Đau, ôi chao nhức răng mà thành đau đầu, lạ thật mà đau chết luôn được.
Làm sao đây?
Cơ thể chúng ta có thể tự chữa bệnh cho mình, nếu mình muốn, vì thế, chúng ta cần đọc cho biết bài sưu tầm dưới đây.
Caroline Thanh Hương
Thời gian tiêu hóa của các loại thực phẩm trong cơ thể bạn diễn ra như thế nào?
Thức ăn tiêu hóa nhanh
Nếu bạn ăn nhiều loại thức ăn dễ tiêu hóa, bạn có thể dễ dàng nhận ra rằng rất sớm sau khi bạn ăn, chúng đều đã biến mất và bạn lại cảm thấy đói. Loại thức ăn này giúp bạn tăng cường năng lượng một cách nhanh chóng - nói cách khác, đó là sự gia tăng lượng glucose (đường) trong máu của bạn. VIệc tăng cường lượng glucose nhanh chóng có thể khiến cơ thể của bạn bị dư thừa glucose và nếu cơ thể không sử dụng nó, phần còn lại sẽ chuyển hóa thành chất béo.Thức ăn tiêu hóa chậm
Thức ăn tiêu hóa chậm làm tăng lượng đường trong máu của bạn chậm hơn nhiều, từ đó chúng cung cấp năng lượng ổn định và cân bằng hơn cho cơ thể. Nhưng nếu bạn chỉ ăn các loại thức ăn khó tiêu hóa, bạn sẽ khiến cho hệ thống tiêu hóa hoạt động tối đa mọi lúc và điều này có thể gây ra nhiều cảm giác khó chịu cho cơ thể của bạn.Các chuyên gia khuyên rằng không pha trộn các loại thực phẩm dễ và khó tiêu hóa trong cùng một bữa ăn và tránh ăn quá vội, vì quá trình tiêu hóa chưa kết thúc và điều này sẽ khiến dạ dày của bạn rơi vào tình trạng quá tải.
Thời gian tốt nhất để tiêu hóa thực phẩm có nhiều thành phần là vào bữa trưa khi hệ thống tiêu hóa của bạn hoạt động tích cực nhất. Các bữa ăn khác là bữa sáng và bữa tối nên đơn giản với các thực phẩm được tiêu hóa nhanh chóng. Vì vậy, bạn sẽ dễ dàng tăng cường năng lượng ngay sau bữa sáng và để cho dạ dày của bạn được nghỉ ngơi vào ban đêm.
Nước
Nước di chuyển thẳng vào ruột ngay lập tức.
Nước ép trái cây
Chúng mất khoảng 15 - 20 phút mới đến đường ruột.
Các loại rau sống
Chúng mất khoảng 30 - 40 phút mới đến được ruột.
Các loại rau củ đã được nấu chín
Thì mất khoảng 40 - 50 phút cho quá trình tiêu hóa.
Thịt cá
Thịt cá mất khoảng 45 - 60 phút mới được tiêu hóa.
Salad rau củ
Món này cần đến 1 giờ đồng hồ để tiêu hóa.
Các loại củ quả giàu tinh bột
Thời gian tiêu hóa của chúng mất khoảng 1,5 - 2 giờ.
Các loại ngũ cốc
Quá trình tiêu hóa của thực phẩm này cũng diễn ra trong khoảng 2 giờ đồng hồ.
Các loại thực phẩm bơ, sữa
Chúng cũng mất khoảng 2 giờ đồng hồ cho quá trình tiêu hóa.
Các loại hạt
Chúng cần khoảng 3 giờ đồng hồ mới có thể tiêu hóa hoàn toàn.
Thịt gà
Thịt gà cũng chỉ cần 1,5 - 2 giờ để đến được đường ruột.
Thịt bò
Trong khi đó, thịt bò lại mất 3 giờ đồng hồ mới có thể tiêu hóa hết.
Thịt cừu
Thịt cừu thì mất tận 4 giờ cho quá trình tiêu hóa.
Thịt heo
Cuối cùng, thịt heo chính là món tốn nhiều thời gian tiêu hóa nhất (5 giờ đồng hồ).
Quyên Nguyễn - Ohay TV
Nguồn: Brightside
7 sự thật bất ngờ về cơ thể con người
(Helinovn )
Bạn có biết, con người là sinh vật duy nhất có thể đỏ mặt? Và tại sao lúc đau răng chúng ta còn đau cả đầu?
Trong hàng thế kỷ, cơ thể người đã luôn là một chủ đề đầy cảm hứng dành cho các nhà nghiên cứu và là nguồn cơn của vô số phát minh. Có lẽ ít ai ngờ rằng mắt người chính là thứ truyền cảm hứng cho máy ảnh, trong khi thiết kế của tháp Eiffel biểu tượng của Paris thì đến từ... xương đùi người.
Nêu vậy để thấy rằng cơ thể của chúng ta có rất nhiều sự thật thú vị, và bạn sẽ biết đến vài cái ngay sau đây.
Các mối dây thần kinh nối từ hàm đến não bộ.
Bạn đã bao giờ bị đau răng chưa? Vì sâu răng, hoặc vì mọc răng khôn chẳng hạn? Nếu đã từng thì hẳn bạn cũng nhận ra rằng cơn đau răng dường như cũng gây ra đau đầu luôn, và cả 2 xảy ra cùng một lúc thì phải.
Thực ra thì chúng thực sự có liên quan đến nhau đấy. Hãy nhìn vào bức ảnh trên thì biết: có các mối dây thần kinh nối từ hàm đến não bộ. Đó là các dây thần kinh sinh ba, một trong những dây thần kinh thụ cảm lớn nhất tại khu vực đầu.
Nó liên kết đến cả khuôn mặt, hàm, răng và các cấu trúc bên trong răng nữa. Theo Glenn Clark, nha sĩ tại ĐH Nam Carlifornia, thì cấu trúc kết nối quá nhiều này có thể khiến cảm giác đau lan truyền ra nhiều khu vực khác. Thế nên mới có chuyện đau răng đi kèm đau đầu là vì thế.
Trong giai đoạn REM, não bộ xử lý nhiều thông tin hơn khi chúng ta thức.
Đây là một sự thật đã được các nhà khoa học xác nhận từ những năm 1950, nhưng đến tận bây giờ vẫn rất ít người biết đến.
Theo đó thì trong cùng một khoảng thời gian, não bộ lúc ngủ có tần suất hoạt động rất mạnh - nhất là trong giai đoạn REM (rapid eyes movements - mắt chuyển động nhanh). Khoa học cho rằng đây là giai đoạn chúng ta mơ, và não vì thế mà xử lý nhiều thông tin hơn hẳn so với lúc chúng ta thức.
Lý do đứng sau khả năng này thì chưa được rõ. Tuy nhiên các nhà khoa học đặt ra giả thuyết rằng do da mặt của con người đã tiến hóa để lộ rõ hơn, nên việc đỏ mặt cũng giống như cơ chế biểu lộ cảm xúc, giúp người đối diện có được sự đồng cảm.
Não bộ không có các thụ thể cảm nhận đau đớn.
Có một nghịch lý: dù não bộ có thể điều khiển mọi bộ phận trên cơ thể, thậm chí là đưa ra các tín hiệu đau đớn, nhưng bản thân nó thì không biết đau.
Giải thích sâu hơn, điều này có nghĩa là não bộ không có các thụ thể cảm nhận đau đớn. Nghĩa là bạn có động chạm hay tổn thương gì đến não thì chỉ các vùng bên ngoài đau, còn não thì không cảm thấy gì.
Đổi lại, não của chúng ta là bộ phận hoạt động nhiều nhất cơ thể, và nó chiếm đến 25% lượng oxy chúng ta nạp vào.
Râu chính là phần lông tóc mọc nhanh nhất trên cơ thể.
Chẳng phải tự nhiên mà cánh mày râu sáng nào cũng phải cạo - lắm ông còn ngày cạo 2 lần nữa. Đơn giản là vì râu chính là phần lông tóc mọc nhanh nhất trên cơ thể.
Sau tuổi 60, chúng ta sẽ mất khoảng 40% thụ thể cảm nhận vị giác trên lưỡi.
Người già ăn uống sẽ kém về lượng, không nhiều được như tuổi trẻ. Nhưng chưa hết đâu, vì họ còn thấy không ngon miệng nữa kìa.
Trong hàng thế kỷ, cơ thể người đã luôn là một chủ đề đầy cảm hứng dành cho các nhà nghiên cứu và là nguồn cơn của vô số phát minh. Có lẽ ít ai ngờ rằng mắt người chính là thứ truyền cảm hứng cho máy ảnh, trong khi thiết kế của tháp Eiffel biểu tượng của Paris thì đến từ... xương đùi người.
Nêu vậy để thấy rằng cơ thể của chúng ta có rất nhiều sự thật thú vị, và bạn sẽ biết đến vài cái ngay sau đây.
1. Đây là lý do vì sao đau răng luôn đi kèm đau đầu
Các mối dây thần kinh nối từ hàm đến não bộ.
Bạn đã bao giờ bị đau răng chưa? Vì sâu răng, hoặc vì mọc răng khôn chẳng hạn? Nếu đã từng thì hẳn bạn cũng nhận ra rằng cơn đau răng dường như cũng gây ra đau đầu luôn, và cả 2 xảy ra cùng một lúc thì phải.
Thực ra thì chúng thực sự có liên quan đến nhau đấy. Hãy nhìn vào bức ảnh trên thì biết: có các mối dây thần kinh nối từ hàm đến não bộ. Đó là các dây thần kinh sinh ba, một trong những dây thần kinh thụ cảm lớn nhất tại khu vực đầu.
Nó liên kết đến cả khuôn mặt, hàm, răng và các cấu trúc bên trong răng nữa. Theo Glenn Clark, nha sĩ tại ĐH Nam Carlifornia, thì cấu trúc kết nối quá nhiều này có thể khiến cảm giác đau lan truyền ra nhiều khu vực khác. Thế nên mới có chuyện đau răng đi kèm đau đầu là vì thế.
2. Khi ngủ, não còn hoạt động nhiều hơn lúc tỉnh
Trong giai đoạn REM, não bộ xử lý nhiều thông tin hơn khi chúng ta thức.
Đây là một sự thật đã được các nhà khoa học xác nhận từ những năm 1950, nhưng đến tận bây giờ vẫn rất ít người biết đến.
Theo đó thì trong cùng một khoảng thời gian, não bộ lúc ngủ có tần suất hoạt động rất mạnh - nhất là trong giai đoạn REM (rapid eyes movements - mắt chuyển động nhanh). Khoa học cho rằng đây là giai đoạn chúng ta mơ, và não vì thế mà xử lý nhiều thông tin hơn hẳn so với lúc chúng ta thức.
3. Khả năng đặc biệt chỉ con người mới có: Đỏ mặt
Chúng ta chính là những sinh vật duy nhất trên Trái đất có khả năng đỏ mặt trong các tình huống thay đổi cảm xúc (như cảm thấy xấu hổ, hoặc giận dữ).Lý do đứng sau khả năng này thì chưa được rõ. Tuy nhiên các nhà khoa học đặt ra giả thuyết rằng do da mặt của con người đã tiến hóa để lộ rõ hơn, nên việc đỏ mặt cũng giống như cơ chế biểu lộ cảm xúc, giúp người đối diện có được sự đồng cảm.
4. Não bộ không biết đau
Não bộ không có các thụ thể cảm nhận đau đớn.
Có một nghịch lý: dù não bộ có thể điều khiển mọi bộ phận trên cơ thể, thậm chí là đưa ra các tín hiệu đau đớn, nhưng bản thân nó thì không biết đau.
Giải thích sâu hơn, điều này có nghĩa là não bộ không có các thụ thể cảm nhận đau đớn. Nghĩa là bạn có động chạm hay tổn thương gì đến não thì chỉ các vùng bên ngoài đau, còn não thì không cảm thấy gì.
Đổi lại, não của chúng ta là bộ phận hoạt động nhiều nhất cơ thể, và nó chiếm đến 25% lượng oxy chúng ta nạp vào.
5. Râu chính là phần mọc nhanh nhất
Râu chính là phần lông tóc mọc nhanh nhất trên cơ thể.
Chẳng phải tự nhiên mà cánh mày râu sáng nào cũng phải cạo - lắm ông còn ngày cạo 2 lần nữa. Đơn giản là vì râu chính là phần lông tóc mọc nhanh nhất trên cơ thể.
6. Tương tự: móng ngón giữa mọc nhanh nhất
Tốc độ mọc móng tay thực ra cũng phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Tuy nhiên với đa số thì ngón giữa sẽ mọc nhanh nhất, và chậm nhất là ngón út.7. Tuổi già sẽ khiến bạn ăn uống kém ngon
Sau tuổi 60, chúng ta sẽ mất khoảng 40% thụ thể cảm nhận vị giác trên lưỡi.
Người già ăn uống sẽ kém về lượng, không nhiều được như tuổi trẻ. Nhưng chưa hết đâu, vì họ còn thấy không ngon miệng nữa kìa.
Nguyên do là vì sau tuổi 60, chúng ta sẽ mất khoảng 40% thụ thể cảm nhận vị giác trên lưỡi.