ttt
Một hay nhiều kỷ lục khó tin, có phải con người sắp trở thành robot hết rồi sao?
Chuyện thật khó tin, nhưng được thực hiện bởi nhiều nhân vật khác nhau thì có thể đây cũng là sự thật.
Khi muốn đạt đến chỉ tiêu như trong đoạn vidéo, không biết sức khoẻ họ có được bảo đảm hay không?
Tôi chờ mong tin tốt đến chứ đừng có ai lăn đùng ra vì đứng tim luôn thì không ham chút nào.
Sau đoạn vidéo, mời quý anh chị đọc một bài kể một câu chuyện cảm độngdo bác Lan sưu tầm và tiếp chuyển.
Caroline Thanh Hương
Kính chuyển
Chuyên có thật 100%
VÔ CẢM
MINH DIỆN
Trời bừng sáng sau cơn mưa đêm… Bầu không khí tươi mát ùa vào căn phòng trực cấp cứu của bệnh viện. Cô y tá trẻ mặc bộ blue trắng nhận ca trực, cô vừa lật cuốn sổ ghi chép của ca trước vừa sửa lại bình hoa tươi trên bàn. Hai má cô ửng hồng, đôi mắt long lanh và làn môi xinh tươi như hoa hồng mới nở.
Cách đó không xa, ông bác sĩ tuổi trung niên ngồi trước bàn làm việc của mình, mỉm cười nhìn dòng chữ “Thầy thuốc như mẹ hiền” uốn bằng đèn huỳnh quang màu đỏ tươi rực rỡ vừa mới sắm.
Bỗng một chiếc xe gắn máy phóng thẳng tới cửa phòng cấp cứu. Gã lái xe mặt mày bậm trợn, ngồi sau là cô gái mặc mỗi chiếc áo nịt, phấn son nhòe nhoẹt. Cô ta đang ôm một thằng bé chừng mười tuổi được quấn trong cái áo khoác phụ nữ loang máu.
Gã lái xe giật thằng bé trên tay cô gái rồi bồng vào trong phòng, nói với cô y tá:
- Bác sĩ ơi cấp cứu!...
Cô y tá rời mắt khỏi cuốn sổ:
- Sao vậy?
- Thằng bé bị tai nạn giao thông!
- Anh là bố nó à?
- Không, tôi lái xe ôm…
- Thế còn cô kia<http://bvbong.blogspot. com/2012/12/mot-goc-rieng-vo- cam.html>?
Cô y tá liếc mắt về phía cô gái ăn mặc hở hang đứng ngoài cửa rồi bĩu môi cau mặt! Nước mưa đã cuốn trôi lớp son phấn rẻ tiền trên mặt cô ta để lộ ra lớp da nhợt nhạt. “Trông chẳng khác gì gái điếm đứng đường mạt hạng. Vào nơi công cộng mà dám phô ra như thế à!?...” -Cô y tá nghĩ.
Quả thật cô gái mặc áo ngực ấy là một gái điếm nghèo, sáng sớm nay cô đang đi xe ôm của gã kia về phòng trọ thì gặp thằng bé bị tai nạn nằm ngất bên đường. Chiếc xe nào đã quẹt phải nó rồi bỏ chạy luôn. Thương hại, cô cởi áo khoác quấn cho thằng bé rồi cùng anh xe ôm đưa nó đến đây.
Gã xe ôm bối rối liếc qua cô gái, ấp úng trả lời cô y tá:
- À! Cô này…
Cô y tá xinh đẹp không thèm nhìn hai người, cất giọng lạnh lùng:
- Sang bên kia làm thủ tục nhập viện.
Gã xe ôm đặt thằng bé xuống thềm, rồi chạy sang dãy nhà đối diện. Người bảo vệ chỉ cho gã cái lỗ hình vuông bằng hai bàn tay trên tấm kính dày, chung quanh bịt lưới sắt. Gã khom lưng nhìn vào trong ô vuông đó, thấy gương mặt hồng hào của người nữ nhân viên ngồi sau chiếc bàn chất đầy sổ sách. Gã nhũn nhặn:
- Chị ơi, cho tôi làm thủ tục nhập viện…
Người phụ nữ không ngẩng mặt lên, nói máy móc:
- Tên gì? Hộ khẩu? Chứng minh nhân dân?...
- Dạ… thằng nhỏ mà!...
- Thằng nhỏ à?... Anh là gì của nó?
- Tôi lái xe ôm… Thấy nó bị tai nạn nên chở tới đây.
- Rắc rối đây! Sao anh không gọi bố mẹ nó tới làm thủ tục nhập viện?
Gã xe ôm nói lắp bắp:
- Tôi đâu biết bố mẹ nó… Với lại gấp quá! Cấp cứu mà!
- Thôi được! Nộp tiền tạm ứng viện phí.
- … Bao nhiêu chị?
- Hai triệu.
Gã xe ôm ngẩn ra, hắn biết trong túi mình có chưa tới hai trăm ngàn. Gã móc hết tiền ra rồi nói với chị nhân viên:
- Tôi chỉ có bi nhiêu… Chị làm ơn cho thằng bé nhập viện, rồi tôi sẽ tìm bố mẹ nó tới thanh toán.
- Không được! Anh không biết bố mẹ nó thì làm sao mà tìm?
- Chị làm ơn… Thằng bé sắp chết!...
- Đã bảo không được! - Chị nhân viên gắt, cộc cằn máy móc - Bệnh viện đã quy định.
Gã xe ôm đành chạy trở lại lại phòng cấp cứu, hỏi cô gái điếm:
- Cô có tiền không?...
Cô gái khẽ quay đi, moi trong chiếc áo nịt ra mấy tờ bạc được xếp cuốn chặt rồi đưa cho anh xe ôm. Anh ta mở ra: Chưa tới trăm ngàn!...
- Bi nhiêu nhằm nhò gì? - Anh xe ôm lắc đầu cau mặt.
Mặt anh xe ôm xám ngắt, mắt đỏ ngầu, hai hàm răng nghiến chặt của anh ta như muốn nhai nát cái gì đó… Cô gái điếm nhìn bộ mặt cau có của anh ta mà phát sợ, nói như phân trần:
- Đêm qua mưa… tôi không có khách…
Thằng bé nằm dưới thềm kêu khóc thảm thiết. Nhìn nó thật thê thảm: Chiếc quần đùi rách tướp để lộ ra cẳng chân dập nát, da thịt chỗ đó bầy nhầy. Máu vẫn chảy từ vết thương chưa được băng bó. Da thằng bé bợt nhớt như con cá ươn, ngực thoi thóp và đôi mắt long lanh đảo nhìn mọi người như cầu cứu. Trong túi áo ngực của nó còn thò ra xấp vé số ướt nhẹp.
Gã xe ôm nhìn thằng bé mà ứa nước mắt. Gã chợt quỳ mọp xuống trước mặt ông bác sĩ, hai tay cầm mấy tờ bạc cô gái điếm vừa đưa đội lên đầu:
- Tôi lạy bác sĩ! Bác sĩ làm ơn cứu thằng bé!...
Khuôn mặt đen sạm của gã xe ôm méo mó khổ sở. Ông bác sĩ ngoảnh mặt đi chỗ khác, nhịp nhịp chân phải…
Gã xe ôm biết có quỳ xin cũng không được. Gã đứng dậy nói với cô gái điếm:
- Thôi được! Cô trông thằng bé, để tôi đi cầm đỡ chiếc xe vậy.
Cô gái điếm lau nước mắt:
- Hay anh… để em qua phòng bên kia… bán máu?
Gã xe ôm nhìn lướt qua thân hình gầy gò của cô gái, lắc đầu:
- Cô thì có bao nhiêu máu mà bán? Chưa chắc họ đã chịu mua…
Gã nói xong hấp tấp chạy ra cửa bệnh viện.
Lúc ấy phòng cấp cứu tiếp nhận thêm mấy bệnh nhân: Một cô gái tự tử vì thất tình, một anh chàng say rượu bị trúng gió và một người đàn ông bị nhồi máu cơ tim - ông này được đưa tới bằng xe hơi Mercedes kèm hai Honda @ hộ tống. Người thân của ông nhà giàu đứng chật phòng cấp cứu. Bà vợ mập mạp của ông ta nhanh nhẹn dúi vào tay bác sĩ và cô y tá mỗi người một phong bao:
- Tốn kém bao nhiêu cũng được, bác sĩ mau mau cứu sống chồng tôi.
Ông bác sĩ vội vã rời cái bàn như bị bắt vít từ sáng, cô y tá cuống quýt đẩy băng ca… Ông bệnh nhân “đại gia” được đưa thẳng vào phòng chăm sóc đặc biệt không cần qua thủ tục nào.
Trong khi đó, thằng bé bị bỏ quên ngoài thềm cùng cô gái điếm.
… Ánh mặt trời rực rỡ chiếu xuống sân bệnh viện. Ba lá cờ phấp phới tung bay trên đỉnh cột thép không rỉ, trên cùng là cờ đảng,giữa lá cờ tổ quốc và dưới cùng là cờ bệnh viện với hình con rắn mổ cái cốc thủy tinh. Cuộc chào cờ buổi sáng thứ haicủa cán bộ nhân viên bệnh viện vừa kết thúc. Người thân của những bệnh nhân nghèo kéo nhau tụ tập dưới chân cột cờ để nhận cơm, nhận cháo từ thiện của một sư bà mang tới.
Đang múc cơm cháo cho mọi người, sư bà bỗng nghe tiếng kêu rên của thằng bé từ phòng cấp cứu vọng ra. Bà ngừng tay lắng nghe… tiếng kêu rên càng lúc càng rõ hơn… Bằng tâm thức của một người tu hành, sư bà thấu hiểu tiếng kêu tuyệt vọng của một sinh linh. Bà vội trao công việc phát cơm cháo cho người khác rồi chạy tới.
Thằng bé đã kiệt sức, mắt nhắm nghiền… Cô gái điếm bất lực ngồi bên cạnh. Sư bà cúi sát xuống khuôn mặt trẻ thơ trắng bệt:
- Nam mô A Di Đà Phật!...
Thằng bé mở mắt nhìn bà sư, nước mắt nó ứa ra. Sư bà nhìn chiếc áo phụ nữ vấy máu, rồi liếc qua cô gái ốm yếu ăn mặc hở hang phong phanh… Bà hiểu ngay sự tình, liền quay lại chỗ phát cơm cháo từ thiện, nói với mọi người:
- Thưa quý vị! Trong kia có một đứa trẻ đang hấp hối vì không có tiền nhập viện. Tôi biết quý vị ở đây cũng không giàu có gì…
Sư bà chỉ nói được như vậy. Những người nghèo khó lại có trái tim nhạy cảm - họ hiểu ngay điều sư bà muốn nói và việc cần làm. Thế là chiếc vung nồi cháo từ thiện biến thành thùng công đức…
Vừa lúc đó gã xe ôm trở về, mặt mướt mồ hôi. Gã đã cầm được chiếc xe gắn máy là cần câu cơm của gia đình, phải năn nỉ mãi mới được triệu rưỡi, cộng với số tiền của gã, của cô gái và lòng hảo tâm của nhiều người nghèo, may quá được hơn hai triệu! - Đủ ứng tiền nhập viện cho thằng bé.
Mọi người thở phào nhẹ nhõm, ngồi quây quần bên nhau ở góc sân chia nhau húp những bát cháo từ thiện.
Bỗng cô y tá xăm xăm đi tới nói với gã xe ôm:
- Thằng bé cần phải tiếp máu. Nhóm máu O…
- Trời! - Gã xe ôm thốt lên! Thẩn thờ đặt bát cháo đang húp dở xuống nền gạch…
Bầu không khí như chết lặng trước tình huống bất ngờ. Cô gái điếm bỗng lên tiếng:
- Máu O à!?... Tôi nhóm máu O!...
Nói xong, cô nhanh chóng theo y tá vào phòng hiến máu. Gã xe ôm cũng vội vã bước theo…
Nửa giờ sau gã xe ôm dìu cô gái điếm ra. Trên gương mặt nhợt nhạt của cô hé nở nụ cười.
Minh Diện
MINH DIỆN
Trời bừng sáng sau cơn mưa đêm… Bầu không khí tươi mát ùa vào căn phòng trực cấp cứu của bệnh viện. Cô y tá trẻ mặc bộ blue trắng nhận ca trực, cô vừa lật cuốn sổ ghi chép của ca trước vừa sửa lại bình hoa tươi trên bàn. Hai má cô ửng hồng, đôi mắt long lanh và làn môi xinh tươi như hoa hồng mới nở.
Cách đó không xa, ông bác sĩ tuổi trung niên ngồi trước bàn làm việc của mình, mỉm cười nhìn dòng chữ “Thầy thuốc như mẹ hiền” uốn bằng đèn huỳnh quang màu đỏ tươi rực rỡ vừa mới sắm.
Bỗng một chiếc xe gắn máy phóng thẳng tới cửa phòng cấp cứu. Gã lái xe mặt mày bậm trợn, ngồi sau là cô gái mặc mỗi chiếc áo nịt, phấn son nhòe nhoẹt. Cô ta đang ôm một thằng bé chừng mười tuổi được quấn trong cái áo khoác phụ nữ loang máu.
Gã lái xe giật thằng bé trên tay cô gái rồi bồng vào trong phòng, nói với cô y tá:
- Bác sĩ ơi cấp cứu!...
Cô y tá rời mắt khỏi cuốn sổ:
- Sao vậy?
- Thằng bé bị tai nạn giao thông!
- Anh là bố nó à?
- Không, tôi lái xe ôm…
- Thế còn cô kia<http://bvbong.blogspot.
Cô y tá liếc mắt về phía cô gái ăn mặc hở hang đứng ngoài cửa rồi bĩu môi cau mặt! Nước mưa đã cuốn trôi lớp son phấn rẻ tiền trên mặt cô ta để lộ ra lớp da nhợt nhạt. “Trông chẳng khác gì gái điếm đứng đường mạt hạng. Vào nơi công cộng mà dám phô ra như thế à!?...” -Cô y tá nghĩ.
Quả thật cô gái mặc áo ngực ấy là một gái điếm nghèo, sáng sớm nay cô đang đi xe ôm của gã kia về phòng trọ thì gặp thằng bé bị tai nạn nằm ngất bên đường. Chiếc xe nào đã quẹt phải nó rồi bỏ chạy luôn. Thương hại, cô cởi áo khoác quấn cho thằng bé rồi cùng anh xe ôm đưa nó đến đây.
Gã xe ôm bối rối liếc qua cô gái, ấp úng trả lời cô y tá:
- À! Cô này…
Cô y tá xinh đẹp không thèm nhìn hai người, cất giọng lạnh lùng:
- Sang bên kia làm thủ tục nhập viện.
Gã xe ôm đặt thằng bé xuống thềm, rồi chạy sang dãy nhà đối diện. Người bảo vệ chỉ cho gã cái lỗ hình vuông bằng hai bàn tay trên tấm kính dày, chung quanh bịt lưới sắt. Gã khom lưng nhìn vào trong ô vuông đó, thấy gương mặt hồng hào của người nữ nhân viên ngồi sau chiếc bàn chất đầy sổ sách. Gã nhũn nhặn:
- Chị ơi, cho tôi làm thủ tục nhập viện…
Người phụ nữ không ngẩng mặt lên, nói máy móc:
- Tên gì? Hộ khẩu? Chứng minh nhân dân?...
- Dạ… thằng nhỏ mà!...
- Thằng nhỏ à?... Anh là gì của nó?
- Tôi lái xe ôm… Thấy nó bị tai nạn nên chở tới đây.
- Rắc rối đây! Sao anh không gọi bố mẹ nó tới làm thủ tục nhập viện?
Gã xe ôm nói lắp bắp:
- Tôi đâu biết bố mẹ nó… Với lại gấp quá! Cấp cứu mà!
- Thôi được! Nộp tiền tạm ứng viện phí.
- … Bao nhiêu chị?
- Hai triệu.
Gã xe ôm ngẩn ra, hắn biết trong túi mình có chưa tới hai trăm ngàn. Gã móc hết tiền ra rồi nói với chị nhân viên:
- Tôi chỉ có bi nhiêu… Chị làm ơn cho thằng bé nhập viện, rồi tôi sẽ tìm bố mẹ nó tới thanh toán.
- Không được! Anh không biết bố mẹ nó thì làm sao mà tìm?
- Chị làm ơn… Thằng bé sắp chết!...
- Đã bảo không được! - Chị nhân viên gắt, cộc cằn máy móc - Bệnh viện đã quy định.
Gã xe ôm đành chạy trở lại lại phòng cấp cứu, hỏi cô gái điếm:
- Cô có tiền không?...
Cô gái khẽ quay đi, moi trong chiếc áo nịt ra mấy tờ bạc được xếp cuốn chặt rồi đưa cho anh xe ôm. Anh ta mở ra: Chưa tới trăm ngàn!...
- Bi nhiêu nhằm nhò gì? - Anh xe ôm lắc đầu cau mặt.
Mặt anh xe ôm xám ngắt, mắt đỏ ngầu, hai hàm răng nghiến chặt của anh ta như muốn nhai nát cái gì đó… Cô gái điếm nhìn bộ mặt cau có của anh ta mà phát sợ, nói như phân trần:
- Đêm qua mưa… tôi không có khách…
Thằng bé nằm dưới thềm kêu khóc thảm thiết. Nhìn nó thật thê thảm: Chiếc quần đùi rách tướp để lộ ra cẳng chân dập nát, da thịt chỗ đó bầy nhầy. Máu vẫn chảy từ vết thương chưa được băng bó. Da thằng bé bợt nhớt như con cá ươn, ngực thoi thóp và đôi mắt long lanh đảo nhìn mọi người như cầu cứu. Trong túi áo ngực của nó còn thò ra xấp vé số ướt nhẹp.
Gã xe ôm nhìn thằng bé mà ứa nước mắt. Gã chợt quỳ mọp xuống trước mặt ông bác sĩ, hai tay cầm mấy tờ bạc cô gái điếm vừa đưa đội lên đầu:
- Tôi lạy bác sĩ! Bác sĩ làm ơn cứu thằng bé!...
Khuôn mặt đen sạm của gã xe ôm méo mó khổ sở. Ông bác sĩ ngoảnh mặt đi chỗ khác, nhịp nhịp chân phải…
Gã xe ôm biết có quỳ xin cũng không được. Gã đứng dậy nói với cô gái điếm:
- Thôi được! Cô trông thằng bé, để tôi đi cầm đỡ chiếc xe vậy.
Cô gái điếm lau nước mắt:
- Hay anh… để em qua phòng bên kia… bán máu?
Gã xe ôm nhìn lướt qua thân hình gầy gò của cô gái, lắc đầu:
- Cô thì có bao nhiêu máu mà bán? Chưa chắc họ đã chịu mua…
Gã nói xong hấp tấp chạy ra cửa bệnh viện.
Lúc ấy phòng cấp cứu tiếp nhận thêm mấy bệnh nhân: Một cô gái tự tử vì thất tình, một anh chàng say rượu bị trúng gió và một người đàn ông bị nhồi máu cơ tim - ông này được đưa tới bằng xe hơi Mercedes kèm hai Honda @ hộ tống. Người thân của ông nhà giàu đứng chật phòng cấp cứu. Bà vợ mập mạp của ông ta nhanh nhẹn dúi vào tay bác sĩ và cô y tá mỗi người một phong bao:
- Tốn kém bao nhiêu cũng được, bác sĩ mau mau cứu sống chồng tôi.
Ông bác sĩ vội vã rời cái bàn như bị bắt vít từ sáng, cô y tá cuống quýt đẩy băng ca… Ông bệnh nhân “đại gia” được đưa thẳng vào phòng chăm sóc đặc biệt không cần qua thủ tục nào.
Trong khi đó, thằng bé bị bỏ quên ngoài thềm cùng cô gái điếm.
… Ánh mặt trời rực rỡ chiếu xuống sân bệnh viện. Ba lá cờ phấp phới tung bay trên đỉnh cột thép không rỉ, trên cùng là cờ đảng,giữa lá cờ tổ quốc và dưới cùng là cờ bệnh viện với hình con rắn mổ cái cốc thủy tinh. Cuộc chào cờ buổi sáng thứ haicủa cán bộ nhân viên bệnh viện vừa kết thúc. Người thân của những bệnh nhân nghèo kéo nhau tụ tập dưới chân cột cờ để nhận cơm, nhận cháo từ thiện của một sư bà mang tới.
Đang múc cơm cháo cho mọi người, sư bà bỗng nghe tiếng kêu rên của thằng bé từ phòng cấp cứu vọng ra. Bà ngừng tay lắng nghe… tiếng kêu rên càng lúc càng rõ hơn… Bằng tâm thức của một người tu hành, sư bà thấu hiểu tiếng kêu tuyệt vọng của một sinh linh. Bà vội trao công việc phát cơm cháo cho người khác rồi chạy tới.
Thằng bé đã kiệt sức, mắt nhắm nghiền… Cô gái điếm bất lực ngồi bên cạnh. Sư bà cúi sát xuống khuôn mặt trẻ thơ trắng bệt:
- Nam mô A Di Đà Phật!...
Thằng bé mở mắt nhìn bà sư, nước mắt nó ứa ra. Sư bà nhìn chiếc áo phụ nữ vấy máu, rồi liếc qua cô gái ốm yếu ăn mặc hở hang phong phanh… Bà hiểu ngay sự tình, liền quay lại chỗ phát cơm cháo từ thiện, nói với mọi người:
- Thưa quý vị! Trong kia có một đứa trẻ đang hấp hối vì không có tiền nhập viện. Tôi biết quý vị ở đây cũng không giàu có gì…
Sư bà chỉ nói được như vậy. Những người nghèo khó lại có trái tim nhạy cảm - họ hiểu ngay điều sư bà muốn nói và việc cần làm. Thế là chiếc vung nồi cháo từ thiện biến thành thùng công đức…
Vừa lúc đó gã xe ôm trở về, mặt mướt mồ hôi. Gã đã cầm được chiếc xe gắn máy là cần câu cơm của gia đình, phải năn nỉ mãi mới được triệu rưỡi, cộng với số tiền của gã, của cô gái và lòng hảo tâm của nhiều người nghèo, may quá được hơn hai triệu! - Đủ ứng tiền nhập viện cho thằng bé.
Mọi người thở phào nhẹ nhõm, ngồi quây quần bên nhau ở góc sân chia nhau húp những bát cháo từ thiện.
Bỗng cô y tá xăm xăm đi tới nói với gã xe ôm:
- Thằng bé cần phải tiếp máu. Nhóm máu O…
- Trời! - Gã xe ôm thốt lên! Thẩn thờ đặt bát cháo đang húp dở xuống nền gạch…
Bầu không khí như chết lặng trước tình huống bất ngờ. Cô gái điếm bỗng lên tiếng:
- Máu O à!?... Tôi nhóm máu O!...
Nói xong, cô nhanh chóng theo y tá vào phòng hiến máu. Gã xe ôm cũng vội vã bước theo…
Nửa giờ sau gã xe ôm dìu cô gái điếm ra. Trên gương mặt nhợt nhạt của cô hé nở nụ cười.
Minh Diện
Giời ạ, đọc chuyện vô cảm xong thì tôi tìm thấy chuyện dưới đây, chẳng biết trên đời này sao có người lắm duyên như thế, nghèo gì thì nghèo, chứ chẳng có nghèo tình chút nào.
Người đàn ông nhiều vợ nhất Việt Nam (kỳ 1): Ông buôn đồng nát có 12 người vợ
Ông Sơn lúc nào cũng oang oang khoe về “thành tích” nhiều vợ của mình.
Ông Sơn lúc nào cũng oang oang khoe về “thành
tích” nhiều vợ của mình. Ông bảo mình luôn có trách nhiệm với đàn con
gần ba chục đứa của mình, đứa nào cũng được ông dạy dỗ đến nơi đến chốn.
Thế nhưng, chuyện trò loanh quanh, chính ông cũng phải thừa nhận rằng
đàn con ông thất học, các cháu nội ngoại nhiều đứa cũng phải lỡ dở việc
học hành. Ông Sơn đổ lỗi cho “cảnh nghèo”, chứ chưa bao giờ thừa nhận
cái sự thất học ba đời của đại gia đình mình là bởi sự “đèo bòng” vợ nọ
con kia của ông.
Vợ thứ mười hai kém hơn ba mươi tuổi
Ông Nguyễn Văn Sơn (còn gọi là Sơn đầu rùa, Sơn mù) ở tổ 5, thị trấn
Chi Đông (huyện Mê Linh, Hà Nội) vô cùng nổi tiếng về “kỷ lục” lắm con
nhiều vợ. Từ nhiều năm nay, có không ít ban ngành, các cấp đã đến, mời
ông đến cơ quan để xác thực thông tin và… khuyên bảo. Bởi chẳng ai có
thể tin được, một ông lão buôn bán đồng nát, khiếm thị mà lại có đến 12
bà vợ.
Hỏi về chuyện ông “cua” thế nào được tận hơn 10 bà vợ, ông cười nói
ra vẻ rất tự hào. Năm nay ông Sơn bước sang tuổi 71 nhưng tóc vẫn đen
nhánh. Ông để tóc dài và có một chỏm tóc được kẹp trên đỉnh đầu. Tóc
phía sau cũng được cuộn gọn lại và giữ bằng chiếc cặp ba lá. Ông Sơn kể:
“Tôi bị hỏng một mắt từ năm lên 2 tuổi. Mắt còn lại thì cứ mờ dần
theo tuổi tác. Ngày ấy, gia đình tôi rất nghèo nên bố mẹ không có điều
kiện đưa tôi đi chữa trị. Ngoài mắt kém thì đến tận năm tám tuổi tôi mới
biết nói”.
Lớn hơn một chút, ông theo người trong làng học nghề buôn trâu. Khi
có kinh nghiệm, có vốn, ông tách ra làm ăn riêng. Tuy nhiên, làm được
một thời gian thì công việc không thuận lợi, ông bị lỗ vốn. Sau đó, ông
chuyển sang làm nghề buôn đồng nát. Ông bảo, chính cái nghề lang thang
ấy là cơn cớ đưa đẩy ông đến với hơn 10 bà vợ sau này. Ngày trước, khi
một mắt của ông vẫn nhìn được mờ mờ, ông đạp xe đi khắp mọi nơi để buôn
bán.
Hiện tại, ông sống với hai người vợ là bà Lê Thị Khải (vợ cả) và
Nguyễn Thị Bé (vợ thứ bày). Bà Khải sinh cho ông Sơn 5 người con, còn bà
Bé thì có với ông 3 người con. Hai bà lão và đàn con thấy chúng tôi đến
nhà thì dè dặt hỏi: “Cô chú có đúng là nhà báo không?”. Các
con của ông khi đi làm về, thấy khách lạ trong nhà thì lầm lì, dò xét.
Thái độ của họ khác hoàn toàn toàn với kiểu xưng tên, vỗ ngực của ông
Sơn. Các con của ông bảo rằng, chẳng có gì hay ho, tốt đẹp về chuyện lắm
con, nhiều vợ mà đưa lên mặt báo.
Bà Khải là vợ chính thức và cũng là người duy nhất được bố mẹ cưới
hỏi cho ông Sơn đàng hoàng. Người vợ thứ hai (bà Nguyễn Thị Lan) khi về
làm dâu vẫn đang ở tuổi đi học. Hồi đó, người phụ nữ này không hề hay
biết ông Sơn đã có vợ con. Vì tin và cảm mến chàng trai chăm chỉ, chất
phác mà cô đem lòng yêu mến. Sau một năm quen biết, qua lại với nhau, bà
về quê ông Sơn chơi thì mới hay biết ông đã có gia đình. Vì quá đau
đớn, bà đã bỏ đi không một lời từ biệt.
Những năm sau đó, theo dặm đường buôn bán của mình, ông tiếp tục lấy
người vợ thứ ba. Người kế tiếp này là bà Hoàng Thị Chuyền, cùng huyện,
kém ông một tuổi. Hai người có với nhau một đứa con. Bà thứ tư là Vương
Thị Xuân, quê ở Bình Định. Sau khi có với nhau một cô con gái thì bà
Xuân cũng ôm con bỏ về quê nhà. Bà vợ thứ năm là Nguyễn Thị Xâm là người
cùng huyện với ông Sơn. Người phụ nữ này sinh cho ông hai cô con gái…
“Danh sách” các bà vợ cứ thế nối dài mãi. Đến bà thứ mười hai, thì
khoảng cách tuổi tác ngày càng lớn hơn. Bà này kém ông Sơn tới 30 tuổi.
Lúc cưới, bà đang làm tổ trưởng tổ sản xuất tại một xí nghiệp ở huyện
Đông Anh (Hà Nội).
Ông Sơn bảo từ ngày báo chí ầm ỹ về việc ông lấy nhiều vợ, người lạ
nào hỏi về bà thứ mười hai ông đều giấu. Ông không nói cho biết tên
tuổi, địa chỉ. Bà mười hai sinh được hai đứa con trai, đứa lớn bốn tuổi,
và đứa nhỏ mới hai tuổi.
Con bà nào bà ấy tự nuôi và cái ngheo đeo đẳng…
Tôi hỏi bâng quơ: “Bây giờ nuôi hai đứa con đã chật vật rồi, mà ông
lại có đến ba chục đứa?”. Ông Sơn vẫn tự hào nói với chất giọng sang
sảng: “Tôi lo hết chứ, các con tôi có bao giờ dám cãi tôi nửa lời
đâu. Bây giờ, đến các cháu nội ngoại cũng thế, lơ mơ là tôi cho ăn roi
ngay”. Bà Kh. (hàng xóm) rỉ tai tôi: “Ông ấy nói thế, chứ con
bà nào bà ấy nuôi. Chỉ có con bà Khải, bà Bé mà ông ấy còn lo không đâu
vào đâu. May mà các cháu đều ngoan. Còn những đứa khác thì ở rải rác
khắp nơi”.
Trong năm người con chung với bà Khải, thì anh con trai cả là Nguyễn
Văn Hùng (làm nghề phu hồ) đã mất khi mới ngoài bốn mươi tuổi. Ba cô con
gái còn lại thì hai cô đang làm công nhân, còn một cô bị lừa bán sang
Trung Quốc, đã hơn hai mươi năm bặt vô âm tín. Anh con út là Nguyễn Văn
Nguyên thì vay mượn mãi mới đủ tiền sắm được cái máy cày, đi làm đất
thuê cho người ta. Bà Bé có ba người con với ông Sơn, thì hai người làm
công nhân, một người làm nghề phu hồ. Đặc biệt, đàn con tám đứa sống với
ông, không một đứa nào được học quá lớp ba. Tất cả đều theo học lớp
tình thương được một đôi năm rồi bỏ.
Chỉ khi nhắc đến cô con gái thứ hai hiện đang mất tích là giọng ông Sơn chùng hẳn: “Con
gái tôi lấy chồng không được bao lâu thì bỏ về vì mâu thuẫn với nhà
chồng. Có thằng Tươi ở xã Thanh Lâm đến vờ tán tỉnh nhưng nó đến hôm
trước thì hôm sau con gái tôi đi mất. Tôi đã đi trình báo công an nhưng
do không có chứng cớ nên không làm gì được. Bố thằng Tười đi tù vì trộm
bò, hai chị gái nó thì vào tù về tội buôn người nên tôi nghi nó và các
chị cấu kết lừa bán con gái tôi sang Trung Quốc”.
Hồi chị Thuý mới mất tích, ông Sơn đã lặn lội hơn một tháng trời sang
Quảng Đông, Trung Quốc tìm con, vì nghe phong thanh có người mách. Sang
đến nơi, ông mới biết cô gái tên Thúy kia là người Hải Phòng chứ không
phải con gái ông. Khi phóng viên hỏi thông tin về chị Thúy (con gái ông
Sơn-PV) xem có thể giúp gì được không thì mới biết chị bị mù chữ, trong
nhà không có tấm ảnh nào lưu lại, thậm chí đến cả chứng mình nhân dân
cũng không có…
Bản thân ông Sơn và bà Khải cũng mù chữ. Các con ông đứa mù chữ, đứa
trình độ vỡ lòng. Giờ đến thế hệ thứ ba – cháu nội, cháu ngoại của ông
Sơn cũng không khá gì hơn. Nhiều đứa phải bỏ học ngay từ cấp một để đi
làm kiếm sống. Điều mà cả ông Sơn, cả bà Khải, bà Bé thường xuyên nhắc
đến trong cuộc trò chuyện với chúng tôi là cái nghèo, nhà cửa ẩm thấp,
chật chội. Tôi ướm hỏi: “Ông có tới ba mươi người con, sao ông không nói một tiếng để các con giúp đỡ”. Nghe đến đây, bà Khải thở dài: “Nhà nào phận nấy…”. Bà Bé thì bảo: “Tất cả cũng đều nghèo nên chẳng thể giúp gì được”.
Ông Sơn thì vẫn khăng khăng cho rằng, mình lấy nhiều vợ thế là do các
bà tự nguyện theo, đôi bên gia đình đều đồng ý. Đến với bà nào, ông
cũng làm dăm mâm cơm báo cáo hai bên đàng hoàng. Mà các bà ấy, người quá
lứa nhỡ thì, người lại cảnh mẹ goá con côi, “tôi chỉ giúp đỡ thôi”.
Nhưng nhìn vào cảnh nhà ông, chắc ai cũng hiểu ông Sơn đã “giúp đỡ” các
bà ấy những gì gì. Mỗi người một cảnh nhưng chung quy lại đều khổ cực,
nheo nhóc, chưa kể phải tủi phận trong nỗi “chồng chung”…
Cuối cùng mời quý anh chị đọc lại một bài phóng sự có hình về chuyện người ở Sài Gòn, lúc nào cũng sẵng sàng chia sẻ chút gì mình có dư.
Dư tình, đúng như vậy đó quý anh chị ạ, vì khi con người ta không đủ để ấm thân, no bụng thì người ta kiếm những lượm lặt để chia sẻ, thật đáng quý vô cùng.
Chẳng biết còn bao lâu nữa mảnh đất này còn là của người Việt Nam, sau khi tôi được xem nhiều đoạn vidéo lắp ráp và commentaire, xem mà buồn nhưng không rơi lệ được vì đây có thể là chuyện quả báo.
Nhưng buồn thì vẫn buồn nhiều vô cùng.
Caroline Thanh Hương
24 tháng 4 năm 2017
Sài Gòn, đi đến đâu cũng thấy chữ ‘tình’.
Người Sài Gòn luôn biểu hiện tấm lòng cao đẹp của mình trong nếp sống hằng ngày, người có công góp công, người có của góp của, để giúp nhau khiến cuộc sống trở nên nhẹ nhàng hơn.
Người ta thường nói Sài Gòn dễ sống, người Sài Gòn dường như cái hào sảng, khí khái nó ăn vào trong máu thịt nên họ “chịu chơi” hết chỗ nói. Sài Gòn văn minh mà nghĩa tình, chưa bao giờ tỏ ý từ chối bất kì ai chọn nơi đây là đất sinh nhai. Nó cứ trao đi sự tử tế của mình mà không cần biết, người nhận lại là thân quen hay xa lạ.
Cùng xem người Sài Gòn mình tốt bụng đến cỡ nào nghen!
Dạo một vòng các tuyến phố ở Sài Gòn, chắc không quá khó để bắt gặp tấm biển “Bơm vá, sửa xe. Người khuyết tật bơm vá miễn phí”. Hành động dù nhỏ không đáng là bao nhưng đủ khiến nhiều người cảm thấy ấm lòng.
Có lẽ con dốc này đã nhiều lần gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, vì thế người dân tại đây đã viết nên một tấm biển cảnh báo, nhắc nhở.
Bản chỉ đường “có tâm”, khi vừa hướng dẫn cụ thể, vừa đề dòng “Cảm ơn!” bên dưới. Chỉ việc đi theo cái mũi tên, để ý cái tòa nhà mẹ bồng con, vàng vàng cao cao là biết bệnh viện Từ Dũ.
Ai có gì góp nấy, là chai dầu gió, vỉ thuốc nhức đầu, đau bụng… vậy là thành cái tủ thuốc nho nhỏ cho người lao động nghèo “trái gió trở trời” bỗng dưng đau yếu ngoài đường.
Nước uống miễn phí thì khỏi nói, đếm không hết trên đường phố Sài Gòn.
Thi thoảng thấy có chị bán vé số ghé lại uống, xong còn rót đầy một bình nhỏ đem theo; có chú chạy xe ôm cũng tạt vào “làm ly” giữa thời tiết nắng nóng.
Hình ảnh cắt tóc hè phố từ lâu đã trở nên quen thuộc đối với nhiều người dân trên con đường Thành Thái. Mỗi sáng thứ hai, tại một góc đường cạnh Viện Tim, người dân đi qua đây ai cũng thích thú với hình ảnh cắt tóc miễn phí ngay trên vỉa hè. Chỉ với vài chiếc ghế nhựa, bộ dụng cụ treo trên gốc cây gần đó, các bạn trẻ đã dựng nên một salon hè phố đậm chất Sài Gòn.
Có sửa nón miễn phí, còn thêm dòng chữ hết sức dễ thương: “Bà con đừng ngại”
Từ cuối tháng 4/2016, tủ quần áo miễn phí “Tặng Mẹ và Bé” trên đường Cộng Hòa (Quận Tân Bình) nhanh chóng được mọi người chú ý vì sự độc đáo và dễ thương ẩn đằng sau nó.
Anh Quốc Ân (Hóc Môn) sau khi chọn được cho mình một chiếc áo khoác, tiếp tục chọn đầm cho vợ. Anh cười: “Bả thích mặc đầm nên lựa cho bả mấy cái.”
Quán cơm miễn phí ấm lòng người lao động nghèo ở Sài Gòn. Ở Sài Gòn, không có tiền, người ta vẫn sống được.
Quầy sửa giày miễn phí của một người không dư giả gì thể hiện tấm lòng phóng khoáng của người Sài Gòn.
Vì sợ cô lao công có thể bị thương khi cầm phải mảnh thủy tinh, một bạn trẻ ở Sài Gòn đã dán mẩu giấy lên túi rác kèm lời nhắn chân thành: “Cô ơi, trong túi có miểng chai, cô cẩn thận!”.
”Mình bị rớt ví lúc gửi xe khi đi dự triển lãm tại một trường đại học, lúc đó mình không hay biết gì luôn, đến khi xuống lấy xe đi về thì thấy xe mình bị đẩy ra một góc khác biệt với các xe còn lại, còn trên xe thì đính kèm tờ giấy này đây” – là chia sẻ của người mất ví trong câu chuyện trên.
Rau củ quả ngoài chợ giờ không đảm bảo an toàn, thôi thì cứ cắp rổ ra đây cắt mớ lá về làm tô canh. Chủ nhà còn chu đáo để sẵn cây kéo, ai muốn ăn cứ việc cắt, miễn đừng làm tổn hại đến cây để người sau còn có cái để ăn là được.
Mới xuất hiện gần đây, nếu có dịp đi qua đường Lê Hồng Phong (Quận 10), chúng ta sẽ bắt gặp một tấm bảng có dòng chữ đỏ nổi bật “Cháo thịt bằm miễn phí”. Chị Hiền – chủ nhân của nồi cháo từng chia sẻ: “Nhà chị chẳng khá giả gì, nhưng chị đủ khả năng để mỗi ngày nấu một nồi. Các em nhìn thấy chị tất bật với việc bán cà phê rồi nấu cháo, múc cháo tặng mọi người, nhưng thật ra đây là niềm vui mỗi ngày của chị. Nó giúp chị có một ngày ý nghĩa hơn.”
\Và còn rất nhiều, kể hoài chẳng hết về mảnh đất đầy tương thân tương ái này. Đôi khi, chúng ta vẫn hay bắt gặp người ta mua giúp tấm vé số cho một cụ già, còn cho thêm ít tiền để cụ có thể về nhà sớm hơn một chút.
Hay bất kể ai ra đường, cũng đều từng nghe lời nhắc “Đá chống kìa” của một người xa lạ. Đó là những điều rất nhỏ nhặt nhưng khiến con người ta thêm tin vào thứ gọi là sự tử tế giữa cuộc sống quá đỗi xô bồ này.
Người Sài Gòn có câu cửa miệng ngắn gọn và bình dị lắm: “Làm phước”, nghe giản đơn và nhẹ bẫng đến lạ. Những con người trao và nhận sự tử tế, có lẽ họ sẽ chẳng bao giờ gặp lại nhau giữa đất Sài thành rộng lớn. Nhưng những nghĩa cử ấy, luôn đọng mãi trong tim, trong tâm trí của người dân nơi đây, để bất cứ ai đi xa cũng nhớ về.
Ai bảo con người Saigon bây giờ vô cảm, thờ ơ ?
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire