tt
tt
Bài hát: Nha Trang - Hòa Tấu, Guitar
Nhạc Sĩ : Minh Kỳ
Nha Trang là miền quê hương cát trắng
Có những đêm nghe vọng lại
Ầm ầm tiếng sóng xa đưa
Nha Trang cảnh đồng bao la bát ngát
Hương quê dâng lên ngào ngạt
Hòa cùng sức sống yên vui.
Nha Trang cảnh đẹp nên thơ khiến nhớ
Bao năm du khách hằng chờ
Một ngày ghé đến Nha Trang
Ai ơi người về cho ta nhắn với
Nha Trang quê hương dịu hiền
Ngàn đời lòng tôi mến yêu.
Còn đâu những chiều vui xưa
Còn đâu những chiều say sưa
Ngồi nơi biển buồn trông ra khơi mênh mông.
Còn đâu Tháp Bà êm mơ
Còn đâu đá Chồng bơ vơ
Còn đâu bến Cầu Đá nên thơ.
Nha Trang cảnh đẹp trăng thanh gió mát
Ai qua không quên để lại
Một vài luyến tiếc xa xôi
Ai ơi người về cho ta nhắn với
Nha Trang quê hương dịu hiền
Ngàn đời lòng tôi mến yêu.
Gửi tặng những ai có quê là Nha Trang bài nhạc không lời trên đây.
Caroline Thanh Hương
Có những chuỵên tình bắt đầu từ những chuyện lạ thật ngộ nghỉnh và cứ thế trở thành một kết cuộc vui vẻ.Nhạc Sĩ : Minh Kỳ
Nha Trang là miền quê hương cát trắng
Có những đêm nghe vọng lại
Ầm ầm tiếng sóng xa đưa
Nha Trang cảnh đồng bao la bát ngát
Hương quê dâng lên ngào ngạt
Hòa cùng sức sống yên vui.
Nha Trang cảnh đẹp nên thơ khiến nhớ
Bao năm du khách hằng chờ
Một ngày ghé đến Nha Trang
Ai ơi người về cho ta nhắn với
Nha Trang quê hương dịu hiền
Ngàn đời lòng tôi mến yêu.
Còn đâu những chiều vui xưa
Còn đâu những chiều say sưa
Ngồi nơi biển buồn trông ra khơi mênh mông.
Còn đâu Tháp Bà êm mơ
Còn đâu đá Chồng bơ vơ
Còn đâu bến Cầu Đá nên thơ.
Nha Trang cảnh đẹp trăng thanh gió mát
Ai qua không quên để lại
Một vài luyến tiếc xa xôi
Ai ơi người về cho ta nhắn với
Nha Trang quê hương dịu hiền
Ngàn đời lòng tôi mến yêu.
Gửi tặng những ai có quê là Nha Trang bài nhạc không lời trên đây.
Caroline Thanh Hương
Nếu nói nôm na, thì chúng ta gọi là có duyên nợ với nhau và mãi sống đời bên nhau.
Cũng có những chuyện tình bắt đầu câu chuyện thì đẹp, vui và thật thoải mái để tiến xa, nhưng cuối cùng, cũng phải chia tay vì những chuyện lỉnh kỉnh thừa thải mà người ta thì hay cố chấp và không biết giải quyết vấn đề.
Gia đình và xã hội cũng là những yếu tố gián tiếp hay trực tiếp cho câu chuyện tình.
Nếu tâm hồn con người lãng mạn như nhân vật trong chuyện tình của anh Phạm Nga thì dù sao, nó cũng giúp cho chúng ta có một câu chuyện hương xuân khi nhớ lại cái thuả ai cũng còn Xuân, nhất là đây cũng là thời gian chúng ta bớc vào mùa Xuân.
Cám ơn anh Phạm Nga đã gửi những bài viết của anh đến groupe để chúng ta thưởng thức một câu chuyện tình... không may.
Caroline Thanh Hương
Truyện ngắn
Biển Và Chuyện Tình Không May
1.
Tôi yêu biển. Từ cái may mắn đầu
đời thật tuyệt diệu là được sinh ra ở vùng đất biển Nha Trang, tôi
hồn nhiên thích biển, một mực khoái biển ngay từ tuổi ấu thơ. Rồi
sau này, vào năm ra trường đi dạy học, tôi lại may mắn nữa là được
bổ nhiệm về thị xã Vũng Tàu, cũng miền biển!
Lúc đó đã giữa mùa nghỉ hè, mà
vào niên khóa sắp khai giảng, Bộ giáo dục sẽ bắt đầu cho dạy một môn
học mới, đó là môn sinh hoạt học đường ở bậc trung học. Khóa tập huấn
đầu tiên về môn nhiệm ý mới mẻ này được tổ chức ở Vũng Tàu, kéo
dài sáu tuần, quy tụ khoảng 30 nam, nữ giáo viên thuộc các trường
công ở Sài Gòn và các tỉnh lân cận, tất nhiên có cả các trường của
đất “chủ nhà”. Ông hiệu trưởng trường tôi, sau khi tiếp nhận tờ sự
vụ lịnh trình diện của tôi, đã hỏi han gia đình, thân thế của “kẻ
mới đến” sơ sịa vài câu, rồi - hình như theo kiểu có mặt đặt tên - ông mau mắn giao luôn công tác đầu tiên cho
hắn: đi dự khóa tập huấn môn học mới.
Trại tập huấn của chúng tôi là
toàn bộ khu vận động trường Lam Sơn, cách bãi Trước chỉ chừng nửa
cây số. Trong lễ khai giảng, tôi nhận ra là đa số thầy, cô giáo dự
trại đều còn trẻ, số đông là trên dưới 30. Có lẽ tuổi tác trại viên
nên như thế mới thích hợp với tính chất năng động, cần đến thể lực
của những môn học chính của khóa tập huấn, là các môn thể dục thể
thao, trò chơi vận động tập thể, múa hát cộng đồng, kỹ năng sinh
hoạt ngoài trời: cắm trại, lửa trại, thám du, mưu sinh nơi hoang dã…
Đặc biệt tự nhiên mà có hai
trại viên quá trẻ, phải nói là hai cô bé mới đúng, lại đứng riêng ra
ở phía sau hàng các cô giáo. Dò hỏi mới biết đó là hai cô cháu gái
của thầy Cương, trại phó nội vụ. Vừa đậu tú tài xong, hai cô nữ sinh
chuẩn bị ‘lên sinh viên’ này được chú Cương dắt theo, cho làm trại viên
‘bán chính thức’. Hai cô ả cũng thường sinh hoạt chung với đoàn nhưng
đi chơi là chính, chẳng phải học hành, ghi chép gì cả.
Thế rồi, rõ ràng những buổi học
ngoài trời, trong sân Lam Sơn hay ở các bãi biển, rừng dương…, tức
được phơi mình trong nắng, gió, cát, nước biển… mới lý thú hơn nhiều
so với những buổi nghe lý thuyết trong phòng học hay hội trường. Từ
những thầy, cô đã có tuổi, vốn chậm chạp, e dè với màu nước da
nhợt nhạt của mình, cho đến mấy anh thầy trẻ măng, háo hức kiểu
‘mới ra trường’ như tôi, tất cả đều dần dần thay đổi thấy rõ. Khi
những ngại ngùng ban đầu – ngại nắng, sợ gió, ớn bụi… - giảm hẳn đi
hay không còn nữa, mọi người vui vẻ, ồn ào chạy nhảy trên cát, ngụp
lặn dưới nước, nằm dài ra thảm cỏ. Vài lúc tác phong nghiêm trang,
đạo mạo cố hữu của nhà giáo đã tạm đi chơi đâu mất, nhiều thầy, cô tự
do thả lỏng mình vào những trò đùa nghịch tếu táo, có khi rơi cả
mặt kính, cũng như chọc phá nhau lì lợm y như bọn nhóc học trò của
mình.
Vui nhộn nhất lúc nào cũng là
đám thầy giáo trẻ tức bọn chúng tôi. Y như trong lớp học nào cũng
có một “xóm nhà lá” quy tụ bọn học trò hay nghịch phá, “xóm nhà
lá” của lớp tập huấn này coi như được dẫn dắt bởi tên ‘quậy’ nhất
là Côn, dạy ở trường trung học Long Khánh. Anh thầy toán này có nước
da đen như “anh Bảy Chà” trên ống kem đánh răng Hynos thời đó và chuyên
chọc cười thiên hạ qua biệt tài kể chuyện tiếu lâm. Rồi Tâm – chẳng
bao lâu đã có ngay biệt danh Tâm lùn,
để phân biệt với một thầy lớn tuổi cùng tên – dạy ở Dĩ An, mới hôm
qua còn nghiêm trang, mực thước, mặc sơ-mi luôn cài kín cổ thì hôm nay
đã hót như khướu, chuyên rủ cả
bọn ra quán cà phê cóc để… tán dóc đủ thứ chuyện. Hay Thảo, dạy môn
hóa ở một trường vùng quê Long An của anh. Phải nói là thầy Thảo
đẹp trai, kiểu “trai miệt vườn” để răng vàng sáng giới và thu hút
mọi người với ngón đờn ghi-ta thiệt điệu nghệ tài tử, cả tân nhạc
lẫn cổ nhạc. Thảo có kể cho anh em nghe chuyện một ông phụ huynh chủ
xe đò, mê mẩn ngón đờn vọng cổ của anh thầy nên mua cho thầy một chiếc
nhẩn 5 phân vàng, đồng thời may cho một bộ sơ-mi, quần Tây thiệt gồ ghề để đến dự đám giỗ nhà ông
chủ xe và tất nhiên, thầy sẽ biểu diễn đàn, ca tại đây.
2.
Sáng nay, ở khu bãi Trước, cả đoàn
được huấn luyện viên của Hội Lực Sĩ Con
Kiến Càng ở Sài Gòn xuống dạy các kiểu bơi, sau đó là sinh hoạt
tự do. Ba anh thầy trẻ của “xóm nhà lá” đang làm bộ lòng vòng bơi
tới bơi lui, thiệt ra là để bám sát một chiếc phao đang bềnh bồng trôi
mà hai cô trại viên “bán chính thức” đang bám vào.
Còn tôi, làm sao mà không khỏi
chú ý đến hai cô bé xinh xắn kia, nhưng tôi chỉ bơi ở xa xa và lặng
lẽ nhìn lại thôi. Vẫn còn trong tôi những mặc cảm của cuộc sống
nghèo khó, cô độc vừa qua. Tôi đã phải xa gia đình cha mẹ, phải ở
trọ trên một căn gác chật hẹp, bẩn thỉu, vừa học vừa đi làm thêm
với chiếc xe đạp cà-tàng, cho đến ngày tốt nghiệp lúc nào cũng
thiếu cơm ăn, áo mặc, sách vở… Khó khăn như thế nên cho đến nay, dù
tương lai gần sẽ dễ thở hơn do lương bổng ổn định từ nghề đi dạy, bạn
gái và hàng hiệu vẫn là hai
thứ xa lạ và xa xỉ đối với tôi.
Cứ thầm tự so sánh mình – một
cách bi quan về mọi phương diện trong/ngoài - với các anh thầy trẻ kia, nên lâu lắm
tôi mới đánh bạo mở miệng hỏi Côn về hai cô bé. Thì ra đó là Hồng,
để tóc à la garconne, cởi mở,
dễ bắt chuyện. Còn lại là Nghi Dung, tóc hơi dài, luôn trầm lặng, ít
nói.
Cuối cùng thì tôi cũng lấy hết
can đãm mà nhập cuộc. Nhân lúc Nghi Dung buông phao bơi đi, tôi bơi theo
thật nhanh. Hụp xuống lặn một quãng, trồi lên là tôi đã ở bên cạnh
cô bé. Tôi mở lời:
“Em bơi giỏi há? Nhưng cẩn thận,
đừng ra xa một mình. Em là Dung phải không, tôi là Hòa, mình làm quen
nha?”
Cô bé cười, gật đầu, có vẻ ngỡ
ngàng:
“Dạ…, đúng em là Dung, Nghi Dung. Mà
làm sao em bơi bằng thầy được? Vừa rồi thầy ở đâu mà thoáng một cái
bơi ra đây liền lẹ vậy? Lúc nảy em không thấy có thầy ở gần phao tụi
em…
Mở đầu có vẻ thuận lợi. Tôi
phấn khích nên tìm ra được ngay ý tưởng tạm xem là hay hay để nói
tiếp:
“Tên Nghi Dung là một cái tên
thật đẹp. À vừa rồi em không thấy tôi là vì tôi không thích đám đông
cho lắm, dù ở đây ai cũng vui vẻ, dễ mến.”
“Dạ em cũng vậy, không thích chỗ
ồn ào nên em bơi ra đây. Mấy thầy kia cứ theo hỏi đủ thứ chuyện!”
Dù dung nhan đang hơi lôi thôi vì tóc ướt sủng, dính bết
vào đẩu và trán nhưng Nghi Dung vẫn rất duyên dáng, thụy mị. Cô bé
nói, cười vừa hồn nhiên, tươi tắn vừa dí dỏm, thông minh. Mãi lén
nhìn ngắm người ta nên tôi bí đề
tài, đành hỏi han một chút về chuyện học hành rồi rủ cô bé bơi trở
lại chỗ… đông người - chiếc phao có mấy anh thầy trẻ vây
quanh.
Đêm hôm đó, tôi quá hân hoan để
bỏ giấc ngủ mà nằm mơ mộng. Cái tuổi 18 của Nghi Dung không quá cách
biệt với tuổi tôi 21. Thuận lợi nữa là ngoài kiểu xưng hô “thầy”,“em”
theo hoàn cảnh hiện thời, tôi và cô bé không có quan hệ thầy trò.
Mặt khác, tôi sẽ cẩn thận và
tự kềm chế, không đeo bám công khai, lộ liễu, nhưng luôn luôn ở tư thế
sẵn sàng, nghĩa là có cơ hội là áp dụng ngay những lời dạy quý
báu của một đàn anh về nghệ thuật, bí quyết lấy cảm tình con gái.
Có một bí quyết tuyệt vời là : “Như
trong một ngày trôi qua, con gái đã nghe không biết bao nhiêu là lời
tán tỉnh, trong đó có những câu rất hay ho của những tay giỏi ăn nói
hơn mình. Do đó, mình phải ráng có vài câu – ít nhất là một câu
nhưng phải thật hay – gây được ấn tượng thật tốt đẹp trong lòng con
gái. Có như vậy thì vào cuối ngày, khi con gái ngồi một mình nhớ
lại để chấm điểm, vô số những lời tán tỉnh của mấy tên khác sẽ bị
quên sạch vì đã có câu tán của mình, do gây ấn tượng nhất nên duy
nhất còn đọng lại trong tâm tưởng của con gái, tức là mình sẽ được
nhớ tới chứ hổng phải tên nào khác.”
Tôi thao thức, lo lắng vì không mơ
hồ gì nữa, ngay giây phút đầu tiên tôi đã thương Nghi Dung. Do đó, tôi
cầu Trời khấn Phật cho từ ngày mai, ngày nào những lời chân tình
của tôi cũng được Nghi Dung “chấm điểm” cao nhất, do tạo được ấn
tượng tốt đẹp nhất đối với cô bé, để tôi được ghi vào bộ nhớ của người ta, chứ tôi không biết cách sạo sự ngọt ngào, bay bướm như mấy
anh thầy trẻ kia – toàn những địch thủ dẻo miệng đáng gờm.
Trại tập huấn tổ chức đêm lửa
trại đầu tiên. Đúng là một cơ hội bằng vàng cho tôi, vì vào dịp
này, trại viên phải luân phiên ra trả
bài bằng thực tế về các kỹ năng quản lửa, quản trò, quản ca…
thì tôi đã nổi bật, nhờ hồi xưa đã có thời gian làm huynh trưởng
hướng đạo sinh. Đặc biệt là tuy thời gian chuẩn bị chơi lửa trại khá
ít nhưng tôi vẫn kịp đưa vào chương trình văn nghệ đêm ấy vở kịch vui,
tựa là “Gia đình bác Tám”, do tôi đã dựng nhái theo một chương trình rất
nổi tiếng về nông thôn trên đài phát thanh đô thành và cũng từng
trình diễn rất thành công trong một hội Tết sinh viên. Nay tôi vừa làm
đạo diễn tập miệng cho Côn, Thảo
“xóm nhà lá” và một cô giáo trẻ chịu nhận vai một thôn nữ trong
kịch, vừa vào vai chính là bác Tám. Nghi Dung đã nức nở khen:
“Hay thiệt, thầy Hòa coi bộ hiền
hiền, ít nói vậy mà tếu quá đi. Thầy giả giọng ồm ồm của bác Tám
nghe y hệt giọng một ông già vui tính, dễ mến. Mà thầy ơi, quê thầy
ở đâu mà nói giọng…”
Tôi đáp nhanh, có hơi tự mãn về
gốc gác của mình:
“Tôi chỉ giả giọng ông già miệt
vườn Nam bộ cho vui thôi, chứ quê tôi là Nha Trang, xứ biển em à. Nên
tôi rất yêu biển. Còn quê em?”
“Dạ ở Sài Gòn. Em cũng thích
biển nhưng chỉ những lúc biển thật vắng như chỉ có mình mình thôi.”
Vậy là hai đứa vừa thố lộ những tâm ý, sở thích sâu lắng của
riêng mình cho nhau nghe. Cũng lúc này, trái tim tôi vừa biết yêu đã
đảo nhịp liên hồi, hết hát ca, bay bổng rồi lại bồi hồi, thổn thức.
Tôi vừa mới gặp Nghi Dung đó lại thấy nhớ cô bé rồi. Bao giờ vẻ
mặt, giọng nói, cử chỉ của cô bé cũng đầy dịu ngọt, thiết tha lưu
lại trong trí tưởng của tôi. Mà sao
những han hỏi, ánh mắt, nụ cười của người mình yêu dành cho mình bao
giờ cũng ít ỏi đến thế? Trong thương yêu bao giờ cũng có những
nỗi khổ tâm kỳ lạ với sự mâu thuẫn không-chịu-nổi là cứ lo lắng và
hờn trách nhưng lại càng nhớ thương nồng nàn hơn.
Dù sao, như đã nói, tôi luôn cố
gắng tự kềm chế, tự chế diễu những khi biết chỉ là mình tự kiếm
cớ gì đó để đi tìm gặp Nghi Dung thêm lần nữa trong ngày. Chắc chắn
là đang có những đôi mắt nghiêm nghị theo dõi mối quan hệ đã trở nên
quá thân mật, gần gũi giữa tôi và cô bé.
Riêng về ba thầy giáo trẻ thì
không rõ vì lý do gì, Tâm đã bỏ cuộc. Còn lại là Thảo và Côn thì
chỉ tập trung theo nhỏ Hồng. May mắn cho cả bọn chúng tôi là anh Cương
- vừa là đồng nghiệp vừa là phụ huynh! – vẫn phóng khoáng, khi gặp
gỡ, chè chén riêng tư vẫn vui vẻ xưng hô “tao”, “tụi bây” với chúng tôi
như bình thường. Nhất định là anh Cương đã dễ dàng nhận ra cái trò
chộn rộn lộ liễu của bọn tôi đối với hai cô cháu gái, nhưng anh chưa hay
không lên tiếng ngăn cấm bọn tôi, có lẽ là do bậc đàn anh từng trải
đời này đã rộng lượng thông cảm “tuổi trẻ mà!”?
3.
Thời gian qua thật nhanh, thấm
thoát mà khóa tập huấn sắp bế giảng. Chúng tôi vẫn thường đến cả
năm bãi tắm của Vũng Tàu, đi thăm cả Long Hải và Cần Giờ. Biển có mặt ở khắp nơi – vị chứng nhân
đôn hậu như mẹ hiền. Sóng biển cứ rạt rào đêm ngày như ru tình tôi
lớn dậy. Gió biển cứ thổi tóc Nghi Dung bay bay, có lúc vờn nhẹ vào
tôi, ve vuốt tình tôi.
Rồi tôi khổ sở, thương nhớ quay
quắt khi Nghi Dung chợt biến mất hết một ngày một đêm. Cô bé về Sài
Gòn gấp vì chuyện gì? Lúc cô bé trở lại Vũng Tàu thì nhằm vào
buổi sáng chúng tôi làm bài thu hoạch cuối khóa. Tôi đang ngồi ở
cuối phòng, sắp kết thúc bài thu hoạch thì chợt có một mảnh giấy
vo viên rơi trên mặt bàn. Nghi Dung và nhỏ Hồng đang đứng ở hành lang,
vừa ném giấy qua cửa sổ mà miệng cười, tay ngoắt. Tôi mừng rơn, vội
vã ra khỏi phòng. Nghi Dung nói ngắn gọn là hai cô bé sẽ đi trước và
chờ tôi ở bãi Dâu…
Bãi biển vào lúc rất vắng
người, tôi rất sung sướng về cái hẹn riêng tư này - nhỏ Hồng vừa ý
tứ rời đi, nói là kiếm dừa uống – nhưng cũng làm bộ trách cô bé:
“Hẹn tôi ra đây mần chi vậy? Trưa
quá rồi, mà một rưỡi chiều cả trại phải tập dợt gấp rút ở sân cờ
cho lễ mãn khóa vì sẽ có quan lớn trên Bộ xuống dự…”
Nghi Dung bạo dạn xỉ ngón tay
vào ngực tôi:
“Thì chỉ vì em muốn gặp riêng
thầy thôi mà. Biển đang thật vắng, đúng ý của em, mình tha hồ nói
chuyện thoải mái, phải hôn thầy? Lễ mãn khóa thì nhằm nhò gì đâu
thầy?”
Tôi trợn mắt:
“Nhằm nhò gì đâu hả? Nhà trường
cử tôi đi học thì phải học cho đàng hoàng, nghiêm chỉnh chứ, không
thì hiệu trưởng chữi, phạt chết. Đúng là em nói giọng… học trò,
không biết trời cao đầt dày gì
cả!”
Nói thì có vẻ dõng dạc, hùng
dũng như vậy nhưng thật ra tôi đang rất yếu đuối, ngớ ngẩn nhìn người
mình yêu sau một ngày-đêm xa cách. Và tôi lập tức muốn ngã quị khi
Nghi Dung dịu dàng nhìn tôi, nói nhỏ:
“Thì em đã nói là em muốn gặp
riêng thầy thôi mà. Về Sài Gòn, em cảm thấy… nhớ nhớ thấy.”
Niềm vui ngút ngàn đẩy nhịp tim
tôi nhảy đến mức cuồng loạn. Tôi liều lĩnh nắm bàn tay cô bé:
“Thì em đừng gọi tôi là thầy
nữa. Gọi anh là anh đi Dung nhé? Anh cũng nhớ em nhiều lắm, dù chỉ
một ngày qua. Anh đã nhớ em từ lâu lắm rồi, em có biết không?”
Nghi Dung không rút tay lại, chỉ
nhìn tôi bằng ánh mắt thật ngoan hiền rồi hơi cúi mặt, chúm miệng
nói nhỏ với cái giọng vừa ngộ nghĩnh vừa dễ thương của con gái Nam
bộ:
“Thiệt hôn?”
“Thiệt mà. Anh đang có hơi lo về
buổi tập lễ mãn khóa, nhưng kệ! Từ lâu anh đã mơ ước được ở cạnh em
thật riêng tư như lúc này. À em về Sài Gòn gấp như vậy, có gì vui
không Dung?”
“Dạ vì ba em sắp xuất ngoại, đi
làm ăn bên Hồng Kông nên em phải về gặp ba để bàn với ba về ngành em
theo trên đại học.”
“Em chọn ngành nào vậy?”
“Cũng Văn khoa như anh, nhưng cũng
chưa chắc chắn lắm anh à!”
Bị lôi cuốn vào chuyện của Nghi
Dung, tôi chỉ vừa thay đổi được cách xưng hô thôi, trong khi tôi còn có
ý muốn cháy bỏng nữa trước vẻ yêu kiều lạ thường của người mình
yêu. Cái óc tính toán đáng xấu hỗ của tôi đang bảo người ta đang vui, đang dễ dãi kìa, nói
đại đi! Thôi thì… Tôi xiết nhẹ bàn tay Nghi Dung:
“Dung ơi, anh muốn nói…”
Chợt cô bé không còn ánh mặt tươi
vui nữa:
“Anh Hòa, xin anh đừng nói. Em
biết anh muốn nói gì với em rồi, nhưng xin anh… Không biết sao, em sợ…”
Tôi hoảng hốt, tự cực lực lên
án mình cái tội dại dột tính “nói đại” vừa rồi. Tôi nài nỉ:
“Em sợ điều gì mới được? Dù
mình gặp nhau chưa lâu nhưng anh không hề lầm lẫn về tình cảm trong
lòng mình đâu em. Dung ơi, em không tin anh sao?”
Đôi mắt Nghi Dung đã ngấn lệ, giọng
cô bé ray rứt như van nài ngược lại:
“Dạ em tin anh chứ, nhưng xin anh
đừng nói ra. Lần trước em đã từ chối anh, không cho biết địa chỉ nhà
em cũng là vì em sợ… Sợ ngay từ lúc em bắt đầu cảm thấy mến anh,
Hòa ơi! Em sợ chuyện tình cảm của tụi mình không có tương lai đâu anh.”
Nói xong, Nghi Dung nhẹ nhàng rút
tay ra khỏi bàn tay đờ đẫn của tôi. Cô bé đứng dậy, bước đi vài bước
trên bãi cát rồi dừng lại, khoanh tay, nhìn mông lung ra biển.
Trong những chuyện tình có duyên
may, khi người con gái chạy đi chỗ khác là chỉ vì thẹn thùng, không
muốn chàng trai nhìn thấy ánh mắt thuận nhận của mình. Còn trong
chuyện tình của tôi lúc này, người yêu bước đi là đã mang theo mọi hạnh
phúc, mọi mơ ước và cả tuổi thanh xuân của tôi. Tôi đang chìm vào cực
cùng của khổ đau, hụt với.
Ngày cuối cùng ở trại, trong lễ
mãn khóa, Nghi Dung tránh mặt tôi nên tôi tìm cách dò hỏi nơi nhỏ
Hồng. Thì ra, từ lâu rồi, gia đình Nghi Dung xào xáo vì ông bố có vợ
nhỏ và bà mẹ hăm sẽ ly dị, còn cô bé thì tắt mất nụ cười hồn
nhiên, hóa thành một cô gái trầm lặng, u sầu. Trong chuyến đi chơi
vùng biển vừa qua, cô bé tỏ ra nguôi ngoai, vui tươi trở lại chút đỉnh.
Nhưng khổ nổi, ngày Nghi Dung về Sài Gòn gấp là ngày bà mẹ chính
thức ra tòa nộp đơn xin ly dị, không ai ngăn cản được. Tan nát cõi
lòng, lại gặp lúc tôi ngờ nghệch định tỏ tình nên cô bé tội nghiệp
đành ngăn tôi lại bằng một lý do quá đơn giản, quá mơ hồ, rằng “chuyện
tình cảm của tụi mình không có tương
lai”, mà không chia xẻ với tôi về tấn thảm kịch gia đình cô bé
phải riêng mang.
Từ dạo đó, tôi yêu biển với cõi
lòng đầy u uất. Sóng biển ngàn năm vỗ mãi vào những gộp đá trơ lì.
Gió biển đêm ngày thổi mãi trên bãi cát câm nín. Và với biển, tâm hồn tôi mãi cưu mang những kỷ niệm
thật buồn về một chuyện tình không may…
PHẠM NGA