Translate

Libellés

samedi 30 janvier 2021

Trần Văn Lương và bài thơ với năm thứ tiếng tuyệt vời La Promesse Rompue hay Lời Hứa Không Tròn hay La Promesa Rota hay The Broken Promise hay 違誓.

tt

 Có những ngôn ngữ để bày tỏ niềm đau khi tình đã qua.

Thời gian chẳng bao giờ ngừng lại và khi chỉ còn tiếc nuối thì muốn nói cũng đã muộn màng.

Người về bên ấy có vui không?

Nếu quý anh chị nào có đồng cảm với anh Trần Văn Lương, mời quý anh chị cùng thưởng thức lối hành thơ và nỗi niềm đau đớn cho một chuyện tình khi chúng ta không thể nào vượt biên giới sống và chết.

"Est-ce par toi, brisant le vœu,

Ou par moi, rompant la promesse,

Que nous devons vivre en détresse,

Toi dans les cieux, moi dans ce lieu?"

thơ Trần Văn Lương


Cám ơn những bài thơ với những nét đẹp ngôn ngữ khác nhau của anh cho cùng một câu chuyện thơ.

Caroline Thanh Hương

 NỖI ĐAU MUỘN MÀNG- st Ngô Thụy Miên- Ngoc Anh by user509947846

 

Kính gửi đến quý anh chị con cóc cuối tuần.

Dạo:

        Trách em sao vội về trời,

Trách anh sao mãi còn nơi dương trần.

 Lời cuối cho những muộn màng

I. Cóc cuối tuần Phú Lang Sa:

 

      La Promesse Rompue     

(Cho những ai đang buồn đau vì lẻ bạn)

 

Que c'est loin le jour où nous deux,

Les yeux imprégnés de tendresse,

Et le cœur inondé d'ivresse,

Nous avons échangé nos vœux.

 

Nous nous sommes alors promis

Que, durant ce séjour sur terre,

Quoi qu'il nous advienne, ma chère,

Nous ne serions point désunis.

 

Mais parvient soudain ton trépas,

La vie dès lors n'est qu'un orage.

Hélas, je manque le courage

De suivre d'emblée dans tes pas.

 

Est-ce par toi, brisant le vœu,

Ou par moi, rompant la promesse,

Que nous devons vivre en détresse,

Toi dans les cieux, moi dans ce lieu?

 

Chérie, je ne sais pas pourquoi

Dieu t'a déplacée de ce monde,

Laissant cette âme vagabonde

Traînasser ici-bas sans toi.  

           Trần Văn Lương

              Cali, 1/2021

 Muộn màng là từ lúc cover by THỌ PHAN by Tho_DN

II. Phỏng dịch thơ Việt:

 

   Lời Hứa Không Tròn

 

Đã xa lắm ngày chúng mình hai đứa,

Nhu tình dâng tràn mắt tựa sóng khơi,

Và con tim như chén rượu đầy vơi,

Cùng trịnh trọng trao nhau lời thệ nguyện.

 

Rồi thủ thỉ câu thề non hẹn biển,

Hứa cùng nhau đi trọn chuyến xe trần,

Dù cho đời đầy đau khổ gian truân,

Mình sát cánh, mặc muôn phần khốn khó.

 

Nhưng đau đớn, em qua miền thiên cổ,

Đời anh nay toàn giông gió não nề.

Anh trách mình sao lưu luyến bến mê,

Không can đảm theo em về tiên cảnh.

 

Có phải tại em vội vàng cất cánh,

Hay tại anh bạc hãnh chẳng giữ lời,

Nên giờ đây mình day dứt một đời,

Hai đứa phải hai nơi buồn tê tái.

 

Anh không hiểu sao trời xanh tai quái,

Bắt em yêu trở lại chốn thần tiên,

Để mặc anh dưới thế với muộn phiền,

Chẳng còn có em bên mình sớm tối.

                  Trần Văn Lương

                      Cali, 1/2021

 10 lựa chọn sai lầm sẽ dẫn đến trạng thái hối hận và nuối tiếc về sau -  Ragus

III. Phỏng dịch thơ Tây Ban Nha:

 

       La Promesa Rota

 

Lejos parece el día en que nosotros,

Los ojos de ternura y amor llenados,

Los corazónes de gozo inundados,

Intercambiamos los deseos nuestros.

 

Nos prometimos, siempre bendecidos,

Que, durante la estancia en esta tierra, 

Aunque nosotros el destino atierra,

Estaríamos nunca desunidos.

 

De repente la muerte te ha raptado,

Se ha transformado la vida en tormenta.

Carece de coraje mi alma incruenta

De seguirte y quedarme así a tu lado.

 

¿Eres el que en tus votos ha fallado,

O soy el que ha roto mi propia promesa,

Que nuestro sufrimiento nunca cesa,

Y que nuestro destino es separado?

 

Nunca llego a entender, querida mía,

Por qué del mundo Dios te ha colegido,

Mientras que este errabundo es permitido

Vagar aquí sin ti su entero día.

                Trần Văn Lương

                   Cali, 1/2021

 5 điều đáng tiếc nhất ở đời, điều 2 nhiều người sẽ hối tiếc nhất

IV. Phỏng dịch thơ Anh văn:

 

        The Broken Promise

 

How far away, my dear, has been the day

When we, the eyes imbued with tenderness,

The joyous hearts immersed in drunkenness,

Exchanged the vows that only love can say.

 

We promised one another eagerly

That through the span of our short earthly stay,

Whatever fate inflicts on us each day,

We shall remain together willingly.

 

But, sad to say, your end came suddenly,

And since then life became a stormy hell.

I lack the courage and the luck as well 

To follow in your footsteps readily.

 

Is it because of you who broke the vow,

Or really me who broke my given oath,

That in distress we have to languish both,

Condemned to stay in isolation now?

 

I never do succeed to understand

Why God decides to take you off our site,

But allows me, this drifting parasite,

To roam down here without your loving hand.

           Trần Văn Lương

              Cali, 1/2021

 

 Năm điều hối tiếc nhất của người đang hấp hối!

V.  Phỏng dịch thơ Hán:

 

      違誓

 

,

滿 ,

,

.

 

,

,

.

 

,

.

.

 

,

,

,

 

,

,

.

       

 

Âm:

 

        Vi Thệ

 

Giá thiên nhị tiểu linh,

Kiểm sắc mãn nhu tình,

Nhãn đại tranh, tâm túy,

Hân hân kết thệ minh.

 

Trang nghiêm khởi nặc ngôn,

Thủy nhược yểm càn khôn,

Hỏa nhược thôn vũ trụ,

Nan phân cách ngã môn.

 

Nễ mệnh hốt phùng chung,

Thế gian sạ khốn cùng,

Ngã, can vi, bất cảm

Đồng nễ phó thiên cung.

 

Chân do nễ phụ tình,

Hoàn thị ngã vong minh,

Nhi lưỡng nhân tao khổ,

Bất năng cộng thử sinh?

 

Vĩnh viễn ngã nan minh

Lão thiên chẩm vô tình,

Bách nễ hồi tiên giới,

Ngã thử xứ linh đinh.

     Trần Văn Lương

 

Nghĩa:

 

   Trái Lời Thề

 

Ngày đó hai linh hồn nhỏ,

Sắc mặt ôn nhu dịu dàng,

Mắt mở lớn, con tim ngất say,

Hớn hở kết câu thệ ước.

 

(Mình) nghiêm trang hứa rằng

Cho dù nước (có) ngập trời đất,

Cho dù lửa (có) nuốt trọn vũ trụ,

(Thì cũng) khó mà chia cách chúng ta.

 

(Nhưng) em chợt mất đi,

Đời bỗng khốn khổ gian nguy,

Anh, gan nhỏ, không dám

Theo em cùng lên trời.

 

Có thực là bởi em phụ tình,

Hay chính là tại anh quên lời thề,

Mà hai người (phải) gặp đau khổ,

Không thể cùng chung sống (trọn) kiếp này.

 

Anh mãi mãi khó mà hiểu được

Tại sao trời già lại vô tình

Bắt em về cõi tiên,

(Lại bắt) anh lẻ loi ở chốn này.

 

Phạm Nga và truyện ngắn Phiêu Lãng Mùa Giáng Sinh Xưa.

tt

 Năm tháng qua thật nhanh và bây giờ tuy đôi lúc có thời gian nhớ về kỷ niệm thì hình như kỷ niệm cũng dần phôi pha theo thời gian.

Có một mùa Giáng Sinh năm nào đó, có một người kể lại một câu chuyện tình, mời quý anh chị nào muốn tìm về dĩ vãng xa xôi của một thời đã qua đọc bài viết của anh Phạm Nga để thử tìm lại chút ta trong đó nhé.

Cám ơn anh Phạm Nga đã gửi bài và hình ảnh.

Caroline Thanh Hương

 

Phiêu Lãng Mùa Giáng Sinh Xưa

Truyện ngắn PHẠM NGA

 

 

1.

Hòa biết bản "Bài thánh ca buồn" của nhạc sĩ Nguyễn Vũ khi Hòa mới 15 tuổi, học lớp đệ tam C trường Pétrus Ký. Ông nhạc sĩ tài hoa đã kể thuở còn là cậu bé 14 tuổi sống trên Đà Lạt, ngày ngày đi lễ ở nhà thờ Con Gà thì tình cờ gặp một cô gái rất xinh. Mở lời làm quen thì biết cô ấy lớn hơn mình 2 tuổi nhưng trái tim vụng dại của cậu con trai mới lớn vẫn đập loạn nhịp trước bóng dáng thiếu nữ có mái tóc dài buông thả, đẹp như mộng ảo giữa cảnh sắc đồi thông Đà Lạt sương mù.

Hòa mê mẩn trước lời kể của nhạc sĩ Nguyễn Vũ, rằng có một lần tan lễ Giáng sinh thì trời đổ mưa, cô gái nép vội vào mái hiên ngôi nhà nọ gần nhà thờ, ông cũng đứng trú bên cạnh. Những kỷ niệm và xúc cảm thiết tha lần ấy chính là nguồn cảm hứng để ông viết nên bản "Bài thánh ca buồn" sau này.

Năm Hòa ngồi lớp đệ nhị C là 1965, Hòa lại càng thích bản "Bài thánh ca buồn" bởi bắt đầu quen Vi ở Sài Gòn, bởi ngẫu nhiên Vi cũng là người gốc Đà Lạt, cũng lớn hơn Hòa 2 tuổi, cũng duyên dáng, cũng tóc dài, nghĩa là có khá nhiều điểm giống cô gái trong chuyện tình ngọt ngào thời thơ dại của nhạc sĩ Nguyễn Vũ …

Cuối tháng 12 năm ấy chợt có kỳ trại đặc biệt đi chơi Đà Lạt 5 ngày do Bộ Giáo dục thời đó tổ chức vào dịp Giáng sinh, ưu ái dành cho ban đại diện học sinh và các lớp trưởng khối đệ nhị cấp của riêng bốn trường công lớn nhất Sài Gòn là Pétrus Ký, Chu Văn An, Gia Long và Trưng Vương. Hòa là lớp trưởng nên được dự kỳ trại có cái tên “Anh Đào” thật đẹp này.

Có cơ hội lần đầu tiên lên Đà Lạt, lại trúng ngay mùa Giáng sinh, Hòa nghĩ ngay đến Vi, bởi khi đó Hòa chỉ có Vi là người quen/bạn duy nhất có nhà ở thành phố này.

 

 

2.

Đỗ tú tài nhất xong, Vi từ biệt bố mẹ xuống Sài Gòn học sư phạm mẫu giáo. Do người bà con giới thiệu, cô gái đến ở trọ trong trường Mạnh Mẫu, nơi em gái út của Hòa đang theo học, vốn là một trường mẫu giáo nổi tiếng ở khu Tân Định. Một lần nọ, vào giờ tan học buổi chiều, anh tài xế ở nhà lái xe đi rước con bé, Hòa rảnh nên cũng theo chơi. Đang thơ thẩn ngồi chờ trước sân chơi xích đu, cầu tuột, Hòa thấy một cô gái thật trẻ ra phụ các cô giáo trông chừng bọn học sinh lí lắc hay leo trèo, nhảy nhót quá đáng. Gương mặt cô gái không trang điểm nhưng vẫn thùy mị dịu dàng. Mái tóc Vi đen tuyền, xỏa ngang vai, còn giọng khuyên bảo bọn trẻ nghe cứ ngọt như mật ong…, Vi thu hút Hòa ngay từ cái nhìn đầu tiên. Rồi thư viết cho nhau đã nhiều nhưng ngồi bên nhau trong khuôn viên nhà trường thì quá ít bởi để giữ gìn cho các thiếu nữ ở trọ, qui định về khách thăm viếng ở trường Mạnh Mẫu rất nghiêm nhặt.

Vi nhận lời hẹn gặp và cho Hòa địa chỉ ở Đà Lạt. Hòa sung sướng đến muốn bay bổng lên trời xanh. Thế là đến tuổi 16 cậu mình được thỏa mơ ước cháy bỏng từ thời thiếu niên là được lên Đà Lạt, đặt chân đến thành phố của Ngàn Hoa, thành phố Sương Mù… như văn chương, âm nhạc thường ngợi ca. Càng hạnh phúc, hát ca hơn là trong chuyến du lịch miễn phí diệu kỳ này, Hòa sẽ có dịp gần gũi hơn với cô bạn xinh đẹp vào đúng dịp Giáng sinh, nghĩa là gần như Hòa sẽ được thể nhập trọn vẹn – chứ không phải ngồi tưởng tượng nữa - vào khung trời lãng mạn tuyệt vời của ca khúc "Bài thánh ca buồn".

3.

Trời mới rạng đông, trại viên trại Anh Đào được đưa ra phi trường Tân Sơn Nhứt, ngồi máy bay quân sự C123 lên Đà Lạt. Mờ sáng đã đến phi trường Liên Khàng, thời tiết thật tuyệt diệu, không quá lạnh như Hòa tưởng tượng. Có chuyện hơi buồn cười là suốt 5 ngày trại, toàn thể bọn trại viên con trai lại được cho về ở chỗ của… con gái:  trường nữ trung học Bùi Thị Xuân. Ổn định chỗ ở xong, trại viên được tự do ra phố vài tiếng, chỉ cần 11 giờ 30 phải về lại trường để đi ăn cơm trưa.

Theo một nhóm bạn xuống đến bờ hồ Xuân Hương thì Hòa tách ra, nói với tụi nó là cần đi tìm, thăm nhà bà con. Hòa đứng bên lề đường, dáo dác kiếm taxi. Ở Sài Gòn thời ấy có một kiểu sử dụng xe taxi khá tiện lợi, đó là bạn có thể gọi bất cứ chiếc taxi chạy ngang, có chở khách nhưng vẫn còn ghế trống, thường là xe sẽ dừng lại để tài xế hỏi bạn đi đâu, nếu lộ trình bạn cần đi thuận chiều với lộ trình của khách đã ngồi trước trên xe thì tài xế sẽ đồng ý chở bạn đi chung, ai xuống trước cứ trả phần tiền xe của mình… Hòa vừa quắt trúng chiếc taxi đã có hai sinh viên sĩ quan trường Võ Bị Đà Lạt ngồi ghế sau. Cửa xe vừa đóng là Hòa vội vàng nói ngay, cố ý cho cả ba người trên xe cùng nghe:

-Chào các anh, làm ơn chỉ dùm và cho tôi đến địa chỉ này, số 23 đường Biệt Thự, bờ hồ Xuân Hương. Tôi ở Sài Gòn, đây là lần đầu tiên lên Đà Lạt, muốn ghé thăm người bà con…

Một anh SVSQ ngồi phía sau vui vẻ trả lời ngay:

-Hên cho anh rồi, đường Biệt Thự ở ngay phía bờ mờ mờ bên kia, đây vòng qua đó chừng 10 – 12 phút thôi, phải không bác tài?

Mọi việc đều diễn ra suôn sẻ, Hòa vừa hí hửng vừa nôn nao đầy lòng. Chiếc taxi dừng lại cạnh một bãi cỏ thật xanh bên đường, Hòa hỏi bác tài tiền xe bao nhiêu thì bác ta lại quay nhìn hai người khách phía ghế sau. Cũng cái anh SVSQ vui tính lại nhanh miệng nói:

-Có bao nhiêu đâu anh bạn. Đúng ra ở Đà Lạt rất ít người đi chung xe taxi như ở Sài Gòn nên hiếm có ai quắt xe đã có khách như anh vừa rồi. Thôi, rất vui nghe anh học ở Sài Gòn, lên dự trại thăm Đà Lạt. Để tụi tôi tính cho, coi như cho anh quá giang. Lo đi tìm nhà người bà con đi nhé!

Hòa không ngờ ngày đầu tiên ở Đà Lạt mình đã may mắn gặp được người tử tế như vậy nên xăng xái bắt tay cám ơn hai anh SVSQ, cám ơn cả bác tài. Họ cười, chúc Hòa vui vẻ trọn những ngày ở Đà Lạt.

Từ lề đường nhìn lên chỉ thấy dốc đồi thoai thoải, lối đi ngoằn nghèo chạy giữa những bãi cỏ xanh rờn cùng những mái nhà thưa thớt, ẩn mình giữa những cây thông cao vút nên ở đâu cũng đầy bóng râm. Nhà số 23 nằm khuất ở một sườn đồi cách đường lộ bên dưới khá xa nên có vẻ đìu hiu, vắng lặng. Gõ cửa rất lâu Vi mới ra mở cửa với nụ cười thật phấn khích, vẻ bất ngờ vươn đầy ánh mắt…

Vi mời Hòa vào nhà, rót tách trà actixô bảo Hòa uống liền cho ấm. Nhà đang chỉ có mỗi mình Vi. Ngồi chốc lát là Hòa đã khẽ đề nghị cô bạn ra ngoài ngõ, ngồi chơi ở bãi cỏ trên sườn đồi thoai thoải phía trước cổng nhà.

Đã là hiện thực cái trường đoạn phim trữ tình, thơ mộng nhất mà cậu con trai tuổi 16 đã khổ công vẽ vời sẵn từ những đêm cậu mình bỏ ngủ, nằm tưởng tưởng đủ điều trước ngày đi Đà Lạt.

Ở lần gặp trước gần đây nhất, Hòa đã vừa hỏi Vi xin địa chỉ ở Đà Lạt vừa hỏi nàng có về nhà nghỉ mùa Giáng sinh không. May mắn là Vi sẽ về nhà trước cả ngày trại Anh Đào khai mạc và tận sau Tết dương lịch mới trở xuống Sài Gòn. Tuy nhiên, khi ấy Hòa chỉ nói là trong mấy ngày trại sẽ cố gắng, sắp xếp thời gian để tìm đến nhà Vi, gọi là gặp nhau ở nhà bạn, quê hương bạn cho thân thương hơn. Do đó khi thấy Hòa ở cửa, Vi nói ngay bất ngờ quá đi!  Giờ ngồi trên bãi cỏ, Vi giải thích thêm rằng dù có đồng ý cái hẹn “để trống ngày giờ” nhưng trong thâm tâm nàng lại không tin tưởng lắm, bởi biết đâu sẽ có trở ngại này khác khiến Hòa không thể sắp xếp, thực hiện được chuyện hai đứa gặp nhau tại Đà Lạt.

Giờ đây Hòa đang ngồi với cô bạn gái trên bãi cỏ ngập lá vàng khô. Hoàn toàn chỉ có hai đứa, không có con mắt dòm ngó nào của thiên hạ xung quanh.

Lúc nào gặp Vi, Hòa cũng thấy cô thật thùy mị, dễ yêu. Đặc biệt là khi trở về với khí hậu Đà Lạt, đôi má Vi trở nên hồng hào thật quyến rũ, không còn cái màu trắng thoang thoáng xanh, trông hơi nhợt nhạt như lúc ở Sài Gòn.

Thỉnh thoảng bờ vai hai đứa chạm khẽ vào nhau. Hòa còn thầm mong, thèm nhiều hơn nữa, như được nắm tay, hay được ôm qua vai người con gái. Vi trong thực tế là cô bạn gái lớn hơn Hòa 2 tuổi, học cũng trên lớp, nhưng trong “kịch bản” của Hòa, nàng đã mơ hồ hóa thành người yêu bé bỏng. Hòa thêu dệt, lý tưởng hóa kịch bản này đến nổi, do gặp nhau đột ngột, cô gái có sửa soạn gì đâu mà chỉ mặc bộ đồ bộ bình thường ở nhà, gương mặt cũng không trang điểm chút nào nhưng Hòa vẫn thấy Vi thật xinh đẹp và quyến rũ.

Được ngồi sát bên Vi, Hòa đã hết sức sung sướng bởi hai lẽ, một là được gần gũi Vi với mối cảm xúc ngất ngây hình-như-là-tình-yêu đang lên ngôi dù Hòa chưa hề tỏ tình, hai là được thưởng thức cảnh tượng lãng mạn đang trở thành hiện thực từ những gì Hòa tô vẽ trước đó…

Hòa kể Vi nghe hiện Hòa đang “tạm trú” ở một nơi khá đặc biệt, đó là trường con gái. Mỗi tổ nam sinh được đưa vào một lớp học để tự động ghép bàn làm chỗ ngủ, ba-lô túi xách cứ để bừa trên ghế, nhà vệ sinh chung thì ở cuối dãy… Cô bạn cười ha ha, trêu Hòa là hãy biết mang ơn ban tổ chức trại, hãy ráng tìm trong các hộc bàn coi có cái kẹp tóc, gói muối ớt cùng miếng ổi xanh nào không, hay lãng mạn hơn thì một sợi tóc dài thiệt dài nào đó rồi ráng mà tưởng tượng đó là của một cô bé dân Đà Lạt thiệt xinh nên hãy viết lá thư làm quen để lại trong hộc bàn. “Nghề của dân ban C mà!”, Vi nói kháy. Hòa trêu lại nàng, hỏi khẽ: “Xinh như Vi phải không? Có Vi đây rồi thì mình còn phải đi tìm cô nào khác nữa?”.

Cô bạn gái hốt nhiên hóa thành nửa-bạn-nửa-người-yêu, đôi má đỏ hồng hơn nữa vì thẹn thùng và cúi mặt cười tủm tỉm, cũng để tránh ánh mắt say đắm, khát thèm yêu thương của người con trai. Rồi hai đứa im lặng thật lâu. Có cảm xúc gì đó chợt dâng lên ngọt ngào, êm ái thấm sâu vào tâm tưởng Hòa…

Nhờ Hòa có cẩn thận bảo trước với Vi rằng cần tập trung về cái trường con gái ấy trước 11 giờ 30 nên dù hai đứa mê mãi thủ thỉ chuyện trò, cô bạn vẫn kịp nhắc Hòa. Vi đưa Hòa xuống đến lề đường, hai đứa đều có vẻ bâng khuâng, bàng hoàng như vừa tỉnh một cơn mộng ảo giữa ban ngày. Hòa âu yếm bắt tay Vi, nàng để yên cho Hòa xiết nhẹ, giữ thật lâu bàn tay mình. Hòa lưu luyến vớt vát hơi ấm nồng nàn từ người con gái, nhưng khi nói lời từ biệt thì câu mình lại không thể nói hẹn gặp lại lần nữa tại Đà Lạt này, bởi Hòa chạnh nghĩ chỉ còn 4 ngày trại, chương trình thăm viếng các nơi thì đặc kín sáng chiều …

4.

Một, hai năm sau, tình bạn của Hòa và Vi vẫn cứ thế, không tiến triển thành tình yêu. Vi vẫn khoan hòa, tế nhị như có ý chờ đợi Hòa, còn Hòa vẫn thấy không ổn, vẫn ngại tỏ tình với người con gái lớn hơn mình hai tuổi và còn vào đời, trưởng thành sớm hơn mình nữa.

Nói chung, Hòa vẫn tiếp tục là cậu trai tân nhát gái, vẫn luôn sống mộng tưởng với loại tình yêu “duy tâm” hiền lành. Chỉ được cái là về viết thư tình, cậu mình có thêm một số kinh nghiệm cảm xúc để viết hay hơn – theo nghĩa lâm ly hơn, tạo ấn tượng hơn để con gái chịu bóc xem các lá thư kế tiếp… 

Có lần Hòa đem chuyện lên Đà Lạt gặp Vi kể cho một thằng bạn học lớn hơn Hòa cũng đúng 2 tuổi, từng trải nhiều mối tình và thuộc hạng hơi Casanova Sát Gái một chút. Nghe xong chuyện, hắn không thèm hỏi lại câu nào mà chỉ cười nhếch mép, phân tích chỉ dạy cho Hòa hai khía cạnh hay và dở đối lập nhau của vấn đề. Một là, vào các dịp Noel thì bọn con trai luôn ước mơ có được, có đủ những thứ quí giá, như có xe máy mới, được mời dự dạ vũ cùng tiệc réveillon và quí hơn hết là có đào xinh xắn, là bạn gái hay người yêu đều được, để cùng đi chơi Noel – điều này thì vào dịp Noel năm đó, cái hay của Hòa là dù còn khờ, Hòa vẫn may mắn có đào tuy phải mò lên đến tận xứ sở sương mù. Hai là, cái dở của Hòa là lúc đó đúng là Hòa khờ quá, còn con nít quá, không biết lợi dụng ngay hoàn cảnh chỉ có một mình cô gái ở nhà, chỉ biết rủ nhau ra ngồi bãi cõ, tựa vai nhau nói chuyện chay thì hiền quá!

Tất nhiên, có bị đàn anh về chuyện bồ bịch, yêu đương kia chê là “con nít”, “khờ” gì thì cũng ráng mà chịu nhưng Hòa đã rây lọc, chỉ tiếp thu ý kiến nào nghe đứng đắn, lương thiện từ thằng bạn nổi tiếng là Casanova bạc tình kia.

Dù sao, Hòa đã nhận ra là vào mùa Giáng sinh phiêu lãng trên Đà Lạt năm nào,  mình đã được thỏa ước nguyện. Như được phép lạ từ Chúa Hài Đồng, cậu con trai 16 tuổi ấy, lần đầu tiên trong đời đã được cùng cô bạn gái ngồi khăng khít bên nhau trên đồi thông đầy lá rụng. Đây là cuộc hẹn hò hình-như-là-tình-yêu lãng mạn nhất mà cậu con trai mới lớn đã phóng rọi và thăng hoa từ một tình bạn thắm thiết với một thiếu nữ hiền lành nết na, mà dù sau này không bay bổng thành tình yêu đi nữa thì cũng vẫn luôn là một tình bạn thật đẹp, thật thuần khiết, trong sáng đến muôn đời…

 

PHẠM NGA

(cận Giáng sinh 2020)