Translate

Libellés

samedi 2 avril 2016

Những câu đối với thể thơ nhị cú và thơ Đỗ Quý Bái.

 

Nghe anh Đỗ Quý Bái nói về thơ nhị cú, tôi tìm được trên net một số bài dưới đây, tuy chưa là của những người có tiếng tăm, như  bài thơ anh ĐQB gửi
 photo K2.jpg

ĐỒNG TRỤ CHÍ KIM ĐÀI DĨ LỤC
ĐÀNG GIANG TỰ CỔ HUYẾT DO HỒNG (*)
(*)Thơ sứ thần VN Giang vănMinh chọc Minh Chúa )

QUÁ QUAN TRÌ ,QUAN QUAN BẾ NGUYỆN QUÁ KHÁCH QUÁ QUAN

XUẤT ĐỐI DỊ ,ĐỐI ĐỐI NAN THỈNH TIÊN SINH TIÊN ĐỐI

(*) vế đối của Lưỡng Quốc Trạng Nguyên
 Mạc  đĩnh Chi


Thơ Cao Chu Thần:

BA HỒI TRỐNG GIỤC MỒ CHA KIẾP
MỘT NHÁT GƯƠM ĐƯA BỎ MẸ ĐỜI

MỘT CHIẾC CÙM LIM CHÂN CỘT ĐẾ
BA VÒNG XÍCH SẮT BƯỚC THÌ VƯƠNG

Khóc Mướn Thương Vay

THẤY XE THIÊN CỔ SỊCH ĐƯA RA ,KHÔNG THÂN THÍCH LẼ ĐÂU MÀ KHÓC MƯỚN
GẪM SỰ BÁCH NIÊN DỪNG NGOẢNH LẠI ,ĐỘNG CAN TRÀNG NÊN PHẢI THƯƠNG VAY

 photo 11.jpg

 盛 世 長 青 樹
百 年 不 老 松
Thịnh thế trường thanh thụ.
Bách niên bất lão tùng.
Đời thịnh cây xanh mãi.
Trăm năm tùng chẳng già.
 

乃 武 乃 文 乃 壽
如 梅 如 竹 如 松
Nãi vũ nãi văn nãi thọ.
Như mai như trúc như tùng.
Là vũ, là văn, là thọ.
Như mai, như trúc, như tùng.


  photo 10_1.jpg

足 食 丰 衣 晚 景 好
勤 耕 苦 讀 老 來 紅
Túc thực phong y vãn cảnh hảo.
Cần canh khổ độc lão lai hồng.
Đủ ăn, đủ mặc già xuân chán.
Chăm cày, chăm đọc lão còn tươi.



 年 高 喜 看 花 千 樹
人 壽 笑 斟 酒 一 杯
Niên cao hỷ khán hoa thiên thụ.
Nhân thọ tiếu châm tửu nhất bôi.
Tuổi cao mừng ngắm hoa ngàn khóm.
Người thọ cười vui rượu một chung.


  photo Diapositive55_1.jpg

 報 國 不 愁 生 白 髮
讀 書 哪 肯 負 蒼 生
Báo quốc bất sầu sinh bạch phát.
Độc thư na khẳng phụ thương sinh.
Báo nước chẳng buồn khi tóc bạc.
Học chăm đừng phụ lúc đầu xanh.




 甲 子 重 新 新 甲 子
春 秋 几 度 度 春 秋
Giáp tý trùng tân tân giáp tý.
Xuân thu kỷ độ độ xuân thu.
Giáp tý vừa qua, qua giáp tý.
Xuân thu mấy độ, độ xuân thu.


  photo Diapositive36_2.jpg

 九 秩 曾 留 千 載 壽
十 年 再 進 百 齡 觴
Cửu trật tằng lưu thiên tải thọ.
Thập niên tái tiến bách linh thương.
Chín chục hãy còn ngàn tuổi thọ.
Mười năm lại chúc chén trăm năm.



 霹 靂 一 聲 群 奸 膽 散
江 山 千 古 大 俠 魂 香
Tịch lịch nhất thanh quần gian đảm tán
Giang sơn thiên cổ đại hiệp hồn hương.
Sấm sét một tiếng vang, bọn gian gan nát;
Non sông ngàn thuở mãi, hiệp sĩ hồn hương.


  photo Diapositive11_2.jpg

 少 為 故 鄉 子 老 還 為 故 鄉 翁 得 喪 始 終 俱 隱 夢
生 為 南 國 人 死 猶 為 南 國 鬼 是 非 千 古 有 公 評
Thiếu vi cố hương tử, lão hoàn vi cố hương ông, đắc táng thủy chung câu ẩn mộng
Sinh vi Nam quốc nhân, tử do vi Nam quốc quỷ, thị phi thiên cổ hữu công bình(3).
Trẻ là con quê hương, già về là lão quê hương, được mất trước sau dường giấc mộng.
Sống làm người đất nước, chết vẫn làm ma đất nước, đúng sai muôn thuở có lời bàn.



 Và tôi chỉ trích ra những câu thơ của bà Triệu, sau này sẽ bổ túc thêm những câu thơ khác của các danh nhân.

Caroline Thanh Hương

Bà Triệu photo du-lich-bien-ha-noi--sam-son--den-ba-trieu-t22013_CIMG0208.jpg

Đền thờ Bà Triệu ở Hậu Lộc - Thanh Hóa
Bà Triệu là một trong những vị anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam, chống giặc Đông Ngô.
  • Câu đối ở cổng đền thờ Bà Triệu
Trông bành voi, Ngô cũng lắc đầu, sợ uy Lệ Hải Bà Vuơng, những muốn bon chân về Bắc quốc
Ngồi yên ngựa, khách còn hoài cổ, khiếp danh Lạc Hồng Nữ Tướng, có chăng thẹn mặt đấng Nam nhi
Câu đối cũng được các tác giả sử dụng để phê phán, châm biếm những thói hư tật xấu ở đời.
  • Câu đối của Chí Sĩ Dương Bá Trạc:
Một đầu voi chống chọi với quân thù, sau Trưng nữ rạng danh bà Lệ Hải
Ba thước vú tử sinh cùng đất nước, cho Ngô hoàng biết mặt gái Giao Châu
  • Câu đối liên quan khác:
Cửu Chân trăm trận gan hơn sắt
Lục Dận nhiều phen mắt đã vàng

Sẽ thêm nhiều tác giả có câu đối hay khác.
Kính mời quý anh chị nhớ đón đọc.
Caroline Thanh Hương

Caroline Thanh Hương giới thiệu chương trình thơ, nhạc, truyện của bạn hữu groupe Hương Xuân 2016.

Mỗi bài thơ một tâm sự, mỗi tâm tư là một câu chuyện lòng và mỗi tác giả là một thi sĩ tả cảnh, tả tình hay gửi đến chúng ta một câu chuyện để ngẫm nghĩ.

Trong bối cảnh lịch sử đau buồn của người Việt xa xứ, đa số là người dân tỵ nạn, họ gửi đến groupe những bài thơ trăn trở, một nỗi buồn không bao giờ nguôi.

Kính gửi quý anh chị những bài viết này để chúng ta cùng đồng cảm với họ và cùng nhớ về những ngày tháng cũ thanh bình khi chúng ta còn miền Nam Việt Nam.

Caroline Thanh Hương

Để tưởng nhớ đến những người lính Việt Nam Cộng Hoà trong những ngày chinh chiến xa gia đình, người thương, một youtube nói về các anh. mời cùng xem photo biathu-td9.jpg



  photo lt1.png photo NNN4.jpg
 
MUÔN ĐỜI LÀ CHỦ NỢ
Dù thân đã tàn, tâm chưa phếChấp nhận nhục hình lúc bại, vong.
Đã đành bầm dập vì thời thế luôn ngẩng đầu cao chẳng thẹn lòng!

Tháng 3 buông súng, tháng 4 đen
41 năm! Đã bao phen
gập mình trước biết bao nghịch cảnh
Ngã xuống! Ngoi lên, quyết không hèn!

Các Anh bây giờ đang ở đâu?

41 năm! Một nỗi sầu
Máu xương đã gửi vào Đất Mẹ
Quê Cha cũng lắm cảnh buồn đau!
Đem anh hùng luận, từ muôn thuở
người đời thẩm định lúc Phế, Hưng
Các Anh đã vẹn toàn Trung, Nghĩa
Tổ Quốc trong tim rất vô cùng!

Các Anh bây giờ đã ra sao?
Chân trời, góc biển, hay phương nào?!
Giữa cuộc trầm luân mùa quốc nạn
chấp nhận đọa đày. Thương biết bao!

Các Anh muôn đời là chủ nợ
cho vay trọn kiếp chẳng tính lời
Món nợ máu xương, tôi vẫn nhớ
Trả suốt cuộc đời, nợ chẳng vơi!


HUY VĂN
( quý tặng Đồng Đội và Chiến Hữu
 TPB/ QLVNCH )

 



Kính gửi đến quý anh chị con cóc cuối tuần đầu mùa Quốc Hận.

Dạo:
   Quê hương mất, cửa nhà tan,
Sao còn theo lũ tham tàn hại dân.

Cóc cuối tuần:

      Nhắn Kẻ Trở Cờ

Hỡi người bạn trở cờ theo lũ giặc
Đang nắm quyền sinh sát ở quê tôi,
Đừng chỉ vì chút canh cặn cơm ôi,
Mà thay chúng nói rặt lời dối trá.

Chúng luôn mồm ra rả,
Đánh lừa thiên hạ khắp nơi.
Và chẳng may, đâu đâu cũng có người,
Vẫn nhẹ dạ tin trò chơi bịp bợm.

Này bạn hỡi, đừng đem lời chúng mớm,
Để qua đây luôn sớm tối kêu gào.
Bạn giết người mà chẳng dụng gươm dao,
Khi theo chúng rêu rao điều gian dối.

Đừng dẫn chứng đám cò mồi múa rối,
Bọn thầy tu giả mạo mới ra lò,
Rồi phùng mang trợn mắt hót líu lo,
Rằng đất nước có tự do tôn giáo.

Chúng tóm kẻ chức quyền cao trong đạo,
Cho xênh xang áo mão để reo hò,
Để thổi phồng chiếc bánh vẽ "xin cho",
Hoặc trình diễn lắm trò hề tương tự.

Chúng bắt chẹt tình cảm người xa xứ,
Dụ họ về bằng hai chữ "quê hương",
Bằng những câu giả dối ngọt như đường,
Bằng hình ảnh của "vườn" kia "trái" nọ.

Rồi hốt trọn bầy "cá hồi" vô rọ,
Vắt cạn tiền, xong vất bỏ thẳng tay.
Chuyện sờ sờ trước mắt chẳng chịu hay,
Sao bạn vẫn luôn cối chày ngụy biện?

Đừng núp bóng dưới chiêu bài "từ thiện",
Miệng oang oang toàn nói chuyện thương người,
Nhưng thực ra là về để ăn chơi,
Cùng đóng kịch mong được đời ca ngợi.

Đừng lợi dụng chuyện thiên tai lụt lội,
Để làm giàu trên nỗi khổ của dân.
Thiên hạ ai cũng biết rõ trăm phần,
Mà sao bạn vẫn trần thân lải nhải?

Đừng ong óng toàn những câu nhai lại,
Nào " giao lưu", nào "hòa giải", "thứ tha".
Sao bạn không dám bảo bọn tà ma,
Ngưng bách hại người sa cơ thất thế?

Đừng trâng tráo nói "không làm chính trị",
Khi chính mình xin tỵ nạn nơi đây,
Khóc sụt sùi khai với Mỹ, với Tây,
Vì sao phải đắng cay rời quê cũ.
                            x
                      x          x
Thân nhược tiểu, mong manh quyền tự chủ,
Bị "đồng minh" bán cho lũ sài lang.
Nên chúng tôi phải đau đớn tan hàng,
Chua xót đứng nhìn giang san tơi tả.

Vì lương thiện, chúng tôi đà trả giá,
Bằng khăn tang của cả triệu người thân,
Bằng những dòng lệ ngập mắt cá chân,
Bằng sinh mạng ngàn quân dân cán chính.

Vì tưởng chúng còn mảy may nhân tính,
Nên bao người đã dính phải tai ương,
Kẻ bỏ mình trong núi thẳm mù sương,
Kẻ giũ kiếp giữa trùng dương sóng gió.

Cũng vì bởi những người như bạn đó,
Mà quê ta, giặc đỏ vẫn cầm quyền,
Sống giàu sang, phung phí những đồng tiền
Từ xa trút liên miên về chốn cũ.

Bạn hỡi bạn, sao đang tâm hưởng thụ,
Trên vết thương đầy máu mủ dân mình,
A tòng theo bọn bán nước cầu vinh,
Để tiếp tục làm điêu linh đất tổ.

Dân tộc Việt chỉ hoàn toàn hết khổ,
Khi lũ này không còn chỗ dung thân,
Khi Cờ Vàng phất phới giữa trời xuân
Theo nhịp bước đoàn quân Nam anh dũng.
                            x
                      x          x
Bốn mươi mấy năm từ khi buông súng,
Quá khứ buồn giờ chắc cũng phôi pha.
Bao triệu người, còn mấy kẻ xót xa,
Khi nhớ đến một quê nhà đã mất.
                 Trần Văn Lương
           Cali, đầu mùa Quốc Hận,
                         4/2016

  photo chian-tranh-tan-cuac-nho.jpg

Mời nghe Lâm Dung hòa âm và hát Cần Thơ
(thơ Sương Mai, nhạc Phạm Anh Dũng)
Nhờ forward đến các bạn bè từ Cần Thơ
PAD


 photo Marche-flottant-Can-Tho---1141.jpg

Cần Thơ

download Thơ: Sương Mai Nhạc: Phạm Anh Dũng Quê tôi miền Cần Thơ Sông Hậu trôi lững lờ Nhị Kiều chờ trăng sáng D...





From: Pha.m Anh Du~ng <phamanhdung1@gmail.com>

Em ơi, đêm thơm một đóa quỳnh…Tôi ngồi lặng yên một lúc, nghe hết bài nhạc.
Nghe kỹ, và nhận ra một điều.
Đã lâu, thật lâu, tôi mới lại có được cảm giác ấy, cảm giác lâng lâng nghe nhạc trôi đi, trôi đi chầm chậm, như những cánh hoa mầu trắng nở chầm chậm trong đêm.
(Lê Hữu)
Mời nghe/xem 16 bản Nhạc Quỳnh của Phạm Anh Dũng):
http://xuanthanh.space/quynhca/

 Đêm Xuân, Nghe Nhạc Quỳnh Phạm AnhĐêm Xuân, Nghe Nhạc Quỳnh Phạm Anh Dũng (Lê Hữu):

PAD
Phạm Anh Dũng


Tranh Quỳnh Nương 1 – Họa sĩ Thanh Trí


 photo unnamed9.jpg



    NHỮNG THỨ HẾT CẦN

Ta sinh ra ở trên đời
Cái vòng kiềm tỏa, lưới trời khó qua
Chỉ khi già cả, nhẩn nha
Mới hay, thì đã sắp xa cõi trần



    À N G   S E O   ( SALE )

Hôm nay, tôi bán  " hàng seo "  
Bao nhiêu là thứ leo teo, hết cần
Xin vui lòng đến dự phần
Mang đi hằng đống, nằm gần cửa sau

Người mua chẳng tốn là bao
Thật đấy, không phải tào lao, mua dùm
Này đây, bản kể vật dùng
Cứ việc chọn lọc, tùy tùng, mang đi

Bao nhiêu thành kiến lâm ly
Tôi không thiết nữa, chẳng bì lúc xưa
Ham giàu, có của để dư
Chen vào đôi chút ghen, hư báo đời

Hằng tá sầu muộn không rời
Mà tôi chẳng muốn nửa vời, kề bên
Bán rẻ đấy, giơ tay lên
Bao nhiêu cũng được, rước liền hộ tôi

Từng ôm mong ước, qua rồi
Tồn kho cả đống, tối khờ, cả tin
Vài hãnh diện, đôi khi vin
Một khối sợ hãi, in lên âu sầu

Gói ghém một lô, đủ mầu
Việc làm cẩu thả, tin, ngờ, hầu xong
Lời qua tiếng lại, long đong
Vẫn còn tàn độc, giấu trong nụ cuời

Ông ơi, chọn lựa mau, rồi
Cho tôi đóng cửa, hạ hồi giải phân
Vì tôi đang muốn có phần
Trong tình đồng loại, vô ngần yêu thương


                     Trần Trọng Thiện





Afficher l'image d'origine




Truyện đọc : TNTT - Phần 12 : MÂY XÁM PHỦ TRỜI NAM
Tác giả : Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh.
Diễn đọc : Thục Đoan - Minh Nguyệt - Nhã Nghi - Huy Tâm.

Phần 11: Mây Hồng.
Phần 9: Một Thời Chinh Chiến
Phần 8: ĐỘNG HOA VÀNG
Phần 7:THƯ KIẾM VẪY VÙNG
Phần 6:THIÊN NGA
Phần 5: KHÔNG GIAN BUỒN NỖI NHỚ
Phần 4: MÂY VÀNG
Phần 3: GIÓ VÀ MÂY
Phần 2: MÂY BAY
Phần 1: GIÓ MÂY LƯU LẠC
image

Preview by Yahoo

HUONGXUAN2016: Groupe Hương Xuân giới thiệu chương trình thơ, nhạc của bạn hữu.
Quách Vĩnh Thiện và

Saigon - Les Fanatiques 1962 1963 1964

mercredi 30 mars 2016

Những bức tranh cổ truyền Việt Nam tuyệt đẹp.



Khi chúng ta có những hoạ sĩ với những bức tranh vượt thời gian. có lẽ vì nó đã ghi lại một chút gì đó thật cổ truyền.

Mời xem những tác phẩm đẹp dưới đây.

Caroline Thanh Hương




Những bức tranh Việt làm “say lòng” thế giới


Tranh Việt ở đầu thế kỷ 20 có rất nhiều bức được thế giới biết đến và sẵn sàng trả giá cao, trong đó, có bức đã được mua với giá lên tới hơn... 18 tỉ đồng.
Mỹ thuật Việt Nam đầu thế kỷ 20 chứa đựng vẻ đẹp nghệ thuật ấn tượng và vẻ đẹp văn hóa đậm đà. Sự kết hợp ý vị đã khiến tranh của các họa sĩ Việt ở đầu thế kỷ 20 luôn thu hút người mua trên khắp thế giới mỗi khi xuất hiện trở lại tại các cuộc đấu giá:
 photo 1_1.jpg

Bức “Bức màn tím” của họa sĩ Lê Phổ được thực hiện trong khoảng thời gian từ 1942-1945. Tháng 4/2012, tại Hồng Kông, bức “Bức màn tím” đã được bán đấu giá với mức giá 2,9 triệu đô la Hồng Kông (hơn 8 tỉ đồng). Tại thời điểm này, đây được coi là mức giá cao nhất từng được trả cho một tác phẩm mỹ thuật của một họa sĩ Việt Nam.

 photo 2_1.jpg

Bức “Nhìn từ đỉnh đồi” của họa sĩ Lê Phổ được thực hiện năm 1937. Bức họa đã đạt mức giá bán 840.000 đô la Mỹ (18,2 tỉ đồng) hồi tháng 11/2014 khi được rao bán đấu giá tại Hồng Kông. Hiện đây là bức tranh đắt giá nhất của một họa sĩ Việt Nam từng xuất hiện tại một cuộc đấu giá.

Họa sĩ Lê Phổ (1907-2001) là họa sĩ bậc thầy của Việt Nam theo trường phái hậu ấn tượng. Sự nghiệp hội họa của ông đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm đắt giá. Lê Phổ còn được mệnh danh là “cây đại thụ” trong làng mỹ thuật Việt Nam. Từ năm 1937, ông sang Pháp và định cư ở Paris.
Hình ảnh người phụ nữ Việt xuất hiện trong nhiều tác phẩm của Lê Phổ. Ở giai đoạn đầu (1934-1945), người phụ nữ trong tranh ông thường mỏng manh, e ấp, toát lên sự trang nhã, nhẹ nhàng, duyên dáng. Giai đoạn tiếp theo (từ những năm 1950), tranh sơn dầu Lê Phổ vẫn đặt phụ nữ là tâm điểm, nhưng có thêm những nét tự do, phóng khoáng.
Phần lớn cuộc đời mình, dù định cư tại Pháp, nhưng họa sĩ Lê Phổ vẫn luôn nhắc nhớ về quê hương, đất nước với những tình cảm sâu đậm. Trong tranh ông, những nét đặc trưng về Việt Nam luôn được thể hiện đậm đà, qua hình ảnh người phụ nữ, trẻ thơ và thiên nhiên.
 photo 3_1.jpg

Bức “Hái cây thuốc” của họa sĩ Lê Phổ, vẽ năm 1932.

 photo 4_1.jpg

Bức “Hai chị em gái” được thực hiện năm 1940. Tác phẩm từng được bán đấu giá ở Hồng Kông và đạt mức giá 250.000 đô la Hồng Kông (hơn 700 triệu đồng).

 photo 5.jpg
Bức “Gia đình nhỏ” được thực hiện năm 1940. Tác phẩm từng đạt mức giá 740.000 đô la Hồng Kông (2 tỉ đồng).
 photo 6_1.jpg

Bức “Chân dung thiếu phụ và hoa sen” của Lê Phổ, thực hiện năm 1939, từng đạt mức giá 1.240.000 đô la Hồng Kông (gần 3,5 tỉ đồng).

 photo 7_1.jpg

Bức “Mẹ và con” từng đạt mức giá 1.160.000 đô la Hồng Kông (hơn 3,2 tỉ đồng).

 photo 8_1.jpg

Bức “Chân dung một cậu bé Việt Nam” từng đạt mức giá 225.000 đô la Hồng Kông (631 triệu đồng).

 photo 9_1.jpg

Bức “Đi tắm” được thực hiện năm 1937-1938, có giá 562.500 đô la Hồng Kông (gần 1,6 tỉ đồng).

 photo 10_1.jpg

Loạt tranh về hoa của họa sĩ Lê Phổ.

 photo 11.jpg

Bức “Hoa loa kèn” của họa sĩ Lê Phổ có giá 187.500 đô la Hồng Kông (526 triệu đồng).

 photo 12.jpg

Bức “Hai thiếu nữ” của họa sĩ Mai Trung Thứ vẽ năm 1942.

 photo 13.jpg

Bức “Giai điệu” của họa sĩ Mai Trung Thứ.
 
 
 photo 14.jpg


Bức “Người phụ nữ nhìn qua ban công” của họa sĩ Mai Trung Thứ, vẽ năm 1940, từng được bán đấu giá tại Hồng Kông với mức giá 600.000 đô la Hồng Kông (gần 1,7 tỉ đồng).

 photo 15.jpg

Bức “Năm cô gái trẻ” của họa sĩ Mai Trung Thứ từng được bán đấu giá với mức giá 625.000 đô la Hồng Kông (hơn 1,7 tỉ đồng).

Mai Trung Thứ (1906-1980) là một hoạ sĩ nổi tiếng khác của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam những năm đầu thế kỷ 20. Ông là một trong những họa sĩ tốt nghiệp khóa đầu tiên của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1925-1930).
Phần lớn cuộc đời ông sống và hoạt động nghệ thuật tại Pháp. Tên tuổi ông trong lĩnh vực hội họa gắn liền với những tác phẩm tranh lụa về phụ nữ, trẻ em, và cuộc sống thường nhật với những góc nhìn mang đậm màu sắc văn hóa Á Đông.
Mai Trung Thứ được coi là họa sĩ góp phần quan trọng tạo nên sự phong phú về màu sắc trong tranh lụa Việt Nam
 photo 16.jpg

Bức “Cô hàng xén” của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh.

 photo 17.jpg

Bức “Hầu đồng” vẽ năm 1931 của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh.

 photo 18.jpg


Bức “Người bán gạo” của họa sĩ Nguyễn Phan Chánh vẽ năm 1932. Tháng 5/2013, tác phẩm mỹ thuật này đã được bán với mức giá 390.000 đô la Mỹ (gần 8,5 tỉ đồng) tại Hồng Kông. Khi đó, tác phẩm đã lập kỷ lục về mức giá trả cho một tác phẩm mỹ thuật của họa sĩ Việt Nam.
Nguyễn Phan Chánh (1892-1984) là một danh họa trong nghệ thuật tranh lụa Việt Nam. Trong cuộc Đấu xảo thuộc địa năm 1931 tổ chức tại Paris, Pháp, những tác phẩm mỹ thuật của Nguyễn Phan Chánh đã gây được tiếng vang lớn. Ông được xem như một trong những họa sĩ tiêu biểu cho nền hội họa Đông Dương.
Với những thành tựu trong sự nghiệp sáng tác, Nguyễn Phan Chánh từng được mời tham gia giảng dạy mỹ thuật tại một số trường học, trong đó có trường Bưởi và trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội. Ông đã góp phần đào tạo nhiều thế hệ họa sĩ Việt Nam sau này. Ông là họa sĩ đang nắm giữ kỷ lục về số tác phẩm trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
 photo 19.jpg

Bức “Thiếu nữ uống trà” của họa sĩ Vũ Cao Đàm (1908-2000).

 photo 20.jpg

Các loại triều phục của triều đình nhà Nguyễn do họa sĩ Nguyễn Văn Nhân thực hiện. Bộ tranh gồm 54 bức màu nước đã đạt mức giá bán 680.000 đô la Hồng Kông (gần 2 tỉ đồng).

 photo 21.jpg

Bộ tranh gồm 51 bức màu nước vẽ năm 1889 khắc họa quang cảnh miền Bắc Việt Nam được thực hiện bởi họa sĩ Lam Thu Hau (tên viết không dấu trên trang web chính thức của nhà đấu giá Sotheby). Bộ tranh được bán với giá 524.000 đô la Hồng Kông (gần 1,5 tỉ đồng).

 photo 22.jpg

Bức “Đứa em nhỏ” của họa sĩ Trần Bình Lộc (1914-1941) vẽ năm 1936, có giá 427.500 đô la Hồng Kông (1,2 tỉ đồng).
 
 photo 23.jpg


Bức “Đường lên Chùa Thầy” của họa sĩ Trần Duy (1922-2014).

 photo 24.jpg

Bức “Hai người phụ nữ trẻ” của họa sĩ Tran Van Tho (1917-?, tên viết không dấu trên trang web chính thức của nhà đấu giá Sotheby) được bán với giá 52.500 đô la Hồng Kông (147 triệu đồng).