Translate

Libellés

jeudi 10 août 2017

Bia Việt Nam mang lợi cho ai và hại ai?

Bia là thức uống cho mùa nóng ở những xứ lạnh và cũng là thức uống được nhiều quốc gia ưa chuộng.
Tại nước Đức cũng có những đại hội bia và những ly bia ở đây thì có lẽ to cũng không thua gì bụng người uống nó.
Nước pháp hiện nay, thị trường đang biến chuyển theo đà kinh tế mới, thúc đẩy nông dân và công nghiệp chế biến từ những thứ có sẵn của nông dân từng vùng quê và cho ra đời rất nhiều loaị bia địa phương cũng được khá nhiều người tiêu dùng chọn lực để thưởng thức, vừa giúp kinh tế của dân tây , vừa là sản phẩm địa phương có chất lượng cao.
Trong chất bia còn có những vitamine khá tốt cho làn da đẹp, còn có thể làm loại thuốc trợ da hay trị mụn...
Tuy nhiên nồng độ rượu trong từng loại bia khác nhau, đưa đến chuyện là có những tai hại nếu uống nhiều quá mà phải lái xe thì khi đó, nên dùng phương tiện khác để di chuyển.
 Đừng để cho cái yếu đuối của mình làm hư hỏng sức khoẻ quý báu của mình và cách hay nhất là uống vừa phải để đừng hại bản thân mình.
Sau đây là những bài sưu tầm nói về bia, đặt biệt là bia Việt Nam được báo chí pháp nhắc đến vì có lý do.
Kính mời quý anh chị đọc bài viết cả tiếng pháp và tiếng việt về chủ đề Bia.
Caroline Thanh Hương


Le Vietnam, le nouveau royaume de la bière

Le gouvernement veut ouvrir aux investisseurs privés les deux principales brasseries du pays, qui fabriquent les très populaires marques “Saïgon” et “Hanoï”. Le mouvement doit être inauguré au premier trimestre 2017 avec l’ouverture du capital d’Habeco, qui produit la bière “Hanoï”, à hauteur de 82% promettent les autorités. Le chiffre monte à 90% pour Sabeco, qui produit la “Saïgon”.
L’ouverture au marché de ces deux groupes est une opération qui pourrait faire rentrer dans les caisses de l’Etat près de deux milliards d’euros, notamment grâce à l’ouverture de Sabeco. Le Vietnam, qui compte sur les rentrées d’argent des privatisations pour éponger sa dette publique, a ouvert le capital de plus de 500 entreprises d’Etat entre 2011 et 2015, mais est resté actionnaire majoritaire, jusqu’aux cas Sabeco et Habeco.
Le régime communiste s’est en effet lancé dans un vaste programme de privatisation d’une partie des mastodontes publics, dans un pays à deux vitesses: avec d’un côté un secteur privé florissant et des entreprises publiques (qui représentaient encore en 2015 un tiers du produit intérieur brut du pays) peu performantes. Selon les analystes, ce mouvement de privatisation est essentiel pour maintenir la croissance forte que connaît le pays ces dernières années, mais qui s’est tassée à +5,46% au premier trimestre 2016, en baisse par rapport aux +6,12% du premier trimestre 2015.
Dans ce pays de 93 millions d’habitants, l’un des plus gros consommateurs de bière par habitant en Asie, il semble donc logique aux autorités de commencer par le secteur de la bière. En 2015, selon Euromonitor, plus de trois milliards de litres de bières ont été descendus par les consommateurs vietnamiens.
“Le Vietnam a l’un des marchés de la bière doté de la croissance la plus rapide au monde”, souligne Kevin Snowball, président de PXP Vietnam Asset Management, basé à Ho Chi Minh-ville. Selon lui, le marché est si prometteur, qu’en plus de la modernisation des grosses brasseries d’Etat, les brasseries de taille plus modestes peuvent tirer leur épingle du jeu.
saigon-biere
Potentielle bonne affaire
Les brasseries étrangères s’intéressent à la potentielle bonne affaire. Heineken détient déjà 17% du marché vietnamien, en compétition avec d’autres acteurs clefs du marché comme Carlsberg ou Sapporo, qui ont déjà ouvert leurs propres brasseries au Vietnam.
Tous sont de potentiels prétendants pour prendre des parts dans les deux producteurs de bière locaux. Une prise de participation importante dans Sabeco ou Habeco propulserait instantanément l’heureux investisseur étranger en position de force. Avec comme retombée pour l’Etat vietnamien une modernisation de l’appareil de production, et par conséquent une hausse de la productivité.
Mais “ces retombées ne seront possibles que si l’investisseur acquiert une majorité de contrôle”, souligne Sebastian Eckardt, représentant de la Banque mondiale au Vietnam. Sabeco représente en effet 45% des parts de marché, contre 17% pour Habeco, selon Euromonitor. Les consommateurs vietnamiens se disent attachés à leur bière locale, mais ouverts à l’évolution de leur capital.
Parmi eux, Dang Thanh Luan, qui propose de la bière “Saïgon” dans son petit restaurant de Hanoï. “Nous devrions vendre la compagnie pour la rendre plus efficace, parce que sa technologie est trop ancienne” et doit désormais évoluer, argumente-il.
“Qu’importe si une bière locale est détenue par des étrangers, le plus important c’est la qualité de la bière”, ajoute-t-il. Duc Thang, client qui préfère le goût de la bière Hanoï aux marques étrangères, n’a lui non plus rien contre des influences étrangères dans le secteur des brasseries, “tant que le goût spécifique de la bière est conservé”.
Source : AFP


Thị trường bia Việt Nam - Cái nhìn toàn cảnh

03/05/2013
Thị trường bia Việt Nam - Cái nhìn toàn cảnh
Với sự gia nhập của AB Inbev, Việt Nam đang trở thành một trong những thị trường tiêu dùng hấp dẫn nhất thế giới, đặc biệt là thị trường bia. Cùng F-Gate & Brands Vietnam điểm qua những thông tin thú vị nhất về thị trường bia Việt Nam.
Thử nhìn qua các số liệu về nhân khẩu học dưới đây:
  • Hơn 91 triệu người tiêu dùng
  • Tốc độ tăng dân số lớn hơn 1%/năm, ước tính 100 triệu người vào năm 2025.
  • Độ tuổi trung bình của người dân là 27,8 tuổi so với 35,5 tuổi của Trung Quốc.
  • 70% dân số nhỏ hơn 40 tuổi
  • 31 triệu dân số nằm trong độ tuổi 20-40
  • 35% dân số nhỏ hơn 20 tuổi
  • Mỗi năm có thêm hơn 1 triệu dân số bước sang độ tuổi 18
Việt Nam đang trở thành một trong những thị trường tiêu dùng hấp dẫn nhất thế giới, trong đó có thị trường bia. Cùng FGate điểm qua những thông tin thú vị nhất về thị trường bia Việt Nam - nước tiêu thụ bia nhiều nhất Đông Nam Á, và đứng thứ 3 khu vực châu Á - Thái Bình Dương (chỉ sau Nhật Bản và Trung Quốc).
Theo Euromonitor International, tốc độ tăng trưởng kép sản lượng tiêu thụ bia của Việt Nam giai đoạn 2011-2016 được dự báo từ 6 - 9.99%/năm.
Ảnh: The Wall Street Journal
42,5% thị phần bia toàn cầu thuộc về 4 tay chơi lớn trong năm 2011 là:
1. AB InBev: 18.3%
2. SABMiller: 9.8%
3. Heineken: 8.8%
4. Carlsberg: 5.6%

Thị phần dẫn đầu của AB InBev cho thấy sự thống trị của hãng, trong khi top 2, 3, 4 đang cạnh tranh khốc liệt để vươn lên.

Tại thị trường châu Á - Thái Bình Dương, các hãng sản xuất bia này đang lép vế trước các hãng sản xuất địa phương Trung Quốc và Nhật Bản. Cụ thể, AB InBev vẫn dẫn đầu khi nằm trong top 3, trong khi 3 thương hiệu còn lại nằm ở vị trí 10, 18, 22.

Việc AB InBev cho xây dựng nhà máy tại Việt Nam cho thấy hướng đi của hãng đang tái định hình lại thị phần khu vực châu Á - Thái Bình Dương, song song với việc M&A các hãng sản xuất địa phương và khu vực.
Sản lượng bia tiêu thụ toàn cầu trung bình trên đầu người năm 2010 (lít). Ảnh: Pomegranate Asia
Sản lượng bia tiêu thụ đầu người của Việt Nam trong năm 2010. Nguồn: Pomegranate Asia
Việt Nam là nước "khát" bia nhất tại Đông Nam Á trong năm 2011. Ảnh: Sưu tầm từ Internet
Sản lượng sản xuất bia ở Việt Nam qua các năm. Nguồn: Pomegranate Asia
Nguồn: VinaCorp & Pomegranate Asia
Hình ảnh 10 loại bia dược tiêu thụ nhiều nhất năm 2010 theo số liệu của Sabeco
Thị trường bia Việt Nam hoạt động khá cạnh tranh, với nhiều thương hiệu nổi tiếng như: Tiger, Heineken, Hà Nội, Halida, Sài Gòn, 333, v.v..., từ phân khúc cấp thấp như bia hơi cho đến phân khúc bia thượng hạng.

2 thị trường tiêu thụ chủ lực là thị trường miền Nam (Hồ Chí Minh) và miền Bắc.

50-60% thị phần bia thuộc về 2 tập đoàn lớn của Việt Nam là Sabeco và Habeco.

Ngoài ra, thị trường bia Việt Nam còn mở cửa cho phép các công ty sản xuất bia nước ngoài vào liên doanh, như: Carlsberg, Asia Pacific Brewers Ltd (Heineken, Tiger), SABMiller.

Theo APB, hơn 1/2 lợi nhuận của hãng là do thị trường Việt Nam đóng góp, mặc dù tập đoàn hoạt động ở hơn 15 quốc gia thuộc châu Á - Thái Bình Dương.
Ảnh: Giá cổ phiếu AB InBev tăng liên tục trong 5 năm qua. Giá trị vốn hóa thị trường của tập đoàn hiện đạt hơn 122,62 tỷ EUR - Nguồn: www.ab-inbev.com
Anheuser-Busch InBev - tập đoàn sản xuất bia lớn nhất thế giới dự kiến xây nhà máy sản xuất bia ở Việt Nam vào cuối năm 2014.

Hiện, AB InBev Anheuser-Busch InBev là một tập đoàn đa quốc gia có trụ sở tại Leuven, Bỉ. Đây là tập đoàn sản xuất bia lớn nhất thế giới với gần 25% thị phần toàn cầu, và lớn thứ 3 thế giới tính theo giá trị tài sản.

AB InBev có hơn 200 thương hiệu bia, trong đó có 14 thương hiệu cho tập đoàn thu về hơn 1 tỷ USD/năm. Tập đoàn này hiện có khoảng 116.000 nhân công tại hơn 30 quốc gia.

Nguồn: VinaCorp
Ảnh: Pomegranate Asia
Theo APB, hãng sản xuất bia với 2 thương hiệu nổi tiếng Heineken và Tiger, thị trường bia Việt Nam đang phân hóa như sau:

+ 13% dành cho phân khúc bia thượng hạng, và sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.
+ 75% cho phân khúc bia đại trà.
+ 12% cho phân khúc bia bình dân, như bia hơi.

Xu hướng sẽ có sự dịch chuyển trong thời gian tới, tăng bia cao cấp, giảm dần bia bình dân khi mức sống người dân đi lên.
Một số thương hiệu bia của AB InBev. Ảnh: Báo cáo thường niên 2012 AB InBev
Theo hãng này, nhà máy bia xây dựng tại Việt Nam sẽ tập trung cho thương hiệu toàn cầu Budweiser của hãng để phục vụ thị trường Việt Nam.
Một số thương hiệu bia toàn cầu và đa quốc gia, khu vực của AB Inbev. Nguồn: Báo cáo thường niên 2012 - AB InBev
Tại thị trường châu Á - Thái Bình Dương: Budweiser, Harbin & Sedrin đang là những con át chủ bài tăng trưởng của AB InBev, trong đó:

+ Budweiser giữ vị trí vững chắc như 1 thương hiệu bia thượng hạng hàng đầu tại Trung Quốc.

+ Harbin giữ vị trí thứ 39 trong top 50 thương hiệu hàng đầu của Trung Quốc.
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh trước khấu hao (EBITDA) của AB InBev trong năm 2012 theo khu vực - Sản lượng tiêu thụ bia theo khu vực của hãng. Ảnh: Báo cáo thường niên 2012 AB InBev
Bài viết được đóng góp bởi F-Gate - chuyên đào tạo các khóa học trong lĩnh vực tài chính ứng dụng (Chương trình CFA - Chartered Financial Analyst - Level 1, phân tích tài chính doanh nghiệp, lập mô hình tài chính), mở ra các cơ hội để bạn thành công hơn trong lĩnh vực tài chính. Ghé thăm website F-Gate hoặc Facebook để tìm hiểu thêm.
* Nguồn: FGate


Tốc độ tăng trưởng thị trường bia Việt Nam cao nhất thế giới
  • 08:05 21/12/2016

Thị trường bia rượu Việt Nam tăng trưởng 15 năm liên tiếp và đứng đầu thế giới với tỷ lệ 2 con số, vượt xa mức 8,8% của Bỉ - nơi xếp thứ hai.
Nền kinh tế phát triển nhanh và dân số trẻ của Việt Nam đang tạo ra một thị trường quan trọng cho các nhà cung cấp đồ uống có cồn.
Theo Bộ Y tế, năm 2015, người trưởng thành tại Việt Nam trung bình uống 6,6 lít đồ uống có cồn, tăng 70% so với năm 2005. Lượng tiêu thụ bia năm ngoái đạt 3.400 triệu lít, tăng 10% so với năm trước và hơn 41% so với năm 2010.
Trong bối cảnh Nhà nước thoái vốn tại một số doanh nghiệp, các công ty toàn cầu mong muốn tiếp tục đầu tư vào thị trường đồ uống tăng trưởng hai con số này.
Nhà máy bia Heineken Việt Nam đã lên kế hoạch tăng công suất sản xuất tại Việt Nam đến năm 2025. Trong khi đó, Ladofoods, một nhà cung ứng rượu vang Việt Nam, nhắm mục tiêu tăng gấp đôi sản lượng vào năm 2018.Toc do tang truong thi truong bia Viet Nam cao nhat the gioi hinh anh 1
Thị trường bia rượu Việt Nam liên tục tăng trưởng trong 15 năm liên tiếp. Ảnh: 

TT
Theo Bộ Công Thương, chi tiết kế hoạch của Heineken vẫn chưa hoàn thiện. Song nhà sản xuất bia Hà Lan đã sẵn sàng mở rộng nhà máy tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, mua lại từ Carlsberg hồi mùa hè này.
Heineken dường như muốn tăng sản lượng nhiều hơn, cũng như Tiger, nhằm tăng nguồn cung cho thị trường bia lớn nhất Việt Nam – TP.HCM.
Bên cạnh nhà máy tại Vũng Tàu, Heineken còn điều hành các cơ sở tại TP.HCM, Đà Nẵng và hai địa điểm khác tại Việt Nam. Doanh nghiệp đang tìm cách tăng lượng sản xuất hàng năm lên 610 triệu lít, từ 50 triệu lít ở thời điểm hiện tại.
Sabeco hiện kiểm soát khoảng 45% thị phần bia trong nước, trong khi Habeco chiếm 20%. Hai công ty được dự kiến tư nhân hóa hoàn toàn vào năm 2017. Mạng lưới bán hàng trên toàn quốc của Habeco và Sabeco là một miếng bánh hấp dẫn đối với các nhà sản xuất nước ngoài mang tham vọng mở rộng.
Heineken dự kiến đấu thầu cổ phần của hai doanh nghiệp này, cũng như Asahi Group Holdings và Kirin Holdings của Nhật bản, Thai Beverage và Boon Rawd Brewery của Thái Lan.Toc do tang truong thi truong bia Viet Nam cao nhat the gioi hinh anh 2
Thị phần ngành bia Việt. Đồ họa: B.Nguyên.
Tích cực
Theo khảo sát của Kirin, Việt Nam là một trong số ít các thị trường bia đang phát triển nhanh. Năm 2015, có 4.670 triệu lít được sản xuất tại quốc gia hình chữ S, thị trường lớn thứ 8 của thế giới. Con số này tăng 20,1% so với năm trước, vượt xa tốc độ tăng trưởng 8,8% của Bỉ, nơi có tỷ lệ phát triển cao thứ 2.
Trên toàn cầu, khảo sát của Kirin cho thấy sản lượng bia năm ngoái giảm 1,1%. Châu Á chiếm 1/3 tổng lượng sản xuất trên thế giới và giảm 1,3%.
Trong số 25 quốc gia tham gia khảo sát, Việt Nam và Ấn Độ là hai thị trường có ít nhất 10 năm tăng trưởng liên tiếp, trong đó Việt Nam là 15 năm. Sự tăng trưởng tại thị trường này đặc biệt ấn tượng, dù dân số Việt Nam không tăng nhanh như Ấn Độ.
Những gì Việt Nam có là giới trẻ, với độ tuổi trung bình 28, và một trong những nền kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng mạnh nhất khu vực Đông Nam Á.
Trước đây, loại bia giá rẻ, hay còn gọi là bia hơi, được đổ thùng tại khắp nhà hàng và quán bar trên cả nước, mỗi cốc bia có giá chưa đến 1 USD. Một số nhà sản xuất bia lớn nhất thế giới đã nhanh chóng nhìn thấy cơ hội vàng tại đất nước với dân số khoảng 90 triệu người và lượng tiêu thụ bia trên đầu người tương đối cao.
Anheuser-Busch InBev của Bỉ, nhà sản xuất bia số 1 thế giới, bắt đầu vận hành nhà máy đầu tiên tại Việt Nam ở tỉnh Bình Dương vào năm ngoái.
Trong tháng 7, Sapporo Holdings phát hành một thương hiệu mới nhắm mục tiêu vào phân khúc thấp của thị trường bia, rẻ hơn 20-30% so với các công ty Nhật Bản hoạt động ở phân khúc cao cấp hơn.
Carlsberg đã tung ra thương hiệu Tuborg, phổ biến ở châu Âu, và dự định chi hàng triệu USD để phát triển ở Việt Nam.
Hương vị Italy
Các cơ hội mở rộng vượt ra ngoài sản phẩm bia. Khi nền kinh tế phát triển, lượng tiêu thụ whisky và rượu vang cũng tăng theo. Số lượng các cửa hàng bán rượu vang nhập khẩu ngày càng tăng,
Ladofoods đáp ứng cơn khát rượu vang này. Thành lập vào năm 2012, doanh nghiệp này kiểm soát 10% thị trường rượu vang của Việt Nam và cung cấp 50% sản phẩm rượu trong nước. Công ty đã được niêm yết trên Sàn chứng khoán Hà Nội.
Công ty đã lên kế hoạch tăng gấp đôi công suất hàng năm của nhà máy ở tỉnh Lâm Đồng đến năm 2018, lên 10 triệu lít. Doanh nghiệp cũng đang nâng cao năng lực sản xuất và tấn công phân khúc cao cấp, nơi ngự trị của rượu nhập khẩu.
Ladofoods nhập khẩu đất và nho từ Italy và đưa các chuyên gia châu Âu tới để hỗ trợ. Các sản phẩm của doanh nghiệp được bán với giá khoảng 100.000 đồng, tương đương 4,42 USD một chai. Doanh nghiệp đang hướng tới mở rộng phạm vi với 3 triệu chai mỗi năm.


Kim Ngân
Theo Nikkei

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire