Translate

Libellés

lundi 1 avril 2019

Ai ăn Hàng Gỏi Cuốn, Bì Cuốn Ngon Nổi Tiếng, Bán Qua Ô Cửa Sổ của tác giả Phạm Nga không?

Có thực mới vực được đạo, hôm nay, chúng ta theo chân anh Phạm Nga đi nhậu món Gỏi Cuốn Bì Cuốn nhé quý anh chị.
Cám ơn anh Phạm Nga đã gửi bài và hình ảnh.
Caroline Thanh Hương




Hàng Gỏi Cuốn, Bì Cuốn Ngon Nổi Tiếng, Bán Qua Ô Cửa Sổ



Đã có mặt hơn chục năm ở một quãng vỉa hè đường Lê Văn Sỹ (quận 3), một hàng gỏi cuốn, bì cuốn được dân ăn vặt ở Sài Gòn đánh giá là rất hấp dẫn, ngon miệng.



1.

Gọi là “hàng gỏi cuốn” nhưng thật ra đây chỉ là một cái gánh nhỏ với lỉnh kỉnh đủ thứ “đồ nghề” dành cho món cuốn. Trong tủ kính bày hàng, hàng trăm cuốn gỏi hay cuốn bì được làm sẵn dành cho khách mua đem đi cùng các loại nước chấm thích hợp cho từng loại cuốn… Rồi hai cái bàn nhỏ, chỉ cùng lúc đủ chỗ ngồi khoảng 5 – 10 người. Đó cũng là lý do khiến đa số khách chỉ ghé mua đem về.

Hàng quà vặt này có 3 loại cuốn là bì cuốn (chấm với nước mắm tỏi ớt), gỏi cuốn tôm thịt (chấm tương đen) và gỏi cuốn tai heo (chấm mắm nêm). Có người nói thích ăn bì cuốn vì ngại ăn bún, hoặc có người chỉ thích ăn gỏi cuốn tai heo vì nhân tai heo luộc giòn giòn, ăn rất thích, lại có người chỉ thích ăn gỏi cuốn đơn giản và đúng bài bản là tôm với thịt thôi.

Rốt cuộc các khách ăn cho rằng mỗi loại cuốn có hương vị khác nhau nên thật khó có thể đánh giá hơn, kém về độ ngon của mỗi loại. Chỉ biết loại cuốn nào cũng đều được bán ra nhiều và đắt hàng như nhau.

Cả 3 loại cuốn nêu trên đều đồng giá 6,000 đồng/cuốn, như thế giá cũng ‘mềm’ nên nhiều người đã ăn thử mỗi loại một hơi vài cuốn, dĩ nhiên với nước chấm riêng cho từng loại. Thực tế cho thấy thường mỗi người trung bình ăn khoảng 5 – 6 cuốn là no bụng. Để bán cho khách đem đi (take away), cuốn các loại được làm sẵn rồi cho vào túi nylon, mỗi phần như vậy là 5 cuốn (30,000 đồng).

Được biết hàng gỏi cuốn, bì cuốn này bắt đầu bán từ 5 giờ chiều ở đầu hẻm 359 đường Lê Văn Sỹ, nhưng ai mua đem về (take away) thì có thể mua từ 2 giờ chiều tại nhà người bán, ở hơi sâu trong con hẻm. Có điều là khách phải chịu khó đặt hàng, trả tiền, nhận hàng qua ô cửa sổ, bởi cửa nẻo ngôi nhà nhỏ xíu này thường xuyên đóng kín. Nhìn qua cửa sổ, khách có thể thấy cảnh tượng cả một gia đình, mỗi người một việc luôn tất bật từ việc lặt rau, xắt đồ chua… cho đến cuốn gỏi, vô bịch nước chấm… với lỉnh kỉnh những thau nhôm, rổ nhựa đủ cỡ.





2.

Cùng xếp hàng bên ô cửa sổ, nhiều vị khách - hẳn toàn là  người sành ăn vặt ngoài đường phố - đã phân tích rất thú vị về món gỏi cuốn, bì cuốn Nam bộ, điển hình là đang được chế biến bên trong… ô cửa sổ kia.

Một quý ông hơi trọng tuổi nói, vào bếp thì ai cũng biết là với nhiều thứ nguyên liệu tươi, sống (tôm, thịt ,cá…), nếu muốn ngon hơn khi chế biến thì nên ƯỚP gia vị trước cho thấm, nhất là với món xào hay nướng. Đằng này, nguyên liệu cuốn ở đây là tôm, thịt (gỏi cuốn) hay thịt, sụn, da heo (bì cuốn và cuốn tai heo) đều LUỘC rồi cuốn, nhưng ta ăn vẫn ngon. Lý do?

Một là (căn bản) do nguyên liệu tươi ngon (tôm ươn, thịt ôi có cuốn chung với …vàng lá cán mỏng cũng dở ẹc).

Hai là do được phối hợp khéo léo và phù hợp với các nguyên liệu phụ (bún, bột thính tức gạo rang, rau thơm…) nên ngon – nhất là lá hẹ để dài trong cuốn gỏi cuốn, tưởng chỉ là trang trí làm đẹp cho cuốn gỏi nhưng thật ra, món này không thể thiếu hương vị thơm hăng hắt của hẹ; ai không tin cứ ăn thử gỏi cuốn không có hẹ sẽ thấy  thiếu thiếu và kém ngon hẳn đi.

Và ba là, rất quan trọng, có nước chấm phù hợp. Như gỏi cuốn tôm thịt thì đi với mắm pha đường-tỏi-ớt-chanh nhưng cuốn tai heo thì phải chấm mắm nêm, nếu thiếu mắm nêm, chấm bằng mắm pha đường-tỏi-ớt-chanh thì cũng tạm được nhưng kém ngon vì cái béo của da+mỡ ít nhiều ở tai heo phải được “trị” bằng độ nồng, mạnh của mắm nêm.



Qúy ông kia đang bàn đến nước chấm thì một cô rất xinh đẹp, ăn vận sang trọng, xin góp ý ngay. Cô nói mình đi làm nghề P.R. ở nước ngoài đã nhiều năm qua, nay có việc trở về nước là đi kiếm món gỏi cuốn ngay vì quá nhớ món sốt đậu phộng chấm kèm món này. Sốt đậu phộng?  Mọi người hơi ngớ ra, rồi một bà nọ mới lên tiếng là đã hiểu ra và thật thú vị khi nghe cô kia – người ở nước ngoài đã lâu -  dùng từ ‘sốt’ rất Tây thay cho từ ‘nước chấm’. Đúng ra, bà nói tiếp, công thức của món nước chấm dành riêng cho gỏi cuốn tôm thịt là tương đen hạt (đậu nành) dã nhuyển trộn với đậu phộng rang, dã nhỏ. Gỏi cuốn chấm vào thì ngon quá ngon bởi 3 thứ nguyên liệu bún-thịt-tôm đang có vị lạt sẽ gặp vị mn-thơm-(hơi) béo của tương hạt (đã lên men) cùng vị béo của đậu phộng, làm nên một vị nếm thật ‘đả’!

Ông bà mình đã để lại một câu tục ngữ rất chí lý về vấn đề ăn uống ở đời, rằng “Bá nhân bá bao tử”, ý nói “Cứ trăm người là có trăm cái dạ dày khác nhau”, tức trong ăn uống, khẩu vị của mỗi người đều rất khác nhau. Nhưng vừa rồi, mặc cho sự đa tạp ấy, tình cờ bên một ô cửa sổ, hương vị ngon lành của món gỏi cuốn, bì cuốn đã lần lượt được một số “chuyên gia” ăn vặt phân tích rất rạch ròi và nhận được sự tán thành, đồng thuận của người nghe... Cám ơn cuộc đời!



PHẠM NGA ghi
Đoc̣ thêm bài sưu tầm

" Có Thực Mới Vực Được Đạo " Triết Lý Việt Trong Văn Hóa Ẩm Thực

Phạm Nga và bài LY CAFÉ BỊ MÉO ĐÁY VÀ ỐNG HÚT BẰNG TRE.

Có lẽ anh Phạm Nga là người rất ghiền cà phê từ thời xa xưa, nên đa số, chúng ta cứ theo chân anh đi thưởng thức ở những quán khác nhau và những bày trí khác nhau qua bài ký lần này anh gửi đến cùng hình ảnh đã ghi lại.
Cám ơn anh Phạm Nga.
Trên thế giới ngày hôm nay, món cà phê pha như thế kỷ trước đã lần lượt bị thay dạng uống và thay phương cách chế biến với những máy móc tự động và pha chế từ nhà máy cho từng loại mà người chọn thích thưởng thức.
Chỉ riêng những nơi mà người á châu còn thích thưởng thức loại lạnh buốt hay lạnh nhức óc thì từ Mỹ, Canada hay Việt Nam mới có thể uống với ống hút mà thôi.
Đa số dân tây chỉ thích món cà phê nóng, dù nhạt hay đậm hay thật đắng, cũng ít khi bỏ nước đá vào và uống bằng ống hút như tại Việt Nam.
Caroline Thanh Hương

LY CAFÉ BỊ MÉO ĐÁY VÀ ỐNG HÚT BẰNG TRE
Một buổi chiều giữa tháng 3, nắng nóng đến 36 - 37 độ C, đang chạy công việc đến đường Trần Quang Diệu Q.3, tôi mệt nhoài và khát nước nên rẻ luôn vào một con hẻm hẹp. Đây là lần đầu tiên tôi đến quán cà phê Passengers này bởi một cái tin hay hay trên mạng, rằng cái quán nhỏ xíu, mặt bằng chỉ đủ kê 3-4 bộ bàn ghế này lại là một trong những quán cà phê/cửa hàng ăn uống đầu tiên ở Sài Gòn đã từ bỏ ống hút nhựa,  chuyển qua dùng các loại ống hút thân thiện với môi trường, như ống hút làm từ giấy, tre, cỏ bang, rau muống …

Dựa lưng thoải mái vào tấm vách được dán kín bởi những trang sách cũ, tôi nhận ra trên quầy ở góc pha chế có bày sẵn các loại ống hút bằng inox và tre cho khách tự chọn.

Và cũng ngộ nghỉnh là cái ly cà phê đá dọn ra bàn thì cứ đứng nghiêng nghiêng vì phần đáy ly méo lệch. Cô chủ quán cười ý nhị, nói đây là mẫu ly được cố ý cho ‘bị lỗi’ mà quán đã đặt riêng cho nơi sản xuất làm mới có…
PHẠM NGA ghi