Translate

Libellés

jeudi 18 février 2021

Phạm Nga và bài ký XUÂN CŨNG ĐẾN VỚI CĂN NHÀ SẮP GIẢI TỎA TRẮNG.

 Đất này còn là đất của ta, nhà này còn là nhà của ta?

Đó là câu hỏi của bao nhiêu người sống ở đất nước Xã Hội Chủ Nhgĩa?

Nhưng tình hình người thì tăng mà đất thì trở nên khan hiếm thì dù ai ở đâu trên thế giới hiện nay cũng sẽ có một ngày cùng chung số phận khi đất mình bị trưng thu, thưng mua hay thành đất cho người ta cho mướn.

Vì nhu cầu cần mở rộng đường phố cho tất cả những phương tiện lưu thông, thêm người đi bộ, chạy bộ,  thêm người đi xe đạp, thêm người đẩy xe em bé, thêm đường cho xe bus, cho xe tram và xe hơi... và vì vậy xe hơi phải chạy chậm như xe đạp (30km/h), xe đạp thì đạp như xe bò mà người đi bộ thì đi bằng xe điện (trottinette électrique) nên có khi lẹ lắm, khó mà giữ nguyên tốc độ như người đi bộ. Thế là con đường trước nay cho đủ các loại xe chạy, phải chia xẻ cho quý vị không đủ chỗ đi bộ trên vỉa đường nữa mà họ đều phải "xuống đường".

Sau đây, mời quý anh chị cùng đọc bài ký của anh Phạm Nga và xin được hỏi anh, anh sẽ làm sao tiếp tục sống nếu anh mất căn nhà anh đang ở?

Nhà bên vợ của anh còn bán được một chỉ vàng chứ nhà tôi thì cho không bọn "thắng cuộc"...

Rồi đời cũng qua...

Caroline Thanh Hương

 

XUÂN CŨNG ĐẾN VỚI CĂN NHÀ SẮP GIẢI TỎA TRẮNG

 


1.

Sau nhiều năm cặm cụi làm ăn, chắt mót dành dụm, năm 1990 vợ chồng tôi cất được một căn nhà nho nhỏ cấp 4 trong một con hẻm gần nhà ga Xóm Thơm (Gò Vấp). Tạ từ căn phòng vách ván ọp ẹp, nhỏ như cái lỗ mũi trong nhà cha mẹ bên Đồng Ông Cộ (Bình Thạnh), chúng tôi về ở nhà của mình. Khoảng giữa năm 2018, theo dự án tuyến metro Trảng Bom – Hòa Hưng và làm đường hành lang an toàn song song đoạn đường ray xe lửa chạy ngang vùng Gò Vấp, từ tâm đường ray tùy chỗ sẽ lấy vô 15 hay 20 mét, có nghĩa hàng trăm căn nhà xưa nay an ổn nằm cạnh đường ray khu ga Xóm Thơm sẽ mất mặt tiền hay phần nhà phía trước hoặc bên hông. Riêng nhà tôi cùng mấy chục nhà hàng xóm bị giải tỏa trọn lọn – tức mất trắng do lọt vào một diện tích dự kiến cất nhà ga/trạm khách gì đó cho tuyến metro tương lai, nên từ tâm đường ray sẽ lấy vô sâu tới 50 mét - oái ăm nhà tôi nằm cách đường sắt chỉ khoảng 40 mét.

Rốt cuôc tôi cũng phải tin số mạng, ít ra là về tài sản nhà đất. Năm nào đó bày đặt nhờ anh bạn nhà giáo chấm số tử vi, anh ấy nói rằng cung điền trạch tức liên quan đến đất đai/nhà cửa, tử vi tôi và vợ tôi đều xấu. Khi ấy tôi đã không tin, chẳng quan tâm hỏi kỹ “xấu như thế nào?” thì vài năm sau đó mới thấm thía. Nguyên có một thời, cứ cách 2 ngày/lần, từ Gò Vấp tôi đưa vợ tôi vào chợ Bình Tây (Chợ Lớn) mua hàng tạp hóa xuống bán tại chợ Bà Rịa – gọi là buôn chuyến, thì có một chủ sạp mối quen bị cụt vốn phá sản, trả nợ chúng tôi bằng cách cấn lại một lô đất 200m2 vùng nội thành. Vợ tôi nhận lô đất với giấy tay, chưa làm xong thủ tục chuyển quyền sử dụng đất thì khoảng năm 2010, đột ngột có thông báo lô đất lọt vào khu giải tỏa trắng cho công trình phóng một con đường mới! Và như đã nói, đến năm 2018, cái số rất xấu vể điền trạch lại lạnh lùng đổ ập vào căn nhà ở Gò Vấp – căn nhà duy nhất vợ chồng tôi có!

 

 

 

2.

Một chuyện khác, đúng là biến cố “vui trước, buồn sau” đã xảy đến khi nhà ba mẹ vợ tôi còn ở Vũng Tàu, đến khoảng năm 1981-82, đám 5 người gồm vừa anh vừa em vợ tôi đã xuống ghe vượt biên thành công nhưng chẳng bao lâu sau đó, gia đình bị xếp ngay vào diện “hồi hương lập nghiệp” tức phải tức thì đi khỏi địa phương. Đến lượt 3 người còn lại trong gia đình là cha, mẹ và cô em út của vợ tôi cũng xuống ghe nhưng chỉ để dọn về Bà Rịa  - quê mẹ vợ tôi, còn căn nhà mặt tiền thật rộng rãi nằm trên phố Rạch Dừa (Quốc lộ 51) coi như mất tức tưởi bởi do bị thúc ép, chỉ bán được võn vẹn 1 chỉ vàng, còn phải sang tên ngay cho người mua là một cán bộ phường. Tại Bà Rịa, ba người tạm náu thân ở một căn nhà cấp 4, mái tôn vách ván. Cha vợ tôi mất, anh em bảo lãnh mẹ và cô em út sang Úc định cư, còn vợ tôi đã lập gia đình thì phải chờ dịp khác. Căn nhà ở Bà Rịa đem bán, một số đồ đạc toàn đồ cũ kỹ được chuyển lên Gò Vấp/Sài Gòn, nhà chúng tôi.

Đối với vợ chồng tôi, mọi thứ được trao truyền, như: bộ tách trà sứt mẻ, cái kéo ‘nhà nghề’ dùng từ thời cha mở tiệm may, cái bình toong nhựa của quân nhu VNCH vàng ố, cái cà-mèn móp méo của quân đội Mỹ, cái radio ấp chiến lược hết “chạy”, chậu hoa quỳnh xơ xác, một cây mai già cỗi cùng với con chó Vện xấu xí nhưng khôn-hết-biết…, đã lặng lẽ biến thành những món đồ cổ quý giá, vì đây là những  hiện vật vừa chất chứa giá trị quá khứ, biểu trưng một giai đoạn lịch sử điêu linh của đất nước, vừa sâu nặng những kỷ niệm gia đình bởi do cha để lại,  

Như quá thân quen với tôi là cái bình toong nhựa. Một thời khóa sinh đeo bên lưng trong hai quân trường Quang Trung và Bộ Binh Thủ Đức, thêm một thời học tập cải tạo về, không biết làm gì kiếm sống thì mang cuốc, đeo bình toong đi làm rẫy trồng lúa và khoai mì cùng cha vợ ở khu Trại Nhái, phường Phước Thắng, Vũng Tàu…

Như quá thương quý với vợ tôi là cây mai già. Vợ tôi kể với các con: “Hồi mẹ 13-14 tuổi, Tết năm nào đó đã thấy ông ngoại đem cây mai này về để trong sân…”. Từ khi có cây mai tứ quí này, thật hat là sân trước nhà tôi dần hồi thu hút thêm được vài loại chim hoang dã ngoài chim sẻ. Thỉnh thoảng  - nhất là vào sáng sớm - từ phòng khách nhà trước hay từ trên gác, tôi nghe được những tiếng chim hót rất lạ bèn bước ra nhìn, chỉ thấy 1- 2 con không rõ chim gì nhưng không phải loài se sẻ đã quá quen mặt; chúng vừa kêu vừa chuyền trên những cành cây mai, được vài phút là bay đi mất. Chuyện thú vị nữa là loài mai tứ quý có cái hay là khi lớp cánh hoa màu vàng rụng xuống là lớp đài hoa chuyển dần sang màu đỏ thành hoa đỏ, và không tính mùa Tết, cây còn có thể ra hoa lác đác quanh năm. Tôi nhớ mãi là vào mùa Tết năm Đinh Dậu 2017, bởi trúng mưa trái mùa trước Tết, nhiều cây mai Tết vùng Sài Gòn  - trong đó có cây mai nhà tôi - đã không thể đẹp như người trồng mai cùng người chơi mai kỳ vọng. Tuy nhiên, thật là kỳ diệu, trong lúc mai Tết năm ấy ở nhiều nơi đã gây thất vọng thì trong sân nhà tôi, trong không gian thật im ắng đêm 30, tôi đã chợt nhận ra cây mai tứ quý già nua đang im lìm vẫn nở được vài bông trên một cành thật khẳng khiu như cánh tay cụ già. Các bông mai nho nhỏ thôi nhưng thật tươi thắm. Khi ấy tôi đã chợt nhớ thiền sư Mãn Giác hồi thế kỷ 11, từng có câu thơ thiền hay nức tiếng từ xưa đến nay:

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận,
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.
(
Thích Thanh Từ dịch: Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết / Đêm qua sân trước một cành mai)

 

3.

Tháng chạp âm lịch rồi, dù cơn dịch Covid 19 vẫn còn đe dọa nhưng đường phố Sài Gòn nhiều nơi vẫn có không khí lạc quan, vui vẻ  khi rộn rịp trang trí, sửa sang để đón Xuân, mừng Tết sắp tới. Tiếc là cái lạnh se se vài buổi sáng cuối năm báo tin một mùa xuân mới sắp đến đúng ra là thật thú vị lại chỉ gợi cho tôi nỗi phiền muộn, bởi sau tin ‘sẽ giải tỏa’ đã đưa ra năm 2018, cái Tết Tân Sửu – năm tuổi của tôi! -  tới đây rất có thể sẽ là cái Tết cuối cùng tôi còn ở căn nhà Gò Vấp này.

Ba năm qua, nỗi-đau-mất-nhà cứ mãi gặm nhắm tôi, khi thì dày vò đến quặng đau tâm trí như trong không biết bao đêm mất ngủ, khi thì chỉ giống cái khều nhẹ nhàng, nhắc nhớ thoáng qua, như vào buổi sáng lành lạnh của thời khắc sắp tàn năm này, bởi căn nhà dù đã làm chốn nương thân cho gia đình tôi hơn 30 năm, đã cũ kỹ, xuống cấp khá nhiều nhưng như đã kể, đối với tôi lại chất chứa quá nhiều thứ mang giá trị thời gian/lịch sử cuộc sống và hơn thế, nhiều thứ trong nhà còn mang giá trị kỷ niệm gia đình, nhắc nhớ một thời cả nhà còn đông đủ trong thương yêu, đùm bọc nhau…

Nay sắp thêm một cái Tết nữa tức căn nhà nhỏ đơn sơ này đã đón đưa hơn 30 mùa Xuân -  nên dù sao mặc lòng, nó đã chất chứa, ghi khắc cho tôi không biết bao nhiêu là thăng trầm, buồn vui, vốn là nơi vợ chồng chia sẻ nhau từ hạt muối đến hạt đường, là nơi tuổi già bắt đẩu xuất hiện với bệnh đau lưng/thoái hóa cột sống cùng lô trúng cá cặp huyết áp cao/tiểu đường, cũng là nơi dựng vợ gã chồng cho con cái, là nơi đón tin người già qua đời đi hay trẻ con ra đời… Đối với tôi, căn nhà nhỏ sớm tối đi về này chính là cả khung trời bao dung của đất Sài Gòn quê hương thứ hai sau đất biển Nha Trang nơi tôi ra đời; cũng là nơi nuôi dưỡng nghiệp viết lách không-thể-nào-khác-đi suốt trong hơn 50 năm qua, trải qua hai chế độ từng là nghề nuôi sống cả nhà…

Tôi nhớ có những đêm chập chờn nửa ngủ nửa thức, đến gần sáng lại nghe văng vẳng từ đâu đó trong hẻm tiếng kèn đám ma, tình cờ là bản Một cõi đi về của Trịnh Công Sơn quá cố. Về ở căn nhà cấp 4 này từ thuở trung niên còn đủ khỏe mạnh để cày kiếm sống, đã bao sớm hôm đi về con ngõ hẹp, đã bao cái Tết qua đi, nay đã qua lứa thất thập cổ lai hy mỏi mòn, tôi đã ngậm ngùi không thể nào nhớ nổi đã bao đêm về sáng mình thao thức nghe tiếng kèn đám ma đưa người quá cố vĩnh viễn rời khỏi căn nhà họ từng cư ngụ, rời khỏi xóm phố họ từng sống lúc sinh tiền…

 

PHẠM NGA

(Tàn năm Canh Tý)

 

 

 

 

 


Phạm Nga viết THỜI BỊ CẤM HÁT, LỆ THU TỪNG HÁT Ở TẬN ĐỒNG BƯNG CỦ CHI, ai còn nhớ?

tt

 Có những tiếng hát vượt không gian và thời gian và có lẽ chỉ có những người ca sĩ của miền Nam Việt Nam mới có khả năng vượt biên như thế.

Một trong những ca sĩ vượt biên mà khán thính giả ở mọi lứa tuổi luôn vẫn hâm mộ và ngày hôm nay, khi người ca sĩ đó đã đi xa thật xa, tiếng hát của người vẫn còn luôn nhắc ta nhớ về người.

Mời quý anh chị cùng nghe lại một bản nhạc xưa và gửi "Nửa Hồn Thương Đau" để tiễn Lệ Thu đã ra đi.

Một trong những gì cô Lệ Thu để lại là một kỷ niêm mà anh Phạm Nga đã ghi lại, mời quý anh chị cùng đọc bài viết này nhé.

Cám ơn anh Phạm Nga đã gửi bài và tôi luôn post muộn, mong anh và quý anh chị thông cảm vì việc nhà bây giờ nhiều hơn xưa và tâm tình cũng mỏi mòn theo tình hình xã hội.


Kính chúc quý anh chị một ngày sau Tết Tân Sửu vạn sự như ý và mạnh khỏe.

Caroline Thanh Hương


THỜI BỊ CM HÁT, LỆ THU TỪNG HÁT TẬN ĐNG BƯNG C CHI



Kho
ng cui 1976 hay đu 77, vừa học tâp ci tạo v, đang kiếm việc thì tôi đã bị UBND phường buộc đi làm thy lợi Th Đức. "Hoa rụng chọn gì đt sạch!", tôi đăng ký luôn với Hội Trí thức yêu nước TP, tình nguyện đi đào kênh nông trường Thái Mỹ, C Chi. Khi đã chuyn từ khâu đào kênh ngoài đng bưng sang khâu ct nhà lá cho BCH nông trường, một bữa nọ, t ca tôi được lịnh khuân một s cây, ván trong kho ra phụ với ban văn hóa thông tin UBND xã ráp, dựng, chạy dây điện... một sân khu dã chiến (không có mái) tại một bãi c hoang nằm bên l hương lộ 7, đi diện BCH nông trường. Phi nói là, không rõ bà con nông dân xã thì sao chứ hu hết trong c trăm người như tôi, tức gc dân Sài Gòn tình nguyện lao động XHCN tại đây đu xôn sao trước tin trong đoàn văn nghệ chuyên nghiệp từ nội thành ra, biu din phục vụ đêm nay sẽ có vài gương mặt nghệ sĩ chế độ SG cũ, như ban nhạc Ngọc Chánh và ca sĩ Lệ Thu ( đu đã bị cm trình din sau 30-4, nay được châm chước cho chơi/hát nhạc CM ).
Tôi cùng các người bạn cũng gốc trí thức CĐ cũ như nhà giáo, luật sư, kỷ sư, bác sĩ... hay sĩ quan HTCT về, đã cùng đứng sát sân khấu, mặc cho lũ muỗi đồng châm chích, nhìn (trân trân!) cùng nghe (mê mẩn!) Lệ Thu. Lúc này, dù không đi đôi với những ca khúc vang danh quen thuộc cũ trước 30 tháng 4 như: Hoài cảm. Hương xưa, Nữa hồn thương đau, Hẹn hò..., nhưng giọng ca vàng ngọc, sang trọng tuyệt vời độc đáo của Lệ Thu vẫn vang vọng, hút hồn người nghe với ca khúc nhạc CM là ‘Hà Nội, niềm tin và hy vọng’ (Phan Nhân) cùng 1-2 bài nữa tôi đã quên tựa. Cần nói thêm, lúc này giọng Lệ Thu lại càng lung linh bay bổng khi được đệm bởi ban nhạc Ngọc Chánh, từng rất nổi tiếng đất Sài Gòn. Tuy không rõ ban nhạc hiện có còn đầy đủ các thành viên không nhưng giờ đây chỉ với sân khấu dã chiến không thể nào đầy đủ thiết bị âm thanh và nhạc cụ, ban nhạc ung dung chơi điệu chachacha phối cho bài nhạc CM ‘Tiếng chày trên sóc Bombo’ đã khiến tôi lặng người vì ‘đã’!
Vâng, năm 76-77 là cái thời 'đổi đời' chưa lâu, hoàn cảnh khó khăn đến nghiệt ngã, tâm trạng đám 'thua cuộc' chúng tôi còn nặng nề đày ãi, mới quen lì với mồ hôi lao động tay chân XHCN, chỉ một đêm tình cờ giữa chốn ruộng đồng xa xăm hiu quạnh, cách trung tâm Sai Gon 45-50km, bất ngờ được thấy+nghe Lệ Thu hát đã là một niềm hạnh phúc ngọt ngào, dù chỉ là hạnh phúc nhỏ bé, riêng tư... (PhamNga)