Translate

Libellés

vendredi 2 décembre 2016

Người thành công là gì?

Người thành công là người làm được những điều mình mong muốn.
Một học sinh, sinh viên được tốt nghiệp cao nhờ công sức học tập, đó cũng gọi là thành công.
Trong xã hội, người thành công là người làm được khối tài sản khổng lồ.
Thường thì người ta được cái này, mất cái kia, vì vậy, ở đây, chúng ta chỉ bàn về cái thành công trong xã hội của một người.
Người đó là vị tân tổng thống Hoa Kỳ.
Mời quý anh chị đọc bài sưu tầm vì sự thành công này là chuyện một người muốn đưa và giữ đất nước họ ở hạng cường quốc.
Đã đến thời kỳ mà sự ru ngủ về một xã hội chỉ có lý thuyết mà ai cũng đói, cũng bị cướp đất, mất nhà, mất việc làm đã qua và phải chấm dứt.
Sự thay đổi này, đã và đang bắt đầu để hàng loạt các quốc gia khác tỉnh ngủ để trở về lo cho người dân bản xứ hơn là thời chinh chiến và gieo cảnh chết chóccho nhiều gia đình.
Người dân cần gì, ngoài cơm no, áo ấm có công ăn, việc làm và được bình yên hạnh phúc với gia đình.
Chỉ có bấy nhiêu thôi mà bao nhiêu chính phủ, bao nhiêu quốc gia, bao nhiêu thế kỷ và có bao nhiêu chính phủ được bầu lên đã làm được?
Caroline Thanh Hương
  photo zing_trump_giau_co.jpg

Tổng thống đắc cử Trump 

xây dựng nội các nhan sắc 

nhất lịch sử Mỹ

Tổng thống Mỹ đắc cử Trump đang đứng trước ngưỡng cửa sở hữu nội các đẹp nhất lịch sử nước Mỹ khi xem xét cất nhắc nhiều "bóng hồng" vào các vị trí quan trọng trong chính quyền mới.
Tổng thống đắc cử Trump xây dựng nội các nhan sắc nhất lịch sử Mỹ
4SHARES
4



Tổng thống đắc cử Trump và bà bà Sarah  Palin. (Ảnh: Politico)
Theo Politico, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đang “để mắt” tới cựu ứng cử viên Phó Tổng thống đảng Cộng hòa năm 2008, bà Sarah Palin  cho chức vụ Bộ trưởng Bộ Cựu chiến binh. Bà Palin được coi là nhân vật đầu tiên có danh tiếng trên chính trường ủng hộ ông Trump trong thời gian đầu chập chững tham gia tranh cử.
Trước đó, ông Trump cho biết xem xét đưa cựu Bộ trưởng Bộ Lao động dưới thời Tổng thống George W. Bush  bà Elaine Chao làm Bộ trưởng Bộ Giao thông trong chính quyền mới. Bà Chao, một phụ nữ Mỹ gốc Á, là vợ của thượng nghị sĩ đồng thời là lãnh đạo phe đa số ông Mitch McConnell.
Ngoài bà Chao, nội các dự kiến của ông sẽ có sự góp mặt của tỷ phú bang Michigan bà Betsy DeVos và thống đốc bang South Carolina  người Mỹ gốc Ấn bà Nikki Haley, đang được xem xét cất nhắc lần lượt vào các vị trí Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đại sứ của Mỹ ở Liên hợp quốc. Thống đốc Haley là phụ nữ Mỹ gốc Ấn đầu tiên được xem xét đảm nhiệm một vị trí trong nội các.
Với những động thái này, tờ “The Hill” nhận định ông Trump đang trên lộ trình xây dựng một trong những nội các sở hữu nhiều bóng hồng nhất trong lịch sử nước Mỹ bởi trong các đời nội các trước đây, chưng từng có nội các nào có đến 4 quan chức là phụ nữ. Nếu tất cả các vị trí này được xác nhận chính thức, ông Trump sẽ tiếp tục ghi tên vào lịch sử ở một “hạng mục mới”: nội các đẹp nhất lịch sử Mỹ.
Con số trên chưa kể bà K.T. McFarland được ông Trump xem xét làm phó cố vấn an ninh quốc gia hay bà Kellyanne Conway, nữ giám đốc chiến dịch tranh cử đầu tiên từng giành chiến
thắng trong một cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Hành trình tạ ơn 

của Tổng thống tân cử Mỹ

Hành trình tạ ơn của Tổng thống tân cử Mỹ

1SHARES
1



Máy điều hoà không khí bên ngoài nhà máy Carrier, ở Indianapolis, ngày 30/11/2016.
Tổng thống tân cử Mỹ Donald Trump hôm thứ Năm khởi sự một hành trình để gọi là cảm ơn cử tri, bằng một cuộc tập hợp ở thành phố Cincinnati , bang Ohio, tương tự như các cuộc tập hợp chính trị trong chiến dịch vận động tranh cử của ông.
Vài giờ sau khi rời Ohio, ông sẽ xuất hiện ở bang Indiana để nêu bật một thoả thuận đạt được với công ty sản xuất máy điều hoà không khí Carrier, hầu duy trì 1.000 việc làm cho tiểu bang này.
Theo lịch trình tại Indiana, ông cùng Phó Tổng thống tân cử Mike Pence sẽ đến thăm nhà máy của công ty Carrier ở Indiannapolis, và tại đây sẽ ra loan  báo chính thức về thoả thuận với công ty Carrier để họ giữ việc làm lại tại tiểu bang miền trung-tây này, thay vì dời sản xuất sang Mexico.
Một thành viên thuộc uỷ ban chuyển tiếp của ông Trump, ông Anthony  Scaramucci, nói đây là một ví dụ thực tiễn về các chính sách kinh tế của Tổng thống tân cử Donald Trump:
“Nếu chúng ta giữ được 1000 việc làm cho công ty Carrier ở bang Indiana, thì coi như chúng ta đã tăng cường thay vì giảm thiểu lực lượng công nhân viên chức đóng thuế cho chính phủ. Thế cho nên ý kiến ở đây là dùng chính sách thuế để kiền tạo thêm việc làm cho giới trung lưu, và tăng lương bổng cho thành phần lao đông.”
Công ty Carrier, một đơn vị của tập đoàn công nghệ United Technologies, trước đó trong năm cho biết sẽ dời các hoạt động sản xuất tại Indiana để giảm chi phí hoạt động.
Hôm qua, thứ Tư 30/11 tập đoàn này ra thông báo cho biết là các yếu tố đã khiến họ thay đổi ý định và duy trì các hoạt động ở Indiana là những biện pháp khích lệ và lời hứa của tân chính phủ Mỹ do ông Trump lãnh đạo, cam kết sẽ “tạo ra một môi trường cạnh tranh hơn cho các doanh nghiệp nội địa.”
Bà Meredith McGehee, nhà phân tích chính sách của nhóm Issue  One, một tổ chức phi chính phủ, nhận định rằng quyết định của công ty Carrier là một tin vui, nhưng nêu lên những nghi vấn về ảnh hưởng của quyền lực và tiền bạc đối với chính sách công. Bà nói:
“Những gì xảy ra với công ty Carrier là một ví dụ điển hình về quyền lực vô song  của vị trí Tổng thống, và nó chứng tỏ tính cách đặc biệt của diển tiến này và vì sao những vấn đề về xung đột lợi ích lại quan trọng đến như vậy.”
Cả công ty Carrier lẫn ông Trump không cho biết chi tiết về các biện pháp khích lệ, hay những đe doạ có thể được dùng để áp lực công ty Carrier thay đổi ý định, hoặc liệu tập đoàn mẹ United Technologies có sẽ chuyển một số việc làm từ một nhà máy khác ở Indianapolis sang Mexico hay không.
Ông Trump có thể ở trong vị thế có thể tăng sức ép với tập đoàn United Technologies, vốn sở hữu một công ty cung cấp động cơ máy bay phản lực và một phần phải lệ thuộc vào các hợp đồng ký với quân đội Mỹ.
Thoả thuận với Carrier là một thắng lợi đối với ông Trump, trong chiến dịch tranh cử, ông thường xuyên hứa hẹn sẽ ngăn cản các công ty dời sản xuất ra nước ngoài để khai thác lao động giá rẻ, và mang về nước những công việc đã bị xuất khẩu trước đây, bằng cách áp dụng các sắc thuế cao hơn đánh trên các sản phẩm sản xuất ở nước ngoài được mang ra bán trên các thị trường nội địa.
VOA

Hàng loạt tỷ phú, triệu phú

trong chính quyền Donald Trump

Việc có nhiều tỷ phú, triệu phú tham gia chính quyền như nhiệm kỳ của Donald Trump là rất hiếm khi xảy ra...
Hàng loạt tỷ phú, triệu phú trong chính quyền Donald Trump
0SHARES




Nhiều chính trị gia Đảng Cộng hòa đã tuyên bố ủng hộ ông Trump trong việc lựa chọn người đứng đầu doanh nghiệp thành công vào chính quyền – Ảnh: Reuters
Tổng thống mới đắc cử của Mỹ, ông Donald Trump, đang thiết lập một bộ máy chính quyền với nhiều nhân sự thuộc loại giàu nhất trong các nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ gần đây, theo thông tin mới được Wall Street Journal  đăng tải.
Từ khi còn đang tranh cử, Trump luôn khẳng định ông ngưỡng mộ, đánh giá cao tài năng của những người đã thành công trong kinh doanh, vì vậy, ông muốn chính quyền Mỹ sẽ có sự tham gia của nhiều doanh nhân.
Hôm thứ Tư tuần này, Trump đã công bố chính thức việc bổ nhiệm Wilbur Ross, chủ tịch một quỹ đầu tư vào vị trí Bộ trưởng Thương mại. Ông Ross hiện đang có tổng tài sản khoảng 2,5 tỷ USD, theo tính toán của tạp chí Forbes.
Đây cũng là nhân vật được mệnh danh “ông vua của các vụ phá sản”, người có tầm nhìn xa và nhận ra cơ hội trong lúc hỗn loạn. Ông nổi tiếng với nhiều phi vụ mua lại và tái cơ cấu thành công nhiều doanh nghiệp bên bờ vực sụp đổ.
Trong khi đó, cựu chuyên gia ngân hàng với 17 năm kinh nghiệm tại Goldman Sachs, ông Steven Mnuchin, sẽ trở thành Bộ trưởng Tài chính Mỹ.
Nhà từ thiện nổi tiếng đến từ bang Michigan, có xuất thân từ gia đình giàu có với tổng tài sản 5,1 tỷ USD, bà Betsy DeVos, sẽ giữ chức Bộ trưởng Giáo dục.
Người đứng đầu chuỗi câu lạc bộ Chicago Cubs và có tổng tài sản ước khoảng 1,7 tỷ USD, ông Todd Ricketts, được chọn vào vị trí Thứ trưởng Thương mại Mỹ.
Cho đến nay, Donald Trump đã lựa chọn 4 tỷ phú và triệu phú – những người đang sở hữu tổng tài sản ước tính khoảng 8,1 tỷ USD – vào một số vị trí quan trọng trong chính quyền mới. Nếu so với tổng tài sản của những người giữ các vị trí tương tự trong chính quyền của Tổng thống Obama, con số này gấp 4 lần. Còn nếu so với thời kỳ của cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush, con số đó cao gấp 20 lần.
Trả lời giới truyền thông về lựa chọn của Donald Trump, phát ngôn viên Jason Miller khẳng định ông Trump đã “cân nhắc rất kỹ lưỡng” về quyết định của mình, và bày tỏ niềm tin rằng kiến thức của các tỷ phú, triệu phú sẽ hữu ích trong việc cải thiện tình trạng nền kinh tế Mỹ.
Nhiều chính trị gia Đảng Cộng hòa đã tuyên bố ủng hộ Trump trong việc này. Thượng nghị sỹ kiêm Chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện Mỹ Orrin Hatch khẳng định với sự tham gia của nhiều doanh nhân có kinh nghiệm quản lý trong bộ máy chính quyền, môi trường kinh doanh Mỹ nói chung sẽ được cải thiện.
Trên thực tế, việc bổ nhiệm giám đốc điều hành doanh nghiệp thành công vào các vị trí quan trọng trong Chính phủ Mỹ là không mới. Năm 2013, Tổng thống Mỹ đương nhiệm Barack  Obama từng chọn tỷ phú Penny Pritzker vào vị trí Bộ trưởng Thương mại Mỹ. Năm 2006, cựu Tổng thống Bush đưa ông Henry Paulson, người có tài sản ước tính 392 triệu USD và từng là sếp ngân hàng Goldman Sachs, lên làm Bộ trưởng Tài chính Mỹ.
Thế nhưng việc có nhiều tỷ phú, triệu phú tham gia chính quyền như nhiệm kỳ của Donald Trump là rất hiếm khi xảy ra. Obama tuy từng bổ nhiệm tỷ phú vào nội các, nhưng cũng từng chọn ông Anthony  Foxx, người có tài sản chỉ vỏn vẹn 175 nghìn USD, để nắm giữ chức vụ Bộ trưởng Giao thông Mỹ vào năm 2013.
Hiện tại, với một số vị trí còn lại trong chính quyền mới của Mỹ, tỷ phú trong ngành năng lượng với tổng tài sản 16,6 tỷ USD, ông Harold Hamm nhiều khả năng sẽ trở thành Bộ trưởng Năng lượng; triệu phú Andy Puzder có thể sẽ giữ chức Bộ trưởng Lao động; ông 

Aucun commentaire:

Enregistrer un commentaire