Translate

Libellés

samedi 3 septembre 2016

Vừa làm giảm đau, vừa khỏi uống thuốc, mình tự chữa cho mình nhé.



Có những cơn đau mà chúng ta bắt buộc phải trị bằng thuốc.
Bên cạnh đó, cũng có những loại thuốc đến từ rau cải, cây trái.
Và cuối cùng hết, chúng ta có những cách tự chữa bệnh bằng cách xoa bóp đúng huyệt đạo, thì như phép lạ đến với cách tự chữa bệnh này.
Kính mời quý anh chị đọc bài dưới đây để tìm hiểu thêm bằng cách nào ta có thể tự chữa bệnh cho mình.
 
Caroline Thanh Hương

Cám ơn anh LMST đã gửi nhạc của anh cho groupe Hương Xuân 2016.
Youtube nhạc LMST.

Nếu chưa thì bạn hãy thử ngay đi nhé!
Tất cả sẽ phải ngạc nhiên bởi công dụng thần kỳ của nó đó!
Bấm huyệt là một trong những phương pháp chữa bệnh hiệu quả, là một phần của y học cổ truyền Trung Hoa, phù hợp cho nhiều lứa tuổi và nhiều loại đau nhức. Vào thế kỉ trước, phương pháp mát-xa đặc biệt dùng những ngón tay nhấn vào một vùng nào đó trên cơ thể, đã được giới thiệu đến các nước phương Tây và ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới, được nhiều người tìm hiểu, nghiên cứu chuyên sâu để mang đến hiệu quả tốt nhất.
Có những cơn đau mà bạn chỉ cấn nhấn vào một huyệt nhất định, cơn đau đó sẽ biến mất mà chẳng cần đến viên thuốc giảm đau làm gì. Một trong những huyệt mà chúng tôi đang muốn đề cập đến trong phạm vi bài viết này đó chính là huyệt LV3 - huyệt đạo giúp làm dịu các cơn đau trên cơ thể, đồng thời chữa trị nhiều bệnh khác.
Làm sao để xác định được huyệt LV3? Đầu tiên, nó nằm ở trên bàn chân, giữa ngón chân cái và ngón chân trỏ, cách khe hai ngón này khoảng 2cm. Sau khi tìm thấy vị trí huyệt LV3, dùng ngón tay nhấn một lực nhẹ, sau đó mát-xa ngược chiều kim đồng hồ khoảng 2 đến 3 giây. Tạm dừng trong 5 giây, lặp lại toàn bộ quá trình trong khoảng 2 phút.


  photo huyet-lv3-11.jpg

Vị trí huyệt LV3 (Ảnh: Internet


  photo huyet-lv3-21.jpg

Dùng ngón tay nhấn một lực nhẹ, sau đó mát-xa ngược chiều kim đồng hồ khoảng 2 đến 3 giây. (Ảnh: Internet)
Theo nghiên cứu của những chuyên gia ở phương Tây, đây là những tác động tích cực cho sức khỏe mà việc bấm huyệt LV3 mang đến:
- Giảm đau lưng, đau đầu
- Giảm đau bụng vào kì kinh nguyệt, chuột rút do kinh nguyệt.
- Điều chỉnh chức năng gan
- Giải tỏa căng thẳng, giúp bạn kiểm soát cơn giận.
- Giảm đau thần kinh tọa, trị chứng mất ngủ, kiểm soát lo lắng.
- Điều chỉnh huyết áp, hỗ trợ các vấn đề về tiêu hóa.
- Giải quyết các vấn đề rối loạn thị giác.
- Một số thí nghiệm trên động vật được các nhà khoa học thực hiện cho thấy kích thích huyệt LV3 sẽ làm giảm nồng độ Endotelina1 hay EDN1 - một protein góp phần làm co thắt mạch máu, gây tăng huyết áp.




HUONGXUAN2016: Tự săn sóc cho mình mà không tốn 1 xu và chẳng tốn thì giờ, đừng có quên đó.

Tự săn sóc cho mình mà không tốn 1 xu và chẳng tốn thì giờ, đừng có quên đó.

Sức khoẻ là của trời cho.

Muốn sống vui, sống khoẻ, cần bỏ hết những ưu phiền không giải quyết được và tìm chuyện vui mà cười để tâm trí được bình yên.

Bên cạnh đó, chúng ta còn có thể tự săn sóc cho mình bằng những phương pháp dễ dàng nhất, không tốn tiền và tốn một chút thì giờ khi ngồi xem phim, xem TV hay coi phim truyện.

Kính chúc quý anh chị sức khoẻ và vạn an.

Caroline Thanh Hương

Bàn chân với cấu trúc vòm là bộ phận gánh chịu toàn bộ trọng lượng cơ thể. Vậy nên chúng ta cần quan tâm đặc biệt để đôi chân luôn khỏe mạnh và linh hoạt, và massage có lẽ là ý tưởng hay. photo tinhhoa.net-S6mFmc-20160829-8-loi-ich-tu-massage-ban-chan.jpg

Massage chân có lẽ là ý tưởng hay để đôi chân luôn khỏe mạnh và linh hoạt.
Trong thực tế, massage chân đã được nhiều nền y học cổ truyền nhìn nhận là phương pháp tăng cường sức khỏe thể chất và hạnh phúc tinh thần, đặc biệt là y học phương đông.
Bấm huyệt là một liệu pháp cổ xưa dựa trên mối liên quan giữa bàn chân và các nội tạng trong cơ thể người. Những huyệt này nằm rải rác trên lòng bàn chân, mắt cá, ngón chân và mu bàn chân. Thông thường người thầy thuốc sẽ dùng ngón tay kích thích từng điểm tương ứng trên bàn chân để đạt được mục đích điều trị.
Dưới đây là những lợi ích sức khỏe hàng đầu của việc massage chân.
1. Giúp ngủ ngon
Xoa bóp chân trước khi ngủ có thể giúp bạn ngủ ngon hơn nhờ cải thiện tuần hoàn máu cũng như làm thư giãn các đầu dây thần kinh.
Theo kinh nghiêm đông y, những huyệt vị quan trọng liên quan đến giác ngủ thường tập trung ở giữa lòng bàn chân và đầu ngón cái.

  photo tinhhoa.net-2bKH7k-20160829-8-loi-ich-tu-massage-ban-chan.jpg

Cách massage: Ngồi chéo chân đặt lòng bàn chân hướng lên trên. Dùng ngón tay ấn mạnh vào giữa lòng bàn chân rồi vuốt từ từ về phía ngón chân cái. Làm liên tục trong vòng 1 phút. Sau đó massage gót chân khoảng 10 phút bằng dầu dừa ấm hoặc dầu oliu.
2. Cải thiện lưu thông máu
Do lối sống ít vận động, đặc biệt là nhân viên văn phòng thường xuyên phải ngồi một chỗ, nên các bắp chân ít được sử dụng dần teo nhẽo. Ngoài ra, các loại giày hiện nay như giày tây, giày cao gót… cũng chú trọng thời trang hơn là sự thoải mái. Những điều này đã làm cản trở nghiêm trọng việc lưu thông máu ở bàn chân.
Chỉ với 10 phút massage chân mỗi ngày sẽ giúp hệ tim mạch tăng cường hiệu quả vận chuyển oxy cho bàn chân và cơ thể. Nhờ vậy liệu pháp này sẽ giúp phục hồi lưu thông máu ở bàn chân, ngăn ngừa chứng “giãn tĩnh mạch chi dưới” với người ngồi lâu.
  photo tinhhoa.net-fxhnPu-20160829-8-loi-ich-tu-massage-ban-chan.jpg


Cách massage: Bôi dầu massage lên lòng bàn chân vài phút. Sau đó tiến hành xoa bóp đều từ gót chân, qua giữa bàn chân đến ức bàn chân. Lặp lại tương tự với chân kia.
3. Chống trầm cảm
Xoa bóp và bấm huyệt bàn chân thậm chí có thể chống trầm cảm. Theo một nghiên cứu năm 2010 được công bố trên tạp chí Điều Dưỡng Hoa Kỳ, những động tác massage nhẹ nhàng có thể giúp những người bạn yêu thương vượt qua các giai đoạn khó khăn trong cuộc sống.
Một số điểm trên bàn chân được cho là có thể giảm triệu chứng trầm cảm. Ví dụ như điểm giữa ngón cái, giữa lòng bàn chân… Xoa bóp hoặc nhấn giữ các huyệt này khoảng 2-3 phút mỗi ngày có tác dụng ổn định tình cảm và sức khỏe tinh thần.
4. Các chứng đau nhức

  photo tinhhoa.net-uBHKWK-20160829-8-loi-ich-tu-massage-ban-chan.jpg

Bấm huyệt có thể giúp điều trị các chứng đau nhức như đau đầu, đau nửa đầu, đau cổ gáy, đau lưng…
Đối với đau lưng, nhẹ nhàng xoa bóp cạnh trong bàn chân từ ngón cái tới gót chân. Ngoài ra, xoa bóp lòng và đỉnh bàn chân cũng có hiệu quả tương tự.
Nếu bị đau cổ, xoa bóp các ngón chân và các khớp nối các ngón chân 5 phút mỗi ngày các cơn đau sẽ biến mất.
Xoa bóp mắt cá chân có hiệu quả đối với đau đầu và đau nửa đầu.
Để giảm đau đùi và đau lưng thì bấm huyệt ngay tại điểm giữa gân gót và xương mắt cá ngoài.
5. Giảm phù ở phụ nữ mang thai
Một trong các vấn đề nội tiết thời kỳ mang thai là những rối loạn về thận, dẫn đến phù nề và đau tức cẳng chân. photo tinhhoa.net-xSfVQU-20160829-8-loi-ich-tu-massage-ban-chan.jpg

Cách massage: 2 ngón cái giữ chặt phần ức bàn chân, các ngón còn lại lần lượt vuốt nhẹ phần mu bàn chân. Động tác này sẽ làm dịch bị ứ đọng ở cẳng chân nhanh chóng tuần hoàn trở lại và được thận thải ra ngoài khi tiểu tiện.
Cùng với massage chân hàng ngày, để giảm phù, sản phụ cần nghỉ ngơi, mang giày thoải mái, uống nhiều nước và giữ chân cao khi ngủ.
6. Rối loạn tiền mãn kinh
Nhiều phụ nữ ở lứa tuổi 50 thường hay có những triệu chứng như buồn bã, khó chịu, mất ngủ, đầy hơi, mệt mỏi, đau đầu và thay đổi tính tình. Chúng là biểu hiện của hội chứng tiền mãn kinh (PMS). Đó là những rối loạn hệ thần kinh thực vật trước khi kết thúc kinh nguyệt ở nữ giới.
Ở bàn chân có thể bấm huyệt dũng tuyền nằm ở lòng bàn chân, tại khe của gan bàn chân như một dòng suối, nguồn phát đầu tiên của thận khí đi ra.
Có thể kết hợp với xoa bóp toàn bộ bàn chân mỗi ngày, sẽ có tác dụng ổn định và cân bằng hệ thần kinh thực vật ở lứa tuổi này.
7. Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp

  photo tinhhoa.net-6FsSYQ-20160829-8-loi-ich-tu-massage-ban-chan.jpg

Huyết áp cao là bệnh mãn tính thường gặp ở người có thói quen ăn mặn, người mỡ máu cao hoặc người hay lo lắng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng bấm huyệt bàn chân sẽ giúp cơ tim giãn nhẹ qua đó hạ huyết áp và kích thích gan tăng cường bài tiết mỡ thừa trong lòng mạch qua túi mật.
Cách massage: Nhấn vào giao điểm của đường cạnh dưới ức bàn chân và đường giữa lòng bàn chân, hít sâu rồi giữ vài giây, rồi thả tay và thở ra. Lặp lại tương tự với chân kia. Thực hiện 2 lần 1 tuần.
8. Mối liên quan giữa nội tạng với bàn chân
Theo trung y xoa bóp ấn huyệt là một phương pháp rất tốt kích thích cơ thể hoạt hóa và đả thông lục phủ ngũ tạng. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn sơ đồ về mối liên quan của bàn chân với các nội tạng trong cơ thể. Hy vọng chúng sẽ giải quyết tốt các vấn đề bạn đang gặp phải.
  photo chua-cac-benh-thong-thuong-bang-matxa-an-huyet-long-ban-chan-1.jpg


Cách massage: Một tay giữ cổ chân, một tay ấn huyệt theo vị trí tương ứng khoảng 30 giây. Nếu bấm phải chỗ nào đau nhiều mà không phải do chấn thương hay bệnh lý chứng tỏ tạng tương ứng ở đó có bệnh, cần phải ấn lại điểm đó khoảng 30 giây nữa.
Lưu ý: Không massage chân khi có vết thương hở ở lòng bàn chân, gãy xương và ở bệnh nhân loãng xương nặng.
Hoàng An, theo Top 10 Home Remedies

mardi 30 août 2016

Phóng sự bằng hình về tiểu bang Nevada/ Reportage sur la Nevada en Amérique.


La Nevada vous attire?
Regardez ce reportage pour savoir comment peut-on vivre dans le désert, comment on peut apprivoiser l'eau pour Las Vegas.

 Dans combien de temps peut-elle survivre avec la sécheresse qui n'arrête pas de puiser toutes les sources d'eau de la région.
Qua phóng sự bằng hình , chúng ta đi viếng và tìm hiểu thêm về xứ nóng chết người này nhé.
Caroline Thanh Hương
 photo HC2b.jpg
ooooo
ooo
Les nappes phréatiques sont mises à rude épreuve et l'approvisionnement en eau, dans cette région où vivent quarante millions de personnes, est sévèrement menacé. Le lac Mead, le plus grand réservoir d’eau aux Etats-Unis qui approvisionne le Nevada, l’Arizona et la Californie, a atteint son plus bas niveau… Et, depuis des années, il n’a plus été alimenté.
Pour la première fois, les habitants sont astreints à un rationnement d’eau obligatoire.
Cette eau, qui n’a jamais vraiment coulé à flot, a toujours été une ressource âprement disputée et un marqueur social : la piscine dans le jardin, le gazon verdoyant, la voiture lavée plusieurs fois par semaine…
Notre équipe a choisi de retourner au Nevada et en Californie pour retrouver certains protagonistes sept ans après être allés tourner un reportage sur… la sécheresse.

De Michael Unger, Thomas Vollherbst, Allen Stith et Anne Rigollet - ARTE GEIE – France 2016
 

Sécheresse : au secours de la Californie !

La Californie traverse une période de sécheresse historique. Depuis bientôt 5 ans, la chaleur extrême et le manque de pluie ont placé la région au premier rang des terres les plus arides des États-Unis. Les nappes phréatiques, surexploitées pour subvenir aux besoins de l’agriculture, sont épuisées. Aujourd’hui on creuse toujours plus profondément, jusqu’à atteindre la dernière nappe d’eau, vestige de l’ère glaciaire. Conséquence : les sols s’affaissent, des maisons se fissurent.
Faute de solutions, de plus en plus d’agriculteurs jettent l’éponge. Dans les zones d’exploitation d’hydrocarbure de schiste, les sols pollués ne permettent plus de pomper l’eau.
Le risque de voir naître une crise alimentaire aux États-Unis n’est pas négligeable : près de la moitié des fruits et légumes est produite en Californie où la très gourmande monoculture occupe des millions d’hectares. Le manque d’eau affecte également les forêts où disparaissent de nombreuses essences, comme le séquoia géant. Selon l’Académie américaine des sciences, la sécheresse favorise non seulement la prolifération des scolytes, de petits scarabées xylophages qui rongent le bois, mais risque de causer un déséquilibre de la biodiversité de la forêt. 
Comment sauver la Californie ? 
Dans l’État américain le plus peuplé, chichement alimenté par les eaux provenant de la Sierra Nevada privée de neige, on "crève de soif !". Il faut donc agir, et vite ! 
Le 17 janvier 2014, le Gouverneur Jerry Brown a décrété l’état d’urgence. Les mesures touchent directement la population : réduction ou interdiction d’arroser les pelouses, hausse du prix de l’eau, nouvelles normes concernant le débit des robinets et des toilettes. 
Avec le développement des stations de filtrage, les Californiens consomment  de plus en plus d’eau provenant des égouts, dépolluée et traitée, qui a l’avantage d’être beaucoup moins chère que l’eau en bouteille. Cette méthode de filtration qui a fait ses preuves au Texas, équipe depuis longtemps la Station spatiale internationale
Un accord signé en 2014 entre Israël et le Gouverneur Brown permet à la Californie de bénéficier de l’expertise israélienne dans l’industrie du recyclage de l’eau, l’optimisation de son usage, recharge des nappes phréatiques, et le dessalement de l’eau de mer, comme à Carlsbad, où se trouve la plus grande usine des États-Unis. 
L’innovation contre la sécheresse
La rareté de l’eau a poussé certains ingénieurs à développer des techniques pour "piéger l’eau du brouillard", d’autres à la "stocker sous forme solide dans des matières absorbantes gélifiées", une découverte révolutionnaire attribuée à un ingénieur mexicain, Sergio Rico. La ville de Los Angeles a même fait couvrir un lac de millions de boules en plastique pour limiter l’évaporation. 

USA: la Californie tombe à sec

ARTE Reportage - samedi, 23 juillet, 2016 - 18:50
Pays : États-Unis

Depuis maintenant sept ans, la Californie et son voisin, le Nevada, connaissent un épisode de sécheresse sans précédent, même s’il a plu cet hiver pour la première fois depuis quatre ans. ooooo

USA : La Californie à sec

Michael Unger à propos de son reportage


Les nappes phréatiques sont mises à rude épreuve et l'approvisionnement en eau, dans cette région où vivent quarante millions de personnes, est sévèrement menacé. Le lac Mead, le plus grand réservoir d’eau aux Etats-Unis qui approvisionne le Nevada, l’Arizona et la Californie, a atteint son plus bas niveau… Et, depuis des années, il n’a plus été alimenté.
Pour la première fois, les habitants sont astreints à un rationnement d’eau obligatoire.
Cette eau, qui n’a jamais vraiment coulé à flot, a toujours été une ressource âprement disputée et un marqueur social : la piscine dans le jardin, le gazon verdoyant, la voiture lavée plusieurs fois par semaine…
Notre équipe a choisi de retourner au Nevada et en Californie pour retrouver certains protagonistes sept ans après être allés tourner un reportage sur… la sécheresse.
De Michael Unger, Thomas Vollherbst, Allen Stith et Anne Rigollet - ARTE GEIE – France 2016
 

Sécheresse : au secours de la Californie !
La Californie traverse une période de sécheresse historique. Depuis bientôt 5 ans, la chaleur extrême et le manque de pluie ont placé la région au premier rang des terres les plus arides des États-Unis. Les nappes phréatiques, surexploitées pour subvenir aux besoins de l’agriculture, sont épuisées. Aujourd’hui on creuse toujours plus profondément, jusqu’à atteindre la dernière nappe d’eau, vestige de l’ère glaciaire. Conséquence : les sols s’affaissent, des maisons se fissurent.
Faute de solutions, de plus en plus d’agriculteurs jettent l’éponge. Dans les zones d’exploitation d’hydrocarbure de schiste, les sols pollués ne permettent plus de pomper l’eau.
Le risque de voir naître une crise alimentaire aux États-Unis n’est pas négligeable : près de la moitié des fruits et légumes est produite en Californie où la très gourmande monoculture occupe des millions d’hectares. Le manque d’eau affecte également les forêts où disparaissent de nombreuses essences, comme le séquoia géant. Selon l’Académie américaine des sciences, la sécheresse favorise non seulement la prolifération des scolytes, de petits scarabées xylophages qui rongent le bois, mais risque de causer un déséquilibre de la biodiversité de la forêt. 
Comment sauver la Californie ? 
Dans l’État américain le plus peuplé, chichement alimenté par les eaux provenant de la Sierra Nevada privée de neige, on "crève de soif !". Il faut donc agir, et vite ! 
Le 17 janvier 2014, le Gouverneur Jerry Brown a décrété l’état d’urgence. Les mesures touchent directement la population : réduction ou interdiction d’arroser les pelouses, hausse du prix de l’eau, nouvelles normes concernant le débit des robinets et des toilettes. 
Avec le développement des stations de filtrage, les Californiens consomment  de plus en plus d’eau provenant des égouts, dépolluée et traitée, qui a l’avantage d’être beaucoup moins chère que l’eau en bouteille. Cette méthode de filtration qui a fait ses preuves au Texas, équipe depuis longtemps la Station spatiale internationale
Un accord signé en 2014 entre Israël et le Gouverneur Brown permet à la Californie de bénéficier de l’expertise israélienne dans l’industrie du recyclage de l’eau, l’optimisation de son usage, recharge des nappes phréatiques, et le dessalement de l’eau de mer, comme à Carlsbad, où se trouve la plus grande usine des États-Unis. 
L’innovation contre la sécheresse
La rareté de l’eau a poussé certains ingénieurs à développer des techniques pour "piéger l’eau du brouillard", d’autres à la "stocker sous forme solide dans des matières absorbantes gélifiées", une découverte révolutionnaire attribuée à un ingénieur mexicain, Sergio Rico. La ville de Los Angeles a même fait couvrir un lac de millions de boules en plastique pour limiter l’évaporation. 
 



image
 
 
FutureMag a recensé les innovations pour lutter contre la sécheresse en Californie :





 

Caroline Thanh Hương giới thiệu chương trình thơ, văn, nhạc của groupe Hương Xuân 2016.


Caroline Thanh Hương giới thiệu bộ ảnh Một... par crth2837


 Kính gửi quý anh chị những bài viết, thơ, nhạc của groupe Hương Xuân 2016.
Caroline Thanh Hương

Nước Pháp Vào Hạ, bài viết Marine Thanh Vân.

 Xin vui lòng clique vào hàng chữ ở trên để đọc bài và xem hình.






 photo KH1.jpg


Lời Hay Ý Đẹp: Tấm Gương Sáng Để Ngưỡng Mộ ( ĐH sưu tầm ).


Tùy Bút : Lời Tình Tự Cho Quê Hương Tôi ( Song An Châu )

 photo mnmn.jpg 

Thân ái mời:
 Qúy vi hữu-Qúy thân hữu & Qúy bạn cùng chia sẻ nỗi miềm, tâm tư 
của kẻ đang sống xa quê hương qua nhạc phẩm:
Tình Quê Hương - Duy Quang - Nhạc: Nguyễn Hữu Tân -
 Hoa Biển & Vy Thảo -Trình bày ( Newversion )
Thân qúy mến
DQ
Cám ơn anh Duy Quang đã cho nghe bài hát thật hay của Hoa Biển và Vy Thảo.
Caroline Thanh Hương





 photo tha.jpg
 Mời quý anh chị đọc bài của chị Sương Lam tại đây
1- Hội Người Việt Cao Niên Oregon  sinh họat ở Trung Tâm Hollywood Seniors Center 
(1820 NE 40th Ave, Portland, OR 97212). Hội Người Việt Cao Niên Oregon sinh hoạt mỗi tháng vào các ngày thứ bảy tuần lễ thứ 2 và thứ 4 mỗi tháng  từ 10 giờ sáng đến 12 giờ trưa. 
Mục tiêu hoạt động của HCNOR là để kết nối thân tình, tương thân tương trợ, chia sẻ kiến thức về phương diện sức khoẻ, dinh dưỡng, đời sống gia đình, văn chương nghệ thuật, kỹ thuật khoa học, kinh nghiệm sống giữa những người cao niên.

Hội Người Việt Cao Niên Oregon cũng đã tham gia và đóng góp tích cực trong các hội Tết tại Portland, tham gia phụ giúp làm xe hoa để diễn hành trong Ngày Hội Rose Festival tháng Sáu hằng năm, tham gia Hội Tết Trung Thu dành cho thiếu nhi do Cộng Đồng Việt Nam Oregon tổ chức. HCNOR tổ chức sinh nhật hằng tháng cho các hội viên, tổ chức du ngọan ngoài trời khi thời tiết tốt, tổ chức triển lãm hoa đào vào dịp Tết v..v… 
Tuy nhiên, hình như bây giờ đa số hội viên đều đã thuộc vào “tuổi hoàng hạc” nên sức khỏe không còn sung mãn như trước đây, cho nên trong các  buổi họp HCN gần đây, hội viên đến họp ngày một thưa dần. Cô Mary Nguyễn, thủ quỹ của Hội cố gắng đưa ra nhiều sáng kiến để phục hồi phong độ sinh hoạt trở lại.  Hy vọng vẫn cứ vươn lên nhé! Smile!
Muốn biết thêm chi tiết về HNVCNOR, xin liên lạc với cô Mary Nguyễn, thủ quỷ Hội qua số phone 503-975-4798. Cô Mary Nguyễn là một nhiếp ảnh gia xuất sắc, có tinh thần hợp tác và tinh thần trách nhiệm cao độ với các sinh hoạt cộng đồng. Xin cám ơn tinh thần phục vụ xã hội của cô Mary Nguyễn.

Hội Cao Niên Oregon triển lãm hoa đào ngày Tết


Photo:


2- Nhóm Sinh Hoạt Người Việt  tại Trung Tâm Y Tế và Sức Khỏe Châu Á (Asian Health & Service Center)
ại  địa điểm 3430 SE Powell Blvd, Portland, Oregon 97202 vào mỗi buổi sáng Thứ Năm từ 9:30 đến 12:00 sáng  với những sinh hoạt bao gồm:

Gặp gỡ và trò chuyện với những người trong cộng đồng Việt Nam
Tập thể dục từ 9:30 đến 10:15 AM
Học hỏi và thảo luận về các chủ đề sức khỏe và văn hóa.
Xem phim và kịch Việt Nam
Được hướng dẫn giúp đở miễn phí về các dịch vụ an sinh xả hội, bảo hiểm sức khỏe dành cho những người có lợi tức thấp.
Từ 11:30 AM đến 12:00 PM có bữa ăn trưa dinh dưỡng miễn phí dành quý vị cao niên.

 Quý vị cao niên người Việt có thể đến sinh hoạt thêm với “Nhóm Sinh Hoạt Phụ Nữ” vào ngày Thứ Tư để học hỏi thêm về các chương trình đặc biệt dành cho phụ nữ và các học viên có bịnh mãn tính và cũng được ăn trưa miễn phí.
Quý vị cao niên trên 60 tuổi cũng có thể đến ăn trưa miễn phí vào ngày thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu  từ 11:00 AM đến 12:00 PM tại địa đìểm này.

 Nhóm sinh hoạt này có các nhân viên (Cô Cang, cô MelissaTuyết Nhi) giúp đỡ miễn phí cho các hội viên có lợi tức thấp về các dịch vụ an sinh xã hội nên càng ngày càng có nhiều hội viên đến  tham gia. Nhóm cũng đã tổ chức các buổi du ngoạn ngoài trời ở Blue Lake và gần đây nhất đi thăm phòng triển lãm của Medical Teams International ở Tigard để được thấy và được trải nghiệm về đời sống thực tế của các nạn nhân nghèo khổ cần được sự giúp đở sau các trận động đất, bão lụt, cuồng phong và chiến tranh xãy ra trên thế giới. 

Nhóm Sinh hoạt Người Việt viếng Rel Life Exhibit

Inline image 1

Có đến nơi đây bạn sẽ được thấy những mô hình như thật của ngọn sóng thần cao 25 feet càn quét tất cả những gì nó đi qua, bãi rác dơ dáy, bẩn thỉu nơi người dân nghèo Phi Luật Tân đang sống, những chiếc lều tranh nhỏ xíu là nơi trú ẩn của 6 người dân tị nạn chiến tranh, hình ảnh nhà cửa đổ nát sau một cuộc động đất, cuộc sống đói khổ, bịnh tật của những người dân nghèo khổ thất học ở Phi Châu
 v..v… 
Một nỗi buồn đi theo từng bước chân của bạn khi bạn chuyển từ phòng này sang phòng khác trong khu vực triển lãm.  Người hướng dẫn cũng là một thiện nguyện viên của tổ chức này cho biết cơ quan Medical Teams này được thành lập từ năm 1979 khi ông Ron Post là một thương gia ở Oregon, một người không biết một chút gì về y khoa, nhưng khi xem thấy trên Tivi hình ảnh một bà mẹ ẳm trên tay xác một đứa con bị chết đói sau thảm trạng Khmer Đỏ Cambodia, ông tự hỏi nếu những đứa trẻ nạn nhân đáng thương kia là con cái của mình thì sẽ ra sao? 
Từ suy nghĩ đó khởi dậy tình yêu thương nhân loại, ông nghĩ phải làm một cái gì đó để cứu giúp những nạn nhân đáng thương kia. Ông đã tức tốc đứng ra tổ chức 20 nhân viên y khoa tình nguyện sang giúp đỡ những người dân tị nạn Cambodia sau chiến cuộc Khmer Đỏ giết hại đồng bào vô tội. Những năm kế tiếp, tổ chức Mediacal Teams càng ngày càng phát triển mạnh nhờ được sự giúp đỡ tài chánh và sự tham gia của các thiện nguyên viên trong mọi lãnh vực, để giúp đỡ  các bịnh nhân sóng thần ở Nhật, nạn nhân chiến tranh ở Syria, Sudan, nạn nhân bị động đất ở Phi luật Tân, Tibet v..v.. 

Xin mời vào xem lịch sử và sinh hoạt của tổ chức Medical Teams qua link dưới đây:

Medical Teams International 

 Nước Việt Nam chúng ta cũng có những người dân sống khổ sở vì nghèo đói, trẻ em bị thất học, đời sống con người bị đe doạ vì sự độc hại của môi trường sống, của thức ăn  bị nhiểm độc v..v… rất cần sự giúp đỡ của  mọi người chúng ta. Tuy nhiên, truớc nhất đó là trách nhiệm của chính quyền hiện tại phải tự giải quyết vì nước Việt Nam hiện giờ đã được độc lập tự do chứ không còn có chiến tranh như ngày trước nữa.  Medical Teams không chú trọng đến việc giúp đỡ Việt Nam bằng các nạn nhân nghèo đói khác cần được ưu tiên giúp đỡ hơn ở Phi Châu, các nạn nhân chiến tranh ở Syria, Haiti, các bịnh nhân của  virus Zika  v..v.. 

  Tình thương không phân biệt chủng tộc, màu da, lảnh thổ. Nếu có thể giúp đỡ và tiếp tay với Medical Teams để họ có thể có thêm phương tiện và nhân sự  giúp đỡ các nạn nhân cần được giúp đỡ thì bạn cũng nên làm, bạn nhỉ?

Người viết trong phạm vi khả năng nhỏ hẹp của mình, chỉ biết làm thiện nguyện viên giới thiệu sinh hoạt của Medical Teams qua bài viết hôm nay và qua youtube dưới đây với hy vọng, nếu có thêm một người biết sinh hoạt tốt đẹp đầy tình thương của Medical Teams mà góp thêm một bàn tay xây dựng tình thương này thì tốt quá! Một món quà nho nhỏ gửi đến nạn nhân ở một nơi xa xôi nào đó sẽ là niềm vui trong ngày của một con người sống trong chốn nhân gian đau khổ này. Bạn đồng ý chứ?

 Xin các thành viên trong ban chấp hành CDVNOR, các bạn bè không phân biệt tuổi tác, học lực, các thương gia, chủ tiệm các chợ, các cơ sở thương mại, chùa chiền, nhà thờ, tịnh xá, thánh đường ở Portland, Oregon và ở các nơi trên thế giới, hãy mở rộng con tim và tấm lòng giúp đỡ những kẻ đáng thương trên thế giới này nhé. Lành thay! Thiện thay!
Xin liên lạc với Medical Teams qua các link và địa chỉ dưới đây:

 Medical Teams International Headquarters
Medical Teams International 
P.O. Box 10 
Portland, OR 97207
Street Address
Medical Teams International
14150 SW Milton Court
Tigard, OR 97224
Local phone: 503.624.1000
Toll free phone: 800.959.4325
Office Hours: 8-5pm PST M-F 

Nếu có thời giờ rành và muốn xem phòng triển lãm các hiện thực trong đời sống của các nạn nhân đang cần sự giúp đỡ của Mediacl Teams xin click vào link dưới đây:


Bạn có thể hổ trợ hoặc giúp đỡ Medical Team qua 3 phương thức dưới đây: ủng hộ tài chánh, làm thiện nguyện viên, và cầu nguyện.

Sương Lam
Website: www.suonglamportland.wordpress.com

  photo chuthemun.jpg


 Cám ơn chị Cathy đã sưu tầm và gửi bài viết của nhà văn Nguyễn Đạt Thịnh.
Caroline Thanh Hương

Cuộc Tình Cuối Đời - Nhà văn Nguyễn Đạt Thịnh
Lời Tòa Soạn:
Nhà văn Nguyễn Đạt Thịnh gốc Quân Đội: ông xuất thân khóa 6 Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, chức vụ sau cùng là Trung tá Trưởng Phòng Báo Chí, thuộc Cục Tâm Lý Chiến, tổng cục Chiến Tranh Chính Trị. Sau 04/75, ông tạm cư Hawai , chạy Taxi. Hiện ông định cư tại Houston, TX.

Tác phẩm: Mộng Xuân (1963). Dường Như Mùi Hương (1968). Tương Khúc Dậy Thì (1968). Di Sản (1976). Đôi Mắt Phương (1987). Chân Dung Tên Khủng Bố (1997). Mua Vợ (2004).
Trước 1975, ông chủ trương Tuần Báo Diều Hâu và Chương trình Vành Khăn Sô. Ông viết nhiều bài Chính Trị Giả Tưởng khả dĩ giúp các nhà Lãnh đạo bấy giờ có cái nhìn sâu rộng hơn về thực trạng cuộc chiến ý thức hệ.
Sau 1975, ông tốt nghiệp Đại Học Báo Chí Hoa Kỳ, tại viện đại học Hawaii,, vẫn viết nghị luận thường xuyên cho các Nhật báo tại Cali và Texas....Hiện ông là chủ bút Thời Báo Houston.
Nhà văn Nguyễn Đạt Thịnh gởi cho Phố Núi Pleiku hai truyện ngắn và ông hứa là sẵn sàng cộng tác với Nhóm Chủ trương trong khả nằng của ông, (chỉ cần sống thêm 20 năm nữa là ông đại thọ 100!)
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc Phố Núi chuyện ngắn Cuộc Tình Cuối Đời của nhà văn Nguyễn Đạt Thịnh.






Cuộc Tình Cuối Đời

NGUYỄN ĐẠT THỊNH
BỮA CƠM TỐI CHU NHẬT 29 Tết chỉ có hai món: một con cá hồng chưng tương tầu và một dĩa rau muống xào. Rau xào bằng loại chảo không dính để tránh dùng dầu ăn. Dĩa rau nhỏ hơn nhưng lại mắc hơn dĩa cá, vì mâm cơm dọn ở thành phố Biloxi vào một đêm đông. Tiết trời tháng Hai dưong lịch đã lạnh khiến rau muống phải nhập cảng từ Mễ vào.
Khí hậu giải thích giá rau mắc, và vị trí của Biloxi giải thích giá cá rẻ. Nằm trên Vịnh Mễ Tây Cơ, Biloxi là thị trấn định cư của hàng ngàn ngư phủ Việt Nam. Con cá hồng 3 pao giá một đồng. Cá phải mua vì cửa biển đã đóng từ tuần trước, khi giới chức dưỡng ngư quyết định thời điểm chấm dứt mùa đánh tôm.
Mùa tôm kéo dài 5 tháng mỗi năm; 7 tháng còn lại để tôm sanh sản và lớn đến mức 50 con cân nặng một pao thì cửa biển lại mở để ngư phủ hành nghề. Ngư phủ Việt Nam, quen sống giữa Thái Bình Dương hùng vĩ, mênh mông, không gọi Vịnh Mễ Tây Cơ là biển, mà coi nó như một cái hồ. Ngày đầu mùa tôm là ngày mở cửa hồ.
Cửa hồ đã mở rồi thì cá chỉ có nước đổ đi. Bốn trăm chiếc tầu cào, mỗi hai tiếng đồng hồ kéo lưới lên một lần, mỗi lần mỗi lưới vét từ đáy biển khoảng trên một tấn hải sản đủ loại, trong số đó tôm --loại bán được-- ít nhất, và cá --loại không ai mua-- nhiều nhất. Mỗi 24 tiếng đồng hồ 400 chiếc tầu cào đổ xuống biển 5,000 tấn cá. Con số này không khuếch đại, và đã từng làm nhiều người có óc doanh thương và biết nghề làm nước mắm tiếc hùi hụi.
Mỗi lần tầu kéo lưới hàng ngàn con hải âu ồn ào bay theo, lượn quanh chờ ngư phủ cào cá xuống biển là xà sát mặt nước dùng mỏ gắp cá chết bay lên. Hàng vạn con cá sống cũng lội theo tầu tìm ăn cá chết. Sinh hoạt nhộn nhịp trên cả ba tầng cao độ: trên không, trên và dưới mặt biển. Hải âu và cá tuy nhiều nhưng nguồn thực phẩm đổ đi lại quá thừa thãi, ăn không kịp, nên thông thường ngư phủ vẫn phải lưới trở lại những con cá chết đã bị lưới ít nhất là một lần.
Một vài ngư phủ bợm nhậu đã chế ra cách câu hải âu để đánh tiết canh. Họ móc mồi cá vào lưỡi câu rồi thả xuống nước. Sức tầu xê dịch kéo con cá mồi nổi trên mặt nước, thu hút sự chú ý của hải âu. Chim xà xuống biển ăn cá, mắc câu, bay bổng lên trông giống như một con diều lộng gió. Anh bợm nhậu kéo diều xuống, cắt cổ lấy tiết rồi ném con chim xuống biển. Việc câu chim làm mồi nhậu sau này bị cấm đoán vì ngư phủ Mỹ vớt trúng những xác hải âu đã tố cáo với cốt gạc là việc giết chim làm tiết canh vô nhân đạo hơn việc giết cá, giết tôm đóng hộp. Người Mỹ văn minh quý sinh mạng con chim, con chó, hơn sinh mạng người dân Palestine nhiều.
Trên bàn ăn chỉ có hai người: ông Chương và bà Thủy, cả hai tròm trèm 70. Bà Thủy khéo léo lách lưỡi dao bàn theo lườn xương cá, cắt ra nguyên thớ phi lê dài trên một tấc. Cách bà cầm nĩa, cầm dao bàn, cho thấy bà đã được giảng dạy những điều lịch sự trên bàn ăn, và cũng đã nhiều lần ăn theo lối tây phương.
"Anh dùng miếng nạc này đi". Giọng người đàn bà Hà Nội nghe ngọt hơn thớ cá chưng tương hoisin. Ong Chương chưa ăn cá, ông cũng không uống rượu, nhưng đang ngây ngất say men tình. Dùng đũa sắn đôi thỏi phi lê, ông gắp phần đầu vào chén cơm của bà, phần đuôi ông bỏ vào chén cho mình.
"Ăn cá, ăn rau lành mạnh như thế này là mình dư sức thọ trăm tuổi". Ông nói để khen cái quyết định ăn uống thanh đạm mà bà đã chọn, ăn chỉ vừa đủ để bồi dưỡng theo đúng nhu cầu của cơ thể chứ không ăn cho đã miệng để rồi tự tử bằng thực phẩm. Ong còn muốn nói thêm là bữa ăn không thịt, không dầu mỡ, nhưng vẫn ngon là nhờ tài nấu nướng khéo léo của bà, nhưng không nói vì e ly chè ngợi khen quá ngọt sẽ khó nuốt. Điều chính ông muốn nói là ông muốn sống trăm tuổi với bà.
Năm ngoái ông không yêu đời đến mức ao ước thọ trăm tuổi. Dù tương đối khỏe mạnh, nhưng ông không thấy chuỗi ngày mùa đông thê thảm của cuộc đời cám dỗ gì lắm. Nhưng từ mấy tháng nay, từ ngày gặp bà Thủy, cuộc sống trở thành dễ thương hơn. Oâng biết những thay đổi đó là nhờ bà.
Bà thường ngượng nghịu mỗi khi ông khen quá lời, nhưng ông vẫn thèm khen. Nhiều lần ông đã biện bạch là lời ông khen chỉ nói lên một sự thật hiển nhiên, và dù ông có khen bà nhiều hơn nữa, ngôn từ ông dùng vẫn chưa diễn tả được một nửa ý ông.
Ông Chương yêu bà Thủy. Yêu thật chứ không phải thương, quý, hay trọng gì cả. Ông có trọng cái tư cách nghiêm trang, đài các, có thương cái nết đằm thắm, dịu dàng, có quý cái đức đảm đang, cần kiệm của bà, nhưng tất cả những thứ đó đều đi sau chữ "yêu" nồng nàn, say đắm.
Ông yêu bà vì cái thể xác tuyệt mỹ, cái duyên kín đáo của bà; ông say đắm hưởng những phút khoái lạc dục tình ông tưởng đã vĩnh viễn mất đi sau tuổi thất thập. Tết này, ngày mốt, ông đúng 70. Cả hai ông bà vẫn tráng kiện. Họ biết giữ gìn sức khỏe. Ngoài việc ăn uống thanh đạm, họ còn tập thể dục. Mỗi buổi chiều, họ sóng vai chạy trên bãi biển suốt nửa tiếng đồng hồ. Vào mùa ấm, họ còn bơi lội nữa.

BÀ THỦY 66. Bà sinh năm 1936, năm năm trước ngày Tây thuộc địa bị Nhật quân phiệt hạ bệ tại Việt Nam. Những năm đó, những thập niên đó, làn gió Tây học bắt đầu rụt rè thổi vào mảnh đất có bờ biển mang hình dạng một chữ ét xì dài 2,500 kí lô mét, vô cùng trù phú mà cũng vô cùng hiền lành. Nhiễm gió tây học, người Việt Nam bị trị bắt đầu nhìn những ông Tây, những bà đầm ăn, ở sang trọng, hưởng thụ thừa mứa, bóc lột thẳng tay, mà còn làm mưa, làm gió trên quê hương họ, như những ngoại nhân tiếm quyền và bạo ngược.
Cụ thân sinh ra bà Thủy là một thầy phán tòa toàn quyền Pháp tại Hà Nội. Mặc dù làm thông phán cho bộ máy cai trị của thực dân, nhưng học thức cũng vẫn khiến cụ Phán có tư tưởng chống Pháp. Cụ bí mật đọc những tài liệu cách mạng, bí mật đóng góp giúp tài trợ phong trào Việt Nam Quốc Dân Đảng mà cụ vô cùng thán phục vị Đảng Trưởng Nguyễn Thái Học và những đảng viên anh hùng đã dũng mãnh ngay cả trong phút bước lên đoạn đầu đài.
Cụ Phán cũng họ Nguyễn, cùng họ với vị anh hùng chống Pháp. Lòng kính phục của cụ đối với Nguyễn Thái Học khiến cụ mượn chữ "Thái" trong tên ông làm chữ lót cho tên cô con gái đầu lòng: Cô bé Nguyễn-Thị-Thái-Thủy. Mặc dù chưa bỏ được chữ thị tiềm ẩn kỳ thị nam nữ, nhưng cái tên dài 4 chữ cũng đã là chỉ dấu văn minh của một ông bố thông phán 66 năm về trước.
Cụ Phán văn minh? Nhưng cụ chỉ thụ động hưởng ứng cuộc cách mạng dân tộc? Cụ vẫn chưa vượt được chữ "thị" kỳ thị? Tất cả những điều đó không còn quan hệ nữa. Trăm điều của thế kỷ trước đã trở thành lịch sử. Tất cả đã sang trang. Người Việt quảng đại đã tha thứ, không còn hận Tây, không còn thù Nhật nữa. Ngay cả bà Thái Thủy, con gái rượu của cụ Phán cũng đã thành một bà cụ, và cũng đang sắp sang trang. Trang giấy ghi chép mọi diễn biến của cuộc đời nhiều gian truân đang ở những giòng chữ cuối cùng.
Thế hệ bà Thủy sống là thế hệ lắm diễn biến. Thế hệ trước, song thân bà không gặp nhiều đổi thay đến như vậy. Diễn biến cũng không quá nhiều đối với thế hệ con bà. Mọi điều vật đổi sao dời đều chờ cho đến thế hệ của bà để xẩy ra.
Dù chỉ kể những diễn biến lớn của đất nước, bà Thái Thủy cũng đã chứng kiến 4 năm "xuống chó" của thực dân Pháp, song song với cái thế "lên voi" của những ông lính Nhật quấn xà cạp bó ống quần, đeo vừa gươm dài, vừa súng ngắn trên thắt lưng.
Sau 4 năm bạo ngược, mổ bụng người ăn vụng vì quá đói, chặt tay người ăn trộm vì quá nghèo, và tạo ra nạn đói giết hai triệu người Việt Nam, quân đội Nhật hát bài Xây O Na Ra với giấc mộng Đại Á. Họ nói là họ đến Việt Nam để giải phóng nước Việt ra khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp. Họ không nói đến cái ách đô hộ khác, cũng nặng nề, tàn bạo không kém ách cũ, mà họ đem từ Đông Kinh sang để lại tròng lên cổ người Việt. Họ đi trước Việt Cộng trong sáng kiến gọi việc đổi gông là giải phóng. Thất trận, họ đầu hàng.
Bé Thái Thủy, 10 tuổi, theo bố ra Công Trường Ba Đình chứng kiến cảnh Bác mang râu, đội mão tuyên bố Việt Nam độc lập.
Cụ Phán đã khóc vì mừng và vì xúc đọâng trước những danh từ to lớn và mới toanh, nói lên niềm thèm khát chân chính của cả một dân tộc. Ngôn ngữ quả là một khoa học chính xác, được cộng sản đem áp dụng lần đầu tiên trên dân tộc Việt Nam. Trước đó Tây thực dân không thấy, và Nhật quân phiệt không có nhu cầu vận dụng xúc động của người Việt. Hơn nữa cả hai cùng không biết tuyên truyền là thứ khí giới mới nhưng vô cùng lợi hại của chiến tranh. Những danh từ "độc lập", "cơm áo", "chủ quyền quốc gia", " tự do", "hạnh phúc", ... đánh vào từng giây thần kinh căng cứng của người Việt, tạo ra những phản tác như giây đàn tạo ra âm thanh. Cả nước cùng khóc với cụ Phán, cả nước cùng xúc động vì được Bác lừa. Bác tiếp tục dùng ngôn ngữ đánh lận 30 triệu người Việt Nam để họ đem thân xác ra làm chiến lũy bảo vệ cho chủ nghĩa cộng sản trong lúc họ tưởng họ chiến đấu để giải phóng dân tộc.
Cụ Phán trở thành một cán bộ cộng sản. Học thức giúp cụ thâu nhận nhanh chóng những tư tưởng mới, những kỹ thuật, chiến thuật mới để chỉ huy những người chậm thu nhận hơn. Cụ vắng nhà suốt 5 năm để kháng chiến chống Pháp.
Năm 1951 cụ trở về Hà Nội. Kiến thức giúp cụ nhận ra chân tướng của Việt Cộng mặc dù vào thời điểm đó chúng còn trá hình dưới bộ mặt Việt Minh. Cụ ghê tởm cộng sản hơn là ghê tởm thực dân. Cả thực dân lẫn cộng sản đều bóc lột, nhưng cộng sản vô luân hơn vì chúng còn lừa gạt và giết người. Về thành, cụ buôn bán nuôi con, tạm gác việc nước mà cụ không có môi trường gánh vác nữa.
Năm 1954 cô thiếu nữ 18 Nguyễn Thị Thái Thủy theo bố mẹ và một triệu người Bắc Việt thực hiện cuộc bỏ phiếu bằng chân lần đầu tiên trong chiến sử Việt Nam để quyết liệt bầy tỏ thái độ chính trị chống cộng. Họ bỏ lại sau lưng mồ mả tổ tiên, nhà cửa, tài sản, để chọn tự do.
Năm 1957, cô sinh viên luật khoa 21 tuổi nhận lời cầu hôn của Hải Quân Thiếu Úy Trần Đại Dương. Bỏ học cô theo chồng ra Nha Trang để bắt đầu cuộc sống vợ lính trong trại gia binh. Cô chứng kiến đầy đủ những khó khăn khiếp đảm, những hy sinh, những cố gắng tuyệt vời của người lính Nam Việt trong suốt 21 năm chiến đấu bảo vệ quê hương.
Ngày cuối cùng của cuộc chiến Đại Tá Trần Đại Dương chỉ huy một đoàn 4 chiếc chiến hạm rời căn cứ Hải Quân Cần Thơ, xuôi giòng Hậu Giang rút ra đại dương chở theo 756 trong số hai triệu cử tri tham dự cuộc bỏ phiếu bằng chân lần thứ nhì.
Trang giấy ghi chép cuộc đời người đàn bà sinh ra và lớn lên giữa "thủa trời đất nổi cơn gió bụi" mang nhiều trân chuyên chồng chất, chi chít.
Mất nước, người lính biển anh hùng mang cái tên tiền định Trần Đại Dương vẫn ngày ngày đè gió, cỡi sóng, vượt biển, nhưng ông không tuần phòng duyên hải ngăn cấm địch quân xâm nhập nữa. Ông trở thành một ngư phủ. Môi trường sinh hoạt vẫn là sóng cao, biển cả, nhưng người lính thất trận không còn bao giờ tìm lại được những phút vui hồn nhiên ngày xưa. Ông lơ là với mọi việc, kể cả việc giáo dục, hướng dẫn con cái trên đường học vấn.
Gánh nặng trách nhiệm gia đình ông đặt hết lên đôi vai gầy của vợ. Bà can đảm, tháo vác gây dựng cho đàn con 4 đứa. Đứa nào cũng tốt nghiệp đại học, cũng có công ăn, việc làm vững vàng. Sáu năm trước người lính biển Đại Dương qua đời. Bác sĩ ghi trên giấy khai tử là ông chết tự nhiên, không bệnh hoạn gì cả. Nhưng bà Thủy biết ông bệnh: cái bệnh u buồn, uất ức của một người lính đã làm tất cả những gì sức mình làm được mà vẫn không bảo vệ được đất nước.
Chôn chồng xong, bà tiếp tục lo cho con, trách nhiệm mà bà vẫn gánh vác ngay cả trong lúc ông còn sống. Bà vui với trách nhiệm, với sự thành công của con cái, và những tưởng trang sổ đời bà đã ghi đến những giòng cuối, với bốn chữ "Tiết Hạnh Khả Phong" đúc bằng bạch kim, lộng trong khung vàng 24 để vinh danh cuộc đời bó tròn, nén vuông của một người đàn bà Việt Nam. Nhưng giờ này, chữ chót trên trang giấy lại là chữ "yêu" đầy trớ trêu khiến bà Thái Thủy nghe ngượng ngùng với gia đình, với con, với người đồng hương trong cái xã hội Việt Nam thích miệng tiếng.
BÀ THỦY NGỰONG vì tính chất muộn màng của cuộc tình cuối đời. Tuy nhiên bà vững vàng và chân thành tin tưởng tình yêu giữa bà và ông Chương đích thực là tình yêu chứ không phải là một cuộc sống chung để đỡ đần, an ủi nhau trong những năm tháng cuối cùng của cuộc đời. Nhiều người đàn bà trang lứa với bà đã hành động như vậy. Vài năm sau khi chôn cất người bạn đời, họ tìm một người bạn cuối đời, để trốn cái quạnh hiu, lạnh lẽo của những năm empty nest ảm đạm: con chim trống gẫy cánh, đàn chim con bay xa, xây dựng tổ riêng của chúng, bỏ quên bà đối diện với những buổi chiều dài vô tận.
Bà Thủy không chóa mắt với cái "cấp bằng" tiết hạnh khả phong của xã hội, nhưng bà cũng không coi nhẹ việc bước thêm một bước nữa. Bà đã diện bích trong suốt 6 năm dài. Bà sợ cái trống vắng, cô quạnh của người đàn bà góa Việt Nam, quen lấy cuộc sống gia đình làm căn bản, và đặt nhẹ, nếu không hoàn toàn gạt bỏ, mọi sinh hoạt bên ngoài ngưỡng cửa. Giờ này, không còn cuộc sống gia đình, họ không còn bất cứ một bận rộn, một bận tâm nào khác nữa. Họ mất căn bản, giao động và thèm một ràng buộc có tác dụng tạo thăng bằng.
Khoảng thời gian khắc nghiệt nhất là 4 tiếng đồng hồ giữa bữa ăn chiều và giờ đi ngủ. Bốn tiếng đồng hồ đó bà không nói một tiếng nào, không có ai để nói. Bà ngồi yên trên ghế, tắt truyền hình, tắt đèn lớn và cam phận im lặng. Tất cả, từ ngoại vi đến nội tâm, đều trống vắng.
Bà xin bác sĩ thuốc ngủ, hy vọng kéo dài giấc ngủ, kéo dài thời gian vô tri giác, để chạy trốn cô quạnh. Yếu tố giúp bà còn chịu đựng được với cô quạnh là bà vô cùng quan tâm đến cảm giác của các con trước giả thuyết bà lập lại gia đình. Bà có thể có chồng khác, nhưng, bà biết, chúng không bao giờ hình dung được, không bao giờ chấp nhận được sự hiện diện của người đàn ông thứ nhì trong đời bà với ngôi vị của cha chúng ngày trước.
Bốn đứa con của bà Thái Thủy, 3 trai, một gái, đều là những con chim trưởng thành, đủ lông, đủ cánh, rời tổ, và vỗ cánh bay thật xa. Chúng vô cùng hiếu thảo, vô cùng thương yêu mẹ, nhưng chắc chắn chúng sẽ ngạc nhiên nếu có người nói cho chúng biết là bà cô quạnh đến mức không thể nào chịu đựng lâu hơn được nữa. Thằng lớn, thằng Châu, làm bác sĩ giải phẫu tại San Francisco, thằng thứ nhì, thằng Đức, làm giáo sư tại U.Mass/Boston; đứa thứ ba, con Oanh, dạy cùng trường với thằng Đức, và đứa út, thằng Hoàng, một khoa học gia không gian, làm việc tại Texas.
Bà Thủy chưa có cháu. Nàng dâu độc nhất của bà là bác sĩ Agatha Trần, người Anh, vợ của giáo sư thạc sĩ Đức. Thằng Châu đang đính hôn với cô Lý Lệ Bông, nhà vô địch trợt tuyết của Trung Cộng. Con Oanh thương một nhà thơ Nhật, thĩ sĩ Satoru, chuyên viết bình luận cho tờ Boston Globe. Thằng Hoàng đầu để trên Hỏa Tinh, chân không chạm đất, và chưa bao giờ nhận ra là trên mặt quả cầu còn có phái nữ mà nó có thể cưới làm vợ. Nó tính toán chính xác từng phút khoảng thời gian cần thiết để một chiếc vệ tinh bay từ Texas đến quỷ đạo của Hỏa Tinh, ngôi tinh tú mà nó đang là một trong những khoa học gia phụ trách chương trình nghiên cứu. Nhưng nó sẽ phải mở sổ ra coi nếu có ai hỏi số tiền nó đang có trong chương mục ngân hàng, hoặc số điện thoại của mẹ.
Bà Thủy không có một khó khăn nhỏ nào trong những liên hệ với các con, với cô dâu Ăng Lê, cô dâu tương lai Trung Cộng và cậu rể tương lai Phú Sĩ Sơn. Bẩy người này đều yêu thương bà và mỗi năm 4 lần biểu lộ tình thương bằng những lời chúc tụng và quà cáp qua 4 dịp: Sinh nhật bà, ngày Từ mẫu, ngày Giáng Sinh và ngày Tết âm lịch.
Không có những khó khăn nhỏ, nhưng bà đang dấu một khó khăn lớn: cuộc tình cuối đời của bà. Bà van vái cuộc tình này không chạm vào những cảm quan căn bản của con, và gây cho chúng những xúc động quá đáng. Bà tự hiểu thái độ không vui của chúng sẽ là cái giá mà bà không nhận trả để tiếp tục duy trì cuộc tình mà bà vô cùng trân quý. Đó là trở ngại duy nhất.

"ANH XƠI LƯNG bát nữa", bà Thủy mời, mặc dù bà biết ông Chương không ăn nữa. Mỗi bữa ông chỉ ăn hai chén cơm. Thêm một chén rau và một pao cá nữa cũng vừa no. Giá sinh hoạt tại thành phố Biloxi rất rẻ. Hai người ăn uống đầy đủ cũng không tốn kém nhiều hơn mười đồng mỗi ngày. Tiền hưu trí của họ thừa thãi bảo đảm cho họ một cuộc sống vô lo cho đến miên viễn.
Ông Chương không hút thuốc, không uống rượu. Số tiền phung phí duy nhất của ông là $600 tiền mướn căn phố số 913, mười sáu tầng thấp hơn căn phố số 2513 mà ông đang ngồi ăn cơm. Cả tháng ông không về đến phòng ông một lần. Quần áo, giấy tờ của ông, ông để cả trên này. Thơ từ ông nhận qua thùng thơ.
Tất cả những gì trong hai cuộc đời đều đã bỏ chung vào một, trừ chương mục ngân hàng và hai căn phố. Họ tránh không đả động đến chuyện này, cũng như chưa bao giờ họ đề cập đến việc hợp thức hóa liên hệ đã 99 phần trăm mang tính chất vợ chồng của họ. Phần trăm còn lại là công bố liên hệ tình cảm của họ với 4 đứa con bà.
"Để em gọt xoài anh dùng tráng miệng", giọng người đàn bà Hà Nội lần này ngọt hơn miếng xoài ông Chương chưa ăn.
Bà vói tay định lấy quả xoài trong cái làn mây nhỏ đựng trái cây đặt trên đầu bàn thi chuông điện thoại reo. Cánh tay bà ngừng đứng. Khuôn mặt ông nghiêm trọng.
"Chắc mấy đứa nhỏ", bà vừa nói vừa đứng dạy đi lại tủ sách, trên mặt tủ chiếc điện thoại đang reo đến tiếng thứ ba.
Bà Thủy vừa cất tiếng là Oanh reo lên, "Mommy. I miss you", tiếng nàng rõ đến mức ngồi khá xa ông Chương vẫn nghe rõ. "Ngày mai con về ăn tết với Mommy".
"Con đi hãng máy bay nào? Mấy giờ tới để má đi rước".
"Con take American Airlines, flight 107. Arrival time at Gulf Port Airport là 11:15. Nhưng má đừng rước, con có rent-a-car included trong package rồi".
"Satoru có về với con không?"
"He has no vacation. Con về một mình. Nó muốn join con lắm, nó thích cái giao thừa tradition của mình. Nó xuống rước con ngày week end."
Bà Thủy cười vì cách nói tiếng Việt ba rọi của cô con gái cưng. "Mai má làm món mắm thái thịt luộc cho con ăn."
"Con thích ăn mắm. Cảm ơn má nhớ món preferred của con. See you tomorrow".
Mặc dù ngôn ngữ pha trộn nhưng cuộc điện đàm ngắn vẫn chuyên chở đầy đủ tình cô con gái thương mẹ. Oanh chào đời tại Biloxi, một năm sau ngày mất nước. Nói theo ngôn từ của dân chài thì nàng sanh dưới nước. Ba chữ này có nghĩa là Oanh là con của một ngư phủ, sanh ra để trở thành ngư phủ.
Đặt ống nói xuống, bà Thủy bảo ông Chương điều ông đã nghe, và đã đoán hiểu, "Ngày mai con Oanh về ăn tết với em".
"Mừng em. Anh biết em nhớ con", ông Chương nói mừng nhưng giọng ông không nghe mừng. Bà Thủy nhận ra ngay và hiểu nguyên nhân nỗi buồn của ông: ông sẽ cô độc trong những ngày đầu năm.
"Con Oanh chỉ ở đây vài ngày", bà an ủi ông. "Cuối tuần thằng Satoru xuống đón nó".
"Con về thăm em là chuyện vui. Anh mừng cho em. Sáng sớm mai anh dọn xuống dưới cho rộng chỗ". Ông làm như chỉ vì thiếu chỗ mà ông nhường chỗ cho Oanh. Nhưng dĩ nhiên lý do ông dọn ra không phải là nhu cầu khoảng trống.
Căn phố 2513 hai phòng. Hai ông bà chỉ xử dụng có một phòng, phòng kia là phòng vãng lai vẫn luôn luôn bỏ trống. Ngoài giường ngủ, bà Thủy còn kê thêm bộ computer để tối tối liên lạc email với con. Điều trớ trêu là khách xử dụng phòng vãng lai lại không ai khác hơn là các con bà, do đó, hễ có khách là không thể có ông Chương. Ít nhất tình trạng đó cũng sẽ còn kéo dài đến ngày nào bà nói được với con việc tái giá.
Ông Chương xuống căn 913 để nhường chỗ cho Oanh. Nhu cầu nhường nhịn có thật, nhưng chỗ nhường không phải là trong không gian mà là trên tình cảm. Oanh không chiếm chỗ của ông trong căn phố, chỗ cô chiếm là trong tình cảm của bà mẹ.
"Xin anh đừng buồn", bà Thủy bảo ông. "Nhường cho con vài ngày rồi nó lại trở về Boston".
Ông cười gượng, "Sao anh lại buồn? Anh hiểu nỗi khổ tâm của em. Anh yêu em".

Buớc nhanh xuống, không đóng cửa xe, cô "Mỹ con" ôm chầm lấy mẹ hôn dài. "I miss you, Mommy".
"Má thương con", câu trả lời điềm đạm hơn nhưng không kém thắm thiết.
Oanh buông mẹ ra, "Để con đem baggage xuống". Câu nói, nụ hôn, và cái ôm không có gạch nối và dường như tự động, dễ dàng diễn ra. Người bàng quang có thể cho là Oanh hơi máy móc, nhưng bà Thủy vẫn nhận đủ hơi ấm tình mẹ con. Bà không đòi hỏi nhiều hơn nữa.
"Bỏ hành lý xuống đây, mẹ kéo lên lầu trước, con đem xe cất vào nhà xe rồi lên sau". Bà đã quen thuộc đến mức không nhận ra thái độ và ngôn ngữ rất ít Việt Nam của con. Bà tự an ủi là cái vỏ lai căng đó không quan hệ ngày nào nó vẫn còn gói ghém tình thương của con cái. Oanh Mỹ hóa từ từ, từng ngày một, trước cập mắt chứng kiến và chấp nhận của bà. Bà thụ động chịu thua cuộc trong cuộc tranh chấp văn hóa mà đối tượng là các con bà. Thế lực tranh chấp với bà quá mạnh. Trường học, bạn bè, môi trường, truyền thông, ... tất cả đều tạo cho các con bà trở thành những người Mỹ. Ảnh hưởng của bà nhỏ hơn. Nhưng bà thương con, dù nó sống theo bất cứ lối nào. Tình thương của bà hoàn toàn không điều kiện.
Mặc dù phải cất xe, Oanh chỉ chậm hơn mẹ khoảng hai phút. Trẻ hơn mẹ 41 tuổi, cô nhanh nhẹn, mau mắn hơn rất nhiều. Bước qua ngưỡng cửa, cô hinh hỉnh mũi rồi hỏi mẹ, "There is no mùi mắm?"
"Mắm thái có nấu đâu mà có mùi", bà Thủy bảo con. "Chắc con quên rồi, món mắm thái ăn cặp với thịt heo luộc đó".
"Ồ, I remember now. Món đó ngon lắm. Satoru nó ưa lắm, lần trước nó ăn ở đây".
"Con còn ở đây mấy ngày, mẹ nấu những món con vẫn thích cho con ăn".
"Ơ Boston có Vietnamese restaurant, nhưng nó không biết cook giống mẹ cook đâu. Con thích nhiều món mẹ cook lắm, nhưng con không biết tên để order nhà hàng".
"Mẹ biết con thích những món gì".
Oanh lại ôm mẹ, "I know that you know. Cảm ơn Mommy".
Lật cổ tay coi đồng hồ cô nói, "Còn sớm quá, mình xuống biển chơi. Con nhớ biển Biloxi".
Bãi biển nằm ngay trước cao ốc. Qua cửa sổ bà Thủy nhìn giải cát trắng trải dài đến mút tầm mắt bên dưới. Trời lạnh nhưng nắng đẹp. Vài cánh buồm màu sắc rực rỡ đang đẩy những con thuyền thể thao lướt sóng. Những người chơi thuyền chấp nhận cái lạnh của mùa đông. Có thể tiết trời này còn kích thích họ nữa. Nhưng giá lạnh không kích thích người tản bộ: bờ biển vắng ngắt.
Bất chấp lạnh và vắng, bà Thủy chiều con. "Để mẹ mặc thêm cái áo ấm rồi mình đi", bà bảo con.

NHƯNG OANH KHÔNG ĐỊNH ĐI dạo biển như bà tưởng. Vào thang máy nàng không nhấn L đề xuống lobby mà lại nhấn P.2 để thang ngừng ở nhà xe.
"Con đi dạo biển bằng xe à?" giọng bà Thủy hơi ngạc nhiên.
"Con xuống bến tầu South East. Con muốn nhìn lại cảnh cầu tầu".
South East là tên một hãng hải sản. Những hãng này thường làm một cầu tầu bằng gỗ dài khoảng 30 thước, đủ cho chiều dài của hai chiếc tầu đậu cặp mỗi bên. Tầu đậu cặp đôi, và đậu cả hai bên cầu nên thường xuyên có tám chiếc buộc đỏi tại đó. Liên hệ giữa chủ hãng hải sản và chủ tầu là liên hệ thương mại. Mặc dù không bị ràng buộc bởi khế ước hay khẩu ước, nhưng tầu đậu cầu nào, bán tôm cho hãng hải sản đó, và nếu hãng có cây dầu, nhà máy làm nước đá tầu cũng đổ dầu, mua đá tại hãng.
Không chủ tầu nào vi phạm khế ước ngầm này. Đi biển về, họ lái tầu thẳng vào cái ụ quen thuộc, buộc đỏi, đem tôm lên hãng cân bán. Giá tôm, giá dầu, và giá đá được toàn thể chủ hãng hải sản ấn định và đồng loạt thi hành nên không có chênh lệch giá cả tạo ra tranh thương.
Ông Đại Dương đậu chiếc ngư thuyền Thái Thủy tại bến South East. Bà Thủy thường dẫn con xuống cầu tầu đón chồng mỗi lần ông về bến. Trước khi về ông luôn luôn báo tin trước. Tình yêu vợ và thói quen sinh hoạt quân sự tạo cho ông cái nhu cầu liên lạc vô tuyến giữa chiếc ngư thuyền đang lênh đênh trên mặt biển và gia đình ông trên bờ.
Ông đặt một máy vô tuyến ở nhà. Máy trên tầu thường xuyên mở vì nhu cầu hải hành và ngư nghiệp nên bà có thể gọi ông bất cứ lúc nào cần gọi. Nhưng dù không có chuyện gì bà cũng vẫn mở máy liên lạc với ông mỗi ngày 3 lần vào những lúc 8 giờ sáng, 1 giờ trưa và 7 giờ tối. Ông chỉ nói chuyện với con mỗi tối, vì những giờ liên lạc sáng và trưa, chúng còn ở trong trường học. Gần 20 năm liên lạc vô tuyến với bố vào một thời điểm nhất định đã tạo ra thói quen thân thuộc cho cả 4 đứa con ông, nhất là cho Oanh, cô gái rượu mà ông cưng chiều. Oanh vẫn còn nhớ hình ảnh hùng mạnh của bố, đứng trước mũi ghe, dùng tay ra thủ lệnh cho người "bạn" lái tầu cặp bến. Khi tầu cập đủ gần cầu, ông ném đầu giây đỏi lên cho Châu để cậu trai trưởng cột tầu.
Chỉ những ngày tầu về bến đúng dịp cuối tuần bà Thủy mới đưa con xuống bến đón chồng. Ngày thường, bà xuống một mình. Do đó Oanh không nhìn thấy hình ảnh sinh hoạt của bố nhiều bằng nàng nghe giọng ông trên máy. Ông có thể hỏi nàng: Con hiểu phương trình đại số đó chưa? Phương trình ông hỏi là để giải bài toán mà ông đã giảng cho con tối hôm trước, khi Oanh nói với ông là nàng không làm được.

Ông hỏi từng đứa về chuyện học hành của chúng, và giờ liên lạc truyền tin buổi tối giúp duy trì quan hệ mật thiết giữa người cha lênh đênh trên biển cả và đàn con đang quây quần trên bàn học, quanh cái máy radio.
"Radio communication là cái military nostalgy chót của ba", vừa đi với mẹ trên cầu tầu, Oanh vừa hỏi. "Mommy có nghĩ vậy không?"
Điều bà Thủy đang nghĩ là nguyên nhân nào Oanh đưa bà xuống đây để nhắc lại cái kỷ niệm liên lạc vô tuyến ngày trước. Phải chăng cô đã biết mối tình giữa bà và ông Chương?

Chiếc ngư thuyền Thái Thủy cột đỏi ở cuối cầu. Chủ mới cũng là một ngư phủ Việt Nam. Có thể vì ngại làm thủ tục đổi tên tầu nên ông ta vẫn giữ nguyên cái tên Thái Thủy.
"The new owner không care vẽ đẹp the boat's name", Oanh nhận xét.
Trước kia ông Đại Dương sơn tên vợ lên mũi tầu bằng lối chữ viết thảo, mầu tím trên nền trắng. Ông giải thích: "Năm 57 anh đem cô nữ sinh mực tím xuống với sinh hoạt của Thái Bình Dương, năm 75 anh lại đem Thái Thủy mực tím xuống Đại Tây Dương".
Không phải chờ đến việc ông đem tên bà đặt tên cho con tầu ngày đêm cùng ông cỡi sóng, lướt gió bà mới ý thức được tình ông yêu bà vô cùng nồng nàn, bền chặt. Bà nhận ra tình yêu của ông trong mọi sinh hoạt hàng ngày, từ giọng nói cho đến ánh mắt ông nhìn bà. Nhưng bà Thủy cũng biết là bà chỉ chiếm một phần ba tình cảm của ông. Ngoài bà, ông còn yêu nước và yêu quân đội.
Gần 30 năm sống lưu vong, bà có dịp nhận ra là quân nhân Mỹ - và có thể quân nhân thuộc mọi quốc gia khác - không yêu nước, yêu quân đội bằng yêu vợ. Bà không thấy họ tha thiết, mải mê với việc phục vụ quân đội, phục vụ đất nước đến mức quên và hy sinh cả vợ, con. Quân nhân Việt Nam phục vụ như vậy. Nước Mỹ chưa bao giờ mất vào tay quân thù nên bà không có tiêu chuẩn để so sánh tâm trạng của người Mỹ mất nước với tâm trạng của chồng bà.
"Cái tầu looked indestructible", Oanh nhận xét. "Phải không Mommy?"
"Năm mới qua đây, ba con tự tay đóng lấy đó. Ba con lựa gỗ tốt, đóng dàn sườn kỹ lắm".
Bà Thủy vẫn phân vân chưa tìm ra nguyên nhân Oanh đưa bà xuống cầu tầu South East. Cô đang nhắc bà là chiếc Thái Thủy còn đó, bà còn đó. Người không còn nữa là bố cô.
"Sao con lại đưa mẹ xuống đây để nhắc đến ba?" bà hỏi con. Bà không muốn kéo dài những ngờ vực ngỡ ngàng. Nếu Oanh đã biết chuyện tình của bà với ông Chương, bà muốn cô biết thật đúng, thật rõ tâm trạng và hoàn cảnh của bà.
"You ask me tại sao?" Oanh bật cười. "I don't know tại sao. May be tại tết is reminding me about his lì xì". Giọng nói, tiếng cười và khuôn mặt chân tình của con lập tức đập tan mọi ngờ vực trong lòng người mẹ. Bà Thủy biết con bà không có tính nói quanh. Cả 4 đứa cùng không thích quanh co. Chúng xử sự thẳng thắn, minh bạch.

CHỈ TỐI HÔM ĐÓ Oanh chứng minh cho mẹ thấy là bà không nhận xét lầm về tính nết của cô.
Chín giờ tối, sau bữa cơm chiều và dăm câu chuyện khào, Oanh vào căn buồng vãng lai đã trở thành buồng ngủ của nàng. Lấy quần áo trong va li ra treo vào tủ áo, nàng chưng hửng nhìn cái áo veste đàn ông trên móc. Áo của bố ngày xưa? Oanh cầm áo lên và tin là không đúng size của bố. Tò mò nàng thọc tay tìm túi ngoài, túi trong và vật nàng tìm được là một tập cùi ngân phiếu mang tên người chủ chương mục là ông Lý văn Chương.
Chưa suy luận một giây ngắn nào cả, Oanh chạy vội sang buồng mẹ, chìa cuồn ngân phiếu cũ ra hỏi: "Ong Chương nào vậy, Mommy?"
Bà Thủy không nhìn tập ngân phiếu mà nhìn thẳng vào mặt con. Nét ngay thẳng buổi trưa vẫn còn nguyên đó. Khuôn mặt vô tâm chỉ đang biến đổi dần theo thái độ im lặng của mẹ.
"Who ông Chương is, Mommy?" giọng Oanh cấp bách hơn. "His suit is in my closet".
"Con ngồi xuống đây, mẹ nói hết cho con nghe".
Bà Thủy nói hết. Bà nói rất thành thật. Giọng bà nghẹn lại khi bà đề cập đến những buổi tối trống vắng, dài vô tận mà bà đã câm lặng chịu đựng.

Oanh ôm chầm lấy mẹ. "Poor Mommy. I love you."
"Con có tha thứ cho mẹ không?"
"Who am I to accuse you? Mommy". Oanh nói. "I love you. I now love you much more than before you told me about your loneliness."

NƯA ĐÊM,
Bà Thủy cúng giao thừa một mình. Ngày còn nhỏ Oanh rất thích thức khuya chờ xem mẹ cúng.
Đêm nay cửa phòng nàng đóng chặt. Bà Thủy nghe văng vẳng có tiếng nàng nói. Bà nghĩ Oanh điện thoại cho anh, em cô về chuyện tình của mẹ mà nàng vừa biết.
Bà cũng điện thoại. Giọng thì thào bà bảo ông Chương: "Con nó biết rồi. Em cũng đã nói hết mọi điều cho nó nghe. Anh biết tại sao nó biết không?" Bà kể cho ông nghe chuyện cái áo ông bỏ quên trên móc.
"Anh xin lỗi em", tiếng ông Chương thoang thoảng như tiếng gió ngoài Vịnh Mễ Tây Cơ. "Anh vô ý quá."
"Việc đã rồi. Vả lại em cũng không có ý dấu con mãi mãi."
"Anh muốn có mặt bên em trong lúc này. Anh muốn ôm em vào lòng, muốn hôn em để cùng chia những lo lắng của em."
"Em cũng thèm như vậy lắm", bà Thủy nói như rít lên. Thèm muốn được tiếng rít diễn tả đầy đủ hơn khả năng hạn hẹp của ngôn ngữ để nói lên cảm giác thật bà đang sống. "Con nó khóa kín cửa buồng lại. Nó đang nói chuyện bằng điện thoại cầm tay của nó. Nhưng nó có thể mở cửa ra bất cứ lúc nào."

Bà Thủy muốn bà có mặt lúc Oanh mở cửa. Nhưng bà cũng muốn ra thang máy xuống tầng lầu 9 tìm người yêu.

TRONG BỮA CƠM TRƯA mồng một tết Oanh nói với mẹ: "Please invite ông Chương to our dinner tonight at nhà hàng Michell, Mommy."
Bà Thủy vui mừng nhưng không muốn tỏ ra cho con thấy. "Cảm ơn con," bà vừa nói vừa nhìn con. "Mẹ sẽ mời ổng."
"You are very welcome, Mommy."
Câu nói nghe khách sáo nhưng bà Thủy tin là Oanh xúc động nhiều hơn vẻ lịch sự bên ngoài.
Oanh nói tiếp: "Dinner lúc 8 giờ. Con tới đó trước. You come later with ông Chương."
"Sao con không cùng đi?"
"I'm the host, Oanh nói. "I want to be there trước để lo that every thing is right."
Bà Thủy cười vì cái cung cách ngoại lai của con. "Mẹ mày", bà chửi yêu.
Người đàn bà trẻ bị Mỹ hóa vẫn hiểu cái nghĩa âu yếm của tiếng chửi. "I love you, Mommy", Oanh vừa nói vừa hôn mẹ.

"ANH HÌNH DUNG thử thái độ của Oanh sẽ như thế nào?" Giọng bà Thủy lo lắng.
Xe đã vào đến bãi đậu của nhà hàng, ông Chương cẩn thận lui vào khoảng trống giữa hai cái xe đã đậu trước. "Anh nghĩ Oanh nó sẽ không phản đối. Nó mời anh ăn tết là chỉ dấu tốt." Ông Chương nói cứng để người yêu vững bụng. Giọng ông không phản ánh nội dung câu nói.
Bà Thủy bám ngay vào cái phao lạc quan này: "Em van vái là con nó đừng buồn. Nó buồn, nó khổ, chắc em chết mất. Em thương nó lắm."
Ông Chương đưa tay choàng ngang lưng bà. Ông dìu bà, và bà yếu đuối dựa vào vòng tay dìu dặt của ông. Cánh cửa tự động của nhà hàng mở rộng đón mời họ. Người quản lý đứng sẵn, có vẻ đang chờ họ. Trịnh trọng đưa tay trong cử chỉ hướng dẫn, ông ta nói: "Xin mời ông bà đi thẳng vào phòng ăn riêng," vừa nói ông vừa lăng xăng đi trước mở cửa.
Ông Chương nghe cơ thể người yêu run rẩy trong vòng tay ông. Bà hồi hộp. Vòng tay nâng đỡ siết lại chặt chẽ hơn, cam kết hơn.
Bản nhạc "Here Comes the Bride" trổi lên, không bằng âm điệu mà qua giọng hợp ca của 7 người trẻ, nam có, nữ có, Việt có, Nhật có, Anh có. Bẩy người đứng thành một hàng ngang, cả bẩy khuôn mặt cùng nghiêm chỉnh như họ đang hát quốc ca.
Bà Thủy chết lặng. Bà lựng khựng không biết phải nói gì, phải làm gì.
Thằng Châu, con trưởng của bà, trang trọng nói: "Chúng con kính chúc má và dượng Chương trăm năm hạnh phúc."
Mọi người vỗ tay. Ngoài trước cửa nhà hàng một giây pháo 15,000 viên bắt đầu phát nổ. Bà Thủy thầm cảm ơn tràng pháo giúp bà vài phút để dằn cho xúc động lắng xuống. Nếu phải trả lời con ngay lập tức, chắc bà sẽ òa lên khóc vì cảm động. Giây pháo dứt, bà cất tiếng: "Mẹ cảm ơn các con đã đồng ý cho mẹ lập lại cuộc đời. Mẹ không muốn tạo cảnh khó xử cho các con, nhưng quả thực mẹ không chịu nổi những buổi tối cô quạnh quá dài, quá nặng nề..." bà lựng khựng, không tìm được lời để mô tả tâm trạng của mình.
Thằng Hoàng, nhà khoa học gia không gian, lên tiếng: "You don't need our consent. Mommy vui, con vui."
Cô dâu Agatha chạy lại nắm tay bà: "Thủy, we are very happy because you are."
Oanh cầm nĩa gõ lên miệng ly. Sáu người kia tưng bừng gõ theo. Họ đòi cô dâu chú rể hôn nhau. Thủy ngượng nghịu quay lại nhìn Chương. Ông trịnh trọng nói: "Anh yêu em", rồi quay ra nói chung với mọi người, "Tôi thành thật cảm ơn quý anh quý chị đã nhận tôi vào gia đình của quý anh, quý chị. Tôi hứa làm tất cả những gì trong sức tôi để bảo đảm hạnh phúc trọn khúc cuối cuộc đời của Thủy."
Cúi xuống ông trang trọng hôn trên môi người yêu. Nụ hôn thật dài mà cũng thật say đắm.

Nguyễn Đạt Thịnh

 photo Mugravei Quy Bong. yem hong 2.jpg
Muốn biết tuổi của người cho mình số phone thì cứ theo cách này mà tính nhẩm nhé.
Cám ơn anh Khải Trần đã sưu tầm bài và tiếp chuyển.
Caroline Thanh Hương

 

Nhiều người vẫn chưa tin việc số điện thoại và tuổi thật của mình có một mối liên quan mật thiết với nhau. Tuy nhiên, với trải nghiệm vui này, bạn sẽ thấy số điện thoại không chỉ đơn thuần là phương thức liên lạc mà còn thể hiện nhiều điều hơn thế.
Chỉ với vài phép tính toán đơn giản sau bạn sẽ chứng minh được "mối lương duyên" giữa số điện thoại và tuổi đời của mình.
Chỉ với vài phép tính toán đơn giản sau bạn sẽ chứng minh được
Chỉ với vài phép tính toán đơn giản sau bạn sẽ chứng minh được "mối lương duyên" giữa số điện thoại và tuổi đời của mình.
Các bước thực hiện như sau:
1. Đầu tiên bạn lấy 2 số cuối của số điện thoại mà bạn đang sử dụng
2. Nhân số đó với 2.
3. Lấy kết quả vừa có ở phép tính trên cộng với 5.
4. Sau đó nhân thêm với 50.
5. Lấy kết quả đó cộng thêm với 1766
6. Lấy kết quả có được ở bước trên trừ cho năm sinh của bạn
Hãy nhìn vào kết quả cuối cùng, 2 số cuối sẽ là số tuổi của bạn và 2 số đầu là 2 số cuối điện thoại của bạn!
Sau khi thử bạn đừng hoảng hốt là vì sao nó lại chính xác đến thế nhé! Tuy nhiên, qua tìm hiểu thì sự "liên hệ" ngẫu nhiên này đến từ một thuật toán vui mà thôi.
Lê Hường (tổng hợp)
  photo Mugravei Quy Bong. yem trang  2.jpg
 Cám ơn anh Thanh Thanh đã gửi bài thơ và bài dic̣h thật hay.
Caroline Thanh Hương




     BIẾT TRẢ LỜI SAO!                                      
Như chúng anh đây trước cũng học trò,  
Tắm sông, đánh đáo, thò lò mũi xanh.        
Nhớn lên ra chốn thị thành,               
Làng nhàng vừa học, vừa hành anh lại vừa chơi!
Đêm đêm kèm trẻ cầm hơi,                          
Văn khoa, trường luật...chán thời lại đến em dê!          
Gái trai sớm tối rượu chè               
Bạn bè cười cợt chọc quê xa gần,                               
Nổi sùng quảng bút tòng quân,                 
Ôm em mười sáu (M16) xỏ quần nhà binh,           
Kẻ thù, chiến hữu, tử sinh,
Lạc vào đất Trích, buồn tình anh mới mần thơ...
                             *                            
Lũ con anh đôi lúc, nó vẫn hỏi bây giờ              
Thế bố ơi khói lửa ngày xưa làm gì?
Trả lời sao? Nói năng chi!                            
Giá trong bom đạn chết vì núi sông!        
Có khi bất tử, anh hùng!                        
    
                NGUYỂN PHÚ LONG
HOW COULD I ANSWER                         
We too, as boys, in the past, did go to school;
Swimming, chuck-farthing, still used to drool.
Grown up, moved to the cities with friends staying,
We dragged on, half studying half playing.
Tutoring the younger to subsist was our nightly path;
Literature, law, then, when bored, general math.
Dissipation and insobriety round-the-clock
Caused friends far and near to jeer and mock.
Going berserk, we ejected the pen, also the mess,
To embrace the M-16, put on the battle dress.
Enemies, brothers-in-arms, life and death fighting...
Exiled, dejected, I have switched to poetry writing...
                                    *                            
Sometimes my children nowadays have asked
Oh Dad, what did you do during the war in the past?
How could I answer them? What reply to yield?
If I died for our dear fatherland on the battlefield,
Maybe I was made an immortal hero unconcealed!
Translation by  THANH-THANH


 photo MQB.jpg Kính mời quý anh chị thăm Blog Người Phương Nam



Mời đọc
Truyện ngắn đặc sắc
Bài học cuộc sống
Thơ tranh designed by Thêm Nguyễn & Đỗ Công Luận
Cười ý nhị
Người Phương Nam

 photo coi.jpg


Cám ơn chị Thanh Tuyền và anh Phú đã gửi bài của Blog Artshare tháng 8 năm 2016.
Caroline Thanh Hương


Kính chuyển.




Cuối hè rồi mà trời Đông-Bắc Hoa-Kỳ vẫn còn nóng nực quá.

Thân mời các bạn:

Đọc bài
Con Rồng Cháu Tiên (7) : Nhà Ngô, nhà Đinh, nhà Tiền-Lê (Xin mời con cháu họ Đinh, họ Ngô, họ Lê và các bạn đọc)
http://phu-tran.blogspot.com/2016/08/con-rong-chau-tien-7-tu-chu-thoi-ai-nha.html

Hai bên bờ đại-dương: Truyện dài tình cảm (Yên Hà)

http://phu-tran.blogspot.com/2016/08/hai-ben-bo-ai-duong.html

Nghe nhạc
Ça pleure aussi un homme (Michel Jourdan) : Thanh Tuyền trình bày và đệm nhạc 
http://phu-tran.blogspot.com/2016/08/ca-pleure-aussi-un-homme-thanh-tuyen.html

J'entends siffler le train (Hedy West - Jacques Plante) : Ngọc Phú trình bày, Thanh Tuyền đệm nhạc
http://phu-tran.blogspot.com/2016/08/jentends-siffler-le-train.html

Xem ảnh: Waterlily (Hoa súng)
http://phu-tran.blogspot.com/2016/08/waterlily.html

Mục-lục
http://phu-tran.blogspot.com/p/muc-luc.html

                                            Thân chúc các bạn một mùa cuối hè vui.
 photo Mugravei Quy Bong. ao dai mau hong 2.jpg 
Có phải mùa hè là mùa dưa hấu?
Chọn lựa chúng như thế nào để có 1 quả vừa ngon, vừa ngọt, mời đọc bài sưu tầm của anh Phước Nhân.

Mẹo chọn dưa hấu.

Quả dưa có phần đáy rám vàng là quả dưa chín già, ngọt.

meo-chon-dua-hau-qua-nao-cung-ngot
Đốm màu vàng - thường được gọi là vết rám - là nơi phần quả dưa hấu tiếp xúc với mặt đất. Quả dưa hấu chín luôn có đốm màu vàng kem, hay thậm chí vàng cam, chứ không phải là trắng bệch. 



Chọn quả dưa có dấu ong châm.

meo-chon-dua-hau-qua-nao-cung-ngot-1
Những vết màu nâu trên quả dưa nghĩa là ong đã tiếp xúc với bộ phận thụ phấn của hoa nhiều lần. Sự thụ phấn càng nhiều, trái cây càng ngọt.  


Quả dưa "đực" và "cái".

meo-chon-dua-hau-qua-nao-cung-ngot-2
Nhiều người không biết rằng: những người nông dân còn phân biệt dưa hấu theo giống: Chẳng hạn, những quả dưa "đực" thì to hơn,  có hình thuôn dài và nhiều nước. Những quả dưa "cái" có hình tròn và rất ngọt. 

Chú ý đến kích cỡ:

meo-chon-dua-hau-qua-nao-cung-ngot-3
Tốt nhất là đừng nên chọn quả to nhất hay quả nhỏ nhất. Hãy chọn trái dưa hấu có kích cỡ trung bình. Ngoài ra, dù quả to hay nhỏ khi bạn nâng lên cần có cảm giác nặng tay.



Xem cuống dưa:

meo-chon-dua-hau-qua-nao-cung-ngot-4


Cuống dưa khô cho thấy:  quả dưa đã chín. Còn nếu cuống màu xanh, có thể quả dưa đã được hái quá sớm và vẫn chưa chín.