Kính gửi quý anh chị chương trình văn chương, văn nghệ với thơ groupe Thủ Khoa Huân, nhạc Quách Vĩnh Thiện, thơ Huy Văn, thơ Thanh Hương và thơ Văn Nguyên Dưỡng.
Cám ơn anh Trương Giang đã chia sẻ bài vỡ từ Blog Thủ Khoa Huân.
Cám ơn anh Huy Văn đã có những bài thơ tâm tình.
Cám ơn anh Quách Vĩnh Thiện đã gửi nhạc và hình những chuyện đi của anh.
Cám ơn anh Văn Nguyên Dưỡng với những bài thơ lịch sử trong đó có những người con của tổ quốc Việt Nam.
Kính chúc quý anh chị luôn còn những chia sẻ văn bút ký ức về một tổ quốc đã xa, nhưng còn ở mãi trong tim người Việt Nam tha hương.
Caroline Thanh Hương
Bienvenue en Italie du Sud.
Rome – Benevento - Alberobello – Locorotondo – Cisternoino –
Ostuni – Lecce – Matera – Naples – Pompei.
ThienMusic
1195 Videos Youtube.
+ 973384 vues Youtube.
+ 589 Abonés Youtube.
Videos :
Truyện Kiều - The Tale of Kiều - Kiều History.
Chinh Phụ Ngâm - Les complaintes de la femme de guerrier.
Voyages dans le monde.
Nhạc không lời - Musique sans paroles : Le Destin.
Musique d’Amour et Zen…
Autodidacte à la guitare - Self-taught on guitar.
Tự Học Tây Ban Cầm.
Video Youtube Playlist –
Voyage en Italie du Sud :
Film et Musique de Vinh-Thien Quach.
Giuseppe Zimbalo est né en 1620 à Lecce dans les Pouilles et décédé en 1710, il était un architecte italien de Lecce de l'époque artistique baroque. Il est l'un des maîtres du baroque de Lecce qui se distingue d'autres styles baroques par son extravagance. Issu d'une famille d'architectes, son père Sigismondo Zimbalo est un architecte mineur, Giuseppe Zimbalo est surtout inspiré par son grand-père Francesco Antonio Zimbalo, premier architecte de la lignée, qui a reçu des commandes majeures, il réalise les portails de la façade de la Basilique Santa Croce et plus tard achevée par son petit-fils, il a popularisé avec l'architecte Gabriele Riccardi l'art baroque à Lecce. Le lien entre le grand-père et le petit-fils est important pour l'évolution de l'architecte baroque à Lecce, Giuseppe Zimbalo perpétuant le style initié par Francesco Antonio et l'approfondissant, le complexifiant pour finalement crée un style unique, une variante particulière du baroque, spécifique à Lecce et sa région.
Video Youtube 08 – Citta Lecce :
Architecture Baroque.
Voyage en Images et en Musique :
L’Italie est un pays d’Europe du Sud correspondant physiquement à une partie continentale, une péninsule située au centre de la mer Méditerranée et une partie insulaire constituée par les deux plus grandes îles de cette mer, la Sicile et la Sardaigne, et beaucoup d'autres îles plus petites (hormis la Corse, rattachée administrativement à la France). Elle est rattachée au reste du continent par le massif des Alpes. Le territoire italien correspond approximativement à la région géographique homonyme.
L’apport de l’Italie à la civilisation occidentale est immense : elle est notamment le berceau de la civilisation étrusque, de la Grande-Grèce, de l'Empire romain, du Saint-Siège, des républiques maritimes, de l'humanisme et de la Renaissance. Existant en tant qu’État unitaire depuis le Risorgimento (Renaissance ou Résurrection) mené par le royaume de Sardaigne en 1861, l'Italie est une république depuis l'abolition par référendum de la monarchie italienne en 1946. Elle est membre fondateur de l’Union européenne et de la zone euro.
L'Italie est, en ce début de XXIe siècle, un acteur majeur de la scène internationale, forte de ses soixante millions d’habitants, de sa position de huitième puissance économique mondiale et de son rôle au sein de nombreuses organisations internationales(Union européenne, Organisation du traité de l'Atlantique nord, G7, Organisation de coopération et de développement économiques).
Rome est la capitale de l'Italie depuis 1871. Située au centre-ouest de la péninsule italienne, sur les côtes de la mer Tyrrhénienne, elle est également la capitale de la région du Latium, et fut celle de l'Empire romain durant plusieurs siècles. En 2014, elle compte 2 869 461 habitants établis sur 1 285 km², ce qui fait d'elle la commune la plus peuplée d'Italie et la plus étendue d'Europe après Moscou et Londres1. Son aire urbaine, qui recense 4 321 244 habitants en 2013, est en revanche moins importante que celle de Milan et Naples. Elle présente en outre la particularité de contenir un État enclavé dans son territoire : la Cité du Vatican (Città del Vaticano), dont le pape est le souverain. Rome est donc la capitale de deux États.
L'histoire de Rome s'étend sur plus de vingt-huit siècles, depuis sa fondation mythique par Romulus en 753 av. J.-C. jusqu'à son rôle actuel de capitale de la République italienne. Second berceau de la civilisation occidentale après Athènes, la ville fut successivement le centre de la Monarchie romaine, de la République romaine (509 av. J.-C. – 27 av. J.-C.) puis de l'Empire romain (27 av. J.-C. – 476). Durant cette période, Rome aurait compté entre un et deux millions d'habitants et domine l'Europe, l'Afrique du Nord et le Moyen-Orient tant militairement que culturellement, diffusant dans ces territoires la langue latine, ses arts et techniques ainsi que la religion chrétienne. Depuis le 1er siècle, elle abrite le siège de l'Église catholique romaine, au sein des États pontificaux (752-1870) puis de la Cité du Vatican.
Considérablement agrandie par de grands travaux sous Jules César et surtout sous Auguste, la ville est partiellement détruite lors du Grand incendie de Rome - le Circus Maximus notamment. À partir du XVe siècle, presque tous les papes depuis Nicolas V (1447-1455) perpétuent la tradition de l'architecture romaine et ambitionnent de faire de Rome le principal centre culturel et artistique de l'Occident. La ville devient l'un des foyers de la Renaissance italienne, avec Florence et Venise, et donne naissance au style baroque - dont témoigne encore son centre historique, classé par l'UNESCO comme site du patrimoine mondial4. Des artistes comme Michel-Ange, Raphaël ou Le Bernin s'y installent et produisent des œuvres telles que la Basilique Saint-Pierre, la Chapelle Sixtine, la Fontaine de Trevi, le Capitole ou les Chambres de Raphaël. Au XIXe siècle, Rome est le symbole de l'unité italienne et devient la capitale du Royaume d'Italie, puis de la République après la Seconde Guerre mondiale. Rome n'est jumelée qu'avec une seule autre ville, Paris, ce qui est vrai dans l'autre sens, avec ce slogan : « Seule Rome est digne de Paris, seul Paris est digne de Rome ».
Benevento est une ville d'environ 63 000 habitants, la région campanile, elle se trouve à 50 km au nord-est de Naples dans l’Italie méridionale. Elle est située sur une colline à 135 mètres au-dessus du niveau de la mer au confluent du Calore et du Sabato. Benevento occupe l'emplacement du Beneventum (« Bon événement ») antique, nommé à l'origine Maleventum qui signifie l'emplacement du « Mauvais événement ». Benevento était la capitale des Samnites.
Les Pouilles sont une région du sud de l’Italie et compte 4.090.402 habitants avec Bari comme capitale régionale des Pouilles. Les Pouilles sont baignées par la mer Adriatique à l’est et la mer Ionienne, au nord et au sud.
Elle Comprend les provinces (du nord au sud) de Foggia, Barletta-Andria-Trani, Bari, Taranto, Brindisi et Lecce. Les Pouilles sont la région la plus orientale d’Italie. Otranto, est à environ 80 km de la côte de l’Albanie et l’île grecque de Fano
Visiter les Pouilles
Les Pouilles sont riches et généreuses. Les collines des Pouilles sont verdoyantes et se terminent en plages de sable fin ou en falaises, sur une mer déclinant le bleu du côté Adriatique et le vert pour la côte ionienne.
Le littoral des Pouilles, long de de 800 km avec ses implantations balnéaires, ses criques sauvages, ses minuscules ports de pêche, regorge de ressources de tous genres aptes à satisfaire le curieux le plus exigeant.
Jeter un regard sur l’histoire des Pouilles, c’est franchir un pont entre l’Occident et
l’Orient.
Venez passer vos vacances en Pouilles et vous découvrirez que Byzantins, Normands, Maures, Hohenstaufen germaniques, Angevins, Aragonais et Bourbons se sont succédé.
Chacun y laissant la marque de son passage dans l’architecture, l’art, les coutumes et la gastronomie des Pouilles.
Giuseppe Zimbalo est né en 1620 à Lecce dans les Pouilles et décédé en 1710, il était un architecte italien de Lecce de l'époque artistique baroque. Il est l'un des maîtres du baroque de Lecce qui se distingue d'autres styles baroques par son extravagance. Issu d'une famille d'architectes, son père Sigismondo Zimbalo est un architecte mineur, Giuseppe Zimbalo est surtout inspiré par son grand-père Francesco Antonio Zimbalo, premier architecte de la lignée, qui a reçu des commandes majeures, il réalise les portails de la façade de la Basilique Santa Croce et plus tard achevée par son petit-fils, il a popularisé avec l'architecte Gabriele Riccardi l'art baroque à Lecce. Le lien entre le grand-père et le petit-fils est important pour l'évolution de l'architecte baroque à Lecce, Giuseppe Zimbalo perpétuant le style initié par Francesco Antonio et l'approfondissant, le complexifiant pour finalement crée un style unique, une variante particulière du baroque, spécifique à Lecce et sa région.
Video Youtube 01 : de Paris à Rome :
Video Youtube 02 – Rome : Colisée.
Video Youtube 03 – Rome – Fontaine de Trévise.
Video Youtube 04 – Rome : Trinita de Monti.
Video Youtube 05 - Benevento.
Video Youtube 06 - Benevento (Suite).
Video Youtube 07 – La vallée d’Itria : Alberobello, Locorotondo et Cisternino.
Video Youtube 08 – Citta Lecce : Architecture Baroque.
Quách Vĩnh Thiện
Kính chuyển
HV ( HVC )MÙA TÂM ĐỘNG
Thả mái chèo ký ức miệt mài khuaTự hỏi thầm Đà Lạt đã thu chưa
để gió quyện, thông reo lời trầm bổng.
Mang vài cánh quỳ hoa vào cõi mộng
dỗ từng đêm giấc cô lữ viễn phương
dỗ từng đêm giấc cô lữ viễn phương
Nhớ làm sao con dốc nối giảng đường
vào lãng mạn và niềm vui trọ học.
Nhớ như nhớ nắng vương trên mái tóc
Thương như thương màu hoa nở trong sương
Đà Lạt, Em, dù xa cách dặm trường
vẫn đậm nét trong tôi mùa tâm động!
HUY VĂN
Bài thơ LẬT ĐẤT
LẬT ĐẤT LÊN TÌM SÔNG NÚI XƯA
HỠI HỒN ĐẤT NƯỚC CHẾT HAY CHƯA
MÀ SAO UẤT HẬN CHÔN TA SỐNG
MÁU BẬT LÊN BẦM MẤY TÚI THƠ
VĂN NGUYÊN DƯỠNG -20
------------------------------------------------------------------
1.
Bỗng chợt khóc chợt cười như người điên vỡ mộng
Vì hình như trong máu có cơn đau,
Nên Thượng đế quay đi không muốn gọi,
Và Nát bàn không có chỗ để nương thân
Nên thẩn thơ lỡ bước lạc vào trần
Như bào ảnh
dễ quên
hay vẫn nhớ....
Vả bạc bẽo vẫn từ muôn thuở
Của thần tiên,
và của cả nhân gian.
Nên,
Em có đến, có đi, và có bận
cuộc tình nào
xin hãy cứ dong chơi...
Anh cũng khóc, cũng cười,
Cũng vật vã như mặt trời ngủ muộn,
Cũng lửng lơ như vầng trăng mất bóng...
Sẽ cưỡi cao trên vô lường ngọn sóng,
Sẽ hát cuồng trong vô tận ảo mê.
Từ những tháng năm đi, về, lạc lõng
Linh hồn anh không chỗ đứng
Tựa vào anh cho thể xác anh đau,
Như nghìn xưa con biển lớn không đầu
Tựa vào đất cho bãi chao thành sóng...
Anh thương con dã tràng
Bỏ công mình cho ngày tháng vô biên...
Vả,
Cuộc đời đầy trắc diện,
Xin chỉ dừng chân
nghe anh kể
về những chuyện không quên...
Khi mùa xuân đi vào vạn vật,
Khi các loài chim bắt đầu ca hót,
Ai không muốn nghe con người kể chuyện
Tình yêu
Hơn những điều không có thực
Ở những cõi thiên đường,
Hay nơi ở của thần tiên.
Những nơi
không có chỗ để làm tình
dù cho họ khoả thân...
Ở đó
Chỉ có mùa xuân và hồn nhiên
Thiếu những mùa thương khó khác..
Hay, anh xin chỉ kể cho em nghe về
VỀ ĐẤT NƯỚC TA
VÀ TỰ TÌNH TỔ QUỐC
Nơi có nước đổ theo trăm sông
trên những cánh đồng lúa mạ.
Nơi có núi cao, biển cả,
Có phù sa đất chìm với nội cỏ thảo nguyên,
Có ngày, có đêm,
với những mùa mưa, nắng...
Khi rừng già còn kín tiếng
Trên những cánh đồng câu hò đối ngẫu đã vang vang;
Trẻ mục đồng kéo cờ lau đánh giặc,
Đàn trâu đen lặng lẽ nhìn bầy cò trắng bay xa…
Con gái cắt lá trầu xẻ cau cho mẹ,
Con trai dành dăm đồng mua xị rượu cho cha.
Giấc mơ không cao hơn mái lá
Mà lòng người thì dậy cả núi sông
Qua những mùa kháng chiến...
Từ nghìn xưa đến tận những nghìn sau.
Người ta theo cuộc chiến
Người ta vẫn yêu nhau.
Em hiểu không em,
Nên hiểu
tự ban đầu
Cái vẻ đẹp của đất nước ta là thế đó,
Cái vẻ đẹp của thế nhân là thế đó...
Sao con người còn gạt nhau
Về những chuyện đâu đâu !.. ...
3.
Người ta nói với anh rằng
“Không có gì mới lạ
dưới ánh sáng mặt trời.”
Nhưng anh biết có nhiều thay đổi
Trong mùa Thu... máu rơi...*
Buổi sáng khi con ong không còn hút nhụy
trên cành hoa tím
và nhả mật vàng vào tổ trên cây,
Con bướm không còn vẫn vơ
trong ánh nắng thảnh thơi.
Khi lịch sử đứng lên
theo tiếng gọi mị dân
của những người giả danh tổ quốc.
Khi da thịt con người
là mồi ngon
của loài cá tôm dưới nước,
Máu xương con người
là phân mục
cho loài sâu bọ rỉa, bu...
Nên
Nước xanh cũng thay màu
Đồng xanh cũng thay sắc.
Bóng đêm là cõi chết,
Ánh sáng mặt trời mang sợ sệt nơi nơi...
Anh hàng xóm hiền lương trở nên dữ tợn
Mang gậy gộc vào đập chết chị nông dân,
Thằng bé ngu ngơ cũng hát khúc quân hành,
Đến đồng không mông quạnh,
Trường học vắng tanh
Hoa điệp rụi tàn trong sân lạnh.
Cỏ mọc tràn đồng,
Phố thị tiêu sơ...
Dân lành lo sợ
Nồi cơm trên lò cũng biết nói chuyện đói no,
Manh vạt mùng co thành manh áo thay tạm bợ.
Hay con người đã quay về thái cổ
Không biết đến tương lai.
Hay giấc mộng dữ đêm đêm từ đó thực dài
Cũng trường kỳ như chiến tranh thuở ấy.
Và những gì đổi mới
Là cuộc sống thanh bình biến mất trong tầm tay...
------------------------------------------------
*MÙA THU 1945
4.
Từ nhỏ anh đã nghe
Dòng sông nhớm mình trong bóng tối;
Cuộc sống nổi lên ở đó.
Lượng nước mặn của biển Đông với rừng tràm lá đổ
Rừng U-Minh vẫn có lối đi, về,
Mà dân đen không thoát kiếp
“mang gọng cày ví, thá, với con trâu”.
Nên sóng trăm năm vẫn âm thầm cuộn chảy,
Rừng trăm năm vẫn đơm đặc những gai hoang...
Đất nước ấy tự bao giờ đã hỏi:
Ai khơi quá khứ,
Ai mở tương lai?...
Nếu em biết được,
Thôi thì cứ nói
Từ Lạng Sơn núi rừng đến CàMau đất mũi
Dù cuộc sống đắm chìm
với nghìn năm xa xôi
với trăm năm u tối,
Khí thiêng vẫn nhuần gội
đất, nước, núi, sông,
khi mưa thuần, khi nắng cháy...
Nếu em biết
Đến thai nhi chín tháng
Tự bẩm sinh từ trời đất sơ khai
Máu, huyết, tạo nên thân thể đủ hình hài
Ngộp hơi thở
vì không gian dồn nén...
Sẽ bung ra từ vòm bụng kín bưng,
Dù Mẹ có đau
với nỗi đau vô lường...
Một dân tộc bị ép mình nhiều năm tháng
Tự thể xác ẩm ê,
Tự linh hồn u uất,
Sẽ vùng lên bức phá không gian
TÌM TƯ DO VÀ HƠI THỞ.
Và an lành hay đau khổ
Ở trong tay thầy hay, cô đỡ giỏi,
Nào phải đâu lệ thuộc giống dân HỒ !..
5.
Có lắm kẻ ngu ngơ bên bờ sông nước xoáy,
Có những người cắm thuyền ngoài bãi,
Mặc những đợt sóng cồn cuốn mãi ra khơi,
Nên lòng người khoắc khoải
Cho vận nước nổi trôi...
dập dồn cơn bão lớn.
Có những người muốn chờ phép lạ,
Có những người muốn dấn thân
Lo việc lớn...
Rồi, có một kẻ xảo ngôn
Muốn làm bậc thánh,
Nhân mùa ly tán đó
dạy dỗ môn đồ
kỹ xảo
đấu tranh...
Gây thành
Máu đổ.
Hắn dấn mãi con người vào cõi vô luân.
KARLMARX hay LENIN?
Không !
HỒ CHÍ MINH...
Phải! HỒ CHÍ MINH, chính hắn
Tên tội đồ dân tộc.
Hắn bảo: “chống xâm lăng và giai cấp...”
Không !
Hắn
Chống núi chống sông,
Chống đồng chống ruộng,
Chống cây cỏ bên đường,
Chống cầm thú muôn xa...
Chống lá chống hoa,
Chống rừng già biển cả;
Chố́ng cha mẹ trong nhà,
Chống mồ mả ngoài hoang...
Ai không là nạn nhân?!. ... ...
Xin em đừng hỏi.
SỰ THỰC HÔM NÀY CÒN LƯU MÃI VỀ SAU...
Buổi đất nước trở mình
Lũ giặc HỒ ngỡ rằng đã làm lịch sử...
Lịch sử chúng bày
HAY LỊCH SỬ CỦA CUỘC CHIẾN NÀY
ĐẦY XẢO TRÁ, DỐI, GIAN.
6.
Mùa Thu máu ấy
Thây tràn trên biển sóng
Họ gióng trống đồng kể chuyện núi sông -chống xâm lăng-
Của Phù Đổng Thiên Vương,
Của Hai Bà Trưng,
Bà Triệu,
Của Ngô
Đinh
Lê,
Lý
Trần,
(với tiếng reo hò của các bô lão
trong Hội nghị Diên Hồng...)
Với Hưng Đạo,
Với Quang Trung.
Anh cũng lớn lên
Thấy dân đen máu đỏ
Xương trắng trên đồng xanh,
Lúa chen cùng cỏ dại.
Người ta giết người bên này
hay bên kia bờ sông cái...
Có cha, mẹ, của em không,
Hay chị, em, của anh,
Hay những người vô tội ...
Bỏ cuộc sống phì nhiêu cho mạch đất hoang sơ.
Người ta tìm đồng đội hay chỉ mặt kẻ nội thù...
Xa xa chốn biên khu,
Gần đây trong thành phố,
Họ mang mặt nạ vào chửi đổng kẻ xa xăm
Mồ cha thằng Tư bản,
Mồm đĩ lũ Mác-Lê
Nói cho nhau nghe, nói hết sự tình
Cho những thế hệ cúi đầu suy gẫm...
LÀM SAO CÓ CHIẾN TRANH?
Ảo ảnh trôi qua như bóng nắng qua thềm
Và sư thực cũng không dừng trong chốc lát,
Người ta kể cho nhau nghe, quá nhiều,
về những truyền kỳ trong chiến cuộc,
Nhưng quá ít
về những thương đau mất mát.
VÌ NGƯỜI TA MUỐN GIỮ CHOMÌNH DÒNG BÍ MẬT
MÀ LỊCH SỬ SẼ QUÊN ĐI.
Như em muốn giữ cho em tấm trinh nguyên buổi ấy
mà suốt đời anh nhớ không quên...
ANH SẼ LẬT ĐẤT LÊN
TÌM SỰ THỰC
Để nghìn năm không thể dễ quên đi...
7.
Hay cứ mặc
Mặc tình,
Mặc tội,
Mặc cho con người tráo trở, thẳng ngay...
Đọc Thánh kinh xin em đừng đọc vội,
Hát bản tình ca nào đừng nghĩ có chia ly,
Vì thời gian mang ý nghĩa diệu kỳ
Sẽ trả sự thực cho những gì không thật đúng.
Nếu có người bảo cuộc đời nầy là giấc mộng,
Coi những điều thực kinh khủng
Như lửa cháy thành Sodom,
Hay cơn Hồng Thủy
và con thuyền No-ê chập chùng trên biển sóng
Với thái độ lạnh lùng,
Coi thường cõi sống...
Họ là những kẻ vô ân.
Cũng lắm kẻ đã nhân danh những giấc mộng
Gây bão táp bạo hành
giết con người
bằng bạo lực đấu tranh
Mà cho là giải phóng...
Họ là lũ vô nhân.
Nếu người ta tạo cho mình sức mạnh
Để thành kẻ phi nhân...
Thì anh xin em một chút tình
Để sưởi ấm tim anh
mà ấp ủ thương đau,
Khi họ mang bom đạn trùng trùng và ngọn lửa đỏ au au
Vào
Phá tan từng thành phố,
Đốt cháy những cánh đồng
Thiêu xác người già, thui sống trẻ thơ...
Khi từng gốc cây rừng còn hơi thở
Thì từng góc chiến trường rồi sẽ rõ thực hư.
Vì tất cả là sự thực
Diễn ra từng ngày
trên mọi nẻo quê hương
suốt chiều dài cuộc chiến.
Em sẽ nói gì hay em nín lặng
KHI EM LÀ CHỨNG NHÂN,
KHI EM LÀ NẠN NHÂN
CỦA HIỆN HỮU MẤT CÒN,
KHÔNG MỘNG MỊ CHIÊM BAO...
8.
Anh xin kể cho em nghe
Chuyện con người tạo nên tội ác
Bằng hai chữ NHÂN DANH.
Người ta đã nhân danh văn minh để dựng nên những đế quốc,
Nhân danh con trời lập những bậc đế vương,
Nhân danh thánh thần nói những chuyện hoang đường,
Nhân danh giống nòi gây ra thế chiến.
Hitler đã nổ tung trời Âu,
Thiên hoàng ̣đã xé tan biển Á,
Đến vật đổi sao dời, trời sầu, đất thảm...
Giặc Pháp nhân danh sự thịnh vượng
để trở lại Việt Nam.
Những tên cộng sản đã nhân danh
Độc lập
Tự do
Hạnh phúc...
Hay nhân danh lòng yêu nước của giống nòi,
Để đánh đổ nhân luân,
bóp nát cang thường,
xóa tan phong hóa;
Khích động,
Tuyền truyền,
Thủ tiêu,
Tước đoạt...
Một chiến trường dài cày tung mặt đất,
Một chiến trường sâu xoáy mất tâm linh
của hàng triệu triệu dân lành.
Chúng giết người dã man:
sống có tên, chết không còn xác...
Đến núi cao cũng rùng mình vì sợ,
Đến biển rộng cũng rúng mặt vì kinh.
Giấc ngủ đêm đêm từ đó bỗng giật mình,
Tiếng súng ở đâu mà dòn dã đêm, đêm...
Chị em anh run rẩy,
Cha mẹ anh lặng thinh,
Những giọt nước mắt rơi thầm trong gọng kính,
Những nỗi đau lớn dần,
Những linh hồn sụp đổ.
ANH XIN MỘT CHÚT TÌNH,
ANH XIN MỘT CHÚT TÌNH...
XIN ĐỪNG NHÂN DANH.
XIN ĐỪNG NHÂN DANH !
9.
Người ta nói với anh rằng,
“Nước của sông Hoàng Hà đổ đến từ không trung”
Còn có gì để tin.
Nhưng cuộc chiến này bắt đầu bằng những điều phi lý
Bởi những kẻ lưu manh
với chủ nghĩa phỉnh phờ,
tự cho là “cách mạng”,
Lường gạt người trí thức,
Dối lừa cả dân tộc...
Trang bị cho dân đen
những cây gậy tầm vong
và lòng hận thù giai cấp;
Áp dụng những kỹ xảo đấu tranh bạo lực:
Hợp tác,
Phản bội,
Giết chóc.
Khi hiểu ra rồi chiến cuộc đã lan nhanh...
Vòng lịch sử bắt đầu quay bánh
Với sức mạnh bạo tàn
Hơn tiếng súng khai phóng của cuộc đổ bộ Normandie,
Hơn sự tàn phá của trái bom hình nấm
ở Trường Kỳ, Quảng Đảo,
Hơn những gì không tưởng của những lãnh tụ ngoại bang.
Cả dân tộc Việt Nam bắt đầu đau đớn
Khi một triệu người vượt vĩ tuyến vào Nam !..
Xin đừng hỏi anh những điều gì về lý tưởng
Trong cuộc chiến thảm thương,
Khi Cộng Sản Việt Nam
Giết người không thương tiếc
ở Huế Tết Mậu Thân;
ở Đại lộ Kinh hoàng,
ở An Lộc Bình Long
trong “mùa hè đỏ lửa”;
ở Đường 7 Kontum
trong “mùa xuân đại thắng”;
Cho đến ngày miền tự do sụp ̣ đổ,
Chúng đày đọa con người vào muôn cõi trầm luân...
Khi những triệu con người đi tìm tự do và lẽ sống,
vượt rừng ngàn, biển lớn,
Khi những tên đồ tể
ngạo nghễ đùa
trên tính mạng của nhân dân !..
Làm sao anh có thể kể hết cho em nghe
nỗi đau của đất nước
trong chế độ côn đồ...
dưới ánh sáng nhập nhằng
và bóng tối nhiêu khê ?!.……
Thôi,
Anh xin chỉ kể cho em nghe về
Sự chiết trung của nhân thế
Vì một lần ... đã lỡ đến nơi đây !..
10.
Nếu người ta bảo nơi nầy là
Thiên đường, địa ngục, hay trần gian.
Xin em cứ hỏi...
Khi kể xong rồi em có thể bảo anh điên.
Anh thấy nơi nầy
HỘI ĐỦ CẢ TRĂM MIỀN,
TRONG VÔ TẬN NGƯỜI TA CHƯA TÌM THẤY
NƠI NÀO NHƯ Ở ĐÂY...
Có: cực lạc và bi thương
khổ đau và hạnh phúc
Vì: nơi nầy là vô thường
trong muôn cõi vô chung.
Nếu chưa rõ xin em cứ hỏi,
Có phải con người làm tình tạo nên xã hội,
Vũ trụ làm tình nên nổi gió nổi mưa,
Có phải em đến làm tình với anh nên anh mê dại...
HAY CHÍNH CUỘC TƯƠNG TÀN NẦY
ĐÃ GIẾT CHẾT LINH HỒN ANH...
Nên anh nào biết thiên đường, địa ngục, ở đâu !
Nếu thuở ban đầu
Thể xác chưa gặp linh hồn,
Khi đất nước chưa dựng nên,
Chiến tranh chưa tàn phá,
Khác nào
Khi đôi chân Eva chưa kịp mở giữa địa đàng
Và Adam còn ngủ mê bên trái cấm...
Thì cuộc sống này có ý nghĩa gì đâu !
Em đến cho anh những gì vô giá
Đôi mắt,
Bờ vai
Đôi vú mọng
căng tròn sức sống
Nên tình yêu anh lớn...
Cám ơn MẸ,
MẸ đã cho anh hơi thở.
Cám ơn EM,
EM đã cho anh nụ hôn.
Thi nhân sẽ còn làm thơ
Kể chuyện
Chiến tranh
Và Ái ân
Không là dung tục.
Vì cuộc đời vốn dĩ là TÌNH YÊU.
DÙ CÓ Ở ĐÂU XIN EM GIỮ LẤY...
VĂN NGUYÊN DƯỠNG
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire