Nhưng đến khi bước vào nhà thì em đã không thể nén thêm được nữa, bởi sự ngỡ ngàng đã nằm ngoài sức chịu đựng, bởi thực tế phũ phàng đã vượt xa khả năng tưởng tượng.

- Sao nhà bé thế anh?

Đó là câu đầu tiên em thốt lên khi nhìn thấy căn phòng rộng chưa đầy 20 mét vuông với những vệt loang lổ trên tường, không chiếu, không giường, chỉ có lổm nhổm những người ngồi đứng ngổn ngang. Đó là bố tôi, là vợ chồng con cái anh chị tôi, cả thảy bảy người trong một căn phòng nhỏ và chật chội như một chiếc nôi. Có lẽ, em cũng hiểu vì sao nhà tôi lại không chiếu, không giường, không bàn uống nước. Bởi nếu kê mấy thứ đó ra thì chẳng còn chỗ để ngồi, chẳng còn đường đi lối lại. Tôi quay sang em, giải thích bằng giọng ngài ngại:

- Ở khu này, nhà nào cũng thế cả em à!

Trong bữa cơm, em gần như chẳng nói gì, chỉ im lặng, rồi cuối cùng mới ngập ngừng ghé tai tôi thì thầm:

- Tối cả nhà ngủ ở đâu anh?

- Thì trải đệm nằm dưới nền nhà! Em thấy cái rèm kia không, là của anh trai và chị dâu đấy, lúc nào muốn làm việc riêng thì quây rèm kín lại, làm xong thì lại kéo rèm lên!

- Thế đêm tân hôn, mình động phòng ở đâu?

- Ở đây chứ ở đâu! Anh sẽ làm thêm cái rèm nữa, giống như của anh chị ấy.

- Có vẻ là không ổn anh à, bởi anh chưa biết đấy thôi, chứ những lúc bị kích động, em thường la hét ầm ĩ, rồi vớ được cái gì là túm, là giựt cái đó, em sợ là mình sẽ giựt đứt cả cái rèm xuống mất?

- Thật vậy sao? Được rồi, để anh tính.

Em thở dài, cúi đầu ăn tiếp. Nhưng có vẻ như ăn đồ ăn nhà tôi không hợp với em thì phải, bởi chỉ lát sau, tôi thấy em ôm bụng nhăn nhó:

- Nhà vệ sinh đâu anh? Em đau quá!

- Ở đầu ngõ. Em đi nhanh đi kẻo không kịp.

Tôi vừa nói vừa vội vàng lấy cuộn giấy vệ sinh và một miếng bìa carton nhỏ đưa cho em. Dẫu đang nhăn mặt vì đau thì em vẫn không giấu nổi vẻ ngạc nhiên:

- Gì đây anh?

- À, là nhà vệ sinh chung của cả khu, nên ai đi thì người ấy mang giấy, chứ để sẵn ở đấy thì bao nhiêu cho vừa?!

- Không, em hỏi miếng bìa cơ mà?

- Là vì nhà vệ sinh quay ra ngõ, mà cái cửa lại hỏng rồi, nên phải mang theo miếng bìa này để che lại!

- Che cái gì ạ?

- Che gì là tùy sở thích! Với hầu hết những người dân trong khu này, vì đã quen mặt nhau nên họ thường che mặt, bởi dù có nhìn thấy bộ phận bên dưới thì cũng không nhiều người có thể nhận ra đấy là ai. Còn em mới tới đây lần đầu, anh nghĩ em cũng chưa cần thiết phải che mặt, che cái bên dưới thôi là được rồi!

Hình ảnh: Làm dâu phố cổ ngỡ ngàng vì thực tế quá phũ phàng! số 3

Thế rồi cũng đến giai đoạn tôi và em cuống cuồng chuẩn bị cho đám cưới. Thật đen đủi là trong cái lúc bận mải ấy, bố tôi lại không được khỏe cho lắm. Ông cụ hay bị cảm, sốt, ho, đau lưng, đau bụng, nói chung là đau lung tung. Thực ra, người già bị mấy cái bệnh vặt đó cũng không phải chuyện lạ, vấn đề là cứ hơi hơi đau một tí là bố lại bắt tôi đưa đi viện. Nhiều lúc đang đi in thiếp, đang chụp ảnh cưới, bố tôi cũng gọi điện bảo tôi về chở ông đi. Vợ tôi thấy vậy, dù không dám trách móc, nhưng qua giọng nói cũng thể hiện đôi chút phiền lòng:

- Anh đang lo việc như thế, bố không thương anh hay sao mà chỉ mới ho vài tiếng đã bắt đưa đi viện?

- Em đừng hiểu lầm bố. Bố đòi đi viện thực chất là vì bố thương anh thôi. Bởi đi viện, chẳng may có chuyện gì xảy ra thì đưa luôn vào nhà tang lễ, rất rộng rãi và tiện lợi, chứ nếu chết ở nhà thì khổ lắm, không đưa được quan tài vào, không có chỗ đặt mâm phúng viếng, không có chỗ cho bà con khu phố đến hỏi han, chia buồn. Bố không muốn cả nhà vất vả mà thôi.

Buổi tối hôm đám cưới, không biết vợ tôi mệt thật hay sốt ruột chuyện động phòng mà tôi thấy vợ ngáp liên tục, ý muốn đi ngủ sớm. Tôi thì cũng háo hức lắm rồi, nhưng nhìn đồng hồ mới chưa đến 9h, chẳng lẽ lại giục cả nhà đi ngủ? Cũng may, bố tôi là người tinh ý, ông kêu mỏi lưng, muốn đi nằm trước, rồi bảo là mấy hôm nay lo đám cưới, chắc ai cũng mệt rồi, cả nhà cũng nên đi ngủ sớm thôi. Trong lúc mọi người lục đục trải ga, kê đệm thì bố tôi lạch cạch mở tủ lấy ra hộp bông gòn. Ông véo từng hòn bông nhỏ đưa cho từng người, bảo là để nhét vào tai. Vợ chồng anh trai tôi và đứa con gái lớn của anh chị đã hiểu vấn đề nên ngoan ngoãn làm theo. Chỉ có thằng nhóc con anh trai tôi thì vẫn còn ngơ ngác…

- Sao ông lại nhét bông vào tai con?

- Để ngủ cho ngon con ạ. Đêm nay có biến.

- Thế sao cô chú lại không phải nhét hả ông?, nó hỏi rồi quay sang nhìn vợ chồng tôi.

- Cô chú có nhét chứ con, nhưng nhét chỗ khác, không nhét vào tai, và không nhét bằng bông đâu con.

Công nhận không ai hiểu tôi bằng bố thật. Đúng là tôi đã thủ sẵn trong túi quần một chiếc khăn mặt để nhét vào mồm vợ. Nhờ sự chuẩn bị chu đáo của vợ chồng tôi cùng sự hỗ trợ tích cực của cả gia đình mà buổi động phòng đã diễn ra tốt đẹp, đạt kết quả cao.

Ấy vậy mà cũng đã mấy năm kể từ cái ngày em về làm dâu nhà tôi ấy. Bảy người chúng tôi vẫn sống, vẫn sinh hoạt đều đặn, bình thường trong căn phòng tuy nhỏ nhưng đầy ắp tình thương. Chiều qua đi làm về, tôi thấy đứa con gái lớn của anh chị tôi ngồi khóc sụt sùi, mặt buồn rười rượi. Tôi gặng hỏi mãi nó mới chịu trả lời:

- Con định lấy chồng, nhưng bố mẹ con phản đối, vì chê anh ấy nhà quê, tỉnh lẻ…

- Tỉnh lẻ hay nhà quê thì có sao đâu, miễn là người tốt và yêu con thật lòng là được. Để chú nói với bố mẹ con giúp cho.

- Nhưng mà…anh ấy muốn ở rể.

- Ừ! Cũng không sao. Hồi trước, chú mua vải may rèm, vẫn còn thừa một mảnh, chú sẽ cho con để con may cái rèm nữa. Với cả, cái lọ bông gòn của ông nội hình như vẫn còn hơn nửa, thoải mái dùng con ạ.

Võ Tòng đánh mèo

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire