Translate

Libellés

vendredi 5 août 2016

- Tốt đỏ mà đè tốt đen Kết nhất bội nhị là em phải đền. - Ứ ừ người ta đang đen, Không thèm chơi nữa, giả tiền tôi đây. - Ơ ơ, bêu chửa cô này Bị đè còn khóc giơ tay đòi tiền

Cám ơn anh Phạm Anh Dũng đã giới thiệu bài viết của Thuỵ Khê về một thi sĩ không thích cho người khác biết đến mình.

Cám ơn cô Thuỵ Khê đã cho đọc những bài viết rất lôi cuốn người yêu văn chương.

Và cám ơn quý anh chị đã yêu thích bài được lưu lại tại Blog này.

Caroline Thanh Hương photo 250px-Tam_Cuacutec1.jpg
 photo le-dinh-dieu.jpg

 Y Dịch Lê Đình Điểu

Thụy Khuê

Y Dịch Lê Đình Điểu
Một đời cất giấu hồn thơ




   
Mỗi Tết là một chuyển biến, là một lần đi. Mỗi người thân văn nghệ của tôi ra đi một cách khác nhau. Họ cũng không chết một cách "thông thường" như những người khác. Dường như với "người thường" một lần đi là vĩnh viễn, một đi không trở lại. Người văn nghệ đi nhưng vẫn còn một cái gì đó -ngoài thể xác- ở lại. Mỗi lần đọc bài thơ cũ xem bức tranh xưa là lại có "đối thoại", như thể người đi, kẻ ở chưa hề đoạn trở âm dương.
 Cuộc tạ từ họa sĩ Lê Thị Lựu thật đơn giản, tôi đến chào bà ở bệnh viện Antibes, vùng bờ biếc Côte d'Azur để mai lên đường về Paris, mừng bà bệnh tim đã đỡ, ngày mai sẽ ra viện. Không nghi ngờ gì đến chuyến đi sắp tới trong vài giờ nữa của bà, không mảy may nghĩ đến ngày mai không lại, chúng tôi đã tiêu dùng những giờ khắc cuối một cách rộng rãi, gần như xa xỉ. Bà cười, nụ cười đẹp như ảnh chụp thời xưa: nụ cười giai nhân mười tám trên đôi môi tám mươi. Bà vẫn kể những tâm sự dí dỏm như muốn múc cạn quá khứ của mình. Miền Lê Thị Lựu đã qua là mảnh đất trồng rất nhiều nghệ sĩ, bấy giờ đã thưa thớt, đã tan hàng nhiều lắm.
Bà nhắc tên những Thẩm Oánh, Tường Tam, Tường Lân trong màu sắc Mai Thứ, Lê Phổ, thành một hợp âm thủy tinh. Tiếng bà nổ ran trong đám học trò tinh nghịch Mai Thảo, Thúc Linh như một tổ khúc. Thế giới xưa trở về trong giao hưởng âm thanh, mầu sắc, tạo nên những bức ấn tượng đặc biệt, nửa mơ nửa thực, nửa hội họa nửa thi ca.
Tôi vẫn trách sao bà không viết hồi ký. Bởi cách tạo hình bằng âm thanh -ngoài bút vẽ- của bà có ma lực xoáy vào lòng người. Nhờ một cơ duyên may mắn, tôi là kẻ duy nhất được tham dự. Nói "duy nhất" bởi không ai lắng nghe chuyện bà như tôi. Không ai vừa nghe vừa thưởng thức cái đẹp trong âm thanh và màu sắc phát ra từ giọng nói ấy, tiếng cười ấy. Ông Tân, chồng bà, cũng hay kể những chuyện ly kỳ thời trẻ của hai người, thời 30-40, đối với tôi như một thế giới khác, một giấc mộng. Nhưng lạ là khi ông đi, kỷ niệm cũng trôi theo, không còn gì đọng lại. Bởi ông không phải là nghệ sĩ, ông không tạo được hoạt cảnh Ðồ Sơn với những nét chấm phá đậm nhạt, những đổi thay mầu sắc. Còn Ðồ Sơn, Sầm Sơn của bà, đã là một Ðồ Sơn, Sầm Sơn Lê Thị Lựu, như Ðoan Hùng Thế Lữ, như Long Giáng Khái Hưng. Nhưng vùng đất Thế Lữ, Khái Hưng đã nhiều người thăm viếng. Riêng mảnh trời Lê Thị Lựu đơn lạc của tôi, chưa mấy ai tạt vào.
*
Hội họa, đơn lạccái chết, Y Dịch Lê Đình Điểu, dường như cũng có đôi chút duyên nợ. Cả đời làm thơ. Cả đời giấu thơ mình. Nhiều người biết nhà báo Lê Đình Điểu, nhưng có mấy ai biết Y Dịch nhà thơ. Bà cụ anh kể: Hồi nhỏ Ðiểu giấu thơ trên nóc nhà.
 Điểu chối tội thơ. Như thể làm thơ là một tội. Nếu biết tôi đang viết những dòng này, ở đâu đó trên kia chắc anh ngượng lắm. Kệ. Cứ viết. Tôi còn nhớ, cách đây mấy chục năm, trong một bữa cơm văn bút tại Washington D.C. Tôi lúc ấy lính mới tò te vào làng văn, từ Paris sang. Lê Ðình Ðiểu đã là nhà báo thời danh, từ Cali lại. Gặp nhau lần đầu, anh tự nhiên như đã quen từ lâu lắm. Cười cười, tôi đọc:
 Ðời tổng hợp bởi muôn nghìn mặt phẳng
Mà tình ta là quỹ tích không gian.
Kiếp nhân sinh những hàm số tuần hoàn
Quanh quẩn chỉ trong một vòng lượng giác.
Anh không muốn cuộc đời toàn sin cos
Sống khép tròn công thức cộng nhân cung
Cạnh góc đời ôi phức tạp vô cùng
Mà hạnh phúc chính là đường biểu diễn
Sống yên bình chờ dòng đời tịnh tiến
Ðâu phải là nghiệm số của lòng trai
Anh muốn lên tận cực của thiên tài
Ðể đo lấy bán kính trần gian vũ trụ... (Tình Toán Học)
 Còn mấy câu sau cùng, tôi quên rồi, ông nhớ không? Tôi hỏi. Anh bối rối. Mặt đỏ bừng, một dòng sáng long lanh chảy trong mắt. Không lắc. Không gật. Tôi bực, hơi gắt: "Thơ mình mà cũng quên?". Bấy giờ anh mới lừng khừng: "Thế à? Chịu." Không phủ nhận. Không xác nhận. Tôi đâm ngờ vực ký ức: Hay mình nhớ nhầm? Hay không phải thơ hắn? Có đâu mà lầm. Rõ ràng "tác phẩm bất hủ" của Lê Đình Điểu hồi đó mà những đứa học ban B đều thuộc lòng: Mỗi câu có ít nhất một từ toán, đặt đúng chỗ, đúng nghiã, rất đắc địa. Bài thơ đăng trên báo xuân Chu Văn An, tờ báo bán chạy nhất trong các tờ xuân học trò. "Kiệt tác" của Lê Đình Điểu được nhiều đứa chép lại trong sổ tay như kinh thi, như sở từ. Và "kiệt tác" đã theo du học đi xa. Từ hơn 30 năm nay, mình vẫn nhớ thơ hắn. Phải là thơ hắn, "ngôi sao văn đàn" thời đó. Nay gặp đích mặt, phải hỏi hắn mấy câu cuối, để chép vào ký ức dở dang. Gặp. Hắn chối. Như chưa bao giờ làm thơ. Như một kỷ niệm chưa bao giờ hiện hữu. Như một Sàigòn văn nghệ học sinh toán loạn "đầy sức sống" những năm 60 chưa bao giờ có thực. Như những tập báo xuân Chu Văn An chưa bao giờ được in ra...
 Mà làm sao xóa được. Cả đám học trò con gái thời đó đều "nhất trí" rằng bọn "Chu Văn Ôn" tuy có ăn phải cái bả Trứ-Quát "thông minh nhất nam tử, yếu vi thiên hạ kỳ", có trót làm những câu thơ huênh hoang nhảm nhí "viết ngang trời ba chữ Chu Văn An", bọn đó nhiều tội lắm, nhưng chúng cũng có chút tài mọn, ít ra là tài làm báo Xuân, hay hơn bọn con gái. Cứ đến những ngày gần Tết là chúng lại hì hục đem báo Xuân vào trường con gái bán. Không chỉ bán báo mà lợi dụng tình thế làm quen, dăm ba tên lăm le chờ chực cổng trường để hộ tống (xe đạp) giai nhân xa giá. Ở chỗ đó, Thầy Nguyên Sa của chúng đã đi guốc vào bụng học trò: Nàng đến gần tôi chỉ muốn quay đi, cả những giờ bên lớp học trường thi, tà áo khuất thì thầm chưa phải lúc...
Thời đi học trôi nhanh, chúng tôi mỗi người một ngả, không còn dịp gặp lại tuổi học trò. Ngoài Tình toán học, Điểu có nhiều bài thơ ký tên Y Dịch, thỉnh thoảng đăng đâu đó.
Trong tập Lưu bút ngày xanh, tôi chép hai bài thơ Y Dịch, nhưng không đề tên. Thơ trong Lưu bút ngày xanh có lệ không ghi tên tác giả. Nghiã là dù anh là Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, hay Huy Cận gì, đối với chúng tôi cũng như nhau tuốt. Câu thơ nào chúng tôi thích thì chúng tôi chép, không cần biết tên tác giả. Và đã được chép vào Lưu bút ngày xanh là hân hạnh lắm vì chúng tôi sẽ nhớ suốt đời.
Lưu bút ngày xanh rồi cũng phôi pha, thất tán, trong ly hương, mấy ai còn giữ, nhưng phần lưu tâm khó tuyệt bản trong lòng.
Hôm chị Ðiểu gửi tặng tập thơ Y Dịch, tôi tình cờ tìm thấy trong Chiều Mimosa, những câu thơ đã được mình "tuyển" vào lưu bút:
Ta ngồi đây nhìn chiều hồng nhẹ chết
Áo hoàng hôn trùm kín không gian sầu
Ôi mắt em bụi đêm mờ lấp cả
Phút giây sau tìm chẳng thấy chiều đâu (Chiều)
 Bài Mimosa dài hơn, có đoạn tôi đã chép lên trang đầu làm lời "tựa" cho tập lưu bút.
Người đã yêu ai? mười lăm hay mười sáu
Muốn ngỏ lời bằng lưu bút ngày xanh
Bằng trang thư màu tím giấy mong manh
Nhưng vẫn ngại, vẫn run, hay vẫn thẹn?
Ôi, đắm say tuổi yêu đương hò hẹn
Xin mách người hãy thổ lộ bằng hoa.
Xin mách người một đóa Mimosa
"Tình thứ nhất và từ lâu câm nín" (Mimosa)
Mimosa Y Dịch là đóa mimosa đầu tiên của tuổi trẻ. Sau này trên đường đời tôi còn gặp nhiều mimosa khác, sâu sắc và đớn đau hơn, nhưng đóa hoa đầu được "tuyển" vẫn đẹp như một di tích cảm xúc nguyên khai, như một lựa chọn lâu dài cho thời còn lại.
Thơ học trò của Y Dịch đậm dấu Nguyên Sa. Những bài Mimosa, Giãi Bày, Chiều Tưởng Nhớ, Khi Em Chết, ... mang dư âm Cần Thiết, Tuổi Mười Ba... bởi tuổi học trò cần những bài thơ như thế, nhiều bài như thế, của một tác giả học trò:
 Cho dáng em đi tha thướt trong chiều thu
 Cho môi em buồn cho mắt em thơ
Ðể anh xuyến xao suốt ngày bỏ bê sách vở (Giãi Bày)
Chùm hoa học trò của Ðiểu không phải là không có những câu thật hay, thật sâu, thoát khỏi ảnh hưởng của thầy để trở thành thơ Y Dịch trọn vẹn: "Dăm bông nở muộn lạnh lưng nhà", đẹp như một vọng ảnh xót xa, một bức tranh buốt giá.
Rồi những khổ đau đã thấm dần vào thơ. Y Dịch bỏ không gian mười tám, để trầm mình dưới những đợt sóng ngầm trong huyết quản, lạc loài và ngơ ngác:
 Tỉnh ra trên một chuyến tầu
 Giật mình vội hỏi đi đâu bây giờ?  (Hiện Kiếp)
  Hiện Kiếp viết từ hồi trẻ mà đã từng trải, đã có những trăn trở bao trùm cả một kiếp người:
 Mưa nghiêng mặt lộ đèn buồn
 Hàng cây tức tưởi linh hồn nước dâng
 Trán nhăn hiện kiếp một vầng
 Ðường không dưng chắn mấy tầng building.
 Ðiệu buồn bốc tự tay xanh
 Hay từ vô thức một mình đi hoang?
 Mưa nghiêng mặt lộ đèn vàng
 Những luồng bên ấy thổi sang bên này
 Ði về đâu nốt đêm nay
 Ði về đâu nốt kiếp này người ơi? (Hiện Kiếp)
Năm 60 cũng là năm Điểu viết nhiều thơ nhất. Có lẽ vì báo xuân Chu Văn An bán chạy, anh được nhiều nàng ngưỡng mộ, lên tinh thần. Có lẽ vì lúc đó anh đang yêu. Có lẽ vì... hàng trăm lẽ nhưng chỉ biết sau này vào đời, anh ít làm thơ, hầu như không làm thơ nữa, trừ một vài bài tặng vợ, chung tình và tha thiết:
 Nợ em một sáng mù sương
 Một trưa lộng gió, một đường lá bay
 Nợ em hơi ấm bàn tay
 Nợ em tóc xõa phủ đầy vai đêm. (Nợ Em)
 Bài Mê Cuồng Ca chắc chắn anh đã chịu ảnh hưởng của Ðinh Hùng. Nhưng từ Mê Hồn Ca Đinh Hùng, Y Dịch đã tạo được những mê cuồng đớn đau, hoang lạc rất lạ trong âm thanh và cảnh sắc:
 Nghe rùng mình nghiến xiết điệu ca xanh
 Ứ đọng thời gian gió dựng mây thành
 Nghe nhón bước mà bỗng dưng vắng ngắt
 Lá không trở mình hoa vàng nín bặt
 Áo liêu trai nửa vạt xõa sương lu
 Nghìn lối đi bạc trắng những sa mù
 Trong ớn lạnh trở mình quên tất cả. (Mê Cuồng Ca)
 Ở bài Tóc, vẫn thấy ảnh hưởng Đinh Hùng, nhưng những ngọn triều dâng trong thể xác đã trở thành một thứ ma quái khác:
 Và sẽ nuốt mây đêm đồi núi cũ
 Nghe tê mê rờn rợn suốt làn da...
 Trong khi đêm hờ hững phủ da ngà
 Hồn ngất lịm, gục đầu trên mái tóc. (Tóc)
 Giang hồ, cõi chết, mộ sâu... là những nét chính trong thơ Lê Đình Điểu. Y Dịch là Tay Ði, Tên Ði, Kẻ Ði. Người con trai mười lăm, mười tám ấy, lấy tên Y Dịch, vì ôm mộng giang hồ như Nguyễn Tuân. Không biết trong thực tế, Ðiểu có đi nhiều, nhưng thơ anh chìm đắm trong một chữ đi. Thế giới viễn du trong tưởng tượng của cậu trai hai mươi ấy, là hành trình vào gian nan tìm mất mát:
 Tầu nhổ neo rồi đưa người đi
 Cây bờ sông xõa tóc quay về
 Người đi nao nức khung trời lạ
 Bỏ lại đằng sau một-cái-gì? (Khởi Hành)
 Bên cạnh nỗi "đi" là nỗi "buồn" và nỗi "chết". Tất cả giao nhau trong những ngõ hẻm thị thành, đen sâu, ngậm ngùi, chói buốt:
 Bước chân chập chững đường lầy
 Áo bay nửa vạt gót giầy bâng khuâng.
 Ðiệu liêu trai rỏ thì thầm
 Xòe que diêm lại tối tăm hơn nhiều. (Buồn Kinh Ðô)
 Sắc sầu trong thơ Y Dịch chỉ là những biến sắc, lạc sắc của cuộc đời. Và hiện sinh chỉ là con đường đi về mộ tối:
 Nằm sâu nghe điệu tạ từ
 Tiếng côn trùng cũng là hư không rồi
 Lửa xanh còn chút này thôi
 Thắp hồn thơ sáng lướt ngôi mộ tàn
 Có gì đâu chuyện thế gian
 Tỉnh trăm năm vẫn trắng bàn tay mơ. (Hiện Sinh)
 Thơ Y Dịch đi từ hồn nhiên trong sáng đến bi quan, u tối, đêm, mộ, như một tất yếu. Sau khi anh mất, tôi mới biết bài Tốt Ðỏ, Tốt Ðen là của Y Dịch. Bài này đám học trò Chu Văn An cũ chuyền tay nhau, thu băng với giọng ngâm truyền cảm của một anh học trò đã thành thượng tọa. Bài này là một truyện thơ, thơ học trò, tự nhiên, vào đề là lời đối thoại của hai đứa trẻ:
 - Tốt đỏ mà đè tốt đen
 Kết nhất bội nhị là em phải đền.
 - Ứ ừ người ta đang đen,
 Không thèm chơi nữa, giả tiền tôi đây.
 - Ơ ơ, bêu chửa cô này
 Bị đè còn khóc giơ tay đòi tiền
Hoạt cảnh đánh tam cúc trong ngày Tết đang bày ra sôi nổi, vui tươi, chí chóe, anh được, em thua, cãi nhau, giận dỗi, dỗ dành... Tự nhiên Y Dịch ném vào một câu thực lãng mạn: Mắt em như có sương mù đọng mi. Và từ đây là gian nan, là tan vỡ: Chiếu xô, bài vỡ. Tạ từ thơ ngây để vào đời: Ván bài đời có tốt đen, trăm lần để kết phải đền cả trăm. Rồi họ xa nhau. Trong bao nhiêu năm? Mươi năm? Mười năm? Tình cờ gặp lại trong một ván bài khác:
Chiếu điều lại giải ra ngồi
Cỗ bài sắp lại, em ngồi tay trên
Tha hồ để kết tốt đen
Anh chui tốt đỏ cho em đây này.
Run run ép chặt bàn tay
Sợ làng bắt được biết ngay ... chúng mình.
Anh chui cho lấp điêu linh
Anh chui cho hết lênh đênh cuộc đời...
Bài thơ làm năm 57, ở tuổi hai mươi, anh đã muốn kết toán đời người. Nay anh đã xa, mỗi lần nhẩm lại những khúc độ đau thương ấy, tôi vẫn thầm hỏi Ðiểu: Thơ ông đấy à? Và như thường lệ, anh lại trả lời bằng mắt. Không lắc. Không gật. Lại hỏi: Sao chui sớm thế? Sao lại ra đi? Điểu vẫn làm thinh.
Những người thân của tôi ra đi đều thế, không ai trả lời về việc bên ấy. Khi còn bà Lựu, tôi thường dặn: Khi nào bà đi, nhớ về báo cho cháu biết tình hình bên ấy nhá. Bà gật: Ừ, bà sẽ tìm cách. Nhưng từ hồi ấy không thấy bà về lần nào. Chắc không có cách.
 Anh Tạ Trọng Hiệp, hình như biết trước nên không hứa gì. Trước hôm đi, anh vẫn còn nhắc: Hôm nay thứ tư, TK không đi trông cháu còn vào đây làm gì? Anh nhớ thời biểu của anh, của bạn anh đến chót, anh giữ lễ đến phút chót. Không rên la. Mặc dù đớn đau khủng khiếp. Anh đi như bậc túc nho, coi cái chết nhẹ như cánh lông hồng.
 Ngọc Khôi thì không muốn chết. Em sợ lắm. Trên gò má, trũng mắt, những cơn đau đẽo dần em. Trùng nuốt dần em. Ba tháng cuối, hầu như mỗi ngày em đều nắm chặt tay tôi vặn hỏi: Tại sao em phải chết? Em chưa muốn chết. Chết là như thế nào? Làm sao trả lời em được. Chị đã chết lần nào đâu. Mà chị còn phản bội em. Cầu cho em thoát nạn. Chóng đi. Chóng dứt. Em đi rồi, chẳng thấy về nói cho chị biết chết như thế nào. Chắc không nói được nên ai cũng làm thinh.
Với Lê Đình Ðiểu, câu chuyện hơi khác. Tôi ở xa. Thỉnh thoảng hỏi thăm qua điện thoại. Thường được anh trấn an: Tôi đang đổi thuốc. Ðau còn chịu được. Mọi việc đều đã sắp đặt xong. Nhưng tiếng Rồi mạnh mẽ, quen thuộc của Ðiểu mỗi ngày một vắng. Ngày trước, mỗi lần nhờ anh việc gì, khi trong điện thoại vang lên một độc âm Rồi dứt khoát, là biết việc đã xong. Tôi đã gặp Rồi trong văn chương Bình Nguyên Lộc, rồi Võ Phiến. Ngoài đời chỉ có một Rồi của Ðiểu. Rồi của tình bạn, Rồi sống với nghĩa, tín. Nay Rồi đã đi xa, không còn vang lên nữa... Anh chui cho lấp điêu linh. Anh chui cho hết lênh đênh cuộc đời. Điểu ơi, sao chui sớm thế?  Anh đi thuyền lướt vào đêm, chúc anh thuận buồm xuôi gió.
 Nửa khuya sông bạc sa mù
 Con thuyền mất hút nghìn thu khôn tìm.
Thụy Khuê
Paris 30/8/2000- 30/1/2011- Tết Tân Mão

© Copyright Thuy Khue 2000, 2011

 - Tốt đỏ mà đè tốt đen
 Kết nhất bội nhị là em phải đền.
 - Ứ ừ người ta đang đen,
 Không thèm chơi nữa, giả tiền tôi đây.
 - Ơ ơ, bêu chửa cô này
 Bị đè còn khóc giơ tay đòi tiền
                                                      Y Dịch
Tác giả bài thơ là người Bắc và con nít thời xưa có những trò chơi địa phương nên người Bắc sinh ra ở miền Nam cũng khó mà biết những trò chơi như Tam Cúc là gì.( theo tôi đóan thôi vì chưa được nghe nói đến bao giờ, mãi đến khi được đọc bài viết này đây)
Để trả lời câu hỏi của anh Ngu Vu tôi xin post thêm phần tìm thấy trên net về Tam Cúc, hy vọng đã làm sáng tỏ thêm phần nào những câu anh hỏi.
Đọc thấy trong bài viết của chị Thụy Khê là dân Chu Văn An biết, hay chuyền tay nhau ngâm và họa bài thơ này thì xin anh Ngu Vu nếu biết thêm về những trò chơi con nít ngày xưa thì bổ túc thêm cho mọi người được học hỏi. Cám ơn anh.
Riêng tôi vì đọc thơ nghe vần điệu hay, ý thơ lạ nên tôi post bài này chứ không biết là trò chơi này theo Bách Khoa Toàn Thư là chỉ dành cho con gái chơi với nhau mà đàn ông, con trai thì chơi Tổ Tôm.
Caroline Thanh Hương

Tam cúc

Bách khoa toàn thư mở Wikipédia
 photo 250px-Tam_Cuacutec1.jpg
Cỗ bài Tam Cúc
Tam Cúc là tên một trò chơi bài lá dân gian phổ biến ở miền Bắc Việt Nam. Tam Cúc là thú chơi của tầng lớp bình dân và được nhiều tầng lớp chơi vì luật chơi khá đơn giản. Tam Cúc không chỉ được chơi khi giải trí, rỗi rãi mà trong các ngày lễ, Tết, nó cũng là trò chơi không thể thiếu. Người dân đồng bằng Bắc Bộ thường có tập quán chơi Tam Cúc trong lúc đợi nồi bánh chưng chín. Tuy nhiên, đối tượng chủ yếu chơi Tam Cúc vẫn là phụ nữ vì Tam Cúc có số bài ít, còn nam giới thì chơi Tổ Tôm nhiều hơn.[1]

Mục lục

Quân bài

Tam cúc
Bộ bài Tam Cúc có 32 lá bài gồm hai loại quân là quân đỏ và quân đen gồm 16 quân đỏ và 16 quân đen. Mỗi loại gồm các quân tướng (將 vẽ hính vị tướng ngồi ghế có cờ cắm sau lưng), sĩ (士 vẽ hình vị quan đội mũ cánh chuồn có một em bé đứng khoanh tay ở phía sau), tượng (象 có vẽ hình con voi), xe (車 có vẽ hình cỗ xe với ba khối màu đỏ, xanh, vàng), pháo (砲 có vẽ hình khẩu thần công), mã (馬 có vẽ hình con ngựa), tốt (卒 có vẽ hình người lính cầm thanh đao). Trong một bộ màu đỏ hoặc đen thì trừ tướng chỉ có 1 lá và tốt có 5 lá mỗi loại quân, các quân khác đều có 2 lá. Quân bài Tướng của loại quân đỏ được gọi là "tướng ông". Quân bài Tướng của loại quân đen được gọi là "tướng bà". Quân bài Sĩ của loại quân đỏ được gọi là Sĩ điều. Còn các quân khác đều gọi theo tên kèm màu sắc của loại quân. Số lượng và quân bài khá giống như các quân trong cờ tướng.
Lá bài làm bằng bìa mỏng, hình chữ nhật dài và hẹp có nền màu trắng, ở trên có ghi các tên bài bằng chữ Hán màu đen (quân đỏ có đóng dấu màu đỏ) và có hình minh họa. Mặt sau thì giống hệt nhau cho cả 32 lá bài.

Mục đích chơi

Người nào có số lượng lá bài thắng nhiều nhất thì người đó xếp thứ nhất và tiếp theo đến người thứ hai, thứ ba..

Khái niệm

  • Bài Tam Cúc được phân định lớn nhỏ như sau: Tướng > Sĩ > Tượng > Xe > Pháo > Mã > Tốt.
  • Các quân bài cùng tên thì giá trị quân đỏ lớn hơn quân đen.
Như vậy:
Quân bài lớn nhất trong bộ bài tam cúc là quân tướng ông.
Quân bài nhỏ nhất trong bộ bài tam cúc là quân tốt đen.
Quân tượng đen lớn hơn quân pháo đỏ.
  • Các bộ quân trong bài:
Bộ đôi: Hai quân bài cùng màu, cùng tên như đôi Sĩ điều, đôi Pháo đen...
Bộ ba: Ba quân Tướng-Sĩ-Tượng, Xe-Pháo-Mã cùng màu. Nhưng Sĩ-Tượng-Xe hay Tượng-Xe-Pháo thì không phải là một bộ ba.
Tứ tử: Bốn quân Tốt cùng màu.
Ngũ tử: Năm quân Tốt cùng màu.

Cách chơi

Tam Cúc có thể được chơi 4 người, 3 người hoặc 2 người. Nhưng nếu chơi ba người thì phải bỏ đi 1 con Tốt đỏ và 1 con Tốt đen hoặc bỏ đi 5 quân: Tướng ông, tướng bà, 1 sĩ điều, 1 sĩ đen và 1 tốt đen.
Ban đầu, một người sẽ trộn bài và một người bắt cái. Cái sẽ được tính bằng cách đếm theo chiều tay phải của người bắt cái và đọc lần lượt từ Tướng->Sĩ->Tượng->Xe->Pháo->Mã->Tốt. Lá bài được bắt cái có tên là gì thì việc đếm sẽ dừng lại ở người tương ứng với tên bài đó. Nhà cái sẽ được ra bài đầu tiên và được chia bài đầu tiên. Khác với bài Tứ Sắc, các quân bài được chia hết cho tất cả mọi người tham dự chiếu bài.
Người có cái sẽ ra bài đầu tiên và gọi bài. "một cây", "đôi cây" hay "ba cây"... được gọi thì những người chơi còn lại sẽ tương ứng cho ra số cây bài của mình. Các cây bài được ra với mặt phải (mặt có ký hiệu quân) được giữ kín và úp xuống chiếu bài. Khi mọi người đã ra đầy đủ bài thì người gọi bài sẽ lật bài đầu tiên rồi theo thứ tự những người bên cạnh, ai có lá bài có giá trị lớn nhất thì người đó được bài và giành cái. Tuy nhiên, tất cả mọi người được phép chui bài bằng cách chịu thua và không lật bài lên để khỏi lộ bài. Các bài thu bị gọi là rác và bị bỏ đi.
Đặc biệt:
Vì trường hợp một người có Ngũ tử hoặc Tứ tử hiếm khi xảy ra nên nếu chơi 2 người hoặc 4 người thì "Tứ tử trình làng", hạ nhóm quân Tứ tử đó xuống chiếu và được ăn, nhưng không được làm cái. Nếu có Ngũ tử thì có quyền cướp cái và trình làng bất cứ lúc nào. Nếu chơi 3 người thì có Tứ tử cũng sẽ được trình làng bất kỳ lúc nào và cướp cái. (Chơi 3 người không có Ngũ tử vì thiếu 2 con Tốt đỏ và Tốt đen).
Đến vòng bài cuối cùng trước khi hết quân, người cầm cái gọi đôi Tốt đen (nhóm quân có giá trị thấp nhất trong bài), nếu thắng thì được gọi là kết đôi, nếu cuối bài mà gọi được 3 xe pháo mã đen hoặc xe pháo mã đỏ (nếu người này có xe pháo mã đen để kết mà người kia có xe pháo mã đỏ để ăn thi được gọi là đè) thì được gọi là kết ba.
Tuỳ từng nơi chơi, từng hội chơi mà giá trị kết đôi hay kết ba được tính thêm điểm vào lúc tổng kết cuối mỗi ván chơi. Việc "đi đêm" cũng có nhiều hội chơi sử dụng, đó là cách tráo đổi quân giữa những người chơi sao cho có lợi cho cả hai bên để được nhiều nhóm quân hơn. Khi "đi đêm", các quân bài được úp mặt phải xuống chiếu để đảm bảo tên các quân tráo đổi được giữ kín.

Các từ ngữ có nguồn gốc xuất phát từ Tam Cúc

  • Đi đêm.
  • Tứ tử trình làng.
  • Ngũ tử cướp cái

Trong văn học

Nhà thơ Hoàng Cầm có bài thơ về Cây Tam Cúc nổi tiếng và sau này được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc:
...Tướng sĩ đỏ đen chui sấp ngửa
Ổ rơm thơm đọng tuổi đương thì...
...Em đi đêm tướng điều sĩ đỏ
Đổi xe hồng đưa Chị đến quê Em...
...Thả tịnh vàng cưới Chị võng mây trôi
Em đứng nhìn theo Em gọi đôi.
...Từ đó mỗi mùa đào nở
Pháo xe lại rộn cây bài
Có độ anh về, có độ
Vắng anh, em nhớ mong hoài...
Đây là tướng ông
Chân đi hài đỏ
Đây là tướng bà
Tóc hiu hiu gió
Đây là con ngựa
Chân có bụi đường

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ “Hướng dẫn chơi Tam Cúc”. gamevh.net. Truy cập 21/8/2015. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |accessdate= (trợ giúp)

Liên kết ngoài

Trị dứt trong 5 ngày các chứng đau nhức khớp xương.


 Kính gửi quý anh chị nào cần biết thêm về căn bệnh này.
Caroline Thanh Hương

Ces 5 remèdes naturels font disparaître les douleurs articulaires en quelques jours seulement


ces-5-remedes-naturels-font-disparaitre-les-douleurs-articulaires-en-quelques-jours-seulement

Les douleurs articulaires et arthritiques sont des problèmes de santé qui touchent des millions de personnes, en particulier à partir de 50 ans (ostéoporose, vieillissement…). Pour venir à bout de ces désagréments qui entravent vos activités quotidiennes, voici 5 remèdes naturels très efficaces pour soulager vos articulations.


Les articulations accompagnent chacun de nos mouvements !

Les articulations relient les os du corps humain et jouent par conséquent un rôle essentiel en assurant nos mouvements. Elles sont composées de cartilages qui s’entremêlent entre eux et qui favorisent les flexions. Toute blessure dans ces zones bien spécifiques peut provoquer des douleurs articulaires d’une intensité très variable en fonction de la gravité de la lésion. Ces douleurs peuvent apparaître dans de nombreuses parties du corps mais sont le plus souvent localisées au niveau des genoux, des hanches et des épaules.
Généralement, les douleurs articulaires apparaissent avec l’âge mais beaucoup de personnes jeunes sont aussi touchées par ce problème. Pourquoi ? Un certain nombre de facteurs contribuent à favoriser leur apparition comme les traumatismes physiques, le fait de porter des charges lourdes, les fractures, d’anciennes blessures, l’arthrite, etc.
Même s’il existe de nombreux moyens de prévenir et d’éviter les douleurs articulaires, il existe aussi de nombreux remèdes populaires et efficaces pour soulager ces souffrances.

Remède naturel 1 : le fenugrec

Cette plante dont les graines sont réputées pour leurs puissantes qualités médicinales est un antioxydant et anti-inflammatoire très efficace, qui permet de soulager les articulations ainsi que la douleur arthritique.

Comment procéder ?

Prenez une cuillère à café de graines de fenugrec finement broyées, à avaler avec un verre d’eau tiède. Prenez ce remède tous les matins jusqu’à ce que vous ressentiez une amélioration.
Vous avez aussi une autre option : laissez trempez une cuillère à café de graines de fenugrec dans de l’eau toute la nuit. Au réveil, mangez ces graines. Elles auront le même effet que le fenugrec en poudre.
Toutefois, les femmes enceintes doivent éviter de consommer du fenugrec, car cet aliment peut entraîner une fausse couche et causer des contractions de l’utérus.

Remède naturel 2 : les carottes

Depuis des siècles, les Chinois utilisent des carottes en médecine traditionnelle pour traiter les douleurs articulaires. En effet, peu de gens savent que ce légume est très efficace pour soulager les ligaments endommagés et la douleur articulaire. D’après la Société de l’Arthrite, les personnes qui souffrent de maux articulaires devraient privilégier les fruits et légumes frais car ils sont riches en vitamines et en minéraux essentiels. Les légumes orange tels que la carotte ou la patate douce sont particulièrement recommandés car ils détoxifient l’organisme et apportent un soulagement à la douleur.

Comment procéder ?

Râpez une carotte dans un bol, pressez un peu de jus de citron dessus et mélangez. À noter que vous pouvez manger la carotte aussi bien crue que cuite (à la vapeur).

Remède naturel 3 : le thé au curcuma et au gingembre

Ces deux ingrédients possèdent des propriétés anti-inflammatoires très puissantes qui sont reconnues pour soulager la douleur articulaire et arthritique. D’ailleurs, des centaines d’études scientifiques ont démontré que le curcuma et le gingembre étaient des plantes aux vertus médicinales comparables à l’aspirine ou à l’ibuprofène pour soulager la douleur.
Le curcuma est un antioxydant qui diminue le taux d’enzymes à l’origine de la douleur et/ou du gonflement.
Comment procéder pour préparer ce thé ?
Faire bouillir l’équivalent de deux tasses d’eau dans une casserole puis ajoutez une demi-cuillère de chacune de ces épices (gingembre moulu et curcuma). Laissez mijoter à feu doux entre 10 et 15 minutes environ. Ensuite, filtrez le thé et une fois tiède, ajoutez un peu miel pour améliorer la saveur de cette boisson. Dégustez. Il est recommandé de boire ce thé au moins deux fois par jour, jusqu’à ce que la douleur s’atténue.
Ce remède est déconseillé aux femmes enceintes, aux personnes souffrant d’une maladie de sang ou de diabète.

Remède naturel 4 : le sel d’Epsom

Grâce à sa forte concentration en magnésium, le sel d’Epsom est depuis très longtemps utilisé pour traiter les douleurs articulaires.
Comment procéder ?
Dans un grand bol d’eau tiède, ajoutez une demi-tasse de sel d’Epsom. Bien mélanger. Ensuite, trempez vos articulations douloureuses dans le liquide (vous pouvez aussi faire des compresses imbibées d’eau et de sel et en entourer vos articulations). Le sel d’Epsom atténue la rigidité et l’inflammation tout en favorisant la minéralisation osseuse.
Vous pouvez aussi prendre un bain d’eau chaude dans lequel vous allez mettre deux tasses de sel d’Epsom pour soulager vos articulations endolories.

Remède naturel 5 : les oignons

L’oignon fait partie de ces légumes magiques qui possèdent de grandes vertus anti-inflammatoires grâce au soufre qu’il contient. Une étude vient de révéler que les oignons ont des effets analgésiques (même effet que la morphine) sur les douleurs articulaires. Une raison de plus de ne pas s’en priver !

Comment procéder ?

Mixez deux gros oignons rouges et récupérez leur jus. Versez ce jus sur Prenez une et appliquez-la sur l’articulation douloureuse. Fixez la compresse à l’aide d’un bandage. Laissez agir pendant un heure ou deux. Vous pouvez renouveler cette opération plusieurs fois par jour si nécessaire.

Tép tỏi đáng quý của mỗi ngườ, mỗi buổi sáng.


Tại sao chúng ta nên mỗi buổi sáng phải nhai 1 tép tỏi ?
Tại vì chúng ta yêu chúng ta đấy các anh chị ạ̣.
Tìm hiểu với bài viết dưới đây những công dụng của việc này.
Caroline Thanh Hương

Voici pourquoi vous devriez mettre une gousse d’ail dans votre bouche tous les matins


voici-pourquoi-vous-devriez-mettre-une-gousse-dail-dans-votre-bouche-tous-les-matins

Plus besoin de présenter ce condiment aux précieuses vertus santé ! L’ail s’utilise depuis des siècles pour soigner toutes sortes de maux et d’infections. Mais savez-vous ce qui se produit dans votre corps quand vous mangez une gousse d’ail tous les jours ?


L’ail : un puissant médicament naturel

L’ail possède de grandes vertus santé grâce à ses propriétés antibactériennes et anti-inflammatoires qui lui permettent de guérir de nombreuses maladies : rhumes, maladies rénales, infections, etc.
Très utilisé dans la médecine chinoise, l’ail entre dans la composition de nombreuses recettes médicinales (rhumes, antidouleur, etc.) pour favoriser la récupération totale du corps. En fait, le secret des Chinois est simple : ils utilisent une petite gousse d’ail, qu’ils mettent dans la bouche et font fondre grâce à la salive comme un bonbon. Les Chinois ont l’habitude de sucer une gousse d’ail dans la matinée, une action qui dure environ 30 minutes.

Quelles sont les conséquences sur l’organisme d’une gousse d’ail ?

Les effets sont vraiment surprenants : la salive ainsi que tous les nutriments essentiels de l’ail atteignent le sang afin de nettoyer les vaisseaux sanguins et la lymphe. De plus, l’ail protège la cavité buccale et les gencives (en cas de saignement, l’ail a le pouvoir de l’arrêter).
Après 30 minutes, crachez ce qui reste de la gousse d’ail et brossez vos dents.
Si après le brossage, vous sentez encore l’odeur de l’ail, prenez quelques grains de café ou quelques feuilles de persil frais (ou de la menthe fraîche) et mâchez lentement pour atténuer l’odeur. Si vous buvez quelques gorgées de lait, vous allez supprimer complètement l’odeur de l’ail dans la bouche.

Pourquoi mettre une gousse d’ail dans la bouche est si bénéfique pour la santé ?

• Il nettoie le sang
• Il régule l’appétit
• Il protège contre les infections et les maladies : grippe, rhume, affections des voies respiratoires, bronchite chronique, etc.
• Il est très utile pour combattre l’anémie
• Il assainit la peau
• Il stimule le fonctionnement des reins et prévient les infections urinaires (il permet aussi de les traiter)
• Il renforce le système immunitaire
Selon une étude américaine, manger de l’ail cru deux fois par semaine pourrait diviser par deux le risque d’avoir un cancer du poumon. Cette étude, menée sur des centaines de participants (certains en bonne santé et d’autres atteints de cancer du poumon), a apporté les conclusions suivantes : les personnes qui consomment de l’ail cru sont mieux immunisées et moins exposées au risque de contracter un cancer du poumon. En effet, l’ail réduit l’inflammation grâce à un composant essentiel : l’allicine.
Si mettre une gousse d’ail dans la bouche vous pose problème, commencez par un petit morceau (1/4). Vous augmenterez progressivement la quantité d’ail…
Ce médicament naturel est particulièrement efficace contre la toux et les calculs rénaux. De nombreuses personnes ont testé cette méthode et ont été très satisfaites des résultats (amélioration de leur santé). Si vous souffrez de l’un des troubles mentionnés ci-dessus, vous devriez manger une gousse d’ail tous les matins.

Mùa hè ăn đồ chua tuyệt dịu như món cóc chua ngọt.


Kính gửi quý anh chị món ăn chua chuam ngọt ngọt mà ít nhiều chúng ta đ̣ã có lần thử qua.
Chúng ta cũng có thể thế bằng trái pomme hay trái pêche lúc còn cứng, cũng ngon không kém đâu nhé.
Caroline Thanh Hương


Cách làm món cóc ngâm chua ngọt cực ngon


Cách làm cóc ngâm chua ngọt cực ngon, Cach lam coc ngam chua ngot cuc ngonVới hương vị chua chua, ngọt ngọt, mặn mặn, cay cay, cóc ngâm chua ngọt sẽ là món ăn vặt cực kỳ khoái khẩu cho chị em phụ nữ và các bé yêu nữa đấy. Với cách thức chế biến rất đơn giản, dễ làm, dễ thực hiện và không tốn quá nhiều thời gian, cách làm món cóc ngâm chua ngọt cực ngon dưới dây hy vọng sẽ mang đến cho các bạn một món ăn vặt hấp dẫn và vô cùng kích thích khẩu vị nhé.

Cách làm cóc ngâm chua ngọt

Nguyên liệu làm cóc ngâm chua ngọt cực ngon

Cóc tươi: 1kg, bạn nên chọn loại cóc tươi, không hạt, trái vừa, đều nhau cho ngon nhé;
– Đường vàng (có thể thay thế bằng đường thốt nốt nhé): 150g;
– Nước mắm nguyên chất:: 2 thìa;
– Muối: 3 thìa;
– Ớt sừng: 10 trái, tùy theo khẩu vị ăn cay của bạn nhé;
– Ớt bột: 2 thìa;
– Hũ thủy tinh dùng để ngâm cóc.

Sơ chế nguyên liệu

– Ớt sừng: Bỏ cuống, rửa sạch, thái lát;
– Cóc tươi:
+ Gọt vỏ, bạn chỉ nên gọt một lớp vỏ mỏng để giữ được vị chua, mùi thơm đặc trưng của cóc khi ngâm nhé. Vừa gọt bạn vừa cho cóc vào chậu nước có pha 3 thìa muối để cóc có vị đậm nhẹ và sạch nhớt;
+ Vớt cóc ra rổ, để ráo nước, cứa nhẹ hoặc bổ đôi trái cóc cho cóc nhanh ngấm gia vị, bạn cũng có thể tỉa cóc thành những hình dáng khác nhau cho món cóc ngâm thêm hấp dẫn nhé.
Sơ chế làm cóc ngâm chua ngọt, So che lam coc ngam chua ngot
– Hủ thủy tinh: Rửa sạch, để khô.

Thực hiện làm món cóc ngâm chua ngọt cực ngon

– Pha hỗn hợp làm cóc ngâm chua ngọt: Bạn đun sôi 300ml nước với đường, vừa đun vừa khuấy đều, vặn lửa nhỏ để đường tan hết. Để nguội rồi hoàn tan 2 thìa nước mắm, 2 thìa ớt bột, ớt sừng thái lát. Đối với ớt bạn có thể gia giảm tùy theo khẩu vị nhé.
– Cho cóc vào hũ thủy tinh, đổ hỗn hợp ngâm cóc đã pha chế ở trên vào sao cho ngập mặt cóc nhé;
– Đối với món cóc ngâm chua ngọt này bạn chỉ cần 1 ngày là bạn đã có thể thưởng thức hương vị thơm ngon, hấp dẫn của nó rồi. Tuy nhiên, để có thể bảo quản được lâu và tăng thêm hương vị của món ăn, bạn nên bảo quản hũ thủy tinh ngâm cóc đã đậy kín vào ngăn mát tủ lạnh, dùng dần từ 7-10 ngày nhé;

Yêu cầu và thưởng thức món cóc ngâm chua ngọt

– Món cóc ngâm chua ngọt giòn ngon, có vị chua, ngọt, cay, mặn nhẹ hòa quyện với nhau rất hấp dẫn;
Cóc tươi, không có hạt, trái đều nhau, ngấm đều gia vị;
– Nước ngâm cóc không bị lên men, có màu vàng cánh gián nhẹ rất đẹp mắt;
– Với món cóc ngâm chua ngọt này bạn nên ăn kèm muối ớt để món ăn thêm phần đậm đà, hấp dẫn nhé.
Nếu không có cóc bạn có thể dùng xoài non hoặc xoài xanh để chế biến thành món xoài non ngâm giấm đường, xoài xanh ngâm chua ngọt cũng rất ngon đấy nhé.
Với cách làm món cóc ngâm chua ngọt cực ngon mà vô cùng đơn giản trên đây là các bạn có thể tự tay chế biến nên món ăn vặt vừa hấp dẫn, vừa kích thích khẩu vị, vừa an toàn cho cả gia đình cùng thưởng thức rồi phải không nào, đặc biệt các bé yêu và chị em phụ nữ sẽ là tín đồ của món ăn vặt này đấy. Hãy thử chế biến, thưởng thức và cảm nhận vị ngon của cóc ngâm chua ngọt nhé. Chúc bạn chế biến thành công.

Ai mà ngờ những thức ăn này giúp hết bệnh ung thư.../ Les médecins n’arrivent pas à croire qu’elle a réussi à guérir d’un cancer en phase 4 en mangeant uniquement ceci !


Nếu chúng ta thật tình muốn hết bất cứ căn bệnh nào thì do chính bản thân ta muốn hya không muốn.
Bài sưu tầm này không thề̉ nào nói đúng hay sai, vì có thể nó đúng cho người nào đó và cũng sai cho người khác.
Chúng ta chỉ đọc cho biết những lới ích của thức ăn mà chúng ta tiêu dùng hằng ngày, có thể nói là ngừa bệnh chứ sinh, bệnh, lão, tử, có ai sống không bao giờ chết đâu.
Caroline Thanh Hương

Les médecins n’arrivent pas à croire qu’elle a réussi à guérir d’un cancer en phase 4 en mangeant uniquement ceci !


les-medecins-narrivent-pas-a-croire-quelle-a-reussi-a-guerir-dun-cancer-en-phase-4-en-mangeant-uniquement-ceci

Lorsque les médecins lui ont annoncé qu’il ne lui restait que 5 ans à vivre à cause d’un cancer de la thyroïde, Candice Marie Fox, ex top-model de 31 ans, était dévastée. Refusant la chimiothérapie, elle a suivi un traitement naturel qui consistait à manger… 3 ananas par jour ! Fait miraculeux : la jeune femme est parvenue à guérir d’un cancer en phase 4 en seulement 6 mois. Voici quelques éclairages sur ce rétablissement spectaculaire.


Le cancer de la thyroïde : un cas de cancer peu fréquent

Lorsque le couperet tombe et qu’elle apprend qu’elle a un cancer de la thyroïde à un stade avancé, Candice Marie Fox refuse de suivre un traitement de chimiothérapie. En effet, deux de ses proches en sont morts, elle décide donc de ne pas y avoir recours et de trouver les ressources pour combattre la maladie par ses propres moyens. C’est à partir de ce moment qu’elle commence à consommer trois ananas par jour mais aussi du citron, du kiwi, du pamplemousse, des bananes, des pommes et de la papaye.

La broméline : une enzyme qui tue les cellules cancéreuses !

Le kiwi, la papaye et plus particulièrement l’ananas contiennent de la broméline, une enzyme présente dans les tiges et la racine de l’ananas et qui a fait l’objet de nombreuses recherches scientifiques, démontrant toutes son efficacité pour la prévention et le traitement de certains cancers. La broméline accélère le métabolisme et dégrade les molécules de protéines qui facilitent leur élimination : polypes, nodules, verrues, etc. La broméline permet aussi d’agir sur les tumeurs malignes en luttant contre les cellules cancéreuses. Celles-ci sont entourées d’une substance mucoïde qui empêche les lymphocytes de lutter contre la tumeur. Conséquence : la broméline détruit cette substance mucoïde pour favoriser l’action des anticorps.
L’une des premières études qui fait état de l’efficacité de la broméline pour guérir les maladies et les tumeurs malignes remonte au début des années 1970. Les chercheurs avaient constaté une disparition des tumeurs et une nette diminution des métastases. La broméline tue les cellules cancéreuses et épargne les cellules saines.

La jeune femme parvient à guérir d’un cancer de la thyroïde en phase 4 en seulement 6 mois !

La jeune femme a commencé à se documenter sur les cancers et les maladies… Quand elle découvre que l’ananas, la papaye et le kiwi sont riches en broméline, elle décide d’en manger tous les jours. Son régime alimentaire était essentiellement composé de fruits… Mais pourquoi privilégier les fruits ? Les protéines animales présentes dans l’alimentation nourrissent les cellules cancéreuses, et elle a constaté que lorsqu’elle mangeait des repas trop copieux, son énergie était davantage mobilisée pour digérer plutôt que pour lutter contre la maladie.

Des modifications de son style de vie ont aussi participé à son processus de guérison

Candice Marie Fox a aussi opéré quelques changements à son style de vie en arrêtant de fumer, de consommer de la viande, de boire de l’alcool, d’utiliser des produits cosmétiques et des produits d’entretien, riches en ingrédients toxiques. Autre fait important : elle a réduit le stress, pour favoriser un bon mental et donner une chance à la guérison, en s’initiant à la méditation. Son état de santé s’est progressivement amélioré. Après six mois, les médecins lui ont alors confirmé qu’elle avait vaincu le cancer presque complètement.
Aujourd’hui guérie, Candice Marie Fox est même reconnaissante d’avoir eu ce cancer, qui a fait d’elle « la personne qu’elle devait être ».
D’après son oncologue, le combat de cette jeune femme contre la maladie est exemplaire car elle a fait preuve de courage et de détermination à chaque étape. En effet, la plupart des personnes atteintes par ce type de cancer ont une mauvaise qualité de vie : mauvaise alimentation, manque d’exercice physique… Des facteurs qui contribuent à accroître la maladie.
Même si on ne peut pas établir formellement que les fruits ont aidé cette jeune femme à guérir de son cancer à un stade avancé, on peut néanmoins constater que ce régime particulier a favorisé des conditions pour empêcher la prolifération de la tumeur et accélérer sa guérison.