tt
Kính gửi quý anh chị bài viết của anh Phạm Nga và hình ảnh do anh cung cấp cùng với Youtube được bỏ lên mạng.
Chuyển đến quý anh chị tin nhắn của anh Phạm Nga.
Bạn HƯƠNG mến, dịch phong tỏa, nằm nhà nên rảnh, tôi viết dự thi vớ
vẩn... Nay vui lòng giúp dùm 'phe ta' chút nhé: bấm đường link
www.facebook.com/Angroup1120, rê xuống (hơi lâu) kiếm bài dự thi viết
về đề tài 'SaiGon, ngày tháng năm', tựa '"Nhớ cà phê lá me bay" của PVH
rồi share/like dùm. Cần share/like dùm ở ĐÚNG đường link này bài mới
được tính điểm. Rất cám ơn.Thân ái chúc gia đình luôn an lành ngày nào
còn dịch. (PhamNga).
DÂN MÌNH TẤT TẢ VỀ QUÊ TRÁNH DỊCH, TRÁNH ĐÓI…
Đường phố Sài Gòn vắng lặng, quạnh hiu, đêm cũng như ngày. Dù sao những hình ảnh u ám đó cũng không buồn thảm cho bằng một loại hình ảnh hắc ám khác đã không được phép phổ biến, đăng tải trên các phương tiện truyền thông. Đó là cảnh tượng bên trong các bệnh viện dành chữa trị bệnh nhân Covid 19, thứ đến là bên trong các khu trại, khách sạn tập trung/cách ly người nghi nhiễm, sau rốt là bên trong các khu vực, con đường, con hẽm, dãy phố… vừa có người dương tính với Covid19 hay đã trở thành ổ dịch, nên bị căng hàng rào, mắc dây ru-băng phong tỏa, cách ly y tế.Không được chia xẽ, chứng kiến những hình ảnh thê thảm qua các cái “bên trong…” nêu trên nhưng cảm quan ai nấy nào có được an ổn, nhẹ nhàng gì! Ngày nào báo đài, mạng internet… cũng đồng loạt đăng những hình ảnh về các hậu quả trực tiếp/gián tiếp cùng các ‘nạn-nhân-trúng-miểng’ ngoài ý muốn của chính dịch bệnh hay từ các biện pháp chống dịch. Dần hồi, bên cạnh các hình ảnh ‘nóng’ cảnh sống vất vã, cùng khổ của người nghèo khó, cơ nhỡ, người thất nghiệp, mất sinh kế bởi trận dịch…, đã xuất hiện thêm liên tiếp các hình ảnh ‘sốc’ cảnh những người dân –hầu hết là dân nhập cư – lủ khủ đi lánh dịch.
Bà con đã lặng lẽ rời Sài Gòn, hành lý đơn sơ, tìm về quê nhà bằng mọi cách như xe máy, xe đạp, cả đi bộ dù quãng đường có dài đến ngàn cây số. Nhiều người dân ở các địa phương đang có dịch cũng rời nơi đó đi tránh dịch. Dù đi bằng phương tiện gì, khi tạm nghỉ giữa đường bà con đều ngủ bờ ngủ bụi, cơm nước cũng ở bụi ở bờ.
Như ‘lên báo’ khá sớm là 4 mẹ con đạp xe từ Đồng Nai về Nghệ An, gồm: bà Nguyễn Thị Hương (50 tuổi), 2 con là Võ Thị Thanh Thanh (30 tuổi), Võ Thanh Bình (28 tuổi) cùng em Võ Thanh Trinh, con chị Thanh.
Hay một cụ bà khác cũng quyết định đi bộ từ Sài Gòn về Nghệ An (cách đến 1400km!) , đi được 2 ngày đường cụ đã bật khóc ở một chốt kiểm soát, “Làm sao tui về nhà được đây?”.
Hay như một anh tên Khánh, đã đến Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) làm mướn trong một vườn rẫy. Hơn 2 tháng trước, do bị tai nạn nên anh không thể làm việc và chỉ nằm dưỡng bệnh trong rẫy. Gần đây quá khó khăn nên anh muốn về nhà chị gái ở Đồng Xoài (Bình Phước). Không có tiền, anh Khánh quyết định đi bộ. Anh đi bộ ròng rã suốt 16 ngày, đi đường ai cho ăn gì thì ăn nấy, ngủ vật vã ở nhà dân ven đường…
Hay anh D.V.T (22 tuổi) và chị H.T.L (22 tuổi), thất nghiệp vì dịch Covid-19, không có tiền xoay xở, đã quyết định đi bộ từ Sài Gòn về Huế. Đi được hơn 50 km đến Biên Hòa (Đồng Nai), anh chị cho biết rất xúc động vì nhiều người giúp đỡ dọc đường … Hẳn là còn nhiều cảnh đời thê thảm nữa nhưng đã không có cơ hội ‘lên báo’, cũng là mất cơ hội được đồng bào giúp đỡ cho ít nhiều dọc đường.
Đúng ra, mùa này nào phải Tết nhứt gì mà người ta về quê ăn tết. Bà con phải về quê ‘ngang xương’ bởi Sài Gòn rơi vào mùa dịch. Dịch Covid ngày càng lây lan điên đảo, thành phố phong tỏa kéo dài, thất nghiệp/thiếu đói kéo dài, không thể chịu đựng nỗi, phải đi, phải đành rời bỏ vùng đất 'bầu vú' cho bao người bấu lấy kiếm sống bấy lâu nay, tạm về quê mà không biết bao giờ mới có thể trở lại.
Dân mình tất tả đi tránh dịch mà đối với nhiều người cũng là tránh đói...
PHẠM NGA ghi
(2021, Covid năm thứ hai)