Translate

Libellés

dimanche 19 mai 2019

Phạm Nga và bài ghi Đà Lạt: Lữ Quán Thơ Mộng Dưới Thung Lũng.

tt

Phạm Nga hôm nay sẽ đưa quý anh chị đi viếng một thắng cảnh tại Đà Lạt, mời quý anh chị theo chân anh nhé.

 Phần ảnh chụp do anh Phạm Nga tiếp chuyển, cám ơn anh.

Kèm theo bài này, vì  cùng chủ đề nhớ về cảnh cũ, mời quý anh chị đọc lại một truỵên xưa, vang tiếng một thời, chút lãng mạng khó tin và làm chấn động xã hội thời trước 1975.

Caroline Thanh Hương



Đà Lạt: Lữ Quán Thơ Mộng Dưới Thung Lũng
So với những điểm du lịch quen thuộc của Đà Lạt như hồ Hồ Xuân Hương, Thung lũng Tình Yêu, Vườn Hoa TP…, Ma Rừng Lữ Quán, ở cách trung tâm thành phố chừng hơn 20km, là một điểm tham quan khá mới cho du khách. Thật hiếm có nơi đâu, giữa chốn thâm u cùng cốc là đáy một thung lũng kín ẩn lại mở ra một khung cảnh thần tiên đến vậy.

Để đi đến đây, du khách cần đi về hướng Thung lũng Vàng, đến ngã ba Suối Vàng thì rẽ phía trái là gặp bảng chỉ đường cho thấy một con đường đất dẫn xuống lữ quán. Con đường này khá nhỏ, quanh co chạy giữa rừng, có nhiều sỏi, đá dăm, dài khoảng 7km với đoạn cuối là đường đèo dài khoảng 2,5km, thỉnh thoảng có những con suối nhỏ chảy băng qua đường. Với các đôi tình nhân trẻ, còn gì thú vị hơn khi dừng lại giữa đường, dựng xe rồi cùng ngước nhìn từng tán lá rừng, hít một hơi căng tràn lồng ngực cái không khí lành lạnh, ẩm ướt chốn rừng sâu, hay thử nhún chân xuống làn nước suối mát lạnh.
Bước chân đến cổng, bạn sẽ thấy tấm bảng gỗ giản dị đề dòng chữ “Ma Rừng Lữ Quán”, cách đó vài bước chân là bức tượng Di Lặc lớn bằng gỗ đang cười viên mãn. Cũng có giá vé vào tham quan là 10,000 đồng/người nhưng khách có thể tùy hỉ mà bỏ vào một thùng quyên góp giúp trẻ em nghèo đặt gần cổng.
Kìa, khách chợt lặng thinh, ngẩn ngơ vì chợt nhận ra giữa chốn rừng núi thâm u cùng cốc này lại hiện ra một cảnh quan quá đỗi nên thơ, càng phiêu lãng hơn là tiếng đàn dương cầm  - hình như từ căn nhà nhỏ gần cổng  - chợt thánh thót vang lên, nhẹ nhàng tỏa lan khắp thung lũng. 

Để tăng thêm chất thơ, tăng thêm sự tinh tế, ngọt ngào cho khung cảnh hư hư thực thực này, một cây cầu treo nho nhỏ được bắc qua con suối ngăn đôi hai cái hồ nước xanh thẩm với vài chú vịt trời thư thả lướt nhẹ trên mặt nước.
Khách qua cầu là đến một căn nhà có màu tím biếc, nhỏ xinh nằm cạnh dòng suối mát. Dọc theo lối vào nhà cũng là những hàng hoa tím. Trên bờ hồ dựng rải rác những chiếc dù bạt cũng màu tím. Bên ngoài đã ngan ngát các sắc độ của màu tím như thế, nội thất bên trong nhà lại sử dụng loại gỗ tự nhiên toàn màu nâu trầm.
Tòa nhà lớn nhất ở đây là nhà trung tâm của lữ quán. Với nhiều cửa thông ra các hướng, căn nhà này tạo không gian mở như để cả thiên nhiên ùa vào, chạm đến từng bức vách gỗ màu nâu trầm. Trong nhà hay ở hàng hiên, những phiến gỗ to cùng màu được sử dụng làm bàn ghế để khách ngồi nghỉ, nhấm nháp tách trà, cốc cà phê mà nhìn ngắm quanh quất. Trên mái nhà, phía hiên trông ra rừng có treo lủng lẳng những trái bắp vàng ươm. Từ sân trước nhà nhìn xuống hồ, khi thấy một chiếc sàn gỗ ráp theo hình chiếc đàn ghi-ta được thả bềnh bồng trên mặt nước thì khách chỉ muốn bước ngay ra cầu để ghi vài pô ảnh kỷ niệm chốn này…
Khách muốn lưu lại qua đêm có thể ngủ lều hay thuê nhà gỗ. Có 3 căn nhà gỗ đều có điểm chung là mặt lưng nhà tựa núi, có hồ nước hoặc suối nhỏ bao quanh, cây cối phủ kín xanh tươi, tiếng nước gõ róc rách êm êm. Với sức chứa tối đa khoảng 70 khách/nhà, giá thuê hơn 1 triệu đồng cho một nhóm 6 người và cần phone đặt trước.
Nhìn chung, ngoài lữ quán Ma Rừng, chắc hiếm có địa điểm đẹp nào ở Đà Lạt lại có thể dung hợp được công trình nhân tạo với cơ đồ thiên nhiên một cách tinh tế, cầu kỳ đến vậy.
Ma Rừng Lữ Quán còn là một trong một số ít những địa điểm đẹp ở Đà Lạt làm hài lòng các “phượt” thủ. Ngoài việc leo lên đỉnh Langbiang thì ít có địa điểm nào tại thành phố Ngàn Hoa lại có thể mang cho các “phượt” thủ cảm giác chinh phục mạnh mẽ như ngôi quán trọ dưới thung lũng này. Các bạn sẽ được thử tay lái với một cung đường lắt léo, để rồi thật sung sướng khi lần ra đích đến, ngỡ ngàng, vỡ òa hạnh phúc khi phần thưởng là một khung cảnh thơ mộng, đẹp ngoài sức tưởng tượng…
Đã lên Đà Lạt, nếu có cơ hội đến Ma Rừng Lữ Quán, bạn hãy đốt lên một búp hương trầm nhỏ, nghe tiếng cafe phin nhỏ lách tách trong ly sứ; bạn hãy ngã lưng êm ả vào ghế bành, nhắm mắt lại để cảm nhận hơi đá núi thung lũng lành lạnh mơn trớn làn da, thoáng nghe tiếng suối reo, thông hát…
PhamNga ghi
(Có data mượn của Vntrip.vn)



 





Dư luận chung quanh ‘Vòng tay học trò’ và đời thường của nhân vật chính


Du Tử Lê

Lãng Đãng Du Sơn, thơ Trần Văn Lương và bài hoạ Đỗ Quý Bái, ảnh Giromondo.

Đa số người đọc thơ anh Trần Văn Lương nếu không chuẩn bị khăn mouchoir thì cũng hay bị đau đầu với những bài thơ thời sự buồn tủi theo anh với phận người, vận nước.

Lần này, thấy mùa Xuân đến, hình như anh thong dong hơn trước một chút nên, núi cao thì mặc núi cao, chuỵên đời cứ giả bộ không màn đến để theo hương hoa cỏ mà tiến hay lùi  và dù vào ngôi miếu nào đó, cũng cứ an nhiên tự tại.

Đúng ra thì cơ trời nào ai biết, thôi thì cứ thưởng Xuân trước và mời quý anh chị vào thưởng thức thơ anh Trần Văn Lương với bài Lãng Đãng Du Sơn.

Caroline Thanh Hương






Kính gửi quý anh chị con cóc cuối tuần.
Dạo:
    Diệu Phong, Ngũ Lão, Ngũ Đài,
Đường lên  núi ấy, mấy ai tỏ tường.

Cóc cuối tuần:

  
,
.
,
.
,
.
,
使 .
                  


Âm Hán Việt:

        Lãng Đãng Du Sơn
Thự nhật sơ thăng tán hiểu lam,
Ung dung trì tích thướng cao nham.
Tiên tùy phương thảo biên nhai lộ,
Hậu trục lạc hoa phục Phật am.
Ngũ Lão nguy nguy, tằng vị đáo,
Diệu Phong ngật ngật, chỉ hồ đàm.
Kim Cương Quật lý phùng hoang tự,
Nhất cú "tam tam" sử khách tàm.
                Trần Văn Lương


Dịch nghĩa:

             Lang Thang Đi Chơi Núi
Mặt trời bình minh mới mọc lên làm tan khí núi buổi sớm,
Thong thả ung dung chống gậy đi lên núi cao.
Trước theo mùi cỏ thơm bước xiên xẹo trên đường núi,
Sau đuổi theo vết hoa rụng để về lại am Phật (chùa). (1)
Ngũ Lão Phong cao vòi vọi, (tăng) chưa từng đến, ( 2)
Diệu Phong Đỉnh cao chót vót, (người) chỉ bàn bạc lung tung. (3)
Trong hang Kim Cương gặp ngôi chùa hoang,
Một câu "tam tam" (ba ba) khiến khách phải hổ thẹn (vì không hiểu). (4)


Chú thích:

(1) Bích Nham Lục, tắc 36, Trường Sa Du Sơn,
Cử:
        Trường Sa một hôm đi chơi núi. Về đến cửa, thủ tòa hỏi, " Hòa thượng đi đâu về vậy?" Trường Sa nói, "Đi chơi núi." Thủ tòa nói, " Đi đến chỗ nào?" Trường Sa nói, "Trước theo mùi cỏ thơm đi, sau theo vết hoa rụng về." Thủ tòa nói, " Có vẻ rất giống ý xuân." Trường Sa nói, " Hơn cả giọt sương thu trên đóa sen." Sư (Tuyết Đậu) bình rằng, " Cám ơn đã đáp lời."

Trích lời Bình của Viên Ngộ:
...
     Trường Sa Lộc Uyển Chiêu Hiền Đại Sư, pháp từ của Nam Tuyền, đồng thời với Triệu Châu và Tử Hồ, cơ phong mẫn tiệp. Nếu như có người hỏi về giáo pháp thì Sư sẽ giảng về giáo pháp, muốn tụng thì Sư tụng. Nếu như quý vị dùng tư cách là một tác gia để gặp Sư thì Sư sẽ gặp quý vị với tư cách là một tác gia.
... 
    Nhân một ngày đi chơi núi về, thủ tòa là người trong chúng hội hỏi, "Hòa thượng đi đâu về vậy?" Trường Sa nói, "Đi chơi núi." Thủ tòa nói, " Đi đến chỗ nào?" Trường Sa nói, "Trước theo mùi cỏ thơm đi, sau theo vết hoa rụng về." Phải là người ngồi cắt đứt được cả mười phương thiên hạ thì mới nói thế được. Cổ nhân ra vào chưa bao giờ không lấy điều ấy làm tâm niệm. Nhìn xem họ chủ khách đổi chỗ, trực tiếp đương đầu với cơ duyên, chẳng hề nhường nhau. Biết Sư (Trường Sa) đã đi chơi núi, sao thủ tòa còn hỏi, "Hòa thượng đi đến chỗ nào?" Những người học Thiền ngày nay chắc sẽ nói, "Đi đỉnh Giáp Sơn về." Nhìn xem cổ nhân chẳng chút tơ hào so đo, cũng chẳng chấp trụ, nên mới nói, "Theo mùi cỏ thơm đi, theo vết hoa rụng về." Thủ tòa bèn nương theo ý của Sư nên nói," Có vẻ rất giống ý xuân." Trường Sa nói, "Hơn cả giọt sương trên đóa sen." Tuyết Đậu nói, "Cám ơn đã đáp thoại." Đó là lời sau cùng. Câu nói của Tuyết Đậu rơi vào hai bên, nhưng rốt cuộc chẳng rơi vào bên nào.
...

(2) Bích Nham Lục, tắc 34, Ngưỡng Sơn Lạc Thảo,

Cử:
      Ngưỡng Sơn hỏi tăng, "Mới rời khỏi chỗ nào?" Tăng nói, "Lô Sơn." Ngưỡng Sơn nói, "Từng đến Ngũ Lão Phong chưa?" Tăng nói, "Chưa." Ngưỡng Sơn nói, "Như thế là xà lê chưa từng đi chơi núi." Vân Môn nói, "Sở dĩ có lời nói ấy là vì từ bi, nên có lối đàm thoại của kẻ rơi vào cỏ."

(3) Bích Nham Lục, tắc 23, Bảo Phúc Du Sơn,

Cử:
      Bảo Phúc, Trường Khánh đi chơi núi. Bảo Phúc lấy tay chỉ nói, "Đó chính là Diệu Phong Đỉnh." Trường Khánh nói, "Đúng thì có đúng, nhưng thật đáng tiếc!" Tuyết Đậu phê rằng, "Hôm nay đi chơi núi với mấy gã này để làm gì?" Rồi lại nói, "Trăm ngàn năm sau chẳng nói là không có, chỉ là có ít thôi." Sau có kẻ kể lại cho Kính Thanh. Thanh nói, "Nếu như không có Tôn công (Trường Khánh) thì đồng hoang đã đầy đầu lâu rồi."

Trích lời Bình của Viên Ngộ:
...
   Trong kinh có nói đến Diệu Phong Đỉnh. Tỳ khưu Đức Vân chưa bao giờ xuống khỏi Diệu Phong Đỉnh. Thiện Tài đến tham phỏng bảy ngày mà không gặp. Một hôm lại gặp nhau ở đỉnh núi khác. Gặp rồi, Đức Vân giảng cho Thiện Tài về một niệm ba đời (nhất niệm tam thế), trí huệ của tất cả chư Phật thể hiện qua các pháp môn. Tỳ khưu Đức Vân đã không bao giờ xuống núi, sao lại cùng Thiện Tài gặp nhau trên đỉnh núi khác? Nếu bảo rằng Đức Vân xuống núi, sao trong kinh lại nói rõ ràng rằng Đức Vân chưa từng hạ sơn, vẫn thường ở trên Diệu Phong Đỉnh. Đến chỗ này rồi thì hãy nói xem Đức Vân và Thiện Tài ở đâu?
...

(4) Bích Nham Lục, tắc 35,  Văn Thù Tam Tam,

Trích lời Bình của Viên Ngộ:

       Vô Trước đi chơi Ngũ Đài Sơn, giữa đường đến chỗ hoang vu. Văn Thù hóa phép tạo ra một ngôi chùa để cho Sư trú đêm. Văn Thù hỏi, "Vừa rời chốn nào?" Vô Trước nói, "Phương Nam." Văn Thù nói, " Phật pháp phương Nam trụ trì thế nào?" Vô Trước nói, "Các tỳ khưu thời mạt pháp ít giữ giới luật." Văn Thù hỏi, "Tăng chúng thường có bao nhiêu người?" Vô Trước nói, "Hoặc ba trăm hoặc năm trăm." Vô Trước lại hỏi, "Ở đây trụ trì như thế nào?" Văn Thù nói, "Phàm thánh ở chung, rồng rắn lẫn lộn." Vô Trước nói, "Tăng chúng được bao nhiêu người?" Văn Thù nói, "Tiền tam tam, hậu tam tam (trước ba ba, sau ba ba)."

      Sau đó dùng trà. Văn Thù giơ chén pha lê lên hỏi, "Phương Nam có cái này không?" Vô Trước nói, "Không." Văn Thù nói, "Thế dùng cái gì để uống trà?" Vô Trước không nói gì được, bèn từ biệt ra đi. Văn Thù sai Quân Đề Đồng Tử tiễn ra cửa. Vô Trước hỏi Đồng Tử, "Vừa rồi đại thánh nói "tiền tam tam, hậu tam tam" là bao nhiêu vậy?" Đồng Tử gọi, "Đại đức!" Vô Trước đáp, "Dạ." Đồng Tử nói, "Là bao nhiêu?" Vô Trước lại hỏi, "Đây là chùa gì?" Đồng Tử đưa tay chỉ tượng Kim Cương phía sau lưng. Lúc Vô Trước quay đầu lại thì ngôi chùa đã biến mất và Đồng Tử cũng không thấy, chỉ còn là một cái hang trống không. Về sau nơi ấy được gọi là hang Kim Cương.
...



Phỏng dịch thơ:

      Lang Thang Chơi Núi
Nhẹ nhàng nắng sớm xóa sương mai,
Chống gậy ung dung hướng tuyệt nhai.
Bước tới, chân theo mùi cỏ dại,
Quay về, gót giẵm dấu hoa phai.
Hỏi đường Ngũ Lão, tăng mờ mịt,
Bàn chuyện Diệu Phong, khách miệt mài.
Chùa vắng đồng hoang đêm tạm trú,
Một câu chuyển ngữ lụy trần ai.
              Trần Văn Lương
                 Cali, 5/2019



Lời bàn của Phi Dã Thiền Sư:
     Núi chỉ là núi, sông chỉ là sông, có gì rắc rối đâu!
     Muốn đi chơi núi ư? Ối dào, thì cứ "đi theo mùi cỏ thơm, về theo vết hoa rụng".
     Thắc mắc làm chi chuyện đó là Ngũ Lão Phong, Diệu Phong Đỉnh hay Ngũ Đài Sơn.
     Thương thay, một câu không biết rõ, đành trọn kiếp lang thang.
     Hỡi ơi!






tt
Nếu có thơ của Trần Văn Lương thì anh Đỗ Quý Bái không thể nào bỏ qua được trò chơi chữ nghĩa với thầy đồ Lương. vì thế, mời quý anh chị đọc tiếp một bài thơ hoạ.


Lại cảm tác sau khi thưởng thức bài thơ  LANG THANG CHƠI NÚI của Thầy Đồ Lương : 

Lang Thang Chơi Núi

Gà gáy liên tu buổi sớm mai 
Ung dung dạo bước hướng thiên nhai 
Khi đi nhẹ gót theo hương cỏ .
Lúc lại mau chân chốn nụ phai .​​
Ngũ Lão tìm đường tăng mỏi mắt .
Diệu Phong kể chuyện khách dùi mài 
Đồng hoang chùa vắng đêm ngơi tạm 
Dịch thử tam tam khó hiểu ai   

LTĐQB