Translate

Libellés

samedi 24 décembre 2016

Con Cò Thơ viết tự truyện về chuyện Cao Thượng bất đắc dĩ.


Nhạc Giáng Sinh Neil Phạm, show Caroline Thanh... par crth2837


Tự truyện của Con Cò Thơ với một chút tình thân với bạn hữu, một tấm lòng chồng yêu vợ và một tâm tình của người không còn trẻ nữa.
Nhọc nhằn của cha mẹ đối với con thơ khác xa với những chăm sóc của 2 người bạn đời lúc tuổi già.
Ai cũng mong muốn có một ngày mai tươi sáng hơn ngày hôm qua, nhưng không ai nhớ tới chuyện vui được hôm nào thì hãy mừng cho ngày hôm đó.
Khi nào chúng ta đang có sức khoẻ, chúng ta không biết quý mà phí phạm trong chuyện coi thường nó và đến khi khám phá ra sức khỏe là cả một gia tài thì có thể đã quá muộn.
Lồng trong câu chuyện người già, ta lại có một thoáng nhìn về những nhân vật lịch sử và bối cảnh thời gian đã qua, hy vọng giới trẻ nếu quan tâm xin cứ tìm hiểu về lịch sử để hiểu biết thêm.
Kính chúc quý anh chị luôn mạnh khoẻ.
Caroline Thanh Hương


  photo hinh-noel-3d-de-thuong-2.jpg

Bằng hữu thân mến
Chỉ còn 10 ngày nữa là hết năm. Con Cò gửi tới các bạn bài này (trong attach), một bài tâm huyết của hắn. Xin lỗi các bạn vì trong bài có 2 từ rất thô lỗ ( rửa đít) nhưng nếu vắng 2 từ đó thì Cò rất khó dãi bày hết sắc thái của đề tài.
Chúc các bạn một năm mới an khang mạnh khỏe.
Con Cò

RỬA ĐÍT CHO NGƯỜI MÀ ĐƯỢC GỌI LÀ CAO THƯỢNG
Tôi đã rửa đít cho bà vợ Alzheimer suốt 5 năm mới được gọi là "Người Chồ̀ng Lương Thiện" (xin xem thêm phụ bản ở cuối bài) nhưng chỉ rửa đít một lầ̀n cho một ông bạn mà được vinh thăng "Người Cao Thượng".
Chuyện này liên hệ tới ông bà thông gia của tôi (con gái út của họ lấy con trai trưởng của tôi), ông Nguyễn Khắc Chính và bà Nguyễn Xuân Lan, nên tôi cần nói qua tiểu sử của hai người này.
Ông Nguyễn Khắc Chính sinh năm 1922 (hơn tôi một con giáp) tại làng Thần Phù, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Lúc thiế́u thời, ông học trường nhà dòng của tỉnh Thanh Hóa do một cố́ đạo người Pháp làm hiệu trưởng. Từ năm 12 tuổi ông là con nuôi duy nhất của vị cố đạo này. Ông Trần Kim Tuyến (sau này đỗ bác sĩ nhưng không hành nghề̀ y mà làm giám đốc sở tình báo của Đệ Nhất Cộng Hòa VN, dưới quyền điề̀u khiển của ông Ngô Đình Nhu) là bạn thân lâu năm với ông và cùng tốt nghiệp trung học với ông ở trường nhà dòng này. Cuối thập niên 1950, do bác sĩ Tuyến đề̀ cử ông được ông Ngô Đình Nhu bổ nhiệm chức giám đốc báo chí phủ Tổng Thống. Ông giữ chức này không lâu thì bị ông Nhu cách chức vì ông khuyên ông Nhu nên để đích thân TT Diệm (chứ không nên thay mặt TT Diệm) sang Campuchia đáp lễ quốc vương Sihanouk đã thăm viếng Saigon trước đó mấy tháng. Ông giải thích rằ̀ng tuy vai trò của ông Nhu rất quan trọng trong chính phủ của ông Diệm nhưng chức vụ chỉ là cố́ vấ́n, không có tư thế́ ngoại giao của Tổ̉ng Thố́ng để đáp lễ một Quốc Vương. Ông cũng trình với ông Nhu rằ̀ng địa thế́ của Campuchia tố́i quan trọng cho an ninh của Việt Nam Cộng Hòa. Sau khi bị cách chức, ông hành nghề luật sư cho đế́n khi Saigon thất thủ. Năm 1968 ông đoạt giải nhất trong cuộc thi văn chương mà nước Nhật đặt ra cho Thế Vận hội Đông Kinh kỳ ấy (ông viết bài ấy bằ̀ng tiếng Pháp cho nên ông có tên trong hội văn bút Pháp quốc). Cuối năm 1975, ông tham gia trong ban lãnh đạo của vụ nổi loạn ở Nhà thờ Vinh Sơn và bị Việt Cộng kết án 17 năm khổ sai. Hội Văn Bút Pháp đã nhiều lần can thiệp xin giảm án cho ông nhưng ông vẫn ở tù đủ 17 năm không thiếu ngày nào. Năm 1993 ông được bà Xuân Laṇ bảo lãnh sang cư ngụ tại Maryland và tích cực hoạt động lâu dài cho Chính Phủ Lâm Thời Viết Nam của  Nguyễn Hữu Chánh. Năm 2015 bịnh multiple myeloma cùa ông trở nặng và ông qua đời ngày 24 tháng 9 năm 2016 ở tuổi 94.
Bà Nguyễn Xuân Lan sinh năm 1932 tại miền Nam và tốt nghiệp cử nhân văn khoa tại trường đại học Sorbone bên Pháp năm 1955. Bà trúng cử dân biểu Quốc Hội Lập Hiến rồi chuyển sang Quốc Hội Lập Pháp của Đệ Nhất Cộng Hòa Việt Nam và là thư ký đặc biệt cùa bà Ngô Đình Nhu cho đến ngày hai ông Diệm Và Nhu bị ám sát. Bà là người duy nhất chứng klến giờ phút chót của bang giao Cabot Lodge - Ngô Đình Diệm: ngày 31-10-1963 ông Lodge vào dinh Độc Lập gặp ông Diệm lầ̀n chót và bà là thông dịch viên. Ngay sau giờ phút gặp gỡ đó bà đã đoán rằ̀ng ông Diệm khó thoát chế́t (lúc tiễn chân ông Lodge ra xe bà hỏi: "Thưa ông đại sứ, ông có thể làm gì để giúp Tổng Thống của tôi? Ông Lodge lạnh lùng trả lời: " Tôi sẽ làm hế́t sức của tôi để giúp cho nước Việt Nam"). Đầ̀u năm 1964, để giúp bà thoát khỏi nanh vuốt của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, ông Lodge cấ́p cho bà một học bổ̉ng đi UCLA học về̀ education. Bà trở về̀ nước dạy bán thời gian ở các đại học Đà Lạt và Huế cho đế́n khi Saigòn thất thủ. Năm 1978, sau 2 lần vượt biên thất bại (trong khi chồ̀ng ở tù), cuối cùng bà đưa được 3 đứa con gái sang Mỹ và đào tạo thành một nha sĩ, hai bác sĩ. Đứa con gái út, Nguyễn Thuấ́n Phương, là con dâu cả của tôi và hiện thời là associate professor ngành radiology của University of West Virginia. Bà bắt đầ̀u bị Alzheimer từ năm 2013 và tới bây giờ thì đã quên khá nhiều và đã đi lạc nhiều lầ̀n.
Vào Đề̀
Ngày 17 tháng 9 năm 2016 tôi lái xe tới Silver Spring, Maryland thăm ông Chính vì nghe tin ông đang nguy kịch. Quãng đường từ nhà tôi tới nhà ông dài 25 miles và cầ̀n từ 45 phút tới 1.5 giờ lái xe tùy theo traffic. Tôi khởi hành lúc 11.30 AM và tới nơi lúc 12.30 PM. Bà Xuân Lan ra mở cửa cho tôi. Bà nhìn tôi trừng trừng rồ̀i nói lớn với giọng muố́n đuổi khách lạ mặṭ: "Tôi không quen biết ông!". Tôi không ngạc nhiên chút nào vì biết rõ mức độ  Alzheimer của bà. Tôi nói chậm rãi: " Tôi là bs Bảo, bố́ của Lộc, bố́ chồ̀ng của Thuấ́n Phương đây! tôi tới thăm chị và anh Chính". Bà cầ̀n chừng 5 giây để̉ hồ̀i tưởng rồ̀i với cùng một giọng lớn như trước bà nói: "Đế́n đúng lúc qu! Anh Chính đang chờ anh ở trên lầ̀u". Trong lúc bước lên thang lầ̀u, tôi nghĩ rằ̀ng bà đã quên lố́i ngoại giao tế́ nhị cố́ hữu của bà. Trước kia mỗi khi lỡ lời là bà xin lỗi thật khéo chứ không thô thiển như vậy. Nhưng Kim Thanh, con gái thứ 5 của tôi thì nghĩ rằ̀ng bà chưa quên mà chỉ sử dụng tài ngoại giao theo kiểu mới, nghĩa là bà nói câu sau với cùng một giọng như đã nói câu đầ̀u để tôi lầm tưởng câu đầ̀u như một câu rỡn chơi đê mở màn cho câu sau. Có lẽ Kim Thanh nói đúng. Người Alzheimer tuầ̀n tự quên ngày tháng, nơi chố́n, người thân trước khi quên tới tài năng của mình. Bà chưa quên chồ̀ng con thì ắt chưa quên cách ăn nói mềm mỏng, tế nhị của bà.
Tôi bước vào phòng lúc ông Chính đang ăn cháo. Ông múc từng thìa, tuy chậm chạp nhưng chưa làm sớt ra ngoài. Tôi đề nghị đút cháo cho ông thì ông chỉ nhờ tôi nâng tô cháo cho ông tự đút vào miệng. Ông mới ăn được 3 thìa thì bà bưng vào phòng một cái đĩa trên có một trái quýt đã bóc vỏ và nói với tôi rằ̀ng: "Trái quýt này là tôi mời anh. Anh có nhiệm vụ giúp anh Chính ăn hết tô cháo đó. Tôi mệt lắ́m rồ̀i. Tôi cầ̀n đi ngủ". Nói xong bà bước ra khỏi phòng của chúng tôi, đi vào phòng của bà ở bên cạnh, rồ̀i đóng cửa phòng của bà lại. Chừng 2 phút sau tôi thấ́y bà mở cửa phòng của bà, đi vào phòng của chúng tôi, nói nguyên văn câu trên rồ̀i lại trở về phòng của mình. Trong vòng 15 phút bà lặp lại 4 lần như vậy! Ông Chính lắc đầu thở dài, giọng chán nản: "Tuổ̉i già thê thảm thật! Mỗi người một căn bệnh!".
Phải mấ́t nửa giờ ông Chính mới ăn hế́t tô cháo. Ông nhăn mặt nhiề̀u lầ̀n trong lúc ăn cháo. Tôi hỏi ông có cầ̀n uố́ng thuố́c chố́ng đau không thì ông lắc đầ̀u nói rằ̀ng ông chỉ mót đi cầ̀u thôi. Tôi nâng ông dậy định đỡ ông vào phòng tắ́m nhưng ông từ chố́i, nói rằ̀ng người giúp việc sẽ tới chừng 2 giờ nữa. Thế là có một cuộc tranh cãi kịch liệt giữa ông Chính và tôi. Dưới đây là đố́i thoại của hai chúng tôi:
---Anh cũng gầ̀y yế́u như tôi thì làm sao đỡ nổ̉i tôi vào phòng tắ́m? ---Anh cứ yên chí, tôi trẻ hơn anh 12 tuổi và không mang bệnh tật gì. ---Xin lỗi. Tôi có thói quen mỗi khi đi cầ̀u xong thì phải rửa đít. ---Thì tôi sẽ rửa đít cho anh. --- Thông gia đến để̉ uố́ng với nhau chén rượu chứ không phải đến để̉ rửa đít cho nhau. ---Cái duyên uống rượu với nhau của chúng mình đã hết. Bây giờ là thời kỳ của cái duyên rửa đít cho nhau! Anh hiểu điề̀u đó không?
Tới đây thì tôi dùng hết sức bình sinh để̉ nâng ông dậy và dìu ông vào phòng tắ́m. Tôi cởi quầ̀n ông ra bấ́t kể ông kháng cự và đặt ông ngồ̀i xuố́ng bàn cầ̀u. Chỉ sau vài giây là phân lỏng tuôn ra ào ào như bấ́t tận. Sự sảng khoái hiện rõ trên nét mặt của ông. Ông trở thành ngoan ngoãn cho tôi rửa ráy trước, sau, mọi kẽ, mọi ngách. Ông cười đùa: "Anh rửa sạch gấ́p mười người giúp việc".
Tôi dìu ông về phòng. Đặt ông nằm trên giường. Mặt ông tươi như hoa, hồ̀n nhiên như chưa hề̀ mắc bệnh multiple myelema. Ông kể chuyện huyên thuyên, ròn như pháo rang. Toàn những kỷ niệm cũ cho đế́n khi ông ngủ thiếp đi. Tôi đắ́p mề̀n cho ông rồ̀i đóng cửa phòng, đi xuống thang lầ̀u. Kim Thanh đã hẹn tôi từ trước và đang nói chuyện với bà Xuân Lan ở phòng khách. Tôi yên tâm ra về̀. Lòng thanh thản.
Một tuầ̀n sau thì ông qua đời. Theo lời ông dặn, các con ông làm đám táng cho ông thật đơn sơ, giố́ng như tôi đã làm cho bà Cò 2 năm trước: không viế́ng xác, không vòng hoa, không phúng điế́u, không cáo phó, không làm lễ trong nhà thờ. Gia đình chỉ gọi linh mục Phạm Văn Chinh đã về hưu, em họ của ông Chính, từ Florida về, làm một lễ thật ngắ́n trong một phòng nhỏ của nhà quàn trước khi hỏa táng. Hiện diện chỉ có bà Xuân Lan, 3 đứa con gái, 2 đứa con rể̉ và 4 đứa cháu ngoại. Tôi muố́n tham dự nhưng gia đình xin miễn để̉ cho công bằ̀ng với nhiề̀u người thân khác (có hàng trăm người muố́n tiễn đưa ông, gồ̀m bạn bè, thân thích, đồng nghiệp và đồ̀ng chí).
Hai ngày sau lễ hỏa táng, tôi nhận được một cú điện thoại của linh mục Chinh lâu chừng nửa giờ. Tôi đã quen ông từ trước. Ông là người cách đây 25 năm đã làm lễ cưới cho Thuấ́n Phương và Lộc.  Ông muốn chào tôi trước khi bay về̀ Florida và ngỏ lời tiế́c không gặp được tôi lầ̀n này. Ông dành gần hế́t thời gian của cuộc điện đàm để ca tụng việc tôi phục dịch ông Chính một tuần trước đó, coi nó như một cử chỉ cao thượng. Ông nói ông đã được các con cũa ông Chính kể̉ cho ông nghe. Tôi cãi rằ̀ng việc đó qúa nhỏ mọn để̉ được gọi là cao thượng. Nhưng linh mục Chinh nhấ́t quyế́t cho rằ̀ng cái việc mà cả ngàn người khác không làm nổi thì ắt phải cao thượng.
Cám ơn cha Chinh. Tôi không đồng ý với ông về từ "cao thượng" nhưng không thể cãi tay đôi với ông trong điện thoại. Tôi chỉ muốn biện bạch rằ̀ng hôm đó tôi đã không rửa đít cho một ông cựu luật sư danh tiế́ng. Tôi đã không rửa đít cho một ông cựu giám đốc báo chí Phủ Tổ̉ng Thố́ng. Tôi đã không rửa đít cho một người lãnh giải thưởng văn chương của Thế Vận Hội Đông Kinh. Tôi đã không rửa đít cho một ông cố vấ́n pháp luật của Chánh Phủ lưu vong. Tôi đã không rửa đít cho một danh nhân để̉ cầ̀u hư danh. Tôi chỉ rửa đít cho một người cần được rửa đít. Người ây có thói quen phải rửa đít sau mỗi lầ̀n đi cầ̀u cho nên đã dố́c tàn lực chịu khố́n khổ̉ để nhịn đi cầ̀u. Ngườì ấy đã bị tôi cưỡng bức rửa đít và đã sung sướng cực độ sau khi được tôi rửa đít.
Tôi không dám nhận lời khen "cao thượng" của cha Phạm Văn Chinh nhưng tôi nhủ thầ̀m rằ̀ng: Trên đời này, làm một việc cao thượng cũng chẳng khó gì! Chỉ cầ̀n rửa đít cho một người cầ̀n được rửa đít là được!
Ngày 21 tháng 12 năm 2016
Con Cò.
Phụ bản
NGŨ CỔ ĐẠI PHU PHU NHÂN
 Phỏng theo Sử Ký của Tư Mã Thiên và Đông Châu Liệt Quốc
Bách Lí Hề làm quan đại phu tại nước Ngu. Nước Tấn diệt nước Ngu. Hề bị bắt. Tấn Hiếu công gả con gái cho Tần Mục công và dùng Hề làm lính theo hầu sang Tần. Hề lấy làm xấu hổ (không cam lòng hầu hạ đàn bà), bỏ trốn sang nước Uyển, làm nghề chăn bò. Sau Hề bị vua Sở bắt và cho làm lính giữ ngựa (cam lòng giữ ngựa nhiều năm, không coi nghề giữ ngựa là hèn).
Tần Mục công nghe đồn Bách Lí Hề là người hiền, muốn sai người đem lễ vật tặng vua Sở để xin Hề về dùng. Tôn Công Chi can rằng: “Vua Sở bắt Bách Lí Hề chăn  ngựa chỉ vì không biết y là người hiền. Chúa công làm như vậy khác gì mách cho vua Sở biết tài của y mà trọng dụng. Chi bằng chúa công gỉa vờ nêu cái tội theo hầu công nương nước Tấn sang làm dâu nước Tần mà bỏ trốn rồi dùng 5 bộ da dê mà chuộc y về đây để trị tội. Đó là kế của Tề Hoàn công đánh lừa nước Lỗ cho Quản Di Ngô thoát thân về Tề vậy”.
Tần Mục công y kế, đón được Bách Lí Hề về nhưng thoạt nhìn thấy thân hình tiều tụy thì than rằng: “Tiếc thay! gìa qúa rồi!”.
Bách Lí Hề thưa: “Nếu chúa công sai tôi bắt chim bay hoặc đuổi thú dữ thì tôi gìa thực. Nhưng nếu khiến tôi bàn việc chính trị thì tôi còn trẻ hơn Lã Vọng mười tuổi. Ngày xưa, Lã Vọng lúc 80 tuổi mới được vua Văn vương phong làm quốc phụ”.
Tần Mục công lấy làm hài lòng và phong Bách Lí Hề làm tể tướng. Nước Tần trở nên thịnh vượng nhờ Bách Lí Hề. Người dân nước Tần gọi Bách Lí Hề là Ngũ cổ đại phu (cổ: bộ da dê đậm màu, nhồi bông).
Đỗ Thị kết hôn với Bách Lí Hề từ thuở thơ ấu, hàn vi. Lúc gần sanh đứa con trai duy nhất (tên là Mạnh Minh), thấy chồng cam tâm sống nghèo hèn bên cạnh vợ, nàng hết lòng khuyên chàng nên thoát ly gia đình để mưu cầu danh vọng. Hôm chồng ra đi, nàng mổ con gà mái đang ấp trứng trong ổ và nấu nồi cơm nếp gạo lức (kể như nửa gia tài của mình) để tiễn chân. Nàng kiên cường sống đời nghèo khổ. Sau cùng lưu lạc sang nước Tần. Mạnh Minh (lúc này đã ngoài 40 tuổi) vẫn quen thói lêu lổng, suốt ngày theo chúng bạn săn bắn làm kế sinh nhai.
Đôi lần nàng thấy Bách Lí Hề ngồi xe chạy qua mà không dám nhận. Hỏi ra thì biết vua Tần dùng 5 bộ da dê mua ông từ nước Sở về và tôn làm tể tướng. Nàng bèn cậy cục xin làm người giặt thuê trong dinh.
 Một hôm, nhân lúc Bách Lí Hề ngồi nhà trên nghe phường nhạc tấu ở dưới thềm, nàng lân la tới xin hát tặng tể tướng một bài. Được cho phép, nàng ôm đàn mà ca rằng:
Bách Lí Hề! 5 bộ da dê! Nhớ ngày nào, tiễn biệt chàng, mổ con gà mái ấp, thổi nồi cơm gạo nâu. Chứ thương thì thương….nay giầu sang, quên ta chăng?
Bách Lí Hề! 5 bộ da dê! Cha ăn thịt cá, con đói khát hoài. Chứ thương thì thương…nay giầu sang, quên ta chăng?
Bách Lí Hề! 5 bộ  da dê!  Chồng mặc gấm vóc, vợ đi giặt thuê. Chứ thương thì thương….nay giầu sang, quên ta chăng?
Bách Lí Hề! 5 bộ da dê! Nhớ ngày xưa, tiễn chàng ra đi, thiếp tôi nước mắt chứa chan. Tới bây gìơ, thấy chàng ngồi đó, thiếp tôi ruột đứt từng cơn. Chứ  thương thì thương… nay giầu sang, quên ta chăng?
Bách Lí Hề qúa đỗi ngạc nhiên và xúc động. Gọi lại gần. Hỏi rõ tên. Nhìn tận mặt. Nhận ra vợ mình. Bèn ôm nhau mà khóc.
Tần Mục công biết chuyện, tặng vàng lụa cho Đỗ Thị và phong Mạnh Minh làm quan đại phu, coi việc binh bị, dưới quyền tể tướng Bách Lí Hề.
Vợ chồng, cha con, từ đó đề huề vinh hiển.
SUY DIỄN
Đọc bài ca bất hủ của Đỗ Thị, Cò nghĩ rằng tuy mình kém xa Bách Lý Hề về nhiều phương diện nhưng lại hơn Y một điều: cam lòng rửa đít cho bà Alzheimer (trái ngược với Bách Lý Hề không cam lòng theo hầu công nương nước Tấn sang làm dâu nước Tần). Cò bèn  cảm hứng đặt lời hai cho đời mình. Bài rằng:
Cô Cò cái! Mụ Alzheimer! Nhớ ngày nào, Ta cưới nhau lúc tuổi tròn trăng. Chung sống keo sơn.  3 cuộc chiến tranh. 2 lần di tản. Chứ thương thỉ thương…..nay thanh bình, còn nhận ra ta chăng?
Cô Cò cái! Mụ Alzheimer! Nhớ ngày nào, em chân lấm tay bùn, anh học trò thời loạn. Túng thiếu không sờn. Gian nguy không nản. Chứ thương thì thương….nay về hưu, còn nhận ra ta chăng?
Cô Cò cái! Mụ Alzheimer! Nhớ ngày nào, em mù chữ, anh giảng bài. Em miệt mài, anh nhồi nhét. Chứ thương thì thương….nay chữ trả lại thày, còn nhận ra ta chăng?
Cô Cò cái! Mụ Alzheimer! Tới hôm nay, em 80 tuổi rưỡi, anh sắp 81 rồi. Em phóng uế trên giường, anh vui lòng tắm rửa. Chứ thương thì thương….nay hôn mê, còn nhận ra ta chăng?
Cô Cò cái! Mụ Alzheimer! Nhớ ngày nào, anh nhủ em đừng sợ chết, em rằng muốn chết trên tay anh. Chứ thương thì thương…. mai kia chết trên tay ta, còn nhận ra ta chăng?*
Chú giải
*Một hôm, vào năm 2007, em có vẻ sợ chết. Anh khuyên em đừng sợ vì thánh thần cũng phải chết. Em cãi rằng em không sợ chết mà chỉ sợ không được chết trên tay anh…. Rồi mai đây em sẽ được chết trên tay anh nhưng chắc chắn em sẽ không nhận ra điều đó. Hơn một lần trong mỗi ngày, em vẫn than rằng anh phụ bạc, nỡ bỏ em mà đi biệt tăm (anh ở bên em từng giờ nhưng em cứ tưởng là người hàng xóm). Ngày xưa, em muốn chết trên tay anh giống như một tín đồ muốn chết trên tay giáo chủ. Bây giờ, anh giữ vững lời thề như giữ gìn tính mạng của mình. Nhưng nhiều năm qua, ngày nay và mãi mãi em sẽ không biết rằng em được chết trên tay anh! Cái “không biết” ấy là điều ân hận nhất trong đời ta đó! Cò cái ơi!
Đoản văn này viết hồi tháng giêng năm 2014, một năm trước khi bà Cò nhập diệt ngày 30-1-2015
Con Cò

Bách Lý Hề

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bách Lý Hề hay Bá Lý Hề (tiếng Trung: 百里奚; bính âm: Bǎilǐ Xī, ?-?), còn được gọi là Ngũ Cổ đại phu (五羖大夫)[1] là một chính trị gia nổi tiếng, tướng quốc (tể tướng) của nước Tần thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc.

Mục lục


Lưu vong các nước

Không rõ năm sinh và năm mất của Bách Lý Hề. Một số tài liệu cổ cho rằng gia tộc Bách Lý của ông xuất phát từ vùng Đông bắc di cư về Uyển ấp của nước Sở[2]. Một số tài liệu khác chép ông là người nước Ngu [3].
Bách Lý Hề đã được sinh ra trong thời kỳ Xuân Thu, thời kỳ có sự hỗn loạn nội bộ lớn ở Trung Quốc. Mặc dù tài năng, ông xuất thân từ một gia đình rất nghèo và không thể thi thố tiềm năng của mình cho đến thời gian ông ở độ tuổi 30. Sau nhiều lời động viên từ người vợ của mình, ông rời nhà để tìm kiếm cơ hội thuận lợi hơn và hy vọng thúc đẩy tham vọng sự nghiệp của mình.
Theo sử ký Tư Mã Thiên, quyển 5, Tần bản kỉ, Bách Lý Hề có lúc ở nước Tề muốn theo Công Tôn Vô Tri nước Tề[4]. Lúc đó, chính quyền nước Tề tham nhũng và ông không có tiền để hối lộ các quan chức. Chẳng bao lâu, ông đã sử dụng hết tất cả tiền bạc của mình và buộc phải ăn xin trên đường phố. Ông quen người bạn mới là Kiển Thúc (蹇叔), Bách Lý Hề nghe theo lời can ngăn của Kiển Thúc và thoát nạn (do sau này Vô Tri lại bị người nước Tề giết). Sau đó ông sang nhà Chu, định theo giúp Vương Tử Đồi, cũng bị Kiển Thúc can ngăn[1], Bách Lý Hề cũng nghe theo. Quả nhiên sau này Tử Đồi làm loạn và bị giết, Bách Lý Hề do không theo Tử Đồi nên thoát nạn.
Sau đó Bách Lý Hề sang nước Ngu làm đại phu nước Ngu. Kiển Thúc lại can gián nhưng lần này ông không đồng ý. Sau đó, năm 655 TCN, Tấn Hiến công đem quân diệt nước Ngu[5][6]. Bách Lý Hề bị quân nước Tấn bắt đem về. Tấn Hiến công sai ông làm người hầu con gái mình là Mục Doanh.

Về Tần làm thượng khanh

Cùng năm 655 TCN, Tần Mục công sang nước Tấn, hỏi cưới Mục Doanh làm phu nhân[1]. Bách Lý Hề cũng theo Mục Doanh về nước Tần.
Giữa đường, Bách Lý Hề bỏ trốn sang đất Uyển, bị dân biên giới nước Sở bắt được và giam giữ. Tần Mục công nghe Bách Lý Hề là người hiền tài, bèn sai người sang chuộc về nước, nhưng sợ người nước Sở biết ông là người giỏi mà không cho chuộc, nên chỉ dùng năm tấm da dê để chuộc.[1] Người nước Sở bằng lòng cho chuộc. Bách Lý Hề được về nước Tần. Năm đó ông đã hơn 70 tuổi[1].
Tần Mục công đích thân ra đón Bách Lý Hề, lập tức phóng thích ông, và cùng bàn quốc sự suốt ba ngày. Sau đó, vua Tần phong ông làm Thượng khanh, cai quản quốc chính, gọi là Ngũ Cổ đại phu (Ngũ Cổ tức là năm tấm da dê). Bách Lý Hề lại tiến cử Kiển Thúc với Tần Mục công, tự nhận mình không sánh được với Kiển Thúc. Tần Mục công bèn đi nghênh tiếp Kiển Thúc về Tần, phong làm Thượng đại phu.
Tấn Hiến công ép chết thế tử Thân Sinh và đuổi hai người con khác là Trùng NhĩDi Ngô ra nước ngoài, lập con nhỏ là Hề Tề làm thế tử. Năm 651 TCN, Tấn Hiến công qua đời, nước Tấn lại sinh loạn, Hề Tề bị giết chết. Di Ngô ở nước Lương cầu xin Tần Mục công giúp mình, hứa sau khi lên ngôi sẽ dâng năm thành Hà Tây cho Tần. Tần Mục công bèn sai Bách Lý Hề đưa Di Ngô về Tấn, lập làm vua tức Tấn Huệ công.
Tuy nhiên sau khi Tấn Huệ công lên ngôi lại không chịu dâng nộp Hà Tây. Đến năm 647 TCN, nước Tấn bị mất mùa, phải sai sứ sang Tần xin bán thóc. Bách Lý Hề lại khuyên Tần Mục công giúp thóc vì vua Tần chỉ ghét vua Tấn, nhưng dân nước Tấn không có lỗi. Tần Mục công nghe theo, chuyển thóc từ đất Ung (kinh đô nước Tần) đến Giáng đô[7] bán cho nước Tấn.[1]
Năm 628 TCN, Tấn Văn công qua đời[8]. Tần Mục công nhân vua Tấn mới mất bèn định đánh nước Trịnh là thuộc quốc của Tấn, vì có người muốn bán nước bèn sang nói với Tần Mục công nên tập kích nước TrịnhTrịnh đang sơ hở phòng bị[1]. Tần Mục công hỏi ý Bách Lý Hề và Kiển Thúc nhưng hai ông khuyên không nên. Nhưng vua Tần không nghe lời, sai Mạnh Minh (con Bách Lý Hề), Tây Khất Thuật (con Kiển Thúc) và Bạch Ất Bính đi đánh nước Trịnh[1][9]. Bách Lý Hề và Kiển Thúc ứa nước mắt khóc. Tần Mục công nổi giận, hỏi nguyên do. Bách Lý Hề và Kiển Thúc nói rằng do mình không còn gặp được con nữa nên khóc. Bách Lý Hề lại bảo con rằng lần này đi đánh TrịnhTấn sẽ thất bại. Quả nhiên, sau đó ba tướng bị quân nước Tấn bắt, tuy nhiên lại được tha về[10].
Bách Lý Hề cùng với Kiển Thúc, bộ đôi này đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp Tần Mục công đưa nước Tần từ vị trí một chư hầu xa xôi hẻo lánh ở phía Tây bắc Trung Quốc vươn lên địa vị bá chủ thời Xuân Thu, trở thành một trong Ngũ bá. Sống khiêm nhường, tận tụy, khoan dung với dân, ông được người đời sau ca tụng.
Sau không rõ Bách Lý Hề mất năm nào và thọ bao nhiêu tuổi. Sử sách xác nhận ông hoạt động từ thời Tề Vô Tri năm 686 TCN đến khoảng năm 628 TCN thời Tần Mục công, tất cả gần 60 năm.

Đánh giá

Sử ký Tư Mã Thiên có chép lại những lời bình luận của đời sau về Bách Lý Hề như sau:
  • Tần là nước nhỏ, nhưng có chí lớn. Tuy nó ở nơi hẻo lánh nhưng chính trị của nó đúng đắn. Tần Mục công cùng Bách Lý Hề bàn chính sự suốt ba ngày, rồi trao quyền chính cho ông ta. Nếu làm như thế thì nghiệp bá vẫn còn nhỏ đấy.[11] (lời nhận xét của Khổng Tử)
  • "Ngũ Cổ đại phu quê ở đất Kinh, nghe tin Tần Mục công là vua hiền, muốn yết kiến nhưng đi không có tiền, phải bán mình cho người khách ở Tần, mặc áo cộc chăn dê. Được một năm, Tần Mục công biết đến, cất nhắc từ dưới miệng trâu mà đặt trên đầu trăm họ, nước Tần không ai dám oán trách. Làm tể tướng sáu bảy năm, phía đông đánh Trịnh, ba lần lập vua nước Tấn, một lần cứu họa nước Sở, thi hành giáo hóa ở trong bờ cõi, làm cho người đất Ba đến nộp đồ cống, đức ban ra các chư hầu và các rợ Nhung đều theo phục. Do Dư nghe vậy, đến cửa thuyết xin yết kiến. Ngũ Cổ đại phu làm tướng nước Tần, lúc mệt không ngồi xe, lúc nắng không che lọng, đi ở trong nước không có xe tùy tùng, không có người mang giáo mác hộ vệ, công lao ghi vào sử sách, đức hạnh lưu lại đời sau. Khi Ngũ Cổ đại phu chết, trai gái nước Tần chảy nước mắt, trẻ con không ca hát, người giã gạo không hò, đức của Ngũ Cổ đại phu là như thế."[12] (lời nhận xét của Triệu Lương, khi so sánh ông với Thương Ưởng).

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ a ă â b c d đ e Sử ký, quyển 5 Tần bản kỷ
  2. ^ Nay thuộc thành phố Nam Dương, Hà Nam, Trung Quốc
  3. ^ nay thuộc Bình Lục, Sơn Tây, Trung Quốc
  4. ^ Vô Tri là cháu của Tề Trang công, sau giết Tề Tương công cướp ngôi
  5. ^ Sử ký, Tấn thế gia
  6. ^ Tả Khâu Minh. “Xuân Thu Tả thị truyện, Hi công năm thứ 5”. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2013. (Tả truyện)
  7. ^ Giáng là kinh đô nước Tấn lúc đó, nay nằm ở phía đông nam Dực Thành, Sơn Tây
  8. ^ Trước đó năm 636 TCN, Tần Mục công đã giúp Trùng Nhĩ về nước lên ngôi, tức Tấn Văn công
  9. ^ Tả Khâu Minh. “Xuân Thu Tả thị truyện, Hi công năm 32”. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2013.
  10. ^ Tả Khâu Minh. “Xuân Thu Tả thị truyện, Hi công năm 33”. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2013.
  11. ^ Sử ký, Khổng Tử thế gia
  12. ^ Sử ký, Thương Quân liệt truyện

Những sáng tác văn chương, văn nghệ groupe Hương Xuân 2016

Với sự đóng góp thật dồi dào bài vỡ, thơ, ảnh, nhạc cho groupe Hương Xuân 2016. tôi phải chia bài ra thành nhiều lần để post cho hết những đưá con tinh thần của quý anh chị.

Kính chúc quý anh chị một mùa Giáng Sinh thật nhiều hạnh phúc và vạn an.

Caroline Thanh Hương



Caroline Thanh Hương viết Giáng Sinh Năm 2016 Buồn Hay Vui?


 photo nhung-loi-chuc-giang-sinh-bua-doc-nhat-hai-huoc-2015-2016-1-1024x697.jpg


photo kriskitties1.jpg

hinh anh chuc mung giang sinh va nam moi 680 12

Trong niềm hân hoan mừng Chúa Giáng Sinh &
 Năm mới 2017. Kính thân chúc:
- Qúy Moder. các Diễn đàn - Qúy vi hữu - Qúy Văn sĩ- Thi sĩ -   & Ca-Nhạc sĩ - Qúy Anh/Chị thân hữu xa gần.
 Một mùa Giáng Sinh tràn đầy Ơn Phúc Một năm mới 2017 sức khỏe luôn được dồi dào và thân tâm an lạc.
Nhân dịp,xin mời qúy vị cùng thưởng thức nhạc:
HAI MÙA NOEL- Đài Phương Trang-Nguyễn Hồng Ân
 & Phạm Qùynh Anh trình bày.
Thân qúy mến
Nguyễn Duy Quang
Cám ơn youtube của anh Duy Quang.
Caroline Thanh Hương
 photo images-belle-noel-2016.jpg
Kính chúc các bậc trưởng bối cùng gia đình, chị Thanh Hương cùng gia đình, quý bạn hữu xa gần cùng gia đình trên diễn đàn Hương Xuân, Cát Bụi một mùa Giáng Sinh đầm ấm, vui vẻ và một năm mới an bình, hạnh phúc. 


 photo 2.png




Lời nguyện đêm Thánh lễ

Chúc bạn hữu gần xa
Mùa Giáng Sinh vui vẻ
Ngày cuối năm tươi trẻ
và hạnh phúc chan hòa.

Thánh đường vang lời ca
Của yêu thương lồng lộng
Bên nhau cười vui sống
với tâm tình thiết tha.

Đêm nay Chúa xuống trần
Nơi mắt em long lanh
Lời kinh nguyện yên lành
Đến kẽ lạ người thân.

hưhao
Cám ơn những đóng góp thơ của anh cho groupe Hương Xuân 2016.
Kính chúc anh một mùa Giáng Sinh thật vui, mạnh.
Caroline Thanh Hương
  photo 2016Xmas4.jpg

Kính chúc Quý vị cùng gia quyến một Giáng Sinh vui vẻ, hạnh phúc và Năm Mới khỏe mạnh, may mắn...

Phước Nhan
  photo chimcmnm_zps177b65a4.gif
 GĐMĐVN/HTĐ&PC Chúc Mừng Giáng Sinh 2016
http://nhayduwdc.org/dt/cg/gs/i/2016/T242_logo_chucmungGS2016_606x762.png
 photo unnamed.png 

KÍNH CHÚC QUÝ VỊ MỪNG LỄ GIÁNG SINH THẬT VUI VẺ TRONG AN BÌNH 

Happy  Christmas
 photo 3.gif
 Cám ơn anh Vanam
Caroline Thanh Hương


 photo image-noel-2016.jpg


Sinh-NhẬt Em, Mùa Noel

 
Trời se lạnh và bầu trời trở xám   
Thoáng mưa phùn như mưa của Huế xưa 
Trong không khí có chút gì gợi nhớ   
Năm gần tàn, hay xuân sắp về qua            
 
Mùa Noel đã bao lần rồi nhỉ          
Nếu em còn mình chắc sẽ ăn mừng 
Sinh nhật em chị sẽ làm chiếc bánh               
Rất ngọt ngào với tất cả tình thương    
 
Chị sẽ làm nhân bằng vòng tay thân ái    
Sẽ trộn thêm ngàn lời nói ngọt ngào
Sẽ vẽ lên mặt bao lời chúc tụng
Sẽ cười vang lên, hạnh phúc biết bao         
 
Chị sẽ không cần cân đo rắc rối        
Bánh yêu thương có ai chỉ được đâu        
Chị sẽ viền quanh bằng sợi dây kỷ niệm               
Gói ghém theo hạt thương nhớ muôn mầu
 
Chị sẽ thắp nến, bao nhiêu cây em nhỉ ?
Ðếm làm chi năm tháng vốn vô cùng          
Chị chỉ mong nến lung linh soi sáng          
Ðường em đi trong cõi mông lung
 
Sinh nhật em chị làm bài thơ nhỏ                   
Ðốt cho em vào lúc Chúa ra đời                      
Nơi nào đó em sẽ cao giọng đọc 
Và sẽ nhâm nhi chiếc bánh chị mời         
 
Chị sẽ ngăn không cho dòng lệ chảy            
Ðể bên kia không lưu luyến bên này          
Nhưng mà em, sao bỗng dưng má ướt  
Hình như mưa nhỏ xuống chị không hay.
 
                  ĐẶNG LỆ KHÁNH 

Your Birthday, Christmastide

                
The sky has turned grey and the weather cold,
It mildly drizzles like the kind of rain in Hue of old.
There is something to cause longings in the air:
The year is going to end or the spring to begin fair.
 
How many times since the last Christmas fête?
Were you still alive, we would surely celebrate.
For your birthday I would, with special complexion,
Make a cake quite sweet with all my affection.
 
I would mix the stuffing with my warm feeling,
Dress it with thousand mellifluous words appealing,
Adorn the surface with letters of congratulatory glee
And laugh resoundingly how happy should we be!
 
It is needless to weigh or measure in order to bake,
Whoever can instruct how to create a love cake?
I would add an edge line as a thread of souvenir
To encompass the multicolored seeds for my dear.
 
I would light the candles how many pieces, well?
But what’s counting for, since time is in the sequel!
I only wish that the candles would spark to lighten
Your way in the misty world, salvation to heighten.
 
On your birthday I would write a small poem
And burn it for you on God’s descent as a proem
So that at such a distant place you read it loudly
Gnawing at the cake I prepared for you so proudly.
 
I would try to prevent my hot tears from falling
So you’re not too attached to the earth on recalling,
But, my cheeks suddenly got wet from nowhere:
It seems the rain is dripping, I am not even aware.
 
              Translation by THANH-THANH  
Biến-Loạn Miền Trung                    
NHUAN XUAN LE