Translate

Libellés

jeudi 22 février 2018

Nhớ Thời Học Trò Tập Tành Cà Phê, Thuốc Lá *Tản văn Phạm Nga.

tt

 Kính gửi quý anh chị bài viết của anh Phạm Nga.
Bài viết này được trích trong sách của anh xuất bản.
Cám ơn anh Phạm Nga đã gửi bài.
Caroline Thanh Hương




Nhớ Thời Học Trò Tập Tành Cà Phê, Thuốc Lá

*Tản văn PhạmNga


Vậy đó, bỗng nhiên mà họ lớn…
(Huy Cận)

1.
Đâu khoảng giữa thập niên 60, xong lớp đệ tứ ở trường Les Lauriers ở Tân Định, nhờ đậu trung học đệ I cấp hạng bình, tôi được chuyển vào trường Pétrus Ký, học đệ tam ban C. Lần hồi lên các lớp đệ Nhị rồi đệ Nhất, đám học sinh lứa tôi ít nhiều đã đỡ lóc chóc, có vẻ người lớn hơn, chững chạc hơn. Trong sân trường, duy nhất kiểu đồng phục quần xanh/áo trắng không cá tính, mấy anh lớp lớn dù có nhỏ con đi nữa trông vẫn “người lớn” hơn bọn nhóc đàn em đệ nhất cấp.
Nói là “người lớn hơn” bởi về mặt ngoại hình, dễ thấy là đứa nào cũng lún phún ở mép miệng vài sợi có thể gọi là râu để tập làm quen với dao cạo. Còn về tâm tư, tình cảm, có nhiều đứa ban đầu kín bưng như mèo dấu kít, lâu sau cũng tiết lộ nửa vời với thiên hạ rằng mình đã mần được vài bài thơ kiểu chiều buồn thư viện, ghế đá công viên, thân phận tóc xanh … và trịnh trọng thông báo sắp đi họp với một thi văn đoàn hay nhóm thơ học trò liên trường nào đó.
Nói là “chững chạc” hơn vì dù muốn dù không, việc phải đậu hai cái bằng tú tài đã đặt lên vai những cậu học sinh cuối cấp trung học một trách nhiệm không nhỏ chút nào, như phải có tú tài 1 thì khi bị đi lính mới vô được trường sĩ quan, còn bằng tú tài 2 vốn là điều kiện để dễ kiếm việc làm hơn đối với học sinh con nhà nghèo, không dám mơ học tiếp lên đại học.
Chính trong cơn khủng hoảng tâm-sinh lý tuổi dậy thì cùng những ưu tư mơ hồ về tương lại, đa số tụi tôi thời đó bắt đầu tập hút thuốc lá và uống cà phê. Như thể muốn khẳng định mình là đàn ông, đúng mẫu quý-ông-sành-điệu, các cậu con trai phải hút thuốc, nhả khói và nhâm nhi cà phê thành thạo, nhất là những cậu chưa thấy có cọng ria nào lú ở mép miệng hay không rặn nổi câu thơ nào.
Các bậc cha mẹ - kể cả những ông bố ghiền thuốc  - thì nào có thể tán thành, ngược lại còn lo lắng, than thở trước chuyện con trai mình bắt đầu bày đặt làm theo thói hư, tật xấu của cánh đàn ông trên đời. Riêng có bố tôi, thời đó đang làm chủ nhiệm một nhật báo tiếng Pháp ở Sài Gòn, lại rất phóng khoáng – hồi đó bọn tôi gọi những ông bố như ông là “ông pô chịu chơi” -  không hề lên tiếng ngăn cấm việc tôi tập hút thuốc.
Nhiều đêm khuya lơ khuya lắc, bố tôi đi dự họp báo hay tiệc tùng gì đó, về nhà thấy tôi ngồi chong đèn ôn bài thi, ông đã dịu dàng hỏi “Học khuya vậy con?” rồi lặng lẽ đặt lên bàn gói Caraven A mà ông đang hút dở. Tất nhiên, tôi hiểu cử chỉ trìu mến, đầy cảm thông ấy chính là một cách bố tôi công nhận tôi không còn là con nít nữa. Tôi đã rất cảm kích và xúc động hồi lâu, thương bố vô cùng và tự nhũ phải ráng đậu tú tài hạng ưu cho xứng đáng với tấm lòng của cha mẹ kỳ vọng nơi mình.
Cũng vào thời đó, các lớp đệ nhị cấp học buổi sáng và khi đến cổng trường thì thường đã cận giờ chuông reo vào lớp, tôi thường chỉ có thể tắp chiếc Mobylette ba-má-cho vào một xe bán điểm tâm đậu trên vỉa hè, vừa ngốn cái bánh sandwich vừa nốc chai sữa đậu nành ướp lạnh, vừa ráng nhớ lấy cái bảng tên ra cài lên ngực, không thì chết với mấy ông giám thị. Khúc phim chớp nhóa mỗi tảng sáng ấy hiếm khi cho phép tôi còn thời gian mà đốt một điếu Bastos xanh, thả vài lọn khói, nói chi chuyện nhẩn nha thưởng thức một tách cà phê sáng. Thành ra, chuyện tôi và đám bạn cùng lớp kéo nhau đi ngồi quán cà phê chỉ diễn ra vào những giờ giấc thong thả hơn, như khi đã tan học, giờ trống cuối buổi sáng, trước hay sau những lúc đến trường vào buổi chiều để học võ Vovinam bên sân vận động Lam Sơn, đọc sách hay tra tài liệu tại thư viện, dự giờ thực hành nói tiếng Pháp ở phòng thí nghiệm cũ…


2.
Đối với nhiều học sinh các lớp lớn của trường Pétrus Ký thời đó, có hai quán cà phê bình dân ở gần trường đã đóng vai quán ‘ruột”, đó là Cheo Leo và Năm Dưỡng. Hai địa điểm này đã là chỗ tụ tập thường xuyên, quen thuộc của nhóm học Nhị C rồi Nhất C tụi tôi cùng nhiều nhóm học sinh các lớp khác, ban khác trong trường. Tụi tôi “đóng đô” thường nhất là ở Cheo Leo, quán nằm khoảng giữa con hẻm số 109 đường Nguyễn Thiện Thuật (Quận 3), cách trường Pétrus Ký khoảng  ½ km, kế  là quán Năm Dưỡng, có mặt tiền nhô hẳn ra đường Nguyễn Thiện Thuật, hiện  mang bảng hiệu “Không Gian 2”.
Vừa rồi, tưởng chuyện dĩ vãng thời đi học đã nhòa nhạt hết trong trí nhớ, tình cờ một ông bạn từ Pháp về, nhất định đòi tôi dẫn đến cà phê Cheo Leo ngày nay. Tôi hiểu bạn mình trong thâm tâm là muốn trở lại với Cheo Leo ngày xưa, cái quán cà phê mà nhiều cựu học sinh Pétrus Ký thường “đóng đô” một thời, cái quán gắn liền với tuổi trẻ chúng tôi như một chứng nhân thời gian thầm lặng mà chung thủy.
Chúng tôi đã biết cà phê Cheo Leo vào thập niên 60 nhưng theo một trang web chuyên viết về Sài Gòn xưa, quán này ra đời năm 1938, tức còn xa xưa hơn rất nhiều. Tìm đến quán vào một buổi chiều mưa nhẹ, tôi mới nhận ra cảnh cũ tới nay hầu như không hề thay đổi, và những người xưa – đám học trò năm nào nay râu tóc đã bạc phơ vẫn thường lai rai đến quán, như để ôn lại hồi ức thời đi học. Nhìn quanh thì vẫn những bộ bàn ghế inox, cũng chiếc ghế sofa gỗ đã 40 - 50 năm tuổi. Bề dày quá khứ của Cheo Leo như đọng lại trên các mặt tường vôi xám xỉn và loang lỗ vết nứt, trần nhà thì ám đen màu khói than, thoang thoảng mùi cà phê từ góc bếp.
Trước tháng 4-75, dù không thuộc hạng nổi tiếng của Sài Gòn nhưng cà phê Cheo Leo vẫn là địa điểm quen thuộc của đám con trai các trường Pétrus Ký, Chu Văn An thời đó. Hơn 75 năm qua, Cheo Leo đã tồn tại cùng gia đình ông Vĩnh Ngô (người gốc Huế, chủ quán) đến thế hệ thứ 3. Còn về số khách “ruột” của quán, tức đám học sinh tập tành cà phê, thuốc lá như tụi tôi một thời, hiện ít nhất cũng đã thuộc lứa U.70.
Hầu hết người Sài Gòn hiện tại chỉ biết đến cà phê phin, riêng giới trẻ thì thích cà phê ly giấy kiểu fast-food hay cà phê xay kiểu Ý, kiểu Mỹ... Riêng nhiều người trong đám U70 chúng tôi hay các vị cao niên hơn, đều chỉ muốn tìm đến cà phê vợt - một loại cà phê giản dị, bình dân, tồn tại từ lâu đời, bán ở những tiệm nước, quán cóc ngõ hẻm hay dọc các con đường nhỏ. Pha vợt thì hương cà phê hòa cùng mùi khói bếp củi than, khi nhâm nhi cà phê, người ta lãng đãng cảm nhận được rời rã vài mảng ký ức xa xưa. Tiếc thay ở Sài Gòn hiện còn rất ít quán xá chịu lưu giữ cách pha và mùi hương cà phê mộc mạc này.
Trong số các quán cà phê vợt còn tồn tại đến hôm nay, có lẽ những người sống trong năm tháng cũ không ai lại không biết đến Cheo Leo. Khi ông Ngô mất, những người con của ông tiếp nối nhau trông coi quán. Từ con gái đầu cho đến con gái thứ ba là bà Sương hiện nay, họ đều giữ nguyên cách thức pha chế cà phê vợt do bố mình để lại.
3.
Tách cà phê sữa-ít-sữa trên bàn đã cạn sạch, cũng đã xong hai điều thuốc Hòa Bình - định mức nghiêm nhặt cho mỗi chầu cà phê ở tuổi già cao huyết áp. Tôi nghĩ mình thật ngây ngô, buồn cười cái thời mình 17,18 tuổi, nhất là vào những ngày tháng ôn thi hai cái tú tài, mà chính từ quán Cheo Leo này tôi đã chính thức mua thuốc lá nguyên gói và cà phê sữa-ít-sữa cũng chính thức trở thành “gu” uống riêng của tôi.
“Vậy đó, bỗng nhiên mà họ lớn/ Tuổi hai mươi đến có ai ngờ…”. Tôi hồi tưởng về thời học trò mới lớn của mình mà như đang sống lại nỗi ngỡ ngàng tuyệt diệu trong câu thơ Huy Cận. Vậy đó, thật là vừa tội vừa thương cái chân dung vụng dại của những cậu con trai bắt đầu biết suy tư chuyện đời, mơ mộng vài tà áo dài trắng, lén lút làm thơ, tập tới lui mấy tình khúc TCS, bập bẹ điếu thuốc, thách nhau thả khói lọn tròn và rủ nhau đến hoài một quán cà phê quen…
 (Tháng 8-2015)

*Trích tập tản văn LÃNG ĐÃNG VỚI CÀ PHÊ&NHẠC, Phạm Nga 2017. 
Đọc thêm bài cùng chủ đề.



Petrus Ký và quán cà phê dĩ vãng, Cheo Leo, còn nhớ hay quên?

Con Cò viết Những bài thơ Đường bất hủ nhờ câu chót.

tt

Khi Con Cò  bàn về thơ, thì những bài chọn lọc được phân tích, dịch nghĩa, dic̣h âm để chúng ta thưởng thức sự sưu tầm đáng kính này.
Mời quý anh chị thưởng thức bài viết của Con Cò.
Cám ơn Con Cò  đã gửi tài liệu nghiên cứu văn học thâm thúy.
Caroline Thanh Hương

Phần chữ Hán không post được trong Blog, mời quý anh chị mở đường dẫn bên dưới.

Các bạn thân mến
Đầu năm thấy các bạn khai bút lung tung làm Con Cò ngứa tay. Đã qúa lão nên sức sáng tác cạn kiệt. Bèn gom nhặt một mớ bài dịch cũ trong một đề tài để góp mặt với các bạn. Khai bút không nổi thì khai dịch vậy!
Như thường lệ, phần lời bàn là phần rất quan trọng của Con Cò.
Con Cò

 Résultat de recherche d'images pour "thơ Đường"
Những bài thơ Đường bất h nhờ câu chót
Đề tài này không đề cập tới những bài thơ Đường bất h toàn diện bởi vì có hàng trăm bài như vậy. Nó ch chn lựa (không phi liệt kê) 11 bài ca 8 thi hào đời Đường với một tiêu chuẩn đặc biệt: toàn bài ch ở mức trên trung bình nhưng đột nhiên xuất hiện câu chót đp như một chuỗi ngc đeo vào cổ cô gái quê. Cng xin nói thêm rằng Con Cò ch lựa chn trong số 500 bài thơ Đường mà mình đ dch, nếu đi xa hơn nữa thì số bài s nhiều hơn. Mời các bn thưởng thức những câu thơ đơn thuần mà soi sáng cho c một bài thơ (bài thơ s không sống mãi nếu không có câu này).
(Như thường lệ, phần lời bàn là phần rất quan trọng - quan trọng không kém phần dịch - vi nó giúp ngừơi đọc thấu hỉêu nguyên bản).

L Bch
1/ Xuân  Tứ

Dịch âm
Xuân Tứ
Yên thảo như bích ti
Tần tang đê lục chi
Đương quân hoài qui nhật
Thị thiếp đoạn trường thì
Xuân phong bất tương thức
Hà sự nhập la vi
Chú giải:
Yên&Tần: chàng đang ở đất Yên, thiếp đang ở xứ Tần
Nghĩa xuôi của hai câu chót: gío xuân (tượng chưng cho niềm vui) chẳng hiểu lòng nhau, vô cớ lọt vào màn the làm gì?(lòng ta đang buồn, không thiết đón gío xuân)
Dịch thơ
Xuân Tứ
Cỏ Yên như tơ xanh
Dâu Tần khoe cành biếc.
Chàng mong mỏi về nhanh,
Lúc thiếp buồn da diết.
Gió xuân chẳng thấu tình,
Lọt màn the ghẹo thiếp.
Lời bàn của Cn̉a Con Cò
Bài thơ thể ngũ ngôn lục cú, niêm luật ít gò bó nên ý tứ được phô diễn rất phóng khoáng:
Chàng đang ở đất Yên. Thiếp thì ở đất Tần. Lúc chàng mong về nhà thì thiếp cũng đang nhớ chàng vô cùng. Xuân về cây cỏ xanh tươi nhưng thiếp đâu thèm ngắm. Còn gã gió xuân kia, tuy mi hiền hòa, dịu ngọt nhưng lúc này ta chỉ nhớ đến chổng ta thôi. Nếu chồng ta có nhà thì ta vui vẻ đó́n mi vào chung vui. Nhưng bây giờ chồng ta đi vắng, mi lọt vào màn the của ta để làm gì? Bài dch phi dùng từ ghẹo mới dịch hết nghĩa của câu siêu việt này.
2/ Tử Dạ Xuân Ca

Dịch âm
Tử Dạ* xuân ca
Tần địa La Phu nữ,
Thái tang lục thuỷ biên.
Tố thủ thanh điều thượng,
Hồng trang** bạch nhật tiên.
Tàm cơ thiếp dục khứ,
Ngũ mã*** mạc lưu liên.
Chú giải của Hoàng Xuân Thào
*Tử Dạ là một cô gái đời Tấn, thời Lục Triều, với nhiêu cuộc chinh chiến. Tử Dạ nổi tiếng vì tự làm ra các bài dân ca được lưu truyền trong dân gian với hai chủ đề chính: tình dang dở của người con gái và tình cảm của những chinh phụ mong nhớ chinh phu ngoài chiến trường. Tử Dạ được đời hâm mộ nhất là bài Tử Dạ Xuân Ca và bài Tử Dạ Thu ca.
**Hồng trang: má hồng
***Ngũ mã: Xe có 5 ngựa kéo.  Xe có 5 ngựa kéo là xe của quan Thái Thú. Làm tới Thái Thú thì đã qúa già, có lẽ chàng này là công tử, con của Thái Thú.
Dịch nghĩa
Bài hát mùa xuân của nàng Tử Dạ
Người con gái La Phu đất Tần
Hái dâu bên dòng nước xanh
Bàn tay trắng ngần vịn vào nhành cây xanh
Ánh nắng mặt trời chiếu trên má hồng
Tằm đói rồi thiếp phải chạy về nhà
Xin ngài (người đi xe năm ngựa kéo) đừng ở lại lâu.
Dịch thơ
Bài Ca Xuân Cùa Nàng Tử Dạ
Gái Tần La Phu đẹp
Hái dâu bến nước xanh
Tay măng vin cành biếc
Nắng ghẹo má hồng xinh
" Thiếp xin về tằm đói
Chàng ở lại sao đành"
Lời Bàn Của Con Cò
Bài này duyên dáng vô cùng, dịch sát nghĩa từng chữ có thể khô khan hoặc ngây ngô. Toàn bài dàn xếp giống một màn kịch thơ. Vậy thì hãy thuật lại màn kịch này thành văn xuôi rồi dịch thoát.
Có một công tử tuấn tú, ngổi trong một cỗ xe có 5 con ngựa kéo (Xe 5 ngựa là xe của quan Thái Thú. Chàng này là công tử con quan Thái Thú). Trên đường du xuân, chàng dừng xe tán tỉnh cô gái hái dâu trên bến nước xanh. Cô gái này cao tay lắm. Cô khai triển hai bàn tay nõn nà có những ngón búp măng trên cành dâu xanh biếc và để cho ánh nắng nhảy nhót trên má hồng.
Cuộc đối thoại phong phú của hai người chỉ vỏn vẹn có 2 câu:
Câu 5: Thiếp phải về nhà cho tằm ăn kẻo chúng đói. Lý do chính không phải vậy đâu. Nàng chỉ muốn viện cớ đó để dụ chàng về nhà (ý này nằm trong câu 6)
Câu 6 rất khó dịch cho sát nghĩa vì nó qúa tế nh và cô đọng. Nghĩa của câu nguyên bản: Xin chàng công tử cỡi cái xe 5 ngựa đừng ở lại đây lâu. Nàng muốn nói rằng: "Công tử chàng ơi! Cái bãi dâu này chả đáng cho chàng dừng ngựa đâu. Chàng đã dừng lại vì em. Vậy thì sau khi em về cho tằm ăn, chàng còn nán lại đây làm chi, hay là chàng theo em về nhà nhé!" Một câu có nghĩa phức tạp và tế nhị như vậy, lại phải cho hợp vận, thì làm sao dịch nổi bằng một câu 5 chữ. Đành phải dịch thoát bằng câu: Chàng ở lại sao đành.
3/ Bch l

Dch âm
Bch l
Bch lhá thu thu,
Cô phi như trusương.
Tâm nhàn thvkh,

Độc lp sa châu bàng.
Dch nghĩa
Suy ngh về Cò Trắng
Con cò trng đáp xung làn nước mùa thu,
Bay mt mình như cm sương rơi.
Vi dáng điu an nhàn nó chưa đi đâu c,
Nó đng mt mình trên bãi cát bìa cù lao.
Dch thơ
Cò trắng Hoài cm
Cò trắng đáp hồ thu
Như một cm sương mù
An nhàn chưa mò cá
Ven cù lao độc du
Lời bàn ca Con Cò
Thi nhân Đông và Tây đều coi cò trắng là biểu tượng ca thơ. Nó mềm mi, uyển chuyển, mnh mai, hiền lành....và nên thơ. Cò trắng ca L Bch không đáp xuống hồ thu để mò cá (nước đc mới béo cò, nước trong không có cá lội). Nó đáp như một cm sương trắng và soi gương trên mặt nước trong. Trông kìa: nó bước thong th, nhàn h, bình an trên bi cù lao, giống hệt nàng thơ muôn thuở. Đúng là Con Cò Thơ ca L Bch. Linh hồn ca bài này không nằm trong câu chót như những bài khác mà nằm gn trong ba chữ cm sương mù ở câu 2.

Bch Cư D
4/ Dạ vũ

Dịch âm
Dạ vũ
Tảo cung đề phục yết,
Tàn đăng diệt hựu minh.
Cách song tri dạ vũ,
Ba tiêu tiên hữu thanh.
Dịch nghĩa
Mưa Đêm
Con dế mèn buổi sớm hết kêu rồi lại ngừng
Ngọn đèn tàn lụi lại sáng
Cách cửa sổ (mà) biết đêm có mưa
Vì vừa mới nghe tiếng (lộp độp) trên tàu lá chuối.
Dịch thơ
Mưa Đêm 1                                       Mưa Đêm 2
Dế khi kêu khi nín                              Dế khi kêu khi nín
Đèn lúc tỏ lúc mờ                               Đèn lúc tỏ lúc mờ
Cách song nghi mưa rớt                     Cách song nghe mưa rớt
Lá chuối đếm giọt mưa.                     Lá chuối nhắn lời mưa
Lời bàn của Con Cò
Ý của toàn bài chỉ đơn sơ như sau: Dế kêu đứt đoạn, đèn khêu mập mờ (đêm đã khuya). Đứng bên trong cửa sổ (cừa đóng kín) biết có mưa vì nghe thấy tiếng mưa trên lá chuối.
Cái hay của bài này nằm trong câu chót. Có 2 cách dịch thoát trong  câu chót của hai bài dịch này:
Trong bài 1, Cò dịch câu này là  Lá chuối đếm giọt mưa (nguyên bản chỉ là tiếng mưa trên lá chuối). Tiếng mưa trên lá chuối nghe lộp bộp giống như lá chuối đếm những giọt mưa (1, 2, 3, 4................).  Kể đã fantasy rồi. Nhưng vì qúa mê câu đó nên muốn fantasy thêm tí nữa, nên trong bài dch 2, Cò bèn dịch câu này là: Lá chuối nhắn lời mưa. (ngụ ý rằng tiếng mưa trên lá chuối giống như lời của mưa nhắn vô trong nhà). Cả 2 câu đều nhân cách hóa giọt mưa mà không hỏi ý kiến của tác giả. Bản tính Cò thích sát nghĩa hơn bay bướm mà cả 2 câu đều bay bướm. Chả biết chọn câu nào, bèn chép cả 2 bài.
Bạch Cư Dị tả tiếng mưa trên lá chuối thật là kỳ diệu. ông không cần tả tiếng lốp đốp, lộp bộp....hay bất kỳ một loại âm thanh khoái nhĩ nào. Bạn cứ tùy tiện lắng nghe. Mỗi người sẽ nghe thấy một loại tiếng mưa. Dường như có lời nhắn từ bên ngoài song cửa rằng: "Ông Bạch Cư Dị ơi! Chúng em là những tàu lá chuối trong vườn đây. Chúng em đang nằm ngửa hứng mưa trên ngực, trên bụng, trên đùi,...........Đã đủ nước tưới vườn ông rồi đó. ông hãy vui sướng đi."
Nghĩ xa hơn chút nữa sẽ như sau: Trong thôn làng, cả ngàn người đang chờ mưa trong trong tiết trời hạn hán. Cầu đảo hoài mà chả có mưa. Đột nhiên một đêm tối trời, nghe tiếng mưa trên lá chuối. Mọi người thức dậy reo vui. Mưa đang nhắn họ (qua lời của lá chuối) rằng đã có đủ nước cho ruộng đồng rồi. Sẽ được mùa. Đối với họ, tiếng mưa trên lá chuối lúc này du dương gấp 10 lần tiếng tì bà của Bạch Cư Dị hoặc tiếng dương cầm của Tây phương.
Sau khi đọc bài dịch này, Hoàng Xuân Thảo phê rằng: "Tôi đã nghe tiếng mưa trên lá chuối trong rất nhiều bài thơ nhưng chưa bao giờ thấy lá chuối đếm giọt mưa hoặc lá chuối nhắn lời mưa. Nhân cách hóa tiếng mưa của Con Cò là một sáng tạo tuyệt vời".
5/ Tư phmy

Dch âm
Tư phmy
Xuân phong dao đãng tự đông lai,
Chiết tn anh đào trán tn mai.
Duy dư tư phsu mi kết,
Vô hn xuân phong xuy bt khai.
Chú gii
Dao đng: dao động. Trán: mở ra. Dư: thừa, ngoài ra. Xuy: thổi. xuy đch: thổi sáo.
Dch ngha
Mi sầu thiếu ph
Gió xuân dao động đến từ phía đông
Gẫy hết hoa anh đào, nở bung hết hoa mai
Duy ch có mi ca em (vì nhớ chàng) vẫn cứ ấp mối sầu
Gió xuân dù thổi bất tận cng không mờ được mi em (cho nỗi sầu bay đi).
Dch thơ
Mi sầu thiếu ph
Gió đông dìu dặt để xuân tươi
Gẫy hết anh đào nở hết mai
Duy đôi mi thiếp sầu phong kín
Tội gió xuân kia cứ thổi hoài.
Lời bàn ca Con Cò
Bài thơ nguyên bn rất đơn thuần nhưng hay tuyệt đnh nhờ câu chót. Dch ba câu đầu khá dễ dàng theo kiểu đơn thuần như nguyên bn. Tới câu chót thì mắc kt. Muốn dich sát nghi thi không khó nhưng vừa sát nghi, vừa hợp niêm vận, vừa tiếp nối được v đơn thuần ca ba câu đầu thi không dễ. Sau cùng nhắm vào nghi xuôi ca câu thơ rằng: tội nghiệp gió xuân cứ muốn thổi cho mi em mở ra đế sầu bốc hơi đi mà không nổi. Thế thì câu thơ s gn gàng là: Tội gió xuân kia cứ thổi hoài.

Dương Không Lộ
Trong số các Thiền sư Việt làm thơ Hán, có lẽ Sư Không Lộ là một hiện tượng thi ca độc đáo. Thuộc thế hệ thứ chín, dòng Thiền Quang Bích. Với kiến thức uyên bác, nhà sư được người đời truyền khẩu là có phép thần thông. Sau khi rong ruổi nhiều nơi để tu tập giáo lý Thiền Tông, Mật Tông, thiền sư trở về quê nhà (Nam Định, Vịêt Nam) dựng chùa Nghiêm Quang, thu nhận môn đồ. Sống giản dị, điềm đạm, không màng danh lợi, thiền sư là tấm gương đạo hạnh cho bao đời.
6/ Ngôn Hoài

Dịch âm
Ngôn Hoài
Tuyển đắc long xà địa khả cư
Dã tình chung nhật lạc vô dư
Hữu thì trực thượng cô phong đỉnh
Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư
Chú giải:


Long xà: rồng rắn. Vô dư: không thừa; 2 chũ này trong câu này ngý không có gì bên trên cái vui đang hưởng; xin dịch là quá vui. Phong: ngọn núi.
Dịch thơ
Nhớ Nhời
Chọn đất rắn rồng để nghỉ ngơi
Suốt ngày thôn dã quá yên vui
Có khi tới đỉnh non cô quạnh
Hét lớn một âm lạnh bầu trời
Lời bàn của Con Cò
Hai câu đầu xưng tụng cái tĩnh lặng của miền thôn dã.
Hai câu cuối đưa cái cái tĩnh lặng ấy ra khỏi luân hồi. Trên đỉnh cao nhất của cái tĩnh lặng ấy một âm thanh phát ra từ cửa miệng một tu sĩ làm lạnh cả bầu trời. Đó là một âm thanh thoát tục, âm thanh của một nhà sư vừa đắc đạo. Câu "Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư" thách đố những đại thi hào Trung quốc.
Rất thanh tịnh. Rất an nhiên tự tại. Rất hùng tráng. Rất siêu thoát. Rất đáng được ưa chuộng tại Trung quốc.

Lý Quần Ngọc
7/ Ký Vi tú tài

Dịch âm
Ký Vi tú tài
Kinh Đài Lan Chử khách,
Liêu lạc cộng hàm tình.
Không quán tương tư dạ,
Cô đăng chiếu vũ thanh.
Dịch nghĩa
Gửi tú tài họ Vi
Khách Lan Chử ở chốn Kinh Đài
Cùng ngậm ngùi vì cảnh lênh đênh
Đêm mong nhớ ở nơi quán vắng
Ngọn đèn cô đơn soi vào tiếng mưa
Dịch thơ
Gửi Tú Tài Họ Vi
Kinh Đài* hề Lan Chử*
Lưu lạc lòng ngậm ngùi
Nhớ nhau đêm quán vắng
Đèn côi** chiếu tiếng mưa
Chú giải
*Kinh Đài: đất thuộc tỉnh Hồ Nam, xưa thuộc Kinh Châu, nơi xuất thân nhiều thi sĩ. Trong bài này, Kinh Đài có nghĩa là thi đàn (nơi họp nhau vịnh thơ).
*Lan Chử: sông Lan Chử, thuộc tỉnh Chiết Giang. Đời Tấn, Vương Hi Chi xây nhà trên sông Lan Chử gọi là Lan Đình để cho bạn bè ngâm vịnh. Lan Chử khách: khách yêu thơ.
**côi: Từ trong câu 4 của nguyên bản có nghĩa rất rộng trong bài này: cô đơn, èo uột, mù mờ.
Lời bàn của Con Cò
Thi đàn là nơi gặp gỡ của giới thượng lưu trí thức Trung quốc. Họ tụ họp ở đó để ngắm trăng, uống rượu và ngâm vịnh, không phân biệt giầu nghèo, già trẻ, thân sơ (họ không chủ trương phân biệt nam nữ nhưng nữ sĩ rất hiếm hoi trong mọi thời đại nên gần như không bao giờ thấy người nữ xuất hiện trong thi đàn),
Đề tài của bài này là tâm sự của tác giả nhớ tớí một thi hữu họ Vi trong một đêm mưa nơi quán vắng. Ngọn đèn mờ cô đơn trong đêm đen không đủ sáng để thấy mưa rơi. Nhưng mưa vẫn lọt vào tai và rơi âm ỉ trong lòng. Kể như ánh đèn mờ không chiếu giọt mưa mà chiếu tiếng mưa. Nếu dịch câu chót là  Đèn côi chiểu mưa rơi thì hợp vận nhưng sai ý của tác gỉa (ý thơ quan trọng hàng đầu)
Góp ý của Hoàng Xuân Thảo:
Câu cuối thật độc đáo, mắt nghe, tai thấy, làm nổi hẳn bài thơ.

Vương Xương Linh
8/ Thái Liên Khúc k nhì

Dịch âm
Dịch âm
Thái Liên Khúc Kỳ nhì
Hà diệp la quần nhất sắc tài
Phù dung hướng kiểm lưỡng biên khai
Loạn nhập trì trung khan bất kiến
Văn ca thủy giác hữu nhân lai
Dịch thơ
Ca Khúc Hái Sen Kỳ nhì
Sen thắm quần là một sắc tươi
Phù dung mỹ nữ sánh chung đôi
Lẫn lộn trong ao phân biệt khó
Nghe ca dưới nước nhận ra người
Lời bàn của Con Cò:
Tuy bài thơ vừa hay vừa súc tích nhờ ở lối trình diễn sáng sủa, gẫy gọn, sắc bén và dí dỏm của cả bốn vần thơ nhưng câu chót là linh hồn ca toàn bài: Mặt người và sắc hoa đẹp ngang nhau không thể nào phân biệt được, tới khi nghe tiếng hát mới hiết trong ao có người. Biết trong ao có cả mặt người và hoa sen nhưng vẫn không phân biệt được đâu là hoa sen, đâu là mặt người!
Trong ngôn ngữ của thơ từ cổ tới kim, từ Đông sang Tây chưa hề có ý thơ nào tượng hình hơn ý thơ này.

Hạ Chi Chương
9/ Hồi Hương Ngẫu Thư

Dịch âm
Hồi Hương Ngẫu Thư Kỳ nhì
Ly biệt gia hương tuế nguyệt đa
Cận lai nhân sự bán tiêu ma
Duy hữu môn tiền Kính Hồ thủy
Xuân phong bất cải cựu thì ba
Chú giải:
Tuế nguyệt đa: nhiều năm tháng. Cận lai: gần đây. Nhân s: việc đời. Duy hữu: duy có. Môn tiền: trước cửa. Bất cải: không đổi. Ba: sóng. cựu thì: thời cũ, ngày xưa.
Dịch thơ
Hồi Hương Ngẫu Thư Kỳ nhì
Trải bao năm tháng biệt quê nhà
Việc đời phân nửa đã tiêu ma
Duy trước hiên nhà trên hồ Kính
Gió xuân chẳng đổi sóng ngày xưa
Lời bàn của ConCò:
Câu chót là câu tả cảnh xuất sắc: chỉ làn sóng trên mặt hồ Kính là không đổi, vậy thì kể như từ cọng cỏ, cục đất của quê xưa cũng đã đổi hết rồi. Ôi! Thơ mà tả được như vậy mới thực sự gọi là gợi hình, nói ít mà hiểu nhiều. Câu "Xuân phong bất cải cựu thì ba" cực kỳ đơn sơ mà cực kỳ siêu việt! Bái phục.

Thôi Hộ
10/ Đề Tích Sơ Kiến Xứ


Dịch âm
Đề Tích Sở Kiến Xứ
Khứ niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong
Chú giải:
Khứ niên: năm trước. Kim nhật: ngày nay. Thử môn trung: trong cửa này. Nhân diện: mặt người. Tương: tương phản. Hà xứ khứ: đi xứ nảo. Y cựu: như cũ. 
Dịch thơ
Vịnh Nơi Gặp Gỡ Xưa
Ngày này năm ngoái cửa này trông
Người ngọc hoa đào chung ánh hồng
Người ngọc đã đi đâu khuất dạng
Hoa cười như cũ đón đông phong
Lời bàn của ConCò:
Đây là 1 bài siêu việt nhất trong những bài thơ thất ngôn tứ tuyệt. Từng chữ, từng câu như những tiếng chuông vàng. Câu kết đã làm tốn nhiều giấy mực của những nhà bình luận thơ khắp Á châu trong hơn một thiên kỷ. Thi hào Nguyễn Du đã mượn ý câu này trong Truyện Kiều: “Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông” nhưng tiếc rằng tiên sinh dch chưa sát . Ý của câu nguyên bản là: Hoa đào vẫn cười với gió đông như cũ. Nếu là hoa đào của năm ngoái thì nó đã khô héo rồi, không thể nào cười với gió đông được.  2 chữ “năm ngoái” của tiên sinh chỉ dịch được chữ “cựu” trong 2 chữ “y cựu” của Thôi Hộ. Nếu tiên sinh dch cm từ y cựu đơn gin hơn (như c) thì tuyệt đối không có vấn đề.

L Thương Ẩn
11/ Vô đề (Trường my hoạ liễu tú liêm khai) 
Dịch âm
Vô đề (Trường my hoạ liễu tú liêm khai)
Trường my hoạ liễu tú liêm khai,
Bích Ngọc hành thâu bạch ngọc đài.
Vị vấn thuý thoa thoa thượng phụng,
Bất tri hương cảnh vị thuỳ hồi?
Dịch nghĩa
Vô đề (Điểm nét ngài xong giục vén màn)
Vẽ xong nét mày dài, vén rèm lụa lên,
Tì nữ thu dọn đài gương ngọc trắng.
Hỏi thử cánh phụng trên chiếc thoa cài đầu,
Không biết cổ người đẹp thơm vì sao?
Dịch thơ
Vô Đề (Tô xong mày liễu vén rèm nhanh)
Tô xong mày liễu vén rèm nhanh
Thu dọn đài gương ngọc trắng xanh.
Ướm hỏi ngọc thoa hình cánh phượng:
Vì đâu người đẹp cổ thơm lành?
Lời bàn của Con Cò
Câu chót là một tuyệt chiêu. Gái giang hồ sợ nhất là già và xấu cho nên trang điểm từng giờ. Mặt mày thì có thể soi gương nhìn thấy nhưng cổ và gáy thì không. 
Hãy coi LTÂ lợi dụng điều này để tán gái giang hồ. Ông ôm nàng từ sau lưng, hôn nhẹ lên gáy rồi hỏi cây thoa hình cánh phượng cài trên đầu nàng rằng: "Thoa ơi! làm ơn mách cho ta biết vì sao mà cổ của người đẹp lại thơm lành mãi như vầy?". E rằng nàng đã khóc và sau đó đã miễn phí cuộc vui hôm đó cho ông.
Hoàng Xuân Thảo, nổi danh trong giới tu bíp là một người nghiêm túc, mà rất thích bài này.
Lời phân trần ca Con Cò
Trong số 11 bài thơ trên đây có thế có một vài bài mà bn cho là bất h toàn diện theo bn (chứ không bất h nhờ một câu). Đó là do nhân tâm tùy thích. Còn nữa, những câu nguyên bn mà Con Cò so sánh như "chuỗi ngc" có thể ch xuất hiện trong bài dch như "chuỗi ngà" bởi vì tài năng ca loài Cò ch tới mức đó. Xin được thông cm.