Translate

Libellés

jeudi 16 avril 2020

Nghe nhạc độc tấu Guitare và ngắm bộ ảnh Những ngôi làng “độc, lạ” nhất thế giới



Trong những ngày mà ai nấy đều bị ở nhà cách ly để  bệnh Covid 19 không có cơ hội lan tràn lây nhiễm, mời quý anh chị đi ngắm thắng cảnh qua hình ảnh trên net và nghe nhạc độc tấu Guitare.
Kính chúc quý anh chị luôn bình yên.
Carolin eThanh Hương

Những ngôi làng “độc, lạ” nhất 
thế giới.

Thứ Tư, ngày 29/04/2015 06:00 AM (GMT+7)
Đó là những ngôi làng độc đáo có một không hai trên Trái Đất khiến nhiều người kinh ngạc.


Những ngôi làng “độc, lạ” nhất hành tinh - 1

Làng nằm trong miệng núi lửa: Đó là một ngôi làng nhỏ nằm bên trong miệng núi lửa thuộc hòn đảo Aogashima, nằm biệt lập trong quần đảo Izu, cách Tokyo 358km về phía Nam. Cư dân ngôi làng giờ đây đã tăng hơn 200 người kể từ sau đợt phun trào cuối cùng của núi lửa xảy ra năm 1875, khiến nhiều người thiệt mạng. Cách duy nhất để khách du lịch có thể đến Aogashima là bằng phà hoặc trựng thăng. Tuy nhiên, hòn đảo thường ít khách bởi nơi đây thường bị bao phủ bởi sương mù dày đặc, rất khó để máy bay đến đảo.

Những ngôi làng “độc, lạ” nhất hành tinh - 2

Làng ẩn sau vách đá: Người dân thuộc ngôi làng Monemvasia ở Hy Lạp lại sống núp mình sau vách núi dựng đứng khổng lồ, quay lưng lại với thành phố biển Laconia nhộn nhịp. Ban đầu, Monemvasia và Laconia dính liền nhau, nhưng sau trận động đất diễn ra năm 375 đã tách Monemvasia ra khơi xa. Cư dân trên hòn đảo nhỏ gần như bị lãng quên và được thiên nhiên ban tặng cho khung cảnh hùng vĩ, tráng lệ hướng ra vịnh Palaia Monemvasia thơ mộng. Ngày nay đã có một con đường nhỏ dẫn ra từ đất liền ra đảo, giúp kết nối người dân làng trên đảo với đất liền được thuận tiện hơn.

Những ngôi làng “độc, lạ” nhất hành tinh - 3

Làng tổ ong: Đó là ngôi làng Phuktal hay quần thể tu viện Phugtal  ở  Ấn Độ nằm ẩn mình trên vách đá núi treo leo, chắn trước cửa hang phía Đông-
Nam vùng Zanskar thuộc Ladakh và được coi là địa điểm hẻo lánh nhất
phía Bắc Ấn. Nhìn từ xa, quần thể làng tu viện này trông giống như một
chiếc tổ ong khổng lồ treo lơ lửng chiếc miệng hang. Được biết, nơi đây
được thành lập vào đầu thế kỷ 12 và trở nên biệt lập cho đến khi nhà 
ngôn ngôn ngữ học và phương Đông học người Hungary là Alexander 
Cosmo de Koros lần đầu ghé thăm vào thập niên những năm 1800 và 
lưu lại đây nghiên cứu ngôn ngữ Tạng trong một thời gian với kết quả là
cuốn từ điển Tạng - Anh kinh điển.
Những ngôi làng “độc, lạ” nhất hành tinh - 4

Ngôi làng băng giá Bắc cực: 64 người dân bộ tộc Inuit ở làng Isortoq, 
đảo quốc Bắc cực Greenland nằm lọt thỏm trên nền băng tuyết lạnh giá
nhất hành tinh. Người dân nơi đây sống chủ yếu dựa vào thịt động vật 
trong khi rau xanh lại vô cùng khan hiếm bởi không có đất canh tác tại
khu vực này. Tuy vậy, người Inuit giờ đây đã có thể yên tâm  hơn khi họ đã có một đại siêu thị (căn nhà màu đỏ nổi bật trong hình), cung cấp
đủ loại mặt hàng thực phẩm, ngay cả sốt cà chua Ketchup cho đến sốt 
trứng gà mayonnaise cũng không thiếu tại đây.

Những ngôi làng “độc, lạ” nhất hành tinh - 5

Ngôi làng 16 người cheo leo trên núi cao: Ngôi làng Gásadalur hẻo lánh nằm ở phía Tây của Vágar trên quần đảo Faroe, Đan Mạch. Điều đặc biệt
là ngôi làng tí hon này chỉ có 16 người dân sinh sống bình yên trong khung
cảnh hùng vĩ của núi non dựng đứng nhìn ra Vịnh Stream thuộc Bắc Đại
Tây Dương. Trước kia, người dân làng muốn đi đến ngôi làng bên cạnh
họ phải mất hàng giờ đi bộ hoặc ngồi trên lưng ngựa trên sườn núi cao
400m. Thế nhưng giờ đây một đường hầm được xây năm 2004 đã giúp
người dân nơi đây không còn gặp áp lực về chuyện đi lại.

Những ngôi làng “độc, lạ” nhất hành tinh - 6

Làng đại gia giữa hoang mạc cằn cỗi nhất hành tinh: Ngôi làng Huacachina 
ở đất nước Nam Mỹ Peru là một ốc đảo cây cối tốt tươi giữa sa mạc khô 
cằn nhất hành tinh. Nơi đây mọc lên tầng lớp những cây cọ chen chúc 
quanh một hồ nước xanh biếc như ngọc, làm giảm bớt cái nóng ngột 
ngạc của sa mạc nơi đây. 96 người dân làng Huacachina sống nhờ vào
thương mại du lịch khai thác từ chính nguồn tài nguyên tuyệt vời của 
làng. Qua đó, khách được tận hưởng các dịch vụ nhà hàng, khách sạn 
tuyệt hảo trên một ốc đảo yên tĩnh đến tận cùng.

Những ngôi làng “độc, lạ” nhất hành tinh - 7

 Ngôi làng đất sét cheo leo sườn vách núi: Thổ dân người Dogon sống 
quần cư trong ngôi làng với những ngôi nhà làm từ đất sét nung, treo 
mình trên vách núi Cliff of Bandiagara, Tây Phi. Đây là vùng cao nguyên
kết hợp giữa núi và đồng bằng có thành phần cấu tạo địa chất chính là 
đất sét đỏ. Ngôi làng là quần thể chuỗi các ngôi nhà, kho lương thực, 
khu bảo tồn, ủy ban hoàn toàn làm từ đất sét đỏ nung cứng như gạch 
vô cùng kỳ thú, độc đáo.

Những ngôi làng “độc, lạ” nhất hành tinh - 8

 Ngôi làng thần tiên ẩn mình trong thung lũng: Khi du khách đến với ngôi 
làng nhỏ Undredal nằm ẩn mình trong thung lũng hẹp Aurlandsfjord của
Na Uy, mọi người sẽ không khỏi thốt lên trầm trồ trước vẻ đẹp thần tiên
giống như trong thế giới của Walt Disney. Vẻ đẹp mê hoặc và thoát tục 
của làng Undredal không khác thiên đường chốn hạ giới, với khoảng 
100 cư dân sinh sống bằng nghề chăn nuôi dê và sản xuất món bơ dê 
nâu nổi tiếng thơm ngon cùng món xúc xích dê hảo hạng. Trước những
năm 1988, người ngoài chỉ có thể đi thuyền để đến được với làng 
Undredal, nhưng giờ đây đã có đường bộ là hệ thống đường hầm đôi 
nằm trong tuyến đường châu Âu E16, kết nối nơi đây với thế giới bên 
ngoài.

 Những ngôi làng “độc, lạ” nhất hành tinh - 9

Ngôi làng nằm kẹt trên vịnh biển: Làng Furore cổ kính nằm ẩn mình trên
vịnh Fjord thuộc vùng Campania, phía Tây Italia với những ngôi nhà có 
sắc vàng nổi bật được trang trí bằng các bức tranh tường đẹp mắt. 
Furore từng được mệnh danh là"ngôi làng vô hình trên bản đổ", trưởng 
thôn đã quyết định đến lúc phải hành động và tìm cách đưa ngôi làng 
nhỏ xinh này lên bản đồ. Ông đã yêu cầu người dân trang hoàng ngôi 
nhà của mình bằng cách sơn màu thật sặc sỡ khiến ngôi làng trở nên 
nổi bật bên bờ biển.

Những ngôi làng “độc, lạ” nhất hành tinh - 10


Bản làng 'đu mình' trên sóng ruộng bậc thang: Những bản làng người 
H'Mông sống hòa mình trên những thửa ruộng bậc thang trồng lúa tại 
một trong những khu vực đẹp nhất thế giới - Sapa, miền Bắc Việt Nam. 
Người dân bản vừa sống dựa vào làm nương lẫn du lịch, kinh doanh 
dịch vụ lưu trú địa phương cũng như bán các sợi dây thổ cẩm sặc sỡ 
cho khách du lịch treking. 


 Những ngôi làng “độc, lạ” nhất hành tinh - 11

Ngôi làng chuột chũi: Những căn nhà của người dân làng Coober Pedy thuộc phía Bắc của Nam Úc sẽ khiến nhiều người nghĩ đó là những đụn đất khổng lồ đùn lên từ hang chuột chũi. Thực tế đó lại là ngôi làng ẩn dưới lòng đất nhằm chống chọi trước cái nóng như thiêu đốt của mặt trời. Theo một thống kê năm 2011, dân số nơi đây khoảng 1,695 người, phần chính sống dựa vào khai thác đá mắt mèo đắt đỏ, quý hiếm tại đây. 
Những ngôi làng “độc, lạ” nhất hành tinh - 1

Làng đỉnh đồi: Ngôi làng Rougon được mệnh danh là làng đỉnh đồi bởi vị thế độc đáo của nó trên đỉnh đồi cheo leo hiểm trở trong dãy Alpes-de-Haute-Provence nước Pháp. Khung cảnh thanh bình nơi đây cùng nhà nguyện Saint Christophe, một pháo đài thời phong kiến còn xót lại sẽ mang lại cho du khách những kinh nghiệm có một không hai.
Những ngôi làng “độc, lạ” nhất hành tinh - 2

Bộ lạc da đỏ hẻo lánh trong lòng nước Mỹ: Ít ai biết rằng giữa khung 
cảnh tráng lệ của công viên Grand Canyon vốn tấp nập du khách lại ẩn
giấu một vương quốc thổ dân người da đỏ với dân số hơn 600 người, 
đó là tộc người Havasupai của làng Supai hẻo lánh. Vì nằm ở địa thế 
hiểm trở và hẻo lánh, du khách chỉ có thể đến bộ lạc này bằng cách đi 
bộ hoặc trực thăng hay thậm chí là cưỡi lừa. Tại đây cũng có đầy đủ 
quán cà phê, cửa hàng tạp  hóa, nhà nghỉ, bưu điện, trường học, nhà 
nguyện và cả một nhà thờ Thiên chúa nhỏ nhắn.

 Những ngôi làng “độc, lạ” nhất hành tinh - 4

Ngôi làng biệt lập thế giới: Người ngoài sẽ phải mất tới 6 ngày lênh đênh
trên thuyền từ Nam Mỹ hay hàng tháng trời nếu đi qua Nam Đại tây dương để đến được ngôi làng hẻo lánh nhất trên Trái Đất, có tên gọi Tristan da Cunha. Đây vốn là một quần đảo có chiều dài 7km và diện tích 98km2 
với khoảng 300 dân sinh sống bằng nghề nông, nằm chơi vơi giữa đại 
dương, cách đảo núi lửa Saint Helena (thuộc Anh) hơn 2.000 km, 2.400km từ Nam Phi và 3.400km từ Nam Mỹ.

Những ngôi làng “độc, lạ” nhất hành tinh - 5

 Làng nổi trên đảo cỏ: Người dân bộ tộc tiền Inca là Uru suốt mấy ngàn
năm qua vẫn sống trên 42 hòn đảo nổi Uros thuộc vùng hồ Titicaca Puno trên biên giới hai nước Peru và Bolivia. Đảo nổi Uros được kết từ những 
thân cây sậy mọc trên hồ Titicaca Puno. Cây sậy ngoài ra còn góp phần
quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho người dân Uros.

 Những ngôi làng “độc, lạ” nhất hành tinh - 6

Làng sống chênh vênh dưới tảng đá: Ngôi làng Monsanto với 828 nhân khẩu ở Bồ Đào Nha vẫn thản nhiên sinh sống khi trên đầu họ luôn lơ
lửng mối đe dọa từ tảng đá granite khổng lồ nặng hơn 2.000 tấn có thể 
lăn xuống bất cứ lúc nào.

mercredi 15 avril 2020

Chương trình thơ, nhạc của anh Nguyễn Ngọc Phúc với bài Sương Khói Mong Manh và Thiên Đường Đã Khóc.

Kính mời quý anh chị thưởng thức chương trình thơ nhạc của anh Nguyễn Ngọc Phúc.
Cám ơn anh Phúc đã gửi bài.
Kính chúc anh luôn vạn an.
Caroline Thanh Hương

   Nhạc & lời: Nguyễn Ngọc Phúc
Arbre mort par temps de brouillard

Sương Khói Mong Manh

25/04/2019
SƯƠNG KHÓI MONG MANH
Nguyễn Ngọc Phúc
Nhân tháng 4 đen và ngày 30/4 trở lại trong năm 2019, tôi muốn nhớ về một kỷ niệm xót xa trong thời chiến trước năm 1975.
Thủa trung học, tôi có hai người bạn rất thân thiết. Không những chúng tôi chia sẻ ngọt bùi  cho  nhau mà ngay cả cuộc đời tình ái của mỗi đứa trong tuổi hoa niên mơ mộng và yêu đương, chúng tôi cũng chẳng dấu diếm gì với nhau.

Tình yêu của Dương, một trong hai người bạn thân của tôi, là một câu chuyện tình lãng mạn tôi không bao giờ có thể quên được.
  
 

Ra trường trung học, Dương đã tình nguyện vào Không Quân năm 65 và được gửi sang Mỹ học khóa huấn luyện phi công. Sau khi tốt nghiệp, Dương trở về Việt Nam phục vụ cho đất nước.

Trong một buổi tối đầu năm Dương Lịch 1970 vào khoảng cuối năm Kỷ Dậu, Dương đến đánh sập xám ở trên lầu nhà tôi.

Mãi mê đánh bài cho tới quá nửa đêm, tôi chợt nhớ và hỏi Dương :
- Mai mày có đi bay không?
Dương trả lời:
- Có
Tôi hỏi tiếp:
- Mấy giờ?
Dương đáp:
- 5 giờ sáng.
Nhìn đồng hồ thì thấy gần 2 giờ đêm rồi. Tôi bèn quyết định:
- Thôi nghe. Hết ván này nghỉ, cho mày về ngủ, mai sáng còn đi bay. Mai mốt chơi tiếp.
Mọi người OK. Sau đó, tụi tôi tan sòng.

Tôi lên giường ngủ ở trên lầu và thiếp đi lúc nào không hay. Chớp mắt được một lúc, tôi bật tỉnh người ngồi dậy vì nghe có tiếng dộng cửa dưới nhà rầm rầm liên tục. Mắt nhắm mắt mở và nhăn mày khó chịu, tôi lầu bầu xuống cầu thang chạy ra cửa để xem đứa nào sáng sớm dám dộng cửa nhà mình ầm ầm trong mấy ngày cuối năm này.

Mở cửa ra, thấp thoáng thấy một thằng bé trai tuổi chừng 12, 13 đang đứng mếu máo, tôi chưa định thần được xem nó là ai thì nghe tiếng nói trong tiếng khóc:
- chú Nguyên ơi, chú Dương chết rồi.
Nó nói mấy lần như vậy.
Tôi giật nẩy người và tỉnh hẳn trong giấc ngáy ngủ. Lúc đó, mới nhận ra, thằng bé đang khóc  chính là cháu của Dương, tên Thanh, con trai của anh cả của Dương.
Tôi la lên:
- Cái gì? ai chết? Sao chết?
Nó khóc tiếp:
- rớt máy bay.
Trời đã ửng sáng. Quay đầu lại nhìn đồng hồ trong nhà, thấy gần 8 giờ sáng.
Tôi vội nói với nó:
- chờ chú một tí, chú sẽ qua nhà cháu ngay bây giờ.

Cho đến nay, tôi vẫn mang nỗi ân hận này hoài. Không biết có phải vì đêm đánh bài khuya ở nhà tôi đã làm cho Dương mệt mỏi để sáng hôm sau bị tai nạn rớt máy bay chăng?

Sau 49 năm qua, tôi đã được biết thêm các chi tiết của tai nạn gây ra cái chết cho Dương, một cái chết “định mệnh.”

Tai nạn xẩy ra và máy bay rớt ở phi trường Tây Ninh.

Thật may mắn, không như tôi nghĩ, Dương không phải là phi công lái chiếc máy bay bà già L19 trinh sát hôm đó mà là observator, quan sát viên, ngồi ghế sau.

Theo lời kể của bạn bè, máy bay đáp xuống phi trường Tây Ninh quá ngắn và có đàn bò đi ngang phi đạo ở cuối sân trong khi máy bay chưa kịp thắng đứng lại. Vì vậy, sợ đụng đàn bò, phi công phải lấy lại tay lái và tống ga để cất cánh lên ở cuối phi đạo.

Nhưng vì không đủ cao độ an toàn, cho nên, hai bánh xe của máy bay đã vướng vào giây cột điện ở cuối phi đạo làm máy bay bị giựt lại và lật ngược ở cuối đường.

Máy bay rớt lật ngửa và nổ trong một đám cháy lớn. Dân chúng trong làng chạy ra cứu nhưng thật khó khăn và kinh hoàng vì lửa bùng lên quá lớn, cháy lan ra phòng lái và ở cánh phi cơ lại có gắn hỏa tiễn. Dân làng mở được cửa phòng lái bị lật ngược và cứu được người phi công lái ở đằng trước, còn Dương ở đằng sau, vẫn còn sống và bị gẫy chân, không ra được vì bị dính vào seat belt máy bay, dân làng không biết cách mở seat belt để cứu và kéo Dương ra ngoài. Trong khi đó, ngọn lửa càng ngày càng lớn cháy lan rộng tới dàn hỏa tiễn ở bên cánh.

Dương vẫn còn sống ở trong phòng lái nhưng rồi tuyệt vọng và tuyệt vọng cho cả Dương lẫn người cứu. Cuối cùng, dân làng chịu thua bỏ chạy và đã để Dương ở lại một mình trong cõi chết.

Ông bố của Nghĩa, người bạn thân thứ hai của tôi, đã nói một câu về Dương khi mất đi như một lời khắc trên mộ bia cho Dương. Cho đến bây giờ, tôi vẫn ghi trong lòng :

" Một cái chết định mệnh "

Bởi Dương đã yêu một cô gái nhưng đời trai lính chiến sống chết nay mai là một nỗi lo sợ của gia đình cô gái vì không muốn con gái mình trở thành góa phụ quá sớm. Cho nên, tình yêu đó chỉ đếm được từng ngày trong nỗi buồn của đôi tình nhân.

Thôi thì cứ để định mệnh trôi theo dòng đời ở mỗi ngày và từng ngày đi qua nhưng không ngờ tạo hóa đã kết thúc định mệnh đó thật bi thảm và bất ngờ.

Tình yêu của Dương là cửa ngõ đi vào thiên đường nhưng Dương không thể nào bước chân qua được ngưỡng cửa địa đàng. Dương đã đứng ở đó chờ rất lâu và không biết bao giờ cánh cửa thiên đường sẽ mở. Không ai kể cả Dương và người yêu của mình có được cái chìa khóa để mở.

Cuối cùng, định mệnh đã lấy đi cái chìa khóa đó và cánh cửa thiên đường đã bị khép lại vĩnh viễn.

Lúc còn sống, Dương là một người bạn hiền lành, hay cười xuề xòa vui vẻ, dễ dãi, không có những ước mơ nào to lớn và cũng không bao giờ có lời ta thán về cuộc đời và tình yêu.

Một khuôn mặt, một con người và một người bạn tôi không bao giờ quên.

Sau khi được biết chuyện về tai nạn của Dương, tôi đã được giải thoát khỏi nỗi ân hận sau 49 năm dài mang trong người nhưng nỗi nhớ và buồn về người bạn thân này vẫn còn đây.

Nỗi day dứt của tôi cho một cái chết định mệnh đã khiến tôi viết ra được một ca khúc để tưởng nhớ đến người bạn thân và câu chuyện tình sử của bạn mình.

Nó có thể nguội, nó có thể mờ, nó có thể nhạt nhòa trắng đen không mầu sắc, nó có thể vô nghĩa xa lạ với mọi người, nó có thể không hay và tầm thường nhưng với tôi, nó là một lời tôi muốn nói với Dương từ khi Dương mất đi.

Tôi muốn để kỷ vật này thay lời khắc " Một cái chết định mệnh" trên mộ bia cho Dương dù rằng tất cả đã mờ nhạt theo thời gian.

Bài hát có tên Bâng Khuâng, là một nửa đầu về cuộc tình của bạn tôi.
Xin mời thưởng thức bài hát qua YouTube

   xin nhấn vào đường dẫn Bâng Khuâng để nghe nhạc.

   Nhạc & lời: Nguyễn Ngọc Phúc
 
 Chiều xuống bâng khuâng
Theo em về cuối trời
Chiều tím bâng khuâng
Chân anh mang nỗi ngàn Thu
Yêu tà áo trắng
Tim khờ khạo im bước
Khép nỗi cô đơn
Anh ngập ngừng lặng lẽ theo

Ngày tháng bâng khuâng
Em mang cả thiên đường
Có áo em bay
Bên hoa thơm nắng lượn quanh
Sợi tóc tung tăng
Tay vội vàng cuống quít
Cuộn đời mưa bay
Nghiêng vai rơi một chút tình

Một mình bước
Theo em từng cơn mưa buồn
Chiều nhẹ rơi
 Yêu em từ muôn kiếp nào
Chờ đợi tình
Thương tà áo trắng
Chờ đợi người
 Mơ chiều hoang vắng
Rồi thì thầm
Khắc khoải
 Yêu em

Giờ hết bâng khuâng
Anh đi mang cả thiên đường
Không áo em bay
Không hoa không nắng lượn quanh
Ôi! nắng phôi pha
Ôi! Ngàn trùng xa vắng
Cuộn mình chơi vơi
Buông tay khép lại thiên đường

Vỗ giấc ngủ vùi
Quên dấu địa đàng
Quên những chiều vàng
Giấc mơ tan rồi.

Khi viết xong Bâng Khuâng tháng 4 năm 2018, tôi thật xúc động và trong trái tim mình, bỗng nhiên,  thật nhiều kỷ niệm và hình ảnh xa xưa đã dồn dập ào ạt trở về.

Tôi không thể ngăn chận được nỗi cảm xúc lớn lao đó. Vì vậy, một thời gian ngắn về sau, tôi quyết định viết thêm một nửa sau về cuộc tình của Dương.

Cái chết của Dương năm 1970 đã trôi qua cả chục năm sau đó, tôi không biết cuộc đời của bạn bè nhất là người yêu của Dương đã sang trang như thế nào nhưng tôi biết chắc một nửa sau của cuộc tình này sẽ là một nỗi cô đơn chơ vơ rất lớn:

Một tiếng yêu anh
Ở cuối thiên đường
Tưởng đã phai nhòa
Òa....nỗi nhớ

và người ở lại:
Từ mỗi cơn mê
Từ lúc đêm về
Mở cánh thư xưa
Em...úa tàn.

Từ đó, bài thơ Thiên Đường Đã Khóc đã được viết ra trước tiên và sau đó, được phổ nhạc.

Ca khúc Thiên Đường Đã Khóc ra đời vào ngày 1 tháng 1 năm 2019.

Chắp nối hai nửa này với nhau, tôi nghĩ tôi đã hoàn tất trọn vẹn một câu chuyện tình đẹp trong cuộc chiến với một kết thúc buồn thảm mà nhà thơ Linh Phương và Phạm Duy đã từng gọi đó là Kỷ Vật Cho Em.

Cái tên nghe xót xa quá. Tôi không muốn vậy. Đối với tôi, cuộc tình thơ mộng và lãng mạn này phải được thăng hoa lên trên đỉnh yêu thương thật cao, trên cả những xót xa và bi lụy của cuộc đời.

Những lời thơ được phổ nhạc chính là dáng dấp của tình yêu đã ở lại với người tình mà tôi muốn dành tặng cho những người con gái Việt Nam nào đã từng có người yêu là lính và hy sinh trong chiến tranh Việt Nam.

Tôi sẽ góp lại hai nửa câu chuyện của tôi ở trong tùy bút Sương Khói Mong Manh và để Dương, nếu được thở chữ yêu thương bên tai người yêu, lời thì thầm của Dương sẽ như gió thoảng:

“ Sương là Em, Khói là Anh và Mong Manh vì tình yêu của chúng mình thật mong manh như Sương và Khói, không biết tan vỡ vào lúc nào.”

Xin mời thưởng thức:

MP3 Thiên Đường Đã Khóc
  
THIÊN ĐƯỜNG ĐÃ KHÓC
Nhạc và thơ:  Nguyễn Ngọc Phúc

Trăm năm buồn
Giờ là sương khói
Một chút hương thơm
Cho cõi đời
Trăm năm dài
Trải vào hư vô
Dù đã phôi pha
Ngày tháng tàn

Trăm năm đợi
Từ ngàn đêm tối
Rơi xuống thinh không
Hạt mưa sầu
Trăm năm chờ
Từng giọt sương khuya
Từ lúc trăng lên
Ôm lịm hồn em

Mê trầm mình em
Cuộn nỗi cô đơn
Đêm mưa hiu hắt
Bước chân ai về
Như tiếng anh thì thầm
Bên tai lời
Nồng nàn êm ái
Thở chữ yêu thương
Thiên đường đã khóc

Hạnh phúc mong manh
Từng nỗi xót xa
Đêm nghe hoang vắng
Vói ánh trăng khuya
 Che nỗi chơ vơ buồn
Một tiếng yêu anh
Ở cuối thiên đường
Tưởng đã phai nhòa
Òa....nỗi nhớ

Lệ ướt tim em
Rơi xuống hương yêu
Trên căn gác cũ
Bóng anh xa xôi
Em ngóng trông mong chờ
Từ mỗi cơn mê
Từ lúc đêm về
Mở cánh thư xưa
Em...úa tàn.

Nguyễn Ngọc Phúc
Ngày 1 tháng 1 năm  2019.