Kính gửi quý anh chị những bài viết về loại vải Lãnh Mỹ A Tân Châu.
Trước năm 1975, tôi có nghe nói đến loại vải này và ở vùng quê, người ta thường hay may để mặc mà làm việc vì nó vừa chắc và dày. Khi loại vải này cũ đi thì nó đổi thành màu nâu ửng đỏ.
Sau năm 1975, vì tình trạng hiếm hoi vải vóc và những vải màu sắc, bông hoa ít ai còn dám mặc ra đường, thì khi đó má tôi có kêu tôi đi mua vải này để may quần mặc cho được bền.
Vải nặng lắm, nên tôi cứ phải vừa đi , vừa xách ống quần lên cho đừng bị vướng, và lại may ống rộng cho đừng bị chê là nhà quê quá.
Hôm nay thấy các chị gửi bài vào groupe, tôi tìm thử xem trên net, thì có nhiều câu chuyện khá hay đã ghi lại một thời loại vải này.
Tôi copie hết lại đây, vì có nhiều bài hay, nhưng sau một thời gian thì nó biến mất hết, tìm lại không được vì nhiều web bị xoá sổ.
Caroline Thanh Hương
Bài sưu tầm 1
LÃNH MỸ A TÂN CHÂU-MỘT THỜI VANG BÓNG
--Nguyễn Văn Thắng
Ngày xửa ngày xưa…
Lụa hay Lãnh là một loại vải mịn, mỏng được dệt bằng tơ. Loại lụa tốt nhất được dệt từ tơ tằm. Người ta nuôi tằm (Bombyx mori), lấy tơ xe sợi dệt thành lụa. Từ thời xa xưa lụa là một sản phẩm quí phái ,đắt tiền,chỉ dành cho vua chúa và tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Do có cấu trúc dạng lăng kính tam giác, lụa phản chiếu ánh sáng chiếu vào nó từ nhiều góc độ khác nhau tạo nên vẻ lấp lánh, óng ánh đặc trưng không một sản phẩm tương tự nào sánh được.
Dân gian ta có câu :
Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân
Hay để nói lên nỗi lòng của người phụ nữ ý thức được vẻ đẹp của mình như "tấm lụa đào" mang vẻ đẹp trong trắng, quý phái, cao sang :
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai ?
*
Trung Quốc là nước đầu tiên có nghề trồng dâu nuôi tằm trên thế giới, sau đó dâu tằm mới được phát triển và lan rộng đến các nước khác. Người Trung Quốc đã biết nuôi tằm và thuần hoá giống tằm cách đây 4-5 nghìn năm (khoảng năm 2.200 trước Công nguyên).
Ngày xưa, tơ tằm là một sản phẩm chăn nuôi thượng đẳng. Lụa dệt từ tơ tằm là đồ “ngự” chỉ dành cho vua chúa và hàng quí tộc. Mùa nắng mặc đồ lụa tơ tằm rất mát, ngược lại mùa lạnh thì rất ấm. Đồ lụa tơ tằm còn được dùng làm tặng phẩm của giới thượng lưu. Bí mật của ngành dâu tằm tơ được người Trung Quốc giữ kín rất lâu, phải gần 1.000 năm sau ngành nghề này mới được để lộ và lan truyền sang các nước lân cận bằng Con đường tơ lụa.
Thời nước Văn Lang xưa, làng Cổ Đô thuộc đất Phong Châu cũ nổi tiếng về nghề trồng dâu nuôi tằm. Dân làng đã phát triển nghể dệt lụa gấm cổ truyền từ rất lâu đời. Đình làng Cổ Đô nay thuộc Ba Vì, Hà Tây (từ năm 2008 thuộc Hà Nội), thờ bà Công chúa Hoàng Phủ Thiếu Hoa, con gái của Hùng Định Vương tổ sư nghề dâu tằm tơ lụa. Bà được dân làng tôn thờ làm "Đương Cảnh Thành hoàng" và được các triều vua phong sắc với các mỹ tự như : "trinh thục", "đoan trang" v.v… đó là thể hiện lòng biết ơn của dân chúng với người có công lao to lớn dạy nghề cổ truyền cho dân.
Sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi ghi : "Ở vùng này (Sơn Tây) đất thì trắng, hợp với bãi trồng dâu… Huyện Tiên Phong (Quảng Oai, Ba Vì) và huyện Thanh Oai (Sơn Nam Thượng) có lụa là". Từ điển phổ thông ngành nghề truyền thống Việt Nam viết : "Chính Công chúa là người đầu tiên tìm ra con tằm và phát minh ra nghề tằm tang và nghề dệt lụa."
Trong thư tịch thì sách Hán Thư cũng ghi là người Lạc Việt biết trồng dâu nuôi tằm và lại ghi rõ là "một năm có hai vụ lúa, tám lứa tằm". Theo Quốc Triều chính biên, Ở nước ta vào năm 1832, vua Minh Mạng đã có lệnh truyền cho bộ Lễ giao cho các phi tần đốc xuất các cung nhân lựa đất chăm tằm. Việc làm ấy rất có hiệu quả. Cuối năm đó, tơ kén được đầy nong và các bà đã dệt thành lụa dâng lên vua xem. Nhân đó nhà vua chủ trương mở rộng công việc ấy để khuyến khích nghề tằm tang.
Năm 1836, vua Minh Mạng lại nghe Trung Quốc có loại kén trắng, có chất tơ tốt hơn tằm nuôi ở Việt Nam, nhà vua lại ban chỉ dụ cho người không ngại đường xa hàng nghìn dặm, trả giá đắt để mua về. Giao cho đốc phủ các tỉnh cho người chăn nuôi, làm cho giống tằm trắng phát triển rộng khắp trong dân gian.
*
Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát…
Như vậy có thể nói nghề trồng dâu nuôi Tằm, ươm tơ, dệt lụa ở Việt Nam ta đã được nhân rộng và phát triển từ thời nhà Nguyễn. Với tấm gương nhà vua, hoàng hậu, công chúa đều nuôi tằm tơ nên từ xa xưa nghề tằm tang đã được xem là một nghề cao quý. Những hình ảnh trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa đã đi vào văn học từ xa xưa. Con gái xuất thân từ các làng trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa như Tân Châu ta ngày xưa đều có nước da trắng ngần,dáng đi nhẹ nhàng uyển chuyển, nói năng nhỏ nhẹ và đặc biệt rất dễ thương và đã đi vào thi ca với hình tượng người phụ nữ đảm đang ,duyên dáng của nghề ươm tơ dệt lụa.
Vầng trăng từ độ lên ngôi.
Năm năm bến cũ em ngồi quay tơ
(Lưu Trọng Lư)
*
Vì tằm tang là một nghề rất đẹp và nên thơ cộng với những tính năng ưu việt mà không loại sản phẩm nào tương tự có thể sánh được,lụa tơ tằm đã đi vào đời sống con người với những lời ngợi ca tôn vinh nhan sắc của người phụ nữ :
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
(Áo lụa Hà đông –thơ Nguyên Sa-Ngô Thụy Miên phổ nhạc)
Quay quay thương nhớ quyến vào tơ
Quay quay chăn ấm quấn thân chàng
Mỗi một đường tơ là mỗi dây tình
Trong lòng em dâng người hiên ngang
Nhịp xe quay vang trong tiếng gió đìu hiu
Mình tơ êm óng chuốt như nắng hanh vàng
Mùa lá trút sắp qua nhớ chàng quay gấp bánh xe
Tơ vàng chắn lối gió đông cho..đêm không lạnh lùng
(Tiếng Hát Quay Tơ- NS Tử Phác)
*
Và trên đất nước Việt Nam, không chỉ có lụa Hà Đông mà lụa Bảo An (Quảng Nam), Tân Châu (An Giang) và của nhiều vùng đất khác nữa, lụa tơ tằm khi sử dụng trong ngành may mặc và thời trang rất đẹp, làm tôn lên dáng dấp thanh tao,dịu dàng của người phụ nữ và đặc biệt là mặc rất mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông lạnh lẽo.
*
Nghề trồng dâu nuôi tằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với các cây trồng khác, vì sản phẩm dâu tằm có giá trị cao, vòng quay lứa tằm ngắn chỉ có 20 ngày.
Sợi tơ tằm với những tính năng ưu việt của nó đã được tôn vinh là "Nữ hoàng tơ lụa" mặc dù sản lượng sợi tơ sản xuất ra thấp hơn nhiều so với các loại sợi khác như : bông, đay, gai...
*
Con Tằm rút ruột nhả tơ…
Chung quanh con tằm có bao nhiêu là chuyện để nói hoài không hết, nào là tằm nhả tơ vàng, óng mượt cho người dệt nên lụa là, là một vật phẩm quí báu mà thiên nhiên ban tặng cho con người.
Nào là tơ tằm hết sức bền, nó có suất căng có thể sánh với thép và mặc dù đã và đang có mặt trong các sản phẩm dệt sang trọng trong hàng thế kỉ qua, quá trình tạo tơ bên trong cơ thể con Tằm đến bây giờ vẫn còn là một cái gì đó bí ẩn, với các nhà khoa học khác nhau cùng những lời giải thích khác nhau.
Vòng đời của con Tằm rất đặc biệt,nó là loại côn trùng biến thái hoàn toàn, trong giai đoạn tằm ăn lá dâu để tích luỹ dinh dưỡng, cơ thể tằm trong giai đoạn này lớn lên rất nhanh, tằm sắp chín lớn gấp 8.000-10.000 lần so với tằm mới nở.
Tằm ta nhả tơ cuộn quanh mình thành cái kén có hình dáng oval thon dài, và khoảng bằng ngón tay cái có màu vàng óng (hoặc trắng) rất đẹp.
Để lấy tơ, các thợ Ươm sẽ nấu kén trong nước nóng và kéo các sợi tơ từ trong cái kén ra,khi đã hết tơ ta sẽ có được con Nhộng là hóa thân của con Tằm.
Đây là một loại thức ăn rất bổ dưỡng. Điều đặc biệt là nếu không “Chết” thì Nhộng sẽ hóa thân thành Bướm rồi ngài có cánh. Con ngài cắn tổ kén chui ra ngoài. Người nuôi tằm đặt con ngài cái trên tờ giấy bản rồi úp một chiếc chén để giữ nó chỉ đi lại trong vòng cái chén. Con ngài đẻ trứng trong vòng chén được úp. Trứng lại nở ra tằm. Đời sống con tằm đã đi qua một vòng như thế…
Tằm là một loài côn trùng biến thái hòan tòan, vòng đời trải qua 4 giai đoạn phát dục : Trứng, tằm, nhộng (kén), bướm (ngài).
Lụa tơ tằm là một chất liệu tao nhã,quí phái và cực kỳ sang trọng, những ngày nắng mặc đồ lụa tơ tằm rất mát, ngược lại mùa lạnh thì mặc rất ấm, hút ẩm rất tốt và khi mặc vào người, sự mềm mại thướt tha của lụa tơ tằm càng tôn vẽ đẹp của người phụ nữ lên bội phần… những tính chất kết hợp đó khiến tơ tằm trở thành một sản phẩm rất được phụ nữ trên khắp thế giới ưa thích.
Khi tằm chín, bụng chứa đầy tơ,vàng ươm lại là một vị thuốc bổ khí, bổ huyết vô cùng quý giá.
Chẳng may tằm bị một loại khuẩn làm cho chết cứng, có màu trắng như vôi sẽ được gọi là bạch cương tàm (Bombyx cum Botryte) được dùng trị bệnh đau đầu, chóng mặt, sốt cao, thần kinh co giật, trẻ con khóc đêm, mất tiếng, hoặc được dùng trị bệnh liệt dương,băng huyết, khí hư bạch đới.
Ngài của con tằm đực còn được dùng làm vị thuốc bổ thận tráng dương.
Ngoài ra phân của tằm cũng là vị thuốc, được gọi là tàm sa.
***
Trải qua một cuộc bể dâu…
Cây dâu ưa khí hậu mát và khoẻ nên mọc được ở nhiều vùng đất, mọc nhiều ở vùng nhiệt đới,là cây lâu năm thân gỗ, sống lâu năm, tuổi thọ 8-12 năm, cho năng suất từ năm thứ 2 đến năm thứ 8.
Cây dâu người xưa gọi là Tang, cho nên nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa còn gọi là nghề tằm tang.
Sự phổ biến của cây dâu có thể được thấy qua văn thơ để chỉ sự thay đổi của thế sự,đất trời hay không có gì là tồn tại vĩnh viễn cả trên thế gian này .
Thần tiên truyện có viết : “tam thập niên vi nhất, thương hải biến vi tang điền,tang điền biến vi thương hải”
Nghĩa là cứ ba mươi năm một lần vũ trụ lại chuyển hóa, biển cả hóa thành nương dâu, nương dâu hóa thành biển cả.
Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du thì :
"Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng…"
- Lụa Tân Châu nổi tiếng bởi dệt bằng sợi tơ tằm, hoa văn đẹp, màu sắc không phai, tạo ra được cuộn tơ vàng óng ả, những người thợ dệt Tân Châu phải hết sức nhọc nhằn và nắm vững các bí quyết của nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt và nhượm lụa. Thật sự là nghề cha truyền con nối qua nhiều thế hệ.
- Từ những bãi đất pha cát ven sông vào đồng ruộng là một màu xanh trải rộng và dài từ làng này sang làng khác, thành những ruộng dâu xanh ngát đến mênh mông. Bụi dâu cao quá đầu người, lá mơn mởn, xấp xỉ bàng tay to xòe rộng. Cho tằm ăn người ta không phải hái từng lá như cung cách Quảng Nam hay Chương Mỹ ( Hà Đông). Mà người ta đẳn dâu sát gốc, bó từng ôm lớn, vác xuống ghe chở về bến. Ấy là lúc tằm chín rộ, tằm ăn lên. Xắt dâu bằng con dao to bản hơn 1 tấc, dài sáu bảy mươi phân, gọi là "dao dâu". Dao dâu bén ngót như gươm, con dao to như thế, bén như thế mới đủ sức xắt lá thành từng sợi cho tằm ăn trong những ngày tằm chín.
Ngoài ra,cây dâu còn có những giá trị về mặt dược lý rất to lớn và giá trị đối với con người.
Theo Bs. Hoàng Quốc Chính Hội Đông y tỉnh Bình Phước cây dâu cho tới 7 vị thuốc quý để chữa bệnh cho người, đó là :
●Lá cây dâu (Tang diệp)
- Chữa chảy máu cam ,nôn ra máu, trẻ em đổ mồ hôi trộm
●Cành cây dâu (Tang chi)
- Chữa phong thấp, đau lưng nhức mỏi, đau khớp xương.
●Vỏ rễ cây dâu, (Tang bạch bì)
- Chữa các chứng bệnh ho khan, ho ra máu, phù thũng,cao huyết áp.
●Cây tầm gửi trên cây dâu, (Tang kí sinh). Đây là vị thuốc đầu bảng để chữa phong thấp, nhức mỏi của Đông y trong bài “Độc hoạt kí sinh thang”
●Tổ bọ ngựa làm trên cây dâu, (Tang phiêu tiêu).
- Có tác dụng bổ thận, cố tinh, sáp niệu.
●Trái dâu chín, (Tang thầm) có tác dụng bổ thận và làm cho tóc chậm bạc.
●Sâu dâu, là loài sâu đục thân, thường nằm trong thân cây ở đoạn gốc. Bắt sâu dâu nướng cho trẻ em ăn, có tác dụng trị được bệnh đái dầm và chứng nghiến răng khi ngủ…
***
Lụa nào đẹp bằng lụa Tân Châu…
Làng lụa Tân Châu đã đi vào câu ca Nam Bộ :
Trai nào bằng trai hai huyện
Tháng ngày dệt lụa trồng dâu
Gái nào thảo bằng gái Tân Châu
Thờ cha kính mẹ quản đâu nhọc nhằn
Hay bằng ca dao :
Dốc nào cao bằng dốc Ông Két,
Lụa nào đẹp bằng lụa Tân Châu.
Tiếng đồn em bậu bấy lâu,
Anh thưa cha mẹ đem trầu cau qua.
Bên nàng mặc lãnh Mỹ A
Đưa đò sang chợ, tưởng xa hóa gần.
Sáng trăng trải chiếu hai hàng
Bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ
Quay tơ phải giữ mối tơ
Dẫu năm bảy mối cũng chờ mối anh...
***
Khi đánh chiếm Nam Kỳ, người Pháp chọn Quận Tân Châu làm trọng điểm để thực hiện kế hoạch phát triển nghề tằm tơ trên cả Nam Kỳ để cung cấp tơ tằm cho chính quốc. Viện Tằm tơ thành lập ở Tân Châu vào tháng 7-1908. Tân Châu là trung tâm sản xuất và buôn bán tằm tơ nổi tiếng ở Nam Kỳ và Cam-pu-chia lúc bấy giờ.
Theo Namkyluctinh dot org, Ông Bùi Quang Chiêu (1873-1945) là kỹ sư canh nông đầu tiên của Nam Kỳ (1897) là con của ông Bùi Quang Đại và bà Phan Thị Tuân. Người làng Đa Phúc vào cuối thế kỷ 19 (đầu thế kỷ 20), đổi lại thành Đại Điền, quận Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Thuở nhỏ, Ông Chiêu theo học trường làng ở Mỏ Cày, rồi lên Sài gòn, tiếp tục theo học trường Chasseloup-Laubat, được chính phủ Pháp cấp học bổng để du học bên Algérie cho đến khi đậu Tú tài toàn phần. Ông Chiêu xin học trường Thuộc địa tại Paris trong 2 năm 1894-1895, trước khi được nhận vào học viện Nông Nghiệp.
Với bằng kỹ sư Canh nông, khi hồi hương, ông Chiêu được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Nha Canh nông ở Hà Nội. Năm sau (1907), ông được chuyển về Nam làm Thanh tra nông nghiệp. Với chức vụ này, Chiêu được Toàn quyền Pháp giao quyền quản lý cơ sở tằm tơ, dệt lụa ở Tân Châu. Năm 1913, ông Chiêu trở ra Bắc nghiên cứu vấn đề tơ lụa cho chính phủ. Về Nam lần thứ hai, ông Chiêu được chính thức bổ nhiệm làm Giám đốc cơ sở sản xuất tơ tằm Tân Châu, lợi tức mỗi năm ước chừng 4.000 đồng.
*
Như vậy,từ hơn trăm năm trước, nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa đã được đầu tư, định hướng phát triển rất có căn cơ và quá trình không ngừng vận động, phát triển này đã mang lại nguồn kế sinh nhai cho người dân Tân Châu, tạo nên thương hiệu lụa tơ tằm Tân châu lừng lẫy khắp nơi. Hơn thế kỷ tồn tại của một làng nghề đã để lại những dấu ấn lịch sử trải qua biết bao thăng trầm, biến cố. Từ biên giới Campuchia đến Tân Châu, Tân An, Vĩnh Hòa, Phú Lâm… đâu đâu cũng thấy bạt ngàn một màu xanh của những nương dâu , những nong tằm đang kỳ chín rộ và âm thanh của các loại khung dệt, rộn rã từ sáng sớm đến tối mịt, giờ nào cũng nghe tiếng lách cách thoi đưa…
Trên bến dưới thuyền, lúc nào cũng có thương lái khắp nơi tìm đến mua lụa Tân Châu. Lụa Tân Châu bấy giờ rất được giá và được ưa chuộng trên các thị trường Campuchia, Sài Gòn, miền Trung và cả ở Pháp...
Làng nghề hưng thịnh, đời sống người thợ dệt sung túc thấy rõ, diện tích trồng dâu cũng mở rộng. Nếu như, 30 năm đầu của thế kỷ XX, toàn huyện chỉ có chưa tới 2.000 ha trồng dâu thì đến năm 1936 dâu đã phủ xanh hơn 10.000 ha dọc theo những làng ven sông Tiền. Và Tân Châu đã trở thành trung tâm sản xuất và buôn bán tằm tơ nổi tiếng ở Nam Kỳ và Campuchia lúc bấy giờ.
Nhờ có Viện Tơ tằm này mà tằm tơ được tuyển chọn những giống tốt cho năng suất và chất lượng cao để tiến hành nhân giống, đồng thời cũng tiến hành phổ biến kỹ thuật đến người dân trong vùng. Chính quyền cũng đã miễn thuế đất cho diện tích trồng dâu và những chính sách hỗ trợ khác nữa cho người trồng dâu nuôi tằm.
Tân Châu là vùng đất cù lao có khí hậu thích hợp với việc trồng dâu nuôi tằm nên năng suất trồng dâu và chất lượng tơ nơi đây rất tốt. Thời hoàn kim của nghề tằm tang, cả quận ước chừng có 60 xưởng dệt, 120 lò ươm. Mỗi năm, Tân Châu tiêu thụ từ 4 đến 6 nghìn tấn tơ sợi. Ðầu thế kỷ 20, vùng đất Tân Châu nức tiếng với hai hãng tằm nổi tiếng. Một hãng thành lập năm 1909 tại ấp Long Hưng (xã Long Phú ngày ấy) gọi là khu Vịnh Ðồn (hay Trại Cưa) là hãng trên, cơ ngơi khá đồ sộ. Hãng chuyên sản xuất giống dâu tằm thượng hạng cho cả vùng. Hãng duy trì đến khoảng năm 1946 thì nghe đâu bị sạt lở rồi bỏ dở kinh doanh. Hãng dưới thì gây dựng năm 1912, đối diện trường École Cantonale de Tân Châu trên đường Nguyễn Huệ (năm 1945 đã bị phá hủy do chiến tranh). Hãng phát triển được sáu năm thì làm ăn thất bại, nhượng lại cho Sở Canh nông Nam Kỳ, đến năm 1963 thì đổi tên thành Sở tằm tang Tân Châu. Thời đó,vùng Long Hưng có nhiều miệng lò và các xưởng dệt ngày đêm cho ra lò hàng nghìn mét lụa như : lò Út Lượng (rể là chú Út Sua nay vẫn còn xưởng dệt), lò Chín Ðởm, Chín Bốn, Bảy Ngộ, Tám Sội, Hai Ðớt, Đỗ Phước Hòa, Mười Trảng, Bầu Rao, Ba Chân, Tư Tây… và rất nhiều cơ sở khác nữa .
Năm 1962, tôi vào học lớp Năm (lớp 1 bây giờ) Trường Nam tiểu học cộng đồng Tân Châu, đối diện với Hợp Tác xã Tằm Tang và thỉnh thoảng có đi vào nơi này chơi,khoảng vài năm sau thì nơi này bỏ hoang, không còn sử dụng nữa.
*
Bên nàng mặc lãnh Mỹ A…--Nguyễn Văn Thắng
Ngày xửa ngày xưa…
Lụa hay Lãnh là một loại vải mịn, mỏng được dệt bằng tơ. Loại lụa tốt nhất được dệt từ tơ tằm. Người ta nuôi tằm (Bombyx mori), lấy tơ xe sợi dệt thành lụa. Từ thời xa xưa lụa là một sản phẩm quí phái ,đắt tiền,chỉ dành cho vua chúa và tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Do có cấu trúc dạng lăng kính tam giác, lụa phản chiếu ánh sáng chiếu vào nó từ nhiều góc độ khác nhau tạo nên vẻ lấp lánh, óng ánh đặc trưng không một sản phẩm tương tự nào sánh được.
Dân gian ta có câu :
Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân
Hay để nói lên nỗi lòng của người phụ nữ ý thức được vẻ đẹp của mình như "tấm lụa đào" mang vẻ đẹp trong trắng, quý phái, cao sang :
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai ?
*
Trung Quốc là nước đầu tiên có nghề trồng dâu nuôi tằm trên thế giới, sau đó dâu tằm mới được phát triển và lan rộng đến các nước khác. Người Trung Quốc đã biết nuôi tằm và thuần hoá giống tằm cách đây 4-5 nghìn năm (khoảng năm 2.200 trước Công nguyên).
Ngày xưa, tơ tằm là một sản phẩm chăn nuôi thượng đẳng. Lụa dệt từ tơ tằm là đồ “ngự” chỉ dành cho vua chúa và hàng quí tộc. Mùa nắng mặc đồ lụa tơ tằm rất mát, ngược lại mùa lạnh thì rất ấm. Đồ lụa tơ tằm còn được dùng làm tặng phẩm của giới thượng lưu. Bí mật của ngành dâu tằm tơ được người Trung Quốc giữ kín rất lâu, phải gần 1.000 năm sau ngành nghề này mới được để lộ và lan truyền sang các nước lân cận bằng Con đường tơ lụa.
Thời nước Văn Lang xưa, làng Cổ Đô thuộc đất Phong Châu cũ nổi tiếng về nghề trồng dâu nuôi tằm. Dân làng đã phát triển nghể dệt lụa gấm cổ truyền từ rất lâu đời. Đình làng Cổ Đô nay thuộc Ba Vì, Hà Tây (từ năm 2008 thuộc Hà Nội), thờ bà Công chúa Hoàng Phủ Thiếu Hoa, con gái của Hùng Định Vương tổ sư nghề dâu tằm tơ lụa. Bà được dân làng tôn thờ làm "Đương Cảnh Thành hoàng" và được các triều vua phong sắc với các mỹ tự như : "trinh thục", "đoan trang" v.v… đó là thể hiện lòng biết ơn của dân chúng với người có công lao to lớn dạy nghề cổ truyền cho dân.
Sách Dư địa chí của Nguyễn Trãi ghi : "Ở vùng này (Sơn Tây) đất thì trắng, hợp với bãi trồng dâu… Huyện Tiên Phong (Quảng Oai, Ba Vì) và huyện Thanh Oai (Sơn Nam Thượng) có lụa là". Từ điển phổ thông ngành nghề truyền thống Việt Nam viết : "Chính Công chúa là người đầu tiên tìm ra con tằm và phát minh ra nghề tằm tang và nghề dệt lụa."
Trong thư tịch thì sách Hán Thư cũng ghi là người Lạc Việt biết trồng dâu nuôi tằm và lại ghi rõ là "một năm có hai vụ lúa, tám lứa tằm". Theo Quốc Triều chính biên, Ở nước ta vào năm 1832, vua Minh Mạng đã có lệnh truyền cho bộ Lễ giao cho các phi tần đốc xuất các cung nhân lựa đất chăm tằm. Việc làm ấy rất có hiệu quả. Cuối năm đó, tơ kén được đầy nong và các bà đã dệt thành lụa dâng lên vua xem. Nhân đó nhà vua chủ trương mở rộng công việc ấy để khuyến khích nghề tằm tang.
Năm 1836, vua Minh Mạng lại nghe Trung Quốc có loại kén trắng, có chất tơ tốt hơn tằm nuôi ở Việt Nam, nhà vua lại ban chỉ dụ cho người không ngại đường xa hàng nghìn dặm, trả giá đắt để mua về. Giao cho đốc phủ các tỉnh cho người chăn nuôi, làm cho giống tằm trắng phát triển rộng khắp trong dân gian.
*
Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát…
Như vậy có thể nói nghề trồng dâu nuôi Tằm, ươm tơ, dệt lụa ở Việt Nam ta đã được nhân rộng và phát triển từ thời nhà Nguyễn. Với tấm gương nhà vua, hoàng hậu, công chúa đều nuôi tằm tơ nên từ xa xưa nghề tằm tang đã được xem là một nghề cao quý. Những hình ảnh trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa đã đi vào văn học từ xa xưa. Con gái xuất thân từ các làng trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa như Tân Châu ta ngày xưa đều có nước da trắng ngần,dáng đi nhẹ nhàng uyển chuyển, nói năng nhỏ nhẹ và đặc biệt rất dễ thương và đã đi vào thi ca với hình tượng người phụ nữ đảm đang ,duyên dáng của nghề ươm tơ dệt lụa.
Vầng trăng từ độ lên ngôi.
Năm năm bến cũ em ngồi quay tơ
(Lưu Trọng Lư)
*
Vì tằm tang là một nghề rất đẹp và nên thơ cộng với những tính năng ưu việt mà không loại sản phẩm nào tương tự có thể sánh được,lụa tơ tằm đã đi vào đời sống con người với những lời ngợi ca tôn vinh nhan sắc của người phụ nữ :
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
(Áo lụa Hà đông –thơ Nguyên Sa-Ngô Thụy Miên phổ nhạc)
Quay quay thương nhớ quyến vào tơ
Quay quay chăn ấm quấn thân chàng
Mỗi một đường tơ là mỗi dây tình
Trong lòng em dâng người hiên ngang
Nhịp xe quay vang trong tiếng gió đìu hiu
Mình tơ êm óng chuốt như nắng hanh vàng
Mùa lá trút sắp qua nhớ chàng quay gấp bánh xe
Tơ vàng chắn lối gió đông cho..đêm không lạnh lùng
(Tiếng Hát Quay Tơ- NS Tử Phác)
*
Và trên đất nước Việt Nam, không chỉ có lụa Hà Đông mà lụa Bảo An (Quảng Nam), Tân Châu (An Giang) và của nhiều vùng đất khác nữa, lụa tơ tằm khi sử dụng trong ngành may mặc và thời trang rất đẹp, làm tôn lên dáng dấp thanh tao,dịu dàng của người phụ nữ và đặc biệt là mặc rất mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông lạnh lẽo.
*
Nghề trồng dâu nuôi tằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với các cây trồng khác, vì sản phẩm dâu tằm có giá trị cao, vòng quay lứa tằm ngắn chỉ có 20 ngày.
Sợi tơ tằm với những tính năng ưu việt của nó đã được tôn vinh là "Nữ hoàng tơ lụa" mặc dù sản lượng sợi tơ sản xuất ra thấp hơn nhiều so với các loại sợi khác như : bông, đay, gai...
*
Con Tằm rút ruột nhả tơ…
Chung quanh con tằm có bao nhiêu là chuyện để nói hoài không hết, nào là tằm nhả tơ vàng, óng mượt cho người dệt nên lụa là, là một vật phẩm quí báu mà thiên nhiên ban tặng cho con người.
Nào là tơ tằm hết sức bền, nó có suất căng có thể sánh với thép và mặc dù đã và đang có mặt trong các sản phẩm dệt sang trọng trong hàng thế kỉ qua, quá trình tạo tơ bên trong cơ thể con Tằm đến bây giờ vẫn còn là một cái gì đó bí ẩn, với các nhà khoa học khác nhau cùng những lời giải thích khác nhau.
Vòng đời của con Tằm rất đặc biệt,nó là loại côn trùng biến thái hoàn toàn, trong giai đoạn tằm ăn lá dâu để tích luỹ dinh dưỡng, cơ thể tằm trong giai đoạn này lớn lên rất nhanh, tằm sắp chín lớn gấp 8.000-10.000 lần so với tằm mới nở.
Tằm ta nhả tơ cuộn quanh mình thành cái kén có hình dáng oval thon dài, và khoảng bằng ngón tay cái có màu vàng óng (hoặc trắng) rất đẹp.
Để lấy tơ, các thợ Ươm sẽ nấu kén trong nước nóng và kéo các sợi tơ từ trong cái kén ra,khi đã hết tơ ta sẽ có được con Nhộng là hóa thân của con Tằm.
Đây là một loại thức ăn rất bổ dưỡng. Điều đặc biệt là nếu không “Chết” thì Nhộng sẽ hóa thân thành Bướm rồi ngài có cánh. Con ngài cắn tổ kén chui ra ngoài. Người nuôi tằm đặt con ngài cái trên tờ giấy bản rồi úp một chiếc chén để giữ nó chỉ đi lại trong vòng cái chén. Con ngài đẻ trứng trong vòng chén được úp. Trứng lại nở ra tằm. Đời sống con tằm đã đi qua một vòng như thế…
Tằm là một loài côn trùng biến thái hòan tòan, vòng đời trải qua 4 giai đoạn phát dục : Trứng, tằm, nhộng (kén), bướm (ngài).
Lụa tơ tằm là một chất liệu tao nhã,quí phái và cực kỳ sang trọng, những ngày nắng mặc đồ lụa tơ tằm rất mát, ngược lại mùa lạnh thì mặc rất ấm, hút ẩm rất tốt và khi mặc vào người, sự mềm mại thướt tha của lụa tơ tằm càng tôn vẽ đẹp của người phụ nữ lên bội phần… những tính chất kết hợp đó khiến tơ tằm trở thành một sản phẩm rất được phụ nữ trên khắp thế giới ưa thích.
Khi tằm chín, bụng chứa đầy tơ,vàng ươm lại là một vị thuốc bổ khí, bổ huyết vô cùng quý giá.
Chẳng may tằm bị một loại khuẩn làm cho chết cứng, có màu trắng như vôi sẽ được gọi là bạch cương tàm (Bombyx cum Botryte) được dùng trị bệnh đau đầu, chóng mặt, sốt cao, thần kinh co giật, trẻ con khóc đêm, mất tiếng, hoặc được dùng trị bệnh liệt dương,băng huyết, khí hư bạch đới.
Ngài của con tằm đực còn được dùng làm vị thuốc bổ thận tráng dương.
Ngoài ra phân của tằm cũng là vị thuốc, được gọi là tàm sa.
***
Trải qua một cuộc bể dâu…
Cây dâu ưa khí hậu mát và khoẻ nên mọc được ở nhiều vùng đất, mọc nhiều ở vùng nhiệt đới,là cây lâu năm thân gỗ, sống lâu năm, tuổi thọ 8-12 năm, cho năng suất từ năm thứ 2 đến năm thứ 8.
Cây dâu người xưa gọi là Tang, cho nên nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa còn gọi là nghề tằm tang.
Sự phổ biến của cây dâu có thể được thấy qua văn thơ để chỉ sự thay đổi của thế sự,đất trời hay không có gì là tồn tại vĩnh viễn cả trên thế gian này .
Thần tiên truyện có viết : “tam thập niên vi nhất, thương hải biến vi tang điền,tang điền biến vi thương hải”
Nghĩa là cứ ba mươi năm một lần vũ trụ lại chuyển hóa, biển cả hóa thành nương dâu, nương dâu hóa thành biển cả.
Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du thì :
"Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng…"
- Lụa Tân Châu nổi tiếng bởi dệt bằng sợi tơ tằm, hoa văn đẹp, màu sắc không phai, tạo ra được cuộn tơ vàng óng ả, những người thợ dệt Tân Châu phải hết sức nhọc nhằn và nắm vững các bí quyết của nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt và nhượm lụa. Thật sự là nghề cha truyền con nối qua nhiều thế hệ.
- Từ những bãi đất pha cát ven sông vào đồng ruộng là một màu xanh trải rộng và dài từ làng này sang làng khác, thành những ruộng dâu xanh ngát đến mênh mông. Bụi dâu cao quá đầu người, lá mơn mởn, xấp xỉ bàng tay to xòe rộng. Cho tằm ăn người ta không phải hái từng lá như cung cách Quảng Nam hay Chương Mỹ ( Hà Đông). Mà người ta đẳn dâu sát gốc, bó từng ôm lớn, vác xuống ghe chở về bến. Ấy là lúc tằm chín rộ, tằm ăn lên. Xắt dâu bằng con dao to bản hơn 1 tấc, dài sáu bảy mươi phân, gọi là "dao dâu". Dao dâu bén ngót như gươm, con dao to như thế, bén như thế mới đủ sức xắt lá thành từng sợi cho tằm ăn trong những ngày tằm chín.
Ngoài ra,cây dâu còn có những giá trị về mặt dược lý rất to lớn và giá trị đối với con người.
Theo Bs. Hoàng Quốc Chính Hội Đông y tỉnh Bình Phước cây dâu cho tới 7 vị thuốc quý để chữa bệnh cho người, đó là :
●Lá cây dâu (Tang diệp)
- Chữa chảy máu cam ,nôn ra máu, trẻ em đổ mồ hôi trộm
●Cành cây dâu (Tang chi)
- Chữa phong thấp, đau lưng nhức mỏi, đau khớp xương.
●Vỏ rễ cây dâu, (Tang bạch bì)
- Chữa các chứng bệnh ho khan, ho ra máu, phù thũng,cao huyết áp.
●Cây tầm gửi trên cây dâu, (Tang kí sinh). Đây là vị thuốc đầu bảng để chữa phong thấp, nhức mỏi của Đông y trong bài “Độc hoạt kí sinh thang”
●Tổ bọ ngựa làm trên cây dâu, (Tang phiêu tiêu).
- Có tác dụng bổ thận, cố tinh, sáp niệu.
●Trái dâu chín, (Tang thầm) có tác dụng bổ thận và làm cho tóc chậm bạc.
●Sâu dâu, là loài sâu đục thân, thường nằm trong thân cây ở đoạn gốc. Bắt sâu dâu nướng cho trẻ em ăn, có tác dụng trị được bệnh đái dầm và chứng nghiến răng khi ngủ…
***
Lụa nào đẹp bằng lụa Tân Châu…
Làng lụa Tân Châu đã đi vào câu ca Nam Bộ :
Trai nào bằng trai hai huyện
Tháng ngày dệt lụa trồng dâu
Gái nào thảo bằng gái Tân Châu
Thờ cha kính mẹ quản đâu nhọc nhằn
Hay bằng ca dao :
Dốc nào cao bằng dốc Ông Két,
Lụa nào đẹp bằng lụa Tân Châu.
Tiếng đồn em bậu bấy lâu,
Anh thưa cha mẹ đem trầu cau qua.
Bên nàng mặc lãnh Mỹ A
Đưa đò sang chợ, tưởng xa hóa gần.
Sáng trăng trải chiếu hai hàng
Bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ
Quay tơ phải giữ mối tơ
Dẫu năm bảy mối cũng chờ mối anh...
***
Khi đánh chiếm Nam Kỳ, người Pháp chọn Quận Tân Châu làm trọng điểm để thực hiện kế hoạch phát triển nghề tằm tơ trên cả Nam Kỳ để cung cấp tơ tằm cho chính quốc. Viện Tằm tơ thành lập ở Tân Châu vào tháng 7-1908. Tân Châu là trung tâm sản xuất và buôn bán tằm tơ nổi tiếng ở Nam Kỳ và Cam-pu-chia lúc bấy giờ.
Theo Namkyluctinh dot org, Ông Bùi Quang Chiêu (1873-1945) là kỹ sư canh nông đầu tiên của Nam Kỳ (1897) là con của ông Bùi Quang Đại và bà Phan Thị Tuân. Người làng Đa Phúc vào cuối thế kỷ 19 (đầu thế kỷ 20), đổi lại thành Đại Điền, quận Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Thuở nhỏ, Ông Chiêu theo học trường làng ở Mỏ Cày, rồi lên Sài gòn, tiếp tục theo học trường Chasseloup-Laubat, được chính phủ Pháp cấp học bổng để du học bên Algérie cho đến khi đậu Tú tài toàn phần. Ông Chiêu xin học trường Thuộc địa tại Paris trong 2 năm 1894-1895, trước khi được nhận vào học viện Nông Nghiệp.
Với bằng kỹ sư Canh nông, khi hồi hương, ông Chiêu được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Nha Canh nông ở Hà Nội. Năm sau (1907), ông được chuyển về Nam làm Thanh tra nông nghiệp. Với chức vụ này, Chiêu được Toàn quyền Pháp giao quyền quản lý cơ sở tằm tơ, dệt lụa ở Tân Châu. Năm 1913, ông Chiêu trở ra Bắc nghiên cứu vấn đề tơ lụa cho chính phủ. Về Nam lần thứ hai, ông Chiêu được chính thức bổ nhiệm làm Giám đốc cơ sở sản xuất tơ tằm Tân Châu, lợi tức mỗi năm ước chừng 4.000 đồng.
*
Như vậy,từ hơn trăm năm trước, nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa đã được đầu tư, định hướng phát triển rất có căn cơ và quá trình không ngừng vận động, phát triển này đã mang lại nguồn kế sinh nhai cho người dân Tân Châu, tạo nên thương hiệu lụa tơ tằm Tân châu lừng lẫy khắp nơi. Hơn thế kỷ tồn tại của một làng nghề đã để lại những dấu ấn lịch sử trải qua biết bao thăng trầm, biến cố. Từ biên giới Campuchia đến Tân Châu, Tân An, Vĩnh Hòa, Phú Lâm… đâu đâu cũng thấy bạt ngàn một màu xanh của những nương dâu , những nong tằm đang kỳ chín rộ và âm thanh của các loại khung dệt, rộn rã từ sáng sớm đến tối mịt, giờ nào cũng nghe tiếng lách cách thoi đưa…
Trên bến dưới thuyền, lúc nào cũng có thương lái khắp nơi tìm đến mua lụa Tân Châu. Lụa Tân Châu bấy giờ rất được giá và được ưa chuộng trên các thị trường Campuchia, Sài Gòn, miền Trung và cả ở Pháp...
Làng nghề hưng thịnh, đời sống người thợ dệt sung túc thấy rõ, diện tích trồng dâu cũng mở rộng. Nếu như, 30 năm đầu của thế kỷ XX, toàn huyện chỉ có chưa tới 2.000 ha trồng dâu thì đến năm 1936 dâu đã phủ xanh hơn 10.000 ha dọc theo những làng ven sông Tiền. Và Tân Châu đã trở thành trung tâm sản xuất và buôn bán tằm tơ nổi tiếng ở Nam Kỳ và Campuchia lúc bấy giờ.
Nhờ có Viện Tơ tằm này mà tằm tơ được tuyển chọn những giống tốt cho năng suất và chất lượng cao để tiến hành nhân giống, đồng thời cũng tiến hành phổ biến kỹ thuật đến người dân trong vùng. Chính quyền cũng đã miễn thuế đất cho diện tích trồng dâu và những chính sách hỗ trợ khác nữa cho người trồng dâu nuôi tằm.
Tân Châu là vùng đất cù lao có khí hậu thích hợp với việc trồng dâu nuôi tằm nên năng suất trồng dâu và chất lượng tơ nơi đây rất tốt. Thời hoàn kim của nghề tằm tang, cả quận ước chừng có 60 xưởng dệt, 120 lò ươm. Mỗi năm, Tân Châu tiêu thụ từ 4 đến 6 nghìn tấn tơ sợi. Ðầu thế kỷ 20, vùng đất Tân Châu nức tiếng với hai hãng tằm nổi tiếng. Một hãng thành lập năm 1909 tại ấp Long Hưng (xã Long Phú ngày ấy) gọi là khu Vịnh Ðồn (hay Trại Cưa) là hãng trên, cơ ngơi khá đồ sộ. Hãng chuyên sản xuất giống dâu tằm thượng hạng cho cả vùng. Hãng duy trì đến khoảng năm 1946 thì nghe đâu bị sạt lở rồi bỏ dở kinh doanh. Hãng dưới thì gây dựng năm 1912, đối diện trường École Cantonale de Tân Châu trên đường Nguyễn Huệ (năm 1945 đã bị phá hủy do chiến tranh). Hãng phát triển được sáu năm thì làm ăn thất bại, nhượng lại cho Sở Canh nông Nam Kỳ, đến năm 1963 thì đổi tên thành Sở tằm tang Tân Châu. Thời đó,vùng Long Hưng có nhiều miệng lò và các xưởng dệt ngày đêm cho ra lò hàng nghìn mét lụa như : lò Út Lượng (rể là chú Út Sua nay vẫn còn xưởng dệt), lò Chín Ðởm, Chín Bốn, Bảy Ngộ, Tám Sội, Hai Ðớt, Đỗ Phước Hòa, Mười Trảng, Bầu Rao, Ba Chân, Tư Tây… và rất nhiều cơ sở khác nữa .
Năm 1962, tôi vào học lớp Năm (lớp 1 bây giờ) Trường Nam tiểu học cộng đồng Tân Châu, đối diện với Hợp Tác xã Tằm Tang và thỉnh thoảng có đi vào nơi này chơi,khoảng vài năm sau thì nơi này bỏ hoang, không còn sử dụng nữa.
*
Tại sao gọi là Lãnh Mỹ A ? Tên Lãnh Mỹ A có từ bao giờ?
Những năm 30 – 40 của thế kỷ trước, ven con sông Tiền bạt ngàn bãi dâu, cả xứ nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa khổ chỉ khoảng bốn tấc, gọi là Cẩm Tự với kích thước rộng chỉ 0,4m khi may quần phải nối vải (ngày xưa gọi là quần lá nem). Khung dệt này nhỏ như khung dệt Thổ cẩm của người Chăm ở Xã Châu Phong của Tân Châu, chuyên dệt các loại khăn, ”chàng “ (còn gọi là khăn rằn phổ biến ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long ngày xưa).
Còn vì sao gọi là Lãnh Mỹ A thì qua tìm hiểu từ những nghệ nhân cao tuổi còn lại trong nghề vẫn chưa có được câu trả lời chính xác. Tiếc là Ba tôi và những người thợ dệt,nhuộm Lãnh Mỹ A từ những ngày đầu đều đã không còn nên nguồn gốc của tên gọi này đến giờ vẫn còn trong bí ẩn ! Cần nói rõ hơn là người thợ dệt dệt lụa xong cắt thành từng đọan dài khoảng 20,7m- 20,8m gọi là Cây (hay lụa) Tơ Xuyên và được giao cho các lò nhuộm để gia công nhuộm bằng trái Mặc nưa. Lụa Tơ Xuyên này sau khi nhuộm với nhựa trái Mặc nưa xong ra thành phẩm được gọi là Lãnh Mỹ A có màu đen tuyền óng ả rất bền chắc ,càng mặc càng đẹp và không bao giờ phai màu. Ta biết rằng Lãnh hay Lụa cũng đều là tên gọi của loại vải dệt từ sợi tơ Tằm có nguồn gốc tự nhiên, tuy nhiên có một điều đặc biệt là người trong nghề dệt nhuộm hay người Tân châu ta thì quen gọi là Lãnh Mỹ A, trong khi người các nơi khác thì quen gọi là Lụa Mỹ A hay lụa Tân Châu (cái tên lụa Tân Châu này nghe chung chung quá !)
Còn tại sao và xuất phát từ đâu có tên gọi là Tơ Xuyên và Lãnh Mỹ A và các tên này có từ khoảng thời gian nào thì các nghệ nhân như Chú Út Sua, Chú Tám Lăng đều không nhớ được ! Chú Tám Lăng (Nguyễn Văn Long) nghệ nhân còn sót lại của làng Lụa ngày xưa trước khi đam mê và gắn bó phần còn lại của đời mình với Lãnh Mỹ A, Chú là thương lái Mặc nưa, Chú cho biết có lẽ nghề nhuộm lãnh Mỹ A đến từ bên kia biên giới là đất nước Campuchia. Người dân làng lụa tiếp nhận công nghệ dệt lụa tơ tằm (ra cây tơ Xuyên) và nhuộm lãnh Mỹ A nhanh vì cây lụa có khổ rộng gấp đôi (nay khoảng một mét), người đầy đặn dễ may đồ, không như Cẩm Tự với khổ nhỏ. Người thợ dệt Tân Châu tìm ra sông Thu Bồn đất Quảng chọn thợ đóng khung cửi rộng hơn để dệt lãnh Mỹ A và từ bỏ công nghệ nhuộm cũ để bắt đầu nhuộm bằng trái Mặc nưa vốn có xuất xứ từ đất nước Campuchia.
*
Cả Nghệ nhân Út Sua và Nghệ nhân Tám Lăng đều cho biết ngày xưa người thợ nhuộm Campuchia cũng nhuộm bằng trái Mặc nưa nhưng có lẽ do chất lượng tơ lụa và nghề nhuộm của họ không phát triển nên chất lượng hàng hóa,sản phẩm làm ra không thể sánh được với Lãnh Mỹ A Tân châu dù người thợ Tân Châu học nghề nhuộm bằng trái Mặc nưa từ người Campuchia !
Trong thời kỳ hoàng kim của mình, không chỉ nổi tiếng trong nước, Lãnh Mỹ A Tân Châu còn tung hoành khắp ba nước Đông dương và xuất khẩu sang Pháp, Châu Âu…
Theo Chú Út Sua, sở dĩ ngày xưa có tên gọi là tơ Xuyên là để phân biệt với các loại tơ dệt vải ngày đó như Cẩm tự, nilon (một loại vải sợi công nghiệp), ngoài ra còn cả trong những bí quyết của nghề dệt như lựa chọn canh, sợi tơ tằm nhuyễn để dệt nên cây lụa Tơ Xuyên…
Tương tự, người thợ nhuộm gọi tên sản phẩm tơ Xuyên sau khi nhuộm ra thành phẩm là Lãnh Mỹ A để phân biệt với các sản phẩm khác như các loại hàng vải dệt bằng sợi nilon hay vải sợi công nghiệp khác…
Việc đặt một cái tên có lẽ chỉ là sự tình cờ,tự nhiên như tính tình mộc mạc,chất phác của người miền Tây, và người Tân châu ta đặt tên lụa Tơ Xuyên hay Lãnh Mỹ A có lẽ cũng giống như cha mẹ đặt tên cho con vậy,nếu ngày còn sống,cha mẹ không nói,khi đã mất rồi bây giờ có thắc mắc tại sao lại đặt tên như vậy thì chắc là không ai có thể trả lời được.
Vậy thì đành phải chấp nhận thôi ! Nhưng có thể thấy là người Tân châu xưa vốn thích sự dung dị ,không cầu kỳ, hay đặt tên con là Bé Hai, Bé Ba, Cu Tí, Cu Tèo, Út mót… thì cái tên Tơ Xuyên hay Mỹ A có vẽ thật mỹ miều, quý phái, sang trọng và… đáng ngưỡng mộ…
Ta biết rằng thời ba nước Đông dương là Việt Nam, Lào và Campuchia thuộc Pháp thì việc giao thương, qua lại giữa Việt Nam, Camphuchia rất dễ dàng. Với vị trí địa lý đặc biệt của mình Tân châu là cửa khẩu mậu dịch rất quan trọng của cả Nam kỳ với đất nước Chùa tháp và Lào, Thái Lan… và Lãnh Mỹ A Tân Châu đã ghi dấu ấn vào cuộc sống xứ này đó là vinh danh vùng đất Tân Châu một thời phong lưu tao nhã, hưng thịnh bậc nhất cùng nghề ươm tơ dệt lụa.
Trong cuốn Tân Châu 1870-1964, xuất bản năm 1966 của tác giả Nguyễn Văn Kiềm có đoạn viết : "... Giá một bó dâu lúc đó bằng một tháng lương của một tiểu công chức. Nhiều ông chủ trồng dâu, dệt lụa phát giàu ngang xương, họ vung tiền tiêu xài rất phung phí...". Còn trong cuốn hồi ký Nửa tháng trong Miền Thất Sơn, hơn nửa thế kỷ về trước của Nguyễn Văn Hầu từng có đoạn "Sau khi xem qua các xưởng dệt, lò nhuộm và ngắm xem ngút mắt những ngàn dâu xanh…"
Như vậy, những người thợ tài hoa của đất Tân Châu đã sáng tạo ra một sản phẩm "độc nhất vô nhị" với bí quyết nhuộm màu đen tuyền bằng thủ công rất độc đáo, công phu đó là “Lãnh Mỹ A“ sản phẩm một thời vang bóng của những năm 60 – 70 của thế kỷ trước. Ban đầu lụa Tân Châu đẹp nhưng kỹ thuật nhuộm chưa đạt đến độ tinh xảo,lúc đó người thợ nhuộm lụa tơ tằm bằng vỏ già, lá chàm, đước rồi thuốc nhuộm, nhưng tất cả đều không bền, mặc một thời gian thì bị trổ (bạc màu). Cho đến khi tìm ra công nghệ nhuộm màu đen từ trái Mặc nưa, thì nghề nhuộm mới bắt đầu phát triển mạnh mẽ, những người thợ tài hoa xứ Vịnh đồn đã tìm ra bí quyết nhuộm lụa tơ tằm bằng thủ công rất độc đáo, công phu. Và cho ra đời sản phẩm một thời vang bóng – Lãnh Mỹ A Tân Châu. Lãnh Mỹ A có độ bền tốt, có độ láng mịn, hút ẩm và luôn thoáng mát, đặc biệt, mặc càng lâu càng óng ả, và độ bền chắc vượt qua năm tháng,là ao ước và nỗi quyến rũ của biết bao phụ nữ từ bình dân đến giới thượng lưu thế kỷ trước.
*
Vải nilon và “hàng bay”
Có một thời kỳ đầu những năm 1960, do có những nhu cầu từ thương lái, nhất là từ thị trường Campuchia và các vùng quê xa cũng như xuất phát từ giá Lãnh Mỹ A khá cao nên những người nghèo,có thu nhập thấp dù rất mê cũng không thể sở hữu Lãnh Mỹ A chính hiệu, thời điểm này trên thị trường xuất hiện lọai vải nilon là một sản phẩm sợi công nghiệp có độ bền cao, dai và chắc tuy nhiên không có được sự mềm mại lóng lánh và các đặc điểm ưu việt khác của Lụa Tơ Xuyên Tân châu.
Do có giá thành sản phẩm thấp hơn nên vải nilon sau khi nhuộm Mặc nưa đã một thời làm cho mặt hàng Lãnh Mỹ A phải vất vả, khốn đốn dù chất lượng sau khi nhuộm không cao, mặc vào người đi lại vải phát ra tiếng sột sọat, mình vải không thẳng và mềm mại như Lãnh Mỹ A.
Rồi có người lại sáng kiến ra "hàng bay" đó là tên gọi của vải nilon nhuộm không đúng và không đủ nước nhựa Mặc nưa dù cũng theo khá đầy đủ các công đọan khi nhuộm nên khi sản phẩm làm ra có giá bán rẻ hơn nhiều so với Lãnh Mỹ A, nhưng chỉ mặc được một thời gian ngắn thì trổ màu nâu nâu và mình vải khô cứng. Nguy hiểm hơn khi có rất nhiều người bán lẻ lợi dụng sự thiếu hiểu biết của các khách hàng thường là ở các tỉnh xa, khi đã không trung thực mà đánh lận con đen giữa hàng Lãnh Mỹ A, vải nilon nhuộm đủ nước và "hàng bay" càng làm cho giá trị và thị trường của cây Lãnh Mỹ A gặp phải rất nhiều khó khăn để tồn tại và phát triển./.
=======
Saigon 1950. Phụ nữ mặc vải quần LÃNH MỸ A nổi tiếng một thời vùng Tân Châu (Châu Đốc).
n
Bài viết 2
Dưới bóng lãnh Mỹ A
Làng lụa Tân Châu (ấp Long Hưng, thị trấn Tân Châu, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang) từ bao đời nay luôn nức tiếng với những tấm lụa lãnh Mỹ A bền đẹp. Bao nhiêu thế hệ người tiêu dùng được tôn lên vẻ đẹp cơ thể nhờ những vuông lụa độc đáo ấy nhưng mấy người quan tâm đến những công đoạn kỳ khu mà người thợ dệt Tân Châu đã đổ mồ hôi sôi nước mắt để có được đặc sản lãnh Mỹ A?
Mạc lắm thắm nhiều
Nhẩn nha tản bước trên những bờ cao ruộng thấp, trên những con đường lắt léo và huyền ảo như chính nụ cười của những thiếu nữ Chăm ở ấp Long Hưng, thị trấn Tân Châu, huyện Tân Châu, An Giang, tôi miên man tìm những dấu tích của một trung tâm sản xuất vải tơ tằm sầm uất một thuở của vùng Nam Kỳ lục tỉnh.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Long (SN 1920) - Tám Lăng - ngừng tay chỉnh vòng quay tơ của những chiếc máy dệt đang xình xịch xình xịch hối hả se những sợi tơ mịn màng, trắng muốt, dẫn tôi ra bàn nước ngoài vườn rợp bóng cây và khề khà tiếp chuyện. Ông bảo, trước năm 1975, ấp Long Hưng có tới dăm bảy trăm xưởng ươm tơ dệt lụa, cả ngàn con người quay tít theo những vòng khung dệt suốt từ sáng tinh mơ đến tối mịt mỗi ngày mà những vuông lụa tơ tằm bóng mịn gắn mác Tân Châu vẫn không đủ đáp ứng cho nhu cầu may mặc của cả vùng Nam Kỳ lục tỉnh rộng lớn và Sài Gòn đô hội. Vật đổi sao dời, nay thì cả ấp chỉ còn hơn chục hộ gia đình theo nghề tổ, chỉ còn ba xưởng giữ được kỹ nghệ nhuộm vải bằng mạc nưa nhưng chỉ duy nhất gia đình ông nhuộm vải tơ tằm, hai gia đình còn lại thì chỉ nhuộm vải nilon.
Quả mạc nưa được cho vào máy xay nhuyễn thành bột.
Nhúng vải vào thuốc nhuộm là bột mạc nưa được hòa với nước
Mạc nưa là loài cây thân gỗ, lá to bằng ngón chân cái, dài chừng 7-8cm, cây trồng được khoảng 3 năm thì bắt đầu cho quả, quả mạc nưa màu xanh, tùy theo điều kiện đất trồng xấu, tốt, tùy thuộc thời điểm đầu mùa hay cuối mùa mà to bằng từ ngón tay út đến ngón chân cái. Một điều khá đặc biệt là cây mạc nưa chỉ phù hợp với những vùng đất xấu, cằn cỗi; nếu trồng trên mảnh đất tốt, cây sẽ chỉ xum xuê cành lá chứ không hề có quả, ngược lại, đất trồng càng khô cằn thì cây càng cho nhiều quả, quả càng to, nhiều mủ và chất lượng mủ càng tốt. Ở An Giang, cái nôi của cây mạc nưa là huyện Phú Tân. Mùa quả chính vụ của cây mạc nưa bắt đầu từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 12 Âm lịch, sau Tết, mạc nưa còn rất ít quả và chất lượng mủ rất kém. Quả mạc nưa đầu mùa thì cho nhiều mủ, nhuộm vải rất dư, vải dày, bền nhưng mặt vải lại không bóng. Còn quả thu hoạch lúc cuối vụ cho ít mủ, nhuộm vải rất hao nhựa nhưng bù lại, mặt vải lại bóng và đẹp.
Quả mạc nưa tươi thu hái về (3.000 đồng/kg) được cho vào máy nghiền thành bột, rây kỹ rồi mang thứ bột ấy hòa với nước và đánh cho thật nhuyễn để cho một thứ mủ đặc quánh. Sau khi nghiền, bột mạc nưa phải được mang hòa nước ngay thì mới bảo đảm chất lượng, bằng không, chỉ để sau vài tiếng đồng hồ ngoài không khí, bột sẽ vữa ngay. Tỷ lệ pha bột mạc nưa với nước, quá trình đánh bột bao nhiêu lâu, là phụ thuộc ở cảm quan nghề nghiệp của từng người chứ tịnh không có bất kỳ một công thức nào.
Quy trình nhuộm vải bằng bột mạc nưa là nhúng tấm vải vào thùng mủ, đảo đều tay một lúc cho vải ăn mủ rồi lấy ra vắt khô, phơi ra ngoài nắng đến bao giờ tấm lụa nóng lên thì lại mang nhúng vào thùng mủ (vải nóng thì nhuộm mới ăn mủ). Chu trình khép kín nhúng-vắt-phơi của miếng vải ấy được thực hiện liên tiếp trong suốt 45 ngày (với điều kiện ngày nào trời cũng nắng) mới cho ra được tấm vải nhuộm mạc nưa thành phẩm. Người trong nghề gọi quá trình nhuộm vải như thế là gia hàng, nghệ nhân Nguyễn Văn Long cho biết một tấm vải nhuộm mạc nưa đúng chuẩn thì phải đạt từ 5-7 gia. Cũng là trong 45 ngày nhuộm nhưng tùy theo bí quyết của từng người mà những lần gia được chia theo khoảng thời gian khác nhau. Với ông, gia đầu là quan trọng nhất và nó kéo dài tới 14 ngày. Xong mỗi gia, tấm vải được nghệ nhân đưa vào cối, lấy chày nện cho nhừ rồi mới mang ra xả nước, phơi khô để chuẩn bị cho một gia mới. Chất lượng mủ mạc nưa quyết định đến quy trình và thời gian nhuộm vải. Cũng bởi trải qua quá nhiều công đoạn cầu kỳ như thế nên tỷ lệ hao hụt mủ mạc nưa trong thời gian nhuộm vải là rất lớn: 20m vải thường uống mất ít là 100kg, nhiều thì phải là 200kg mủ. Kỳ khu là thế nên một tấm vải dài chừng 20m trước khi nhuộm có trọng lượng từ 1-1,1kg thì sau 45 ngày oằn mình trong mủ mạc nưa, dưới tiếng đập bình bịch của chày, căng cứng mình mẩy dưới cái nắng bỏng rát, trọng lượng của nó tăng lên thành từ 2-2,3kg và bề mặt thì trở nên dày, bền và bóng. Việc cuối cùng của quy trình nhuộm vải là lấy bột khoai mỳ (sắn) hòa nhuyễn trong nước, bắc lên bếp nấu chừng 30 phút và liên tục quấy đều tay cho chín, nhuyễn, tỏa mùi thơm phức rồi sau đó lại được đem ra hòa với nước thành dung dịch bột loãng để hồ cho vải cứng mặt.
Chất lượng vải nhuộm bằng mạc nưa rất ưu việt, nhưng do quá trình nhuộm tốn quá nhiều công sức và giá thành của loại đặc sản Tân Châu được gọi là lãnh Mỹ A hay tơ xuyên này rất cao: một tấm lụa tơ tằm giá 32.000 đồng, sau khi được khoác lên mình tấm áo bột mạc nưa thì giá thành cũng đội lên cả chục lần – quá tốn kém so với khi dùng thuốc nhuộm công nghiệp. Dễ hiểu là vì sao dân Tân Châu bàn tay đen (vào mùa nhuộm vải, ngày ngày người dân nơi đây đều đằm tay mình trong thùng bột mạt nưa nên suốt từ khủy tay đến bàn tay của họ đều đen kịt nên người nơi khác mới gọi họ là dân bàn tay đen) nức tiếng thuở trước, nay chỉ còn có 3 gia đình trụ lại với nghề.
Cuộc chơi màu sắc của chàng chủ thầu xây dựng
Sinh ra và lớn lên trong một gia tộc nức tiếng trong làng nghề Tân Châu nên 10 tuổi, Nguyễn Hữu Trí (SN 1973) đã rành rẽ những chiêu thức của nghề dệt vải, nhuộm màu, nhưng cậu út trong gia đình 9 người con này chỉ thực sự đau đáu với nghề tổ bắt đầu từ năm 2003. Từ trước đến nay, người dân Tân Châu chỉ biết dùng mủ mạc nưa để khoác cho những tấm lụa tơ tằm óng ả chiếc áo choàng đen. Liệu các loài cỏ cây khác trong thiên nhiên có còn cho ta được màu khác? Cắc cớ như thế rồi Trí quyết định gác nghề chủ thầu xây dựng sang một bên để dấn thân vào cuộc chơi tìm màu cho vải.
Tìm màu như thể mò kim đáy biển bởi trước Trí, chưa có ai ở trong vùng nghĩ đến chuyện này, bản thân anh thì cũng không được học hành bài bản nên không có một căn cứ nào khi bắt tay vào công việc mới mẻ này. Nhưng ký ức về những chiếc áo lem màu tím của quả mùng tơi, màu vàng ệch của nhựa quả dọc, màu nâu xỉn của nhựa chuối… kết quả của những trò tinh nghịch thuở thiếu thời đã dẫn dắt anh vén bức màn bí ẩn của bà mẹ thiên nhiên. Ngày ngày, với miếng vải trắng trong tay, Trí khăn gói gió đưa đi cả trăm cây số đến những vùng gò cao thung thấp, núi cao rừng thẳm, gặp loài cây cỏ nào cũng vặt lá, cào thân chúng ra để trích nhựa, thấm vào miếng vải mà kiểm nghiệm màu. Trí cũng lân la vào các thôn của đồng bào người Chăm để quan sát, tỉ tê truyện trò với bà con những mong lượm lặt được ít nhiều bí quyết dân gian của họ… Cần mẫn trong suốt chừng 5 tháng trời như thế, cuối cùng, niềm hân hoan như muốn đập tung lồng ngực Trí khi anh đã tìm ra được bảng màu của tự nhiên và bí quyết kết hợp nhựa của những loài cây lá vô tri ấy làm thành thuốc nhuộm đủ 7 màu sắc cho những tấm vải. Có những loài cây, lá chỉ cần lấy về nghiền thành bột là Trí đã có thuốc nhuộm; nhưng cũng có rất nhiều loại, anh phải mang về phơi khô rồi nấu như hãm thuốc bắc mới sử dụng được. Chiết suất từng loại riêng biệt như thế rồi lại hòa trộn vào nhau theo cảm quan nghề nghiệp, Trí mới có được những thùng nước nhuộm vải.
Sáng chế của Nguyễn Hữu Trí ngay lập tức được người tiêu dùng nồng nhiệt đón nhận. Những tấm vải sặc sỡ và bền đẹp nhuộm bằng màu tự nhiên của ông chủ xưởng dệt Tám Lăng (số 28, tổ 2, ấp Long Hưng, thị trấn Tân Châu, huyện Tân Châu, An Giang) làm ra bao nhiêu được người ta săn lùng hết bấy nhiêu. Đặc biệt, có công ty may mặc lớn như Toàn Thịnh đã thường xuyên đặt hàng anh nhuộm những lô hàng lớn. Suốt trong khoảng thời gian từ đầu năm 2003 đến đầu năm 2007, Trí bải hoải ngụp lặn trong những chồng đơn đặt hàng từ khắp nơi tới tấp bay về. Rạng ngời hạnh phúc vì việc làm có ích và có tính đột phá của mình, nhưng rồi, đầu năm 2007, Trí đột ngột quyết định dẹp hẳn chuyện vải vóc để quay trở về toàn tâm toàn ý cho nghề làm chủ thầu xây dựng. Gặng hỏi mãi, tôi mới được nghe câu trả lời theo kiểu rất hảo hán của Trí: “Đấy là cuộc chơi của tôi mà. Thỏa chí rồi thì nghỉ”…
Nghệ nhân Nguyễn Văn Long kiểm tra chất lượng vải lãnh Mỹ A (còn gọi là tơ xuyên) - đặc sản của vùng lụa Tân Châu: là lụa tơ tằm được nhuộm bằng bột mạc nưa.
Nhà có 9 anh em nhưng hiện chỉ còn một người chị của Trí đang ngày ngày cùng cha tiếp tục nghiệp quay tơ dệt lụa và nhuộm vải bằng mạc nưa. Xưởng dệt của nhà Trí còn 12 máy (10 máy dệt vải nilon, 2 máy dệt lụa tơ tằm) chạy xầm xập từ tinh mơ đến tối mịt để cho ra những tấm vải satin, nilon, lụa tơ tằm; cao điểm, số công nhân làm việc cho xưởng nhà anh lên tới hơn 30 người, rất nhiều thành viên trong số ấy là những người thân cận. Nhưng khi tôi hỏi tại sao anh không truyền nghề nhuộm vải màu tự nhiên cho một ai, mắt Trí nhìn xa xăm, giọng đầy ưu tư: “Chỉ mất 2 tháng là đào tạo được một người thợ dệt vải nilon, nhưng để người này biết dệt vải satin, lụa tơ tằm, biết nhuộm vải bằng mạc nưa và bằng màu sắc tự nhiên khác thì chí ít phải kỳ công chỉ dạy trong ít nhất 2 năm trời. Mà rồi đến lúc ấy cũng chưa chắc tôi đã dám cho người ta đứng máy hay tự nhuộm vải. Đơn cử, ngày trước, một tấm lãnh Mỹ A có thể mắc 10 lỗi dệt người ta vẫn mua, nay thì chỉ có 1 lỗi nó cũng lập tức bị từ chối. Vậy thì ai dám mạo hiểm? Mà những nghệ nhân có tay nghề khá ở Tân Châu cũng đều đã ngoài 40 tuổi cả rồi, đào tạo sao kịp…”.
… Chiếc máy dệt đang đều vòng quay, đột nhiên nấc lên, cà rập, cà rập. Lòng tôi cũng nhói lên một nỗi buồn khi liên tưởng đến sự đứt đoạn của truyền thống làng lụa Tân Châu đã hiển hiện ngay trước mắt.
vietnamandyou.net
Bài viết về trái Mặc Nưa
Mô tả cây
Mặc nưa là một cây cao 10 - 20m có cành và những bộ phận khác của cây lúc đầu có lông sau không có lông. Lá mọc so le hình trứng dài, nguyên mặt dưới mờ, mặt trên nhẵn, phiến lá dài 5,5cm - 13cm rộng 5,5cm - 7cm cuống có lông dài 3 - 6mm.
Hoa đơn tính nhỏ, màu vàng nhạt, hoa đực mọc thành xim ngắn, có lông, mang ít hoa, từ 1 - 3 hoa, hoa cái mọc đơn độc ở nách lá. Quả hình cầu đường kính 20 - 30mm, nặng khoảng 8 - 12g, mỗi quả chứa 3 - 6 hạt, vỏ lúc còn nhỏ màu xanh tươi, sau ngả vàng xanh hay vàng hồng. Một cây mắc nưa cho khoảng 100 - 500kg quả mỗi năm.
Phân bố, thu hái và chế biến
Mặc nưa được trồng chủ yếu ở miền Nam nước ta, nhiều nhất vùng Tân Châu, còn thấy trồng ở Campuchia, Lào, Thái Lan, Miến Điện. Từ Quảng Bình trở vào có một cây rất gần mang tên cây mun - Diospyros mun H. Lec. cùng họ cũng được khai thác như mắc nưa.
Mặc nưa cũng như cây mun chủ yếu được trồng để lấy gỗ và lấy quả làm thuốc nhuộm màu đen. Quả có thể dùng tươi hay khô. Nhưng chủ yếu là tươi.
Tác dụng dược lý
Nguyễn Bá Tước đã nghiên cứu và thấy kết quả mặc nưa ít độc và có tác dụng trừ giun đúng như kinh nghiêm nhân dân vẫn dùng.
Những thí nghiệm còn chứng minh rằng tác dụng trừ giun này do chất diospyron.
Ngoài ra mặc nưa còn có tác dụng kháng sinh nhẹ
Công dụng và liều dùng
Mặc nưa cũng như cây mun chủ yếu cho gỗ màu đen cứng và bền dùng làm đồ mỹ nghệ và đóng các đồ gỗ quý.
Quả dùng để nhuộm đen. Trước đây nhân dân thường chỉ dùng nhuộm tơ lụa và lĩnh, nhưng từ khi có hàng nylon, mặc nưa còn dùng nhuộm cả hàng nylon và đạt một kết quả không ngờ là hàng nylon nhuộm mặc nưa mặc như mát như hàng bông và sợi nylon từ không cháy trở thành cháy được.
Hạt mặc nưa được sử dụng làm thuốc trừ giun ngày cho ăn 6 - 10 hạt
SKĐS - Mắc nưa là một cây cao 10 - 20m có cành và những bộ
phận khác của cây lúc đầu có lông sau không có lông. Lá mọc so le hình
trứng dài, nguyên mặt dưới mờ, mặt trên nhẵn, phiến lá dài 5,5cm - 13cm
rộng 5,5cm - 7cm cuống có lông dài 3 - 6mm.
Cây mắc nưa còn gọi là mặc nưa, mac leua (Campuchia).Tên khoa học Diospyros mollis Griff. Thuộc họ Thị Ebenaceae.Mặc nưa là một cây cao 10 - 20m có cành và những bộ phận khác của cây lúc đầu có lông sau không có lông. Lá mọc so le hình trứng dài, nguyên mặt dưới mờ, mặt trên nhẵn, phiến lá dài 5,5cm - 13cm rộng 5,5cm - 7cm cuống có lông dài 3 - 6mm.
Hoa đơn tính nhỏ, màu vàng nhạt, hoa đực mọc thành xim ngắn, có lông, mang ít hoa, từ 1 - 3 hoa, hoa cái mọc đơn độc ở nách lá. Quả hình cầu đường kính 20 - 30mm, nặng khoảng 8 - 12g, mỗi quả chứa 3 - 6 hạt, vỏ lúc còn nhỏ màu xanh tươi, sau ngả vàng xanh hay vàng hồng. Một cây mắc nưa cho khoảng 100 - 500kg quả mỗi năm.
Phân bố, thu hái và chế biến
Mặc nưa được trồng chủ yếu ở miền Nam nước ta, nhiều nhất vùng Tân Châu, còn thấy trồng ở Campuchia, Lào, Thái Lan, Miến Điện. Từ Quảng Bình trở vào có một cây rất gần mang tên cây mun - Diospyros mun H. Lec. cùng họ cũng được khai thác như mắc nưa.
Mặc nưa cũng như cây mun chủ yếu được trồng để lấy gỗ và lấy quả làm thuốc nhuộm màu đen. Quả có thể dùng tươi hay khô. Nhưng chủ yếu là tươi.
Tác dụng dược lý
Nguyễn Bá Tước đã nghiên cứu và thấy kết quả mặc nưa ít độc và có tác dụng trừ giun đúng như kinh nghiêm nhân dân vẫn dùng.
Những thí nghiệm còn chứng minh rằng tác dụng trừ giun này do chất diospyron.
Ngoài ra mặc nưa còn có tác dụng kháng sinh nhẹ
Công dụng và liều dùng
Mặc nưa cũng như cây mun chủ yếu cho gỗ màu đen cứng và bền dùng làm đồ mỹ nghệ và đóng các đồ gỗ quý.
Quả dùng để nhuộm đen. Trước đây nhân dân thường chỉ dùng nhuộm tơ lụa và lĩnh, nhưng từ khi có hàng nylon, mặc nưa còn dùng nhuộm cả hàng nylon và đạt một kết quả không ngờ là hàng nylon nhuộm mặc nưa mặc như mát như hàng bông và sợi nylon từ không cháy trở thành cháy được.
Hạt mặc nưa được sử dụng làm thuốc trừ giun ngày cho ăn 6 - 10 hạt
(Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam)
GS. ĐỖ TẤT LỢI
Bài viết thứ 3
Lụa Lãnh Mỹ A hay Lụa Mỹ A từng vang bóng một thời là sản phẩm cao
quý của phụ nữ thời xưa được sản xuất tại Tân Châu tỉnh An Giang. Lụa
Lãnh Mỹ A đã đưa lên tầm cao mới gọi là lụa satin đặc biệt là “Lãnh Mỹ
A” hay còn gọi là “Satin mặc nưa” chuyên dành may áo dài.
Đến
nay, lụa Mỹ A vẫn giữ được nét đẹp thanh tao, nhẹ nhàng, tôn vinh vẽ
đẹp hoàn hảo của nhiều phụ nữ Việt Nam. Ngay cả các Hoa hậu Việt Nam
cũng rất ưa chuộng lụa Mỹ A.
Nào ta đi tìm hiểu lụa Mỹ An nhé:
Tìm hiểu lụa Mỹ A
Một
làng nghề gia công nhuộm lụa mà chúng ta quen gọi bằng cái tên thân
thuộc “Lãnh Mỹ A” đã đi vào tiềm thức của nhiều người An Giang.
Giờ
đây, lụa Tân Châu không còn nhiều như trước nữa, nhưng một làng nghề
mang truyền thống độc đáo, từng làm rạng danh một vùng luôn thôi thúc
tôi tìm hiểu. Quê hương xứ lụa Tân Châu là một làng nghề một thời vang
bóng nhưng nay đã mai một rất nhiều. Những hàng dâu bát ngát ven đường,
những khung cửi cất lên những tiếng dệt vải trong những đêm trăng ….tất
cả tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp về thời hoàng kim của lụa Tân Châu.
Ca dao Nam Bộ có câu:
” Trai nào bằng trai hai huyện
Tháng ngày dệt lụa trồng dâu
Gái nào thảo bằng gái Tân Châu
Thờ cha nuôi mẹ quản đâu nhọc nhằn”
Lụa đi vào thơ tình yêu:
Sáng trăng trải chiếu hai hàng
Bên anh đọc sách, bên nàng quay tơ
Quay tơ phải giữ mối tơ
Dầu năm bảy mối cũng chờ mối anh…
Nói
về nghề tơ tằm, chúng ta thấy rằng đây là một trong những nghề thủ công
truyền thống nổi tiếng ở An Giang. Nhìn lại lịch sử, khi chiếm được Nam
Kỳ, một trong những nghề thủ công nghiệp mà Thực Dân Pháp quan tâm khai
thác là nghề dâu tằm. Pháp chọn Tân Châu làm trọng điểm để thực hiện
các biện pháp phát triển nghề tằm tơ cả Nam Kỳ nhằm cung cấp tơ tằm cho
chính quốc. Chúng cho thành lập ở Tân châu một Viện tằm tơ (tháng
7/1908). Vì thế không có gì ngạc nhiên khi Tân Châu cũng là trung tâm
sản xuất và buôn bán tằm tơ nổi tiếng ở Nam Kỳ và Campuchia lúc bấy giờ.
NGẮM NHÌN CÁC SẢN PHẨM ĐẸP CỦA LỤA MỸ A:
Trước
đây nghề ươm tơ còn đơn giản theo lối cổ truyền như: kén được cho vào
nồi nước sôi, sau đó kéo mối tơ và gắn vào bánh xa quay, người thợ ươm
tơ khuấy đôi đũa liên hồi vào nồi nấu kén đồng thời tay cũng quay đều
đầu bánh xe để cuộn tròn các sợi tơ. Quay mãi cho đến khi còn lại xác
con tằm.
Dệt lụa mỹ a
Đặc
biệt rất bền. Mặc lãnh Mỹ A sẽ ấm vào những ngày trời se lạnh, nhưng
lại rất mát mẻ vào ngày hè nóng bức. Càng mặc cũ, lãnh càng lên nước
bóng láng.
Lụa Mỹ A bóng, mềm mại
Sau
công đoạn chải cửi xe tơ, phải chọn tơ đẹp, đều sợi và tiến hành dệt
trên những máy dệt khá hiện đại được nhập từ nước ngoài.
Dệt lụa mỹ a
Để
tạo màu cho sản phẩm lụa, người ta chọn những trái mặc nưa lớn và còn
xanh (không chọn những quả chín vì không còn nhựa) sau đó giã nát bằng
cối đá hoặc bằng máy nghiền rồi hòa vào nước tạo nên một dung dịch có
màu vàng. Màu này sẽ chuyển sang màu đen huyền khi tiếp xúc với không
khí hoặc nhiệt độ cao.
Dung dịch này được gạn bỏ bã và được dùng để nhuộm lụa Tân Châu. Trung bình, để nhuộm một cây lụa 10m cần tới 50kg trái mặc nưa.
Công
đoạn nhuộm lụa được xem là công đoạn quan trọng nhất và kỳ công nhất,
phải nhúng lụa vào nước mặc nưa khoảng… 100 lần để từng sợi tơ được thấm
đều. Công việc này bắt đầu từ lúc mặt trời còn chưa mọc và phải là
những thanh niên trẻ, khỏe mới đảm nổi việc xoắn vắt.
Công đoạn làm lụa Mỹ An – nhuộm lụa
Lụa sau khi nhuộm xong được phơi trong nắng, những bãi phơi lãnh rất rộng được trải bằng như tàu lá dừa hoặc trồng cỏ.
Khi
phơi phải xem trời nắng tốt để phơi cho được 4 nắng. Nếu phơi lúc mưa
hoặc nắng yếu, lụa sẽ kém chất lượng. Thời gian nhuộm và phơi mất khoảng
40- 45 ngày.
Cảnh đẹp khi PHƠI LỤA MỸ A
Xen
kẽ những lần phơi và nhúng nhựa mặc nưa là công đoạn dập có tác dụng
làm cho lụa mềm và óng ả. Ngày trước, dập bằng tay tốn nhiều công sức,
nay thay thế bằng máy nên khỏe hơn và đỡ tốn nhân công rất nhiều.
Để có được các sợi lụa như thế này, phải trải qua các công đoạn vô vùng cực khổ
Qua nhiều công đoạn, nhiều ngày và tốn nhiều mồ hôi, công sức của rất nhiều người mới có được sản phẩm lụa Tân Châu.
LỤA MỸ A NGÀY NAY
Nhà thiết kế thời trang Võ Việt Chung đã chọn tơ lụa Tân Châu làm chất liệu chính trong nhiều chương trình giới thiệu thời trang và anh đã thành công ngoài sự mong đợi. Chính sự mềm mại và hoa văn phong phú, độc đáo của lụa Tân Châu đã gợi nên những ý tưởng sáng tạo trong anh. Những mẫu thiết kế bằng chất liệu lụa Tân Châu của anh đã được giới thiệu trong đợt Liên hoan Du lịch ĐBSCL tại An Giang.
Lý Nhã Kỳ đẹp lạ với áo dài Lãnh Mỹ A của Võ Việt Chung
Lý nhã kỳ trong trang phục lụa Mỹ A
nét đẹp xưa
Lý Nhã Kỳ đã đem lụa Mỹ A sang Pháp
Lỹ nhã kỳ đem lụa Mỹ A sang pháp
Mặc dù gần đến Tết nguyên đán nhưng Lý Nhã Kỳ vẫn sang Pháp để tham dự triển lãm tại bảo tàng Les Arts Décoratifs (Paris) mà cô làm nhà tài trợ.
Nhân kỷ niệm đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội, Nhà thiết kế Võ Việt Chung đã thiết kế chiếc áo dài mang tên Hội Trùng Dương chiều dài 100m và được đính hơn 2000 viên kim cương cùng trang sức bằng vàng khác. Chiếc áo dài có 9 tà, tượng trưng cho 9 nhánh sông Cửu Long.
Nhà thiết kế Võ Việt Chung đã tốn 1000m vải gồm các chất liệu lụa truyền thống của cả 3 miền Bắc, Trung, Nam như lụa Vạn Phúc, Tân Châu, lãnh Mỹ A…… Chiếc áo dài đã đạt kỷ lục Guiness là chiếc áo dài nhất Việt Nam. Hoa hậu Mai Phương Thúy vinh dự là người mẫu đầu tiên mặc chiếc áo dài này trong chương trình ca nhạc thời trang chủ đề Hội Trùng Dương tối ngày 4/10/2010 tại TPHCM.
Đi kèm với chiếc áo dài có chiếc mấn có tên “Vương miện Việt” được trang trí bằng vàng và được chế tác họa tiết 9 con rồng có đính kim cương trang trí. Nhìn vào chiếc vương miện này, có thể thấy Thăng Long qua dáng rồng bay, dòng Cửu Long qua dáng rồng ẩn giữa song nước, trời mây. Điểm xuyết trên chiếc vương miện là mắt rồng và những quả cầu lửa được làm bằng những viên kim cương đẹp nhất, hoàn hảo nhất, mang lại phong cách quý phái, quyền uy và lộng lẫy cùng chiếc áo dài. Tổng giá trị của chiếc vương miện này là 1,2 tỷ đồng.
Đây quả thực là một chiếc áo dài vừa có giá trị về mặt kinh tế, vừa có giá trị to lớn về mặt tinh thần. Chiếc áo dài sau đó đã đem đi giới thiệu tại các tuần lễ thời trang quốc tế tại Hàn Quốc, Mỹ, Ý, Brazil…
Cặp áo dài Nghìn Năm Hội Tụ
Đây là tác phẩm của nhà thiết kế Lan Hương cùng 100 nghệ nhân làng Quất Động (HN). Cặp áo dài dài 10m mỗi chiếc và được thiết kế trên chất liệu lụa Vạn Phúc Hà Đông, do Triệu Văn Mão dệt và được 100 nghệ nhân làng Quất Động thêu 1000 con phượng trên áo nữ và 1000 con rồng trên áo nam.
Chiếc áo dài nữ được Hoa hậu thế giới người Việt Lưu Thị Diễm Hương trình diễn và chiếc áo dài nam được người mẫu Việt Anh từ Australia trình diễn tại Văn Miếu ngày 14/9/2010.
Chiếc áo dài được 100 nghệ nhân thêu cực kỳ tỉ mỉ từng chi tiết. Cặp áo dài mang nhiều ý nghĩa đối với nhà thiết kế Lan Hương nói riêng và với đất nước Việt Nam nói chung. Chiếc áo dài tuy do 100 người thêu nhưng như từ một đôi tay duy nhất, một ý chí duy nhất.
Đây là chiếc áo dài nằm trong sưu tập “Rồng thiêng nghìn năm” mà nhà thiết kế Nhật Dũng thiết kế mừng đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội 2010.
Chiếc áo dài được nhà thiết kế lấy ý tưởng từ hình ảnh rồng thời Lý, sử dụng 13,6m vải nhung để may. Mẫu áo này được nhà thiết kế Nhật Dũng thực hiện để phục vụ cho buổi trình diễn ở Văn Miếu nhân dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Chiếc áo dài đã thu hút rất nhiều sự chú ý của khán giả và báo chí các nước.
Họa tiết rồng với kim sa nổi bật dọc thân áo cùng chiếc mấn đã tạo cho Trang Nhung một vẻ đẹp sang trọng, quyền lực nhưng không kém phần thân thuộc và gần gũi với người dân Việt. Cô thực sự trở thành một vị hoàng hậu khi khoác trên mình bộ trang phục “có một không hai” này.
Chiếc áo dài sau đó đã được trao tặng cho Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ để lưu giữ làm kỷ niệm.
Chiếc áo dài Chim Công
Sau bộ sưu tập “Rồng thiêng nghìn năm”, Nhật Dũng tiếp tục cho ra mắt một chiếc áo dài Chim Công dài 15m thêu công rất ấn tượng và công phu.
Chiếc áo dài lấy ý tưởng từ con công trong văn hóa người Việt. Chiếc áo dài được làm hoàn toàn bằng tay từ 39m vải nhung và đính kèm những hạt kim sa lấp lánh. Hoa hậu Việt nam 2010 Ngọc Hân hút hồn người xem bởi vẻ đẹp nền nã và duyên dáng khi diện trên mình chiếc áo dài đặc biệt này.
Chiếc áo dài được làm từ các chất liệu đặc biệt
Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp thời trang, các nhà thiết kế cũng đưa ra những ý tưởng độc đáo để cho ra đời những chiếc áo dài được may bằng những chất liệu cực kỳ đặc biệt nhưng vẫn luôn giữ được nét đẹp riêng vốn có của tà áo dài Việt Nam.
Áo dài làm từ hoa giấy
Được trưng bày tại Bảo tang phụ nữ Việt Nam, chiếc áo dài Hương sắc Đà Lạt dài 10m của nghệ nhân Nguyễn Mạnh Hùng đã đạt kỷ lục Việt Nam năm 2009. Chiếc áo dài được kết từ 1000 bông hoa thiên nhiên và hoa nhân tạo với nhiều đường nét tinh xảo, bắt mắt thể hiện tay nghề khéo léo của các nghệ nhân Việt Nam.
Ngoài ra tại bảo tang còn có rất nhiều những mẫu áo dài được làm bằng các chất liệu tự nhiên khác như:
Tác phẩm áo dài hoa sáp ong với thiết kế độc đáo và ấn tượng
Tác phẩm áo dài hoa cánh bướm
Tác phẩm Thiên nhiên được làm bằng vỏ gỗ
Tác phẩm áo dài hoa hồng được thiết kế bằng chất liệu lụa
Áo dài làm từ tóc
Chất liệu áo dài xưa được may chủ yếu từ gấm, nhung, tơ lụa, sa tanh…….. Nhưng ngày nay, áo dài có được làm từ những chất liệu không thể tưởng tượng được, đó chính là tóc! Một chiếc áo dài kết rừ 1 triệu mét tóc ra đời đã nhận được sự khen ngợi và tán thưởng của nhiều người hâm mộ.
Đây là tác phẩm của nhà tạo mẫu tóc Sáng Tân Vĩnh thực hiện từ 20kg tóc thật, trong vòng 2 tháng, có giá trị lên đến 200 triệu đồng
Tà áo dài được thiết kế dựa trên ý tưởng chủ đạo từ hoa sen và tất cả các bông sen kết trên áo dài cũng hoàn toàn làm bằng tóc thật. Nhìn vào chiếc áo dài chắc ít ai có thể phân biệt được đây là chiếc áo dài được làm bằng chất liệu gì vì nó quá đẹp. Á hậu Trương Thị May đã thực sự tỏa sang khi khoác lên người bộ trang phục dân tộc độc đáo này.
Áo dài làm từ bao cao su
Bộ sưu tập nằm trong dự án “ Bình thường hóa bao cao su năm 2013” có tên gọi “ Condom Fashion Mix” với 7 sản phẩm được kết từ 25.000 chiếc bao cao su. Điểm nổi bật của bộ sưu tập chính là mẫu áo dài truyền thống được kết lên từ 3.500 chiếc bao cao su.
Chiếc áo dài có 2 tà, chiếc váy kết bên trong và chiếc nón lá do người mẫu Trà My thể hiện.
Các mẫu trang phục được làm từ bao cao su rất đẹp và lạ mắt.
6. Bộ áo dài danh thắng Việt Nam
Bộ sưu tập “ Một thoáng Việt Nam” của nhà thiết kế Tuấn Hải đã được ghi nhận vào Sách kỷ lục Việt Nam với 99 chiếc áo dài được vẽ bằng màu sơn dầu, tất cả danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhất của Việt Nam như Hồ Gươm, Phố cổ Hội An, lăng Bác Hồ, Chùa Hương, Hạ Long, Ruộng bậc thang ở Sapa, Chùa Một Cột, chùa Thiên Mụ, cung đình Huế, Chợ Bến Thành, bến cảng Nhà Rồng …… đều được thể hiện sinh động trên tà áo dài truyền thống của dân tộc.
Với chất liệu lụa trắng, 99 danh lam thắng cảnh nối tiếng của đất nước được vẽ rất công phu và được đính đá, ngọc trai, thêu tay khá tinh xảo để tôn vinh nét đẹp của Áo dài dân tộc. Cùng ngắm một phần bộ sưu tập nổi tiếng này nhé:
Váy dài từ lụa satin Lãnh Mỹ A
Lụa Satin trong trang phục cưới ngày nay
Theo Breaking news
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire