Kính gửi quý anh chị vidéo của anh Hùng Lê với những cây hoa phượng đươc̣ ghép vào bài Phượng Hồng với tiếng hát của Vũ Khanh.
Sau đó, mời quý anh chị đọc bài
Tháng Bảy Ve Sầu.
Tùy Bút Caroline Thanh Hương.
« Mỗi năm
đến hè, lòng man mác buồn,
Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương.
Ngày mai xa cách hai đứa hai nơi
Tạ từ là hết người ơi. »
Lạ thật đó nhé, vì mỗi năm đều có tháng bảy. Và
mỗi năm đều có ai đó nỉ non hát lại cái bản nhạc xa xưa ngày ấy mà
ít nhiều ai đó cũng từng ngậm ngùi hát chia tay bạn bè, thầy, cô,
trường lớp và rồi lại vui mừng gặp lại nhau ngày tựu trường.
Có lẽ người ta xa nhau để nhớ nhau nhiều hơn, hay
xa nhau để đi vào quên lãng?
Có khi đúng, cũng có khi sai đấy các anh chị ạ.
Khi người ta thương nhau nhiều quá, thì xa nhau một
chút đã mang nhiều nhớ nhung.
Ngày xưa ta đưa bạn quyển tập lưu bút, xin đôi dòng
chữ tạm biệt và xin tấm hình dán lên đó để lưu niệm.
Ngaỳ nay, người ta có Facebook, xa để mà gần, vì
giờ phút nào cũng có thể hỏi thăm người bạn đó mà không còn thấy
nhớ nhung nữa.
Nhớ một người hay có hằng chục, hằng trăm, hằng
nghìn người bạn khác để chia sẻ mà chia sẻ chuyện chi?
Dù cho có chuyện hay không có chuyện gì để kể,
cũng vẫn có chuyện để chit chat mà.
Con bé cháu nhà tôi, ba má nó cứ kêu thôi đi con,
tay nó vẫn nhúc nhích bấm, mắt nó vẫn liếc lên, liếc xuống cái
tablette, cái cell hay cái truyền hình, miệng nó vẫn cười nói với
tất cả mọi người trong gia đình...
Hay thật đó chứ, con người trên trái đất này bây
giờ cứ như người ngoài hành tinh, có một gương mặt mà ở muôn nơi.
Xa cách, nhớ nhung ư? Có thì giờ không đó?
Làm gì còn thì giờ ngoài đi học, đi làm, đi chơi
hay trong giấc ngủ vẫn chiêm bao mộng mị về nơi nào, về người nào...
làm sao ai mà biết được? Trời biết đấy chứ, nhưng trời nhận nhiều
message, sms, mms quá nên trời cũng bận túi bụi.
Không biết mấy ông người ta chế chi cái máy vi
tính làm chi mà cho con người bây giờ bận đến không kịp ăn, không kịp
ngủ, không kịp làm và chẳng biết có đủ thì giờ suy nghỉ chánh tà
hay không?
Ối giờ ạ, nhàn cư vi bất thiện, câu nói này chắc
cũng trật đường rầy rồi, vì cái nhàn ngày nay cũng khác xưa.
Chẳng biết có cụ nào có hiểu cái nhàn của thế
kỷ 21 này hay không?
Tôi đã khám phá ra và xin thưa để các anh chị nào
đọc bài này được biết luôn nhé.
Số là tôi bận quá mấy lúc này đây. Cũng giống
như thời còn đi học, sáng ra chạy đi trường này hoc cua này, chạy sang
trường kia học thêm cua kia, chạy qua trường nọ học thêm môn nữa và môn
nữa rồi về nhà học thêm bài ở đủ mọi trường.
Cái đầu nhỏ bé của tôi cứ học căng ra và buồn
ngủ chết luôn cũng phải nốc cà phê filtre cho tỉnh để mà học ngày
không đủ, tranh thủ học đêm...
Quá mệt mà học để trả bài cho vui lòng tất cả
những người chờ mình thuộc bài.
Khi thôi học, thì đâm đầu đi làm, và cũng đi làm
khi ca sáng, khi ca tối, khi về đi chợ, nấu cơm làm việc nhà hay chạy
đi bơi, chạy đi đủ thứ chuyện lằng nhằng của cuộc sống và rồi còn
bạn bè trên net nữa chứ. Cứ vào mạng là mắc lưới mạng luôn.
Cả thế giới, con nít, người lớn đều vướng lưới
mạng nhện cả.
Ai làm gì , đi đâu, nói gì ta đều biết, người đều
biết và ai nấy cũng biết hết.
Biết bạn ta là ai, ai chọc ta tức, ai chọc ta
cười, ai ghét ta, ai thương ta và ai chẳng bao giờ mất thì giờ với
mình.
Bởi vì vậy, con ve tháng bảy nó cứ luôn luôn sầu,
nó luôn ca khang cả cổ, người ta thì vẫn luôn thờ ơ.
Thế thì con ve sao còn mãi ca mùa hè về?
Và tại sao con ve Việt Nam cũng biết ca bản nhạc
của con ve sầu bên tây.
Con ve bên mỹ hay các nước khác chẳng biết có họ
hàng gì với các chú ve Việt Nam hay không sao mà biết hát cùng một
điệu buồn thế kỷ?
Các anh chị có thấy lạ không?
Caroline Thanh Hương
17 tháng 7 năm 2016
Kính gửi quý anh chị đoạn phim quay hình ảnh đám ve sống chui rúc dưới mặt đất những 17 năm để rồi chỉ sống trong 6 tuần lễ dưới ánh nắng mặt trời. và vì đâu có câu chuyên
Tại sao ve sầu kêu vào mùa hè?
Thứ 7, ngày 21/05/2016 19:01:57
|
Trả lời
Ve sầu kêu vào mùa hè
là do đây là mùa sinh sản của chúng, những con ve đực sẽ phát ra tiếng
kêu để mời gọi ve sầu cái đến làm bạn tình. Và chỉ có ve đực mới phát ra
tiếng kêu, chúng phát ra âm thanh từ dưới ngực và bụng, chứ không phát
ra từ việc cọ xát đôi cánh như những loài côn trùng khác.
Ve sầu
Ve sầu hay còn gọi là kim thiền
là một siêu họ côn trùng có đầu to, hai cánh trong có nhiều vân. Có
khoảng 2.500 loài ve sầu trên thế giới, trong vùng ôn đới lẫn nhiệt đới.
Ve sầu là các loài sâu bọ được nhiều người biết nhất vì kích thước to
lớn hơn, hình dáng đặc biệt có đầu lớn và khả năng tạo âm thanh rỉ rả,
inh ỏi, suốt mùa hè. Ở khu vực dãy núi Appalachian, dân Mỹ gọi ve sầu là
ruồi khô (tiếng Anh: dry flies) vì xác ve sau khi lột còn nguyên hình
và khô.
Ve sầu
Ve sầu
không chích, không cắn và vô hại đối với con người. Nhiều người ăn ve
sầu (như ở Hy Lạp cổ đại, Trung Hoa, Malaysia, Myanma, châu Mỹ La tin và
Congo). Ve sầu cũng được dùng làm thuốc Đông y.
Loài ve sầu đen - đỏ
Tiếng ve kêu
Khác với các loài côn trùng khác, như dế, tạo âm thanh bằng cách cọ xát
hai cánh vào nhau, ve sầu đực tạo âm thanh bằng cách rung hai cái "loa"
làm bằng màng mỏng, phát triển từ lồng ngực, có sườn bên trong. Những
vòng sườn được co giãn thật nhanh, làm rung màng mỏng, tạo sóng âm
thanh. Bụng ve rỗng nên có thể khuếch đại thành tiếng ve kêu rất to. Ve
lắc mình và dùng cánh để tạo nhịp lên xuống cho "bài hát" của mình. Mỗi
giống ve có một thứ tiếng, cường độ, cao độ khác nhau - để mời gọi ve
sầu cái cùng giống.
Ve cái không tạo được âm thanh nhưng cũng có hai cái màng hai bên mình,
chỉ dùng để "nghe" ve đực hát và bị dụ dỗ. Ve đực khi không hát, cũng
dùng hai cái loa ấy làm "tai" nghe ngóng động tĩnh chung quanh.
Một số loài ve có khả năng tạo âm thanh đến 120 dB, tiếng kêu to nhất nhì trong loài côn trùng.
Ve sầu
Vòng đời
Sau khi giao phối, ve cái đào những rãnh nhỏ lên vỏ các cành cây và đẻ
trứng vào đó. Ve cái có thể làm nhiều lần như vậy cho đến khi nó đẻ hết
vài trăm trứng. Khi trứng nở, ấu trùng ve rơi xuống và đào sâu vào trong
đất. Hầu hết các loài ve có vòng đời từ 2 đến 5 năm. Một số loài có
vòng đời dài hơn nhiều, ví dụ như loài Magicicada có vòng đời 17 năm và
đôi khi là 13 năm. Những vòng đời dài như thế là một sự thích ứng để
chống lại các loài ăn thịt ve như loài ong bắp cầy ăn ve và bọ ngựa bởi
vì các loài ăn thịt này không thể thường xuyên xuất hiện đồng thời với
ve.
Phần lớn cuộc đời của ve là thời kỳ ấu trùng ở dưới đất với độ sâu
khoảng từ 30 cm (1 ft) đến 2,5 m (khoảng 8½ ft). Các ấu trùng ve hút
nhựa rễ cây và có những chân trước đào bới rất khỏe.
Khi đến giai đoạn chuyển tiếp cuối cùng để kết thúc thời kỳ ấu trùng,
những ấu trùng ve đào một đường hầm lên mặt đất và chui lên. Sau đó,
chúng lột xác lần cuối trên một cái cây gần đó và trở thành ve trưởng
thành. Vỏ xác ve sẽ vẫn còn nằm đó và gắn vào vỏ cây.
Ve sầu lột xác (thoát xác) để cơ thể chúng phát triển lớn hơn trong từng giai đoạn mới của vòng đời.
Ve sầu
Trong văn hóa
Ve sầu kêu (cùng với hoa phượng) báo hiệu mùa hè, trong võ thuật có
tuyệt chiêu kim thiền thoát xác tức là tự lột áo thật nhanh chỉ để đối
phương túm lấy cái áo của mình để thoát thân. Trong ca nhạc có bài Kiếp
ve sầu do Đan Trường trình bày với những ca từ như:
Một ngày em đến góc phố hát ca.
Từng đàn chim én chúm chím môi cười.
Là đời anh bớt mệt nhoài.
Hát rong trong kiếp ve sầu.
Ve sầu thoát xác
Ve sầu
Xin
lưu ý với các bạn hữu Blogger, Website nào muốn trích đăng bài
sưu tầm hay bài viết, thơ, nhạc của groupe chúng tôi về Blog,
WordPress, Google Plus, của các anh chị, xin vui lòng đợi
1 tuần sau khi bài trong Blog của chúng tôi đã đưa ra public.
Riêng phần tiếp chuyển, thì xin cám ơn quý anh chị đã giới thiệu dùm đến người thân quen.
Caroline Thanh Hương
Le cinéaste Samuel Orr,
originaire de l'Indiana, a réalisé un spectaculaire court métrage sur
les cigales, une oeuvre d'art sur le caractère éphémère de la vie.
Ce
spécialiste en histoire naturelle et chronophotographe a déclaré au
Huffington Post avoir passé les six dernières années à filmer des
cigales à différentes étapes de leur évolution. Au total, il a
rassemblé plus de 200 heures de vidéos de cigales filmées dans plusieurs
États du Midwest américain.
L'effet est tout simplement incroyable!
M.
Orr présente de façon belle, mais tragique la vie des cigales qui
vivent sous terre pendant 17 ans avant de passer six semaines à l'air
libre et de mourir. Le film est mis en musique par le compositeur Dexter
Britain.
Comme le souligne Alexis Madrigal, journaliste de The Atlantic et auteur de Powering the Dream: The History and Promise of Green Technology, regarder les ailes des cigales se déployer (autour de 2:20 minutes) est comme observer une des gloires de l'évolution.
M.
Orr a filmé à partir d'un microscope pour obtenir une partie des gros
plans. Il espère faire un documentaire d'une heure avec ses images (la
vidéo ci-dessus est juste un aperçu) et veut lever 20 000$ pour mener à
bout son projet, grâce à une page Kickstarter.