Sinh, bệnh, lão, tử, không ai thoát được cái kiếp làm người.
Hãy vui sống khi mình còn có thể ăn uống và tiêu hoá một cách bình thường mà không cần suy nghỉ món nào phải ăn kiêng.
Một ngày nào đó, thú vui này sẽ không còn nữa, thì khi đó không còn gì để luyến tiếc, trừ khi...bệnh đó được tính theo tiêu chuẩn nào.
Kính mời quý anh chị đọc bài tản mạn của anh Phạm Nga về Những Hạt Đường.
Sau khi đọc xong bài tản mạn, quý anh chị nên đọc tiếp phần bài trích từ Quán Ven Đường của chú Huỳnh Chiếu Đẳng bàn về vấn đề thế nào là độ đo của các nhà bào chế thuốc để thêm người mua thuốc, qua nhiều dẫn chứng của bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh.
Cám ơn anh Phạm Nga đã gửi bài thường xuyên đến groupe Cát Bụi Hương Xuân 2016.
Cám ơn chú Huỳnh Chiếu Đẳng và bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh.
Caroline Thanh Hương
tt tt
Tản Mạn Về Những Hạt Đường
“Chàng đã rót cà phê
Vào tách
Chàng đã bỏ đường
Vào tách…”
Jacques Prévert
1.
Lâu nay, bạn bè đều biết hể đi uống cà phê là tôi có tật chỉ gọi cà phê
phin đen, cũng như rất dư hơi khi thường dặn người phục vụ “Khỏi đem đường ra
cho chú nhé!”. Thay vào đó, cứ chán ngắt tái diễn trước mắt bạn bè là cảnh tôi
rón rén lục túi xách hay móc bóp ra gói đường ăn kiêng - một loại “bùa hộ mạng”
luôn mang theo bên người của dân bị bệnh tiểu đường.
Rủ nhau đi uống cà phê sáng chủ nhật này, cứ như thế gian đã đổi đời,
anh bạn thân tròn mắt kinh ngạc khi chứng kiến tôi hiên ngang múc từ cái hũ sứ
trắng xinh xắn trên bàn một hơi mấy muỗng đường bỏ vào tách cà phê.
‘Nè, hết bịnh rồi hả ông? Không cần xài gói bùa nữa hả? Tôi cũng không
uống ngọt tới mấy muỗng như vậy!”, tội nghiệp anh bạn không thể nào nín được
câu tra vấn tôi.
“À, tái khám hôm thứ bảy thì xét nghiệm glucose thấy ngon lành! Tiếp tục y như ba tháng trước, mức
đường của mình vẫn trong ngưỡng normal”,
tôi còn hãnh diện nhấn nhá: “…Y như của người bình thường!”
2.
Nếu cuộc đời có thể quay lại thời quá khứ, có thể thấy tôi cũng đã từng
ở vào tâm trạng kinh ngạc, thế nào cũng bục ra câu hỏi đại loại như câu hỏi của
anh bạn bữa nay. Khi ấy, Hớn - một anh bạn học rất thân, sau cả hai chục năm
vượt biên sang sống ở Mỹ mới trở về nước và gặp lại nhau, mời tôi đi uống cà
phê, ăn sáng. Vào nhà hàng, không thèm mở menu, anh ta tỏ ra rất khẩn thiết khi
hỏi cô chạy bàn:
“Ở đây có cà phê nào không có hay giảm caffeine không cô?”
“Là… sao, thưa anh?”, cô gái lúng túng, còn nhìn sang tôi như cầu
cứu.
“Thì chắc là cà phê nhưng không có hay đã rút
bớt caffeine, coi như chất cốt, chất tinh cà phê đó mà. Phải không ông?”, tôi
giải thích đại với cô phục vụ nhưng Hớn cũng gật gật đầu. Tôi đã nghĩ cái tên
này giờ là Việt kiều – đúng ra phải gọi là người Mỹ gốc Việt, hay đã ở lâu dài
tại Việt Nam thì Mỹ kiều gốc Việt – bày đặt chãnh chọe, đòi món
cà-phê-không-có-cà-phê lạ hoắc lạ huơ, chứ hồi xưa, khi còn lê lết canh me vượt
biên ở Vũng Tàu, cả bọn nghèo, rách như xơ mướp, có cà phê pha bắp, pha đậu
nành rang để uống là quý lắm rồi.
Nghe cô gái trả lời là quán không có loại cà phê nào như vậy thì Hớn nói
“Cám ơn, vậy cho chai nước suối Vĩnh Hảo hay La Vie cũng được”. Kế đó, anh lấy
trong cái “bao tử” đeo ở lưng ra mấy gói nhỏ nhỏ rất lạ đối với tôi. Hớn cầm
lên từng gói và giải thích:
“Mình bịnh hoạn đủ thứ, thứ nhất bị cao huyết áp, phải cử cà phê nhưng
mình vẫn ghiền mùi cà phê nên đi đâu cũng đem theo mấy gói coffee non- caffeine
này. Thứ nhì là mình bị tiểu đường nên chỉ dùng đường low GI diet là gói này,
để xài khi kêu đá chanh, trà lipton. Bác sĩ còn cấm mình nhiều thứ nữa…”. Tôi chẳng phải nhọc công đợi lâu. Chỉ một
lát sau, cái “nhiều thứ nữa” được Hớn liệt kê tiếp... Vừa nhắc tôi gọi món điểm
tâm, anh ta đã ái ngại hỏi nhỏ: “Nè,
không biết ở đây họ có bỏ bột ngọt vô đồ ăn nhiều quá không, có nêm mặn quá
không nữa? Để tui nói ông nghe, ở bển bà xã mình nấu đồ ăn trong nhà thì nêm
rất lạt và không bao giờ xài bột ngọt. Mỡ cũng vậy, nhà mình tránh, chỉ dùng
100% dầu ăn.”
Nói cho gọn, bạn tôi đang sống rất khắc kỷ với chế độ cà phê không cà
phê, đường không đường, giảm muối, miễn bột ngọt, miễn mỡ béo… Phải nghe chuyện
kiêng cử đủ thứ của Hớn, tôi vừa nóng đầu vừa chán nãn vì biết cái danh sách
đầy âm tính kia chưa chắc đã kết thúc. Khi đốt điếu thuốc cho thư giãn một
chút, tôi không khỏi nghĩ rằng, ông nội này mới nói đã bỏ thuốc lá rồi nhưng
nếu còn vương vấn khói thuốc thì chắc chắn ổng chỉ kiếm thứ thuốc lá đã rút hết
nicotine. “Tội nghiêp! Sống như vậy thì chết sướng hơn!”, tôi thầm nghĩ.
Sau khi Hớn bay về Mỹ, có lần tôi đem câu chuyện trên kể lại với một đám
bạn học chung với chúng tôi hồi còn ở Văn Khoa Sài Gòn, một anh đã nhận xét tếu
mà chí lý:
“Phải tôn cái tên Hớn lên hàng đại sư, thiền sư gì đó, pháp danh là… Cử
Đủ Thứ mới được! Thí dụ như chỉ cần áp dụng câu trong kinh Bát Nhã ‘Sắc bất dị
không, không bất dị sắc. Sắc tức thị không, không tức thị sắc’, nghĩa là ‘Sắc
chẳng khác không, không chẳng khác sắc. Sắc tức là không, không tức là sắc’,
vào cái vụ cử ăn đường, kiêng uống ngọt của ngài Cử Đủ Thứ, ta có ngay cái
‘công án’ thiền tuyệt vời sau đây “Ăn đường chẳng khác gì cử đường, cử đường
coi như ăn đường. Vậy ăn đường chính là cử đường, cử đường chính là ăn đường!”
3.
Ở thời điểm gặp lại anh bạn Hớn đáng tội nghiệp kia, nhờ Trời thương,
sức khỏe tôi tương đối còn tốt, theo nghĩa ít ra là tôi chưa rơi vào tình trạng
như anh ta là đã dính các bệnh thường xảy đến, mà hể đến là hay đi cả bè cả lũ,
kiểu đánh hội đồng bệnh nhân đàn ông từ 50 tuổi trở lên, như: huyết áp cao,
tiểu đường, rối loạn cholesterol, thoái hóa xương khớp, gút.v.v... Cũng có
nghĩa là khi ấy, tôi hoàn toàn xa lạ đối với những thứ bạn mình phải thường
trực kiêng cử trong ăn uống, sinh hoạt. Thậm chí tôi thầm có ý vừa thương hại
vừa cười cợt, chế diễu bạn mình lẩm cẩm quá đáng. Tôi đã cho rằng bạn mình quá
lập dị, không giống ai, nhất là cái kiểu đi đâu cũng mang kè kè mấy gói “bùa hộ
thân”, nào phải để trừ tà, chống ma ngoài đường mà chỉ để đối phó với tính chất
tự nhiên của những thực phẩm, gia vị cần thiết và rất bình thường đối với người
khác, như cà phê, đường, muối, bột ngọt...
Nào ngờ sau đó, là vài năm mới đây, đến lượt tôi tôi cũng lẩm cẩm như
bạn mình, có đỡ hơn một chút là vì chỉ dính tiểu đường, tôi chỉ thủ một thứ
‘bùa hộ thân” thôi, đó là những gói đường ăn kiêng, đủ nhãn hiệu nội/ngoại,
như: Equal, Hermesetas, Isomalt… Điều đáng nói là trong suốt một thời gian dài,
dù đã ăn uống có kiêng cử thường trực như thế, tôi vẫn đã phải chịu đựng thứ
tâm lý ảm đạm, nặng nề, lúc nào cũng lo lắng, đề cao cảnh giác đối với đường
cùng mọi thứ thức ăn, thức uống có vị ngọt. Đối với ai khác, màu trắng tinh
tươm của những hạt đường cát trông thật hiền lành, bắt mắt, nhất định đem tới
vị ngon ngọt, hấp dẫn cho cảm quan của họ. Còn đối với tôi, đó chỉ là một màu
trắng khó chịu, ác dữ như kẻ thù, đầy đe dọa đối với an lành của sức khỏe và
tuổi thọ con người…
4.
Đúng ra, từ thuở xa xưa, về đời sống vật chất hằng ngày, đường cho vị
ngọt, cho cảm giác dễ chịu chứ không phản cảm nên thân thiện với khẩu vị của
con người. Một cách cần thiết để tạo cảm giác ngon miệng – tính từ “ngon”
thường đi liền với tính từ “ngọt” - đường có mặt với tính chất tích cực, dễ
chấp nhận nhất trong 5 vị căn bản là ngọt, mặn, chua, cay và đắng. Đến đầu thế
kỷ XX, vị thứ 6 xuất hiện, mang tên nôm na là vị ngọt-thịt, tức ruột rà cùng họ
‘Ngọt’ với vị ngọt-đường. Đó là năm 1908, giáo sư Kikunae Ikeda đã tách chiết axit glutamic từ tảo bẹ ra một chất tạo vị mới, đặt tên là “ umami ”,
rồi người Nhật chế ra một loại phụ gia
thực phẩm mới tên là bột ngọt ( Glutamat) chủ yếu chứa vị umami, còn gọi là “vị
ngọt thịt” do chất điều vị này giúp cân bằng, hòa hợp và làm tròn đầy vị đạm
trong thực phẩm. Còn về đời sống tinh
thần, tình cảm, lâu nay người ta vẫn quen nói hay viết là “hạnh phúc ngọt
ngào”, “tình yêu ngọt ngào”, “kỷ niệm ngọt ngào”…, hay người Anh – Mỹ vẫn âu
yếm gọi người yêu dấu của họ là “My sweetheart!”. Và dù trong ngôn ngữ đời
thường làm gì có hạt đường, hạt bột ngọt nào lẫn vào nhưng thiên hạ vẫn thường
hay ví von lời tuyên bố hay ho, lời hứa hẹn đẹp đẽ của ai đó là “ngọt như
đường!”.
Đường thân thiện với con người như thế nên ở thế gian này, những người
hằng ngày ăn đường, nêm ngọt vừa đủ theo nhu cầu của cơ thể, được xem là những
người bình thường đối với đường-ngọt. Bên cạnh đó là hai loại người bất thường
đối với đường-ngọt, một là những người hảo ngọt trong ăn uống, tức hay dùng
nhiều đường cát, đường phèn, sữa đăc có đường…; hai là những người không ưa
đường, ghét vị ngọt. Và bao giờ dân ưa đồ ngọt cũng đông hơn dân kiêng đồ ngọt.
Dân hảo ngọt, dù là đàn ông hay đàn bà, dù có làm hao đường, sữa của mấy
quán cà phê - giải khát, hay dù có tốn bộn tiền cho cái thói quen ra đường là
ghé xe cốc-tai, tiệm chè thập cẩm… đi nữa thì cũng không có gì đáng trách, miễn
đừng rơi vào thói “hảo ngọt” của một số quý ông rửng mỡ, toàn rậm rực đi kiếm
gái đẹp, gái chân dài. Còn về phía dân kiêng ngọt, xa lánh các loại đường và
sữa ngọt thì nên được thông cảm, vì họ phải như thế chẳng qua là do phải kiêng
khem nghiêm nhặt theo yêu cầu chữa trị các bệnh như: tiểu đường, ung thư, huyết
áp cao, gút…
Ngay dân nhậu, ngày ngày khỏe khoắng
nốc bia, rượu tây, rượu đế, rượu thuốc…, thường cũng không thích ngọt. Đại đa
số người uống rượu thích thức ăn làm mồi nhắm có vị chua và cay để uống rượu
mới đả, như: lẩu cá nấu chua, lẩu Thái, cà ri dê, hàu ăn sống với tương
Wasabi…, luôn kèm theo là nước chấm dầm nhiều ớt hay ớt hiểm cắn bùm bụp! Thậm
chí uống rượu cũng ngon đặc biệt khi gặp mồi đơn giản nhưng có vị “khổ đau” là
chát hay đắng, như các loại trái cây bậy bạ là bưởi, ổi, bần, khế, mận đắng Đà
Lạt… Một tay bợm cho biết là mồi mà có vị ngọt thì uống bia, uống rượu lạt lẽo.
Chỉ có một thứ ngọt tạm chấp nhận được, đó là kẹo đậu phộng, nhưng bởi vị béo
của hạt đậu chứ không phải bởi vị ngọt của lớp đường bọc miếng kẹo.
Ngược lại, dân nghiện, say đắm “nàng
tiên nâu” lại thích món ngọt. Một nhà báo già đã kể cho tôi nghe là dân bẹp
(vành tai một bên của người nghiện hay bị bẹp, ép và sọ vì khi hút phải nằm
nghiêng trên cục sành kê đầu hay gối cứng) như anh thích ăn các món ngọt, như
chè hạt sen, chè bạch quả, chè nhãn, vải hộp…, sau khi hút xong. Ngược lại, họ
tránh xa các món có vị chua vì loại này làm dân nghiện tiêu chảy.
5.
Trở lại với thành phần quen mặt nhất, dân số đông vượt cả dân ghiền rượu
lẫn dân ghiền á phiện là dân ghiền cà phê, dù thường xuyên tiếp cận mấy thứ
chất ngọt là đường, sữa nhưng đa số lại ít đụng tới các món ăn ngọt khi đang
thưởng thức cà phê. Lý do là, sau khi đường cát hoặc sữa đã được cho vào cà phê
ở mức vừa đủ ngọt theo gu riêng của người uống, bất cứ món ngọt nào khác “nạp”
vô sau đều làm hỏng vị đắng đặc trưng tuyệt vời của cà phê. Như khi cả đám bạn
bè nam, nữ rủ nhau đi uống cà phê, dù uống cà phê hay uống món nước ngọt, sữa
tươi, nước quả ép… nào khác, nhiều bạn gái do tính thích ăn vặt sẽ mời cả nhóm
nhấm nháp một, hai món bánh ngọt, trái cây nào đó do mình mang theo hay gọi ở
quán. Vào trường hợp này, những người bạn chánh hiệu ghiền cà phê, tức khi chọn
uống cà phê thì phải đúng nghĩa là cà phê và chỉ muốn thưởng thức trọn vẹn
hương vị của tách cà phê mình gọi thì sẽ từ chối, hoặc uống cà phê xong xuôi
rồi mới tham gia ăn bánh, trái các thứ.
Còn tôi, tình cờ đã ghiền cà phê từ thuở 17- 18 tuổi. Tôi còn nhớ là vào
những đêm thức trắng ôn thi tú tài thời đó, mình đã mở đầu “sự nghiệp uống cà
phê” với loại cà phê rang, xay thơm lừng của nhãn hiệu J.Martin - Meilleur Gout
bán ở một tiệm tạp hóa lụp xụp nằm trên đường Trần Quang Khải, Tân Định, thời
đó cũng thuộc Quận 1 Sài Gòn. Đã gần 50 năm trôi qua, tôi luôn giữ thói quen
chỉ uống cà phê đen nóng. Đến cơn ghiền cà phê mà được là tách cà phê phin hảo
hạng ở quán máy lạnh sang trọng thì tốt, mà ly xây chừng (*) ở mấy cái tiệm hủ
tíu nhớp nháp của các chú Thòong (*), hay ly cà phe vớ ở mấy quán cóc xập xệ lề
đường cũng xong.
Một điều nữa là tôi chỉ uống cà phê với lượng đường cát trắng ngọt vừa
phải, không đắng nghét như ra vẻ lữ khách đắng cay mùi đời, cũng không ngọt
ngay như các chị em hí hửng húp nước chè nhãn nhục.
Bước vào tuổi già, nhịp sống chậm đi, người ta nào còn bận tâm với những
chuyện đại sự, làm ăn lớn hay mộng mơ, lý tưởng chưa thành, để rồi cứ quanh
quẩn với những điều vụn vặt trong sinh hoạt hằng ngày, như cái kiếng lão, hộp
chia thuốc uống sáng/trưa/chiều, máy đo huyết áp, cái nón vải che nắng, cái khan
choàng cổ… Đến cử cà phê một mình sáng sáng bên chiếc laptop, tôi thường thấy
mình tẩn mẩn lập đi lập lại toàn những nghi thức bó buộc của màn trình diễn
khắc khổ, là lấy ra, xé gói đường ăn kiêng, rón rén bỏ vào tách. Đến việc cầm
muỗng quậy thì tôi cũng phải chú ý quậy thật chậm, thật khẽ, bởi nỗi lo lỡ
đường tan hết sạch thì món uống có thể bị ngọt quá lố…
Tôi thường chạnh nhớ dòng thơ tuyệt
mỹ của Prévert:
Chàng
đã rót cà phê
Vào tách
Chàng đã bỏ đường
Vào tách
Với cái muỗng nhỏ
Chàng đã khuấy
Chàng đã uống cà phê
Và đặt tách lại trên bàn
Không nói với tôi lời nào (**)
Tôi nghĩ nhà thơ Pháp đã khắc họa hình ảnh người đàn ông thật lặng lẽ
với tách cà phê của mình. Có vẻ như vì bận uống cà phê mà anh ta đã câm lặng
làm ngưng đọng cuộc sống và cả cuộc tình của mình, còn không quay nhìn, không
chuyện trò với người yêu ngồi bên cạnh. Đó là những lời thơ u sầu, một tiết lộ
đầy muộn phiền về một tình yêu đã không thể nào được cứu vãn… Với tất cả lòng
yêu chuộng, tôi thường đem ra chiêm nghiệm tới, lui mãi những câu thơ tráng lệ
này những khi uống cà phê một mình. Để rồi tôi càng chán ngán kiểu, cách sống
của mình, rằng thưởng thức hương vị cà phê, bay bổng tâm tưởng mà cứ phải bị ám
ảnh bởi cái hạn chế không được phép ngọt thì quả là què quặt, bất bình thường
và tất nhiên chẳng thi vị, hào sãng chút nào. Dù có hay không phơi bày trước
mắt người khác, cảnh ăn uống dè dặt, cử kiêng kiểu ấy cũng chỉ là những lát cắt
xấu xí từ cuộc sống nhẫn nhục, cam chịu của một con bệnh đáng tội nghiệp bên
món uống lỡ ghiền của hắn ta.
6.
Nhưng rồi, giống như một nỗi buồn sâu đậm nào đó trong đời sống này,
tưởng quá lớn lao để không thể nào nguôi ngoai được nhưng rồi cũng dần hồi phai
nhạt theo ngày tháng, từ tình cảnh uống cà phê sáng, tối một mình tức là tự đối
diện với chán chường – thứ phiền muộn đã quá thân quen - cũng như không ngớt tự
thương hại cái thân bệnh hoạn của mình, tôi đã dần hồi chuyển sang tâm cảnh
dửng dưng như đã thuần thục trong sự chịu đựng một khổ hình âm thầm về tinh
thần và cảm xúc. Ngày ngày, tôi lặng lẽ thực hiện những cử chỉ cần thiết để có
một tách cà phê không được phép ngọt của mình, không vui cũng không buồn.
Chính vào lúc tôi đã dửng dưng, dường như vô cảm, trong lòng vắng bặt cả
niềm hy vọng, mong ước nhỏ nhoi là được sớm lành bệnh để có thể sinh hoạt, ăn
uống bình thường trở lại như mọi người, thì kỳ diệu thay, liên tiếp trên những
phiếu xét nghiệm định kỳ mức đường trong máu đã không còn con số nào bị in đậm
đen, tức nằm ngoài ngưỡng ‘Normal’. Như vừa rồi, một cách dè dặt, bác sĩ đã
phán là tôi coi như mức đường đã ổn định ở ngưỡng chấp nhận được, nhưng để tránh
bị tái phát, tôi phải tiếp tục uống thuốc ở liều thấp nhất cũng như phải tiếp
tục kiêng ngọt và tập thể dục, đi bộ...
Dù sao, không cách nào hơn là nghe theo lời ông bà mình vẫn nói “Có
kiêng mới lành”, nhưng mặt khác, tôi đã có thể trở lại với cách tiếp cận bình
thường như-ai-khác đối với đường – vị ngọt trong món ăn, thức uống hàng ngày.
Giờ thì giống như những hạt đường hòa tan trong cà phê, tôi hòa tan trong đám
đông người ghiền cà phê. Trước mặt tôi, những hạt đường nhỏ bé cứ trắng tinh
như màu trắng bình thường, vô tội vạ của chúng…
(Cận Tết Ất Mùi 2015)
+Trích tập tản văn LÃNG ĐÃNG VỚI CÀ
PHÊ&NHẠC@PhamNga2017
* -Xây chừng: nghĩa là ‘ly nhỏ’ theo âm tiếng Quảng Đông (tài chừng là ly lớn). Người bình dân hay gọi gọn ‘xây
chừng’ là ly cà phê đen nhỏ, còn chính
xác phải gọi là ‘dịt phé xây chừng’ (dịt
phé là cà phê đen, nại phé là cà phê sữa, sủi phé là cà phê đá) –
- Thoòng: Theo từ ‘thoòng
dành’ đọc âm Quảng Đông, âm Hán Việt là ‘Đường
nhân’, nghĩa là ‘người nhà Đường’. Đây là một đế chế rất hùng mạnh trong lịch
sử cổ đại của dân tộc Trung Hoa nên các đời sau của họ thường hãnh diện tự xưng
theo tên gọi của triều đại này.
** Trích bài thơ “Déjeuner du matin” – tập “Paroles” - Jacques Prévert - bản dịch Nguyễn Đăng Thường & Diễm Châu.
-
Đọc cho biet..
Xin chuyen 1 de tai rat HUU ICH.
Nếu đang khỏe mạnh, không nên nghe lời quảng cáo mua thuốc uống "ngừa bịnh", vì thuốc nào cũng có chất độc để giết vi trùng, đồng thời cũng giết một số tế bào chung quanh và không có vi trùng thì nó giết các tế bào hữu ích của ta. Đồng thời cơ thể cũng tự đề kháng chất lạ vào cơ thể. Đến khi có bệnh thật sự, thì loại thuốc đó mất hiệu nghiệm vì cơ thể mình đã kháng thuốc đó rồi..
Hay nhất là uống nước lọc hàng ngày đừng để thiếu nước, tập thể dục và ăn chất bổ dưỡng, tránh ăn đồ ăn có hóa chất độc hại...
Vạch trần sự thật của ngành Y DƯỢC .
Xin chuyển đến mọi người cùng theo dõi bài này !
Hy vọng ai cũng thích thú vì mang nhiều lợi ích cho chúng ta .Phóng Sự Điều Tra Về Thuốc Tây: Bán BệnhBs Nguyễn Thượng ChánhPhóng sự điều tra (journal denquête) tố cáo một số đại công ty dược phẩm cố tình “tạo bệnh mới” để bán thuốc.
Người gõ xin phỏng dịch ra những ý chánh trong cuốn phim.
Video: LES VENDEURS DE MALADIES - FR2 (1.31 hrs)-nói tiếng Pháp
http://www.youtube.com/watch? v=fgbz8LM0Zbo
Xin chuyen 1 de tai rat HUU ICH.
Nếu đang khỏe mạnh, không nên nghe lời quảng cáo mua thuốc uống "ngừa bịnh", vì thuốc nào cũng có chất độc để giết vi trùng, đồng thời cũng giết một số tế bào chung quanh và không có vi trùng thì nó giết các tế bào hữu ích của ta. Đồng thời cơ thể cũng tự đề kháng chất lạ vào cơ thể. Đến khi có bệnh thật sự, thì loại thuốc đó mất hiệu nghiệm vì cơ thể mình đã kháng thuốc đó rồi..
Hay nhất là uống nước lọc hàng ngày đừng để thiếu nước, tập thể dục và ăn chất bổ dưỡng, tránh ăn đồ ăn có hóa chất độc hại...
Vạch trần sự thật của ngành Y DƯỢC .
Xin chuyển đến mọi người cùng theo dõi bài này !
Hy vọng ai cũng thích thú vì mang nhiều lợi ích cho chúng ta .Phóng Sự Điều Tra Về Thuốc Tây: Bán BệnhBs Nguyễn Thượng ChánhPhóng sự điều tra (journal denquête) tố cáo một số đại công ty dược phẩm cố tình “tạo bệnh mới” để bán thuốc.
Người gõ xin phỏng dịch ra những ý chánh trong cuốn phim.
Video: LES VENDEURS DE MALADIES - FR2 (1.31 hrs)-nói tiếng Pháp
http://www.youtube.com/watch?
LES VENDEURS DE MALADIES - FR2
FR2 http://toxicantidepressants. fr/
FR2 http://toxicantidepressants.
Nguồn tham khảo chánh: TV France 2 và báo Le Nouvel Observateur
LES VENDEURS DE MALADIES - FR2
Play video
http://www.youtube.com/watch? v=fgbz8LM0Zbo
LES VENDEURS DE MALADIES - FR2
Play video
http://www.youtube.com/watch?
Pharmaceutical Industry Profile(Canada)
http://www.ic.gc.ca/eic/site/ lsg-pdsv.nsf/eng/h_hn01703. html
http://www.ic.gc.ca/eic/site/
“From 2001 to 2013, total pharmaceutical sales in Canada have almost doubled to $21.6 billion, with 89 percent sold to retail drug stores and 11 percent sold to hospitals. Governments account for 42 percent of drug expenditures and private payers the remaining 58 percent (private coverage and individuals).”
* * *
Các nhà bào chế cố tình “tạo ra” ra một bệnh lý (pathologie) phù hợp với phân tử (molécule) mà họ vừa tìm ra được
mặc dù đôi khi món thuốc mới nầy có những phản ứng phụ không thể tránh khỏi được.
Ròng rã trong thời gian 6 tháng, nhóm Cash Investigation đã điều tra về lề lối làm ăn của một số nhà tài phiệt lớn trong ngành dược phẩm và họ đã phải giật mình trước những điều khám phá ra: “Từ 15 năm qua, các nhà bào chế lớn đã tạo (façonner) ra nhiều bệnh mới để bán thêm được nhiều thuốc”.
Bệnh lý giả tạo, hội chứng tưởng tượng…Lề lối làm ăn vô lương tâm kiểu nầy có hại vô cùng cho sức khoẻ bệnh nhân. Thuốc mới chứa đầy phản ứng phụ nguy hiểm mà nhà sản xuất cố tình lờ đi.
Đây là một cuộc điều tra vô tiền khoáng hậu của các nhà báo Pháp. Họ đã dám vuốt râu hùm để tìm sự thật và gom
góp chứng cớ tại Pháp cũng như tại nhiều quốc gia khác chẳng hạn như Hoa Kỳ và Canada.
Từ 15 năm qua, các nhà bào chế tạo ra bệnh nhằm mục đích đểbán thuốc.
(Phỏng dịch từ: Psychologies.com/seniors/ les vendeurs de maladies)
http://forum.psychologies.com/ psychologiescom/Seniors/ vendeurs-maladie-sujet_3972_1. htm
góp chứng cớ tại Pháp cũng như tại nhiều quốc gia khác chẳng hạn như Hoa Kỳ và Canada.
Từ 15 năm qua, các nhà bào chế tạo ra bệnh nhằm mục đích đểbán thuốc.
(Phỏng dịch từ: Psychologies.com/seniors/ les vendeurs de maladies)
http://forum.psychologies.com/
Các bệnh mới không ngớt ra đời, lấy thí dụ như “Hội chứng biến dưỡng” (Syndrome métabolique) hay còn gọi lại Hội chứng thùng nước lèo hay bụng bự(Syndrome de la bédaine).Công ty dược phẩm Sanofi (Pháp) tuyên bố rầm rộ về sự ra đời của một món thuốc mới: Acomplia (Ribonabant) và tung ra một chiến dịch nhồi sọ quảng cáo trên khấp thế giới. Ngày nay, nhiều nhà chuyên môn trong y khoa quả quyết rằng tất cả đều trên là bịa đặt, sai bét hết.
Hội chứng biến dưỡng thật sự ra không có. Nhưng đó là bốn loại bệnh đã được biết từ trước rồi: áp huyết cao, cholesterol, tiểu đường, và dư cân (hypertension, cholesterol, diabète et surpoids) kết hợp lại chung với nhau trong một bao bì mới (nouvel emballage) hay nói một cách khác là bình cũ nhưng rượu mới. (fait du neuf avec du vieux).
Thuốc Acomplia cho thấy đã gây phản ứng phụ cho trên 1000 bệnh nhân tại Pháp (xáo trộn tâm thần nặng, troubles psychiatriques graves). Có 10 người chết trong số nầy có 4 người tự tử…
Một năm rưởi sau ngày có mặt trên thị trường,
Acomplia bị cấm bán tại Pháp và sau đó thuốc cũng bị cấm trên cả thế giới.
Hơn nữa, qua thí nghiệm lâm sàng trước khi thuốc được phép bán,công ty Sanofi hơn ai hết đã biết rất rõ tầm quan trọng của các phản ứng phụ…
Cơ quan quản lý dược phẩm Liên Âu (Agence européenne du médicament) đã quyết định cho phép bán Acomplia sau khi họ cân nhắc “ lợi nhiều nhiều hơn hại” (bénéfice supérieur au risque).
Thiên phóng sự đã cho chúng ta thấy có mối liên hệ tài chánh giữa cty Sanofi và một số bác sĩ specialists “chuyên môn” về “bệnh” đó.(chẳng hạn như Gs Després tại Canada hay Bs Boris Hansel tại Pháp.)
Riêng tại Pháp, có thể nói rằng 90% dân chúng rất tính nhiệm bác sĩ gia đình của họ. Nhưng sau những scandales về thuốc men lòng tính nhiệm của người bệnh đối với bác sĩ cũng bị sứt mẻ đi rất nhiều.
Được biết là các nhà bào chế chi 25 000 euros/ mỗi năm/cho mỗi bác sĩ để tạo ảnh hưởng tốt đẹp cho sản phẩm mới. (rapport IGAS, inspections générales des affaires sociales).
Để nhắm vào một thị trường càng rộng lớn càng tốt, các nhà bào chế quảng cáo khuyến mãi những loại bệnh mà hầu như ai cũng có thể mắc phải hết. Họ thu lợi rất nhiều qua việc sản xuất những món thuốc để trị những căn bệnh phổ thông hơn là sản xuất thuốc dể chữa trị những bệnh hiếm thấy hơn mà ít người mắc phải.
Nói chung, đó là những bệnh không rõ ràng thường hay thấy xãy ra ở những người bình thường. Cuối cùng nhà bào chế thành công trong việc làm cho một số lớn quần chúng tin là họ đang mắc phải bệnh đó. Thị trường dược phẩm nở rộng ra. Đôi khi họ tạo ra những “bệnh dỏm”, đôi khi họ cho mở rộng thêm chu vi của căn bệnh.
Bằng cách nào? Nhà bào chế cho hạ ngạch số định bệnh (baisse le seuil de diagnostic) để có thể trị được một số lớn bệnh nhân, càng nhiều, càng lâu, càng tốt.
Một khảo cứu Hoa Kỳ cho biết chỉ cần thay đổi dấu chấm, hay thay đổi cái dấu phết trên ngạch số của một bệnh là sẽ có thêm được một số lượng lớn bệnh nhân mới.($$$$).
Được biết là các nhà bào chế chi 25 000 euros/ mỗi năm/cho mỗi bác sĩ để tạo ảnh hưởng tốt đẹp cho sản phẩm mới. (rapport IGAS, inspections générales des affaires sociales).
Để nhắm vào một thị trường càng rộng lớn càng tốt, các nhà bào chế quảng cáo khuyến mãi những loại bệnh mà hầu như ai cũng có thể mắc phải hết. Họ thu lợi rất nhiều qua việc sản xuất những món thuốc để trị những căn bệnh phổ thông hơn là sản xuất thuốc dể chữa trị những bệnh hiếm thấy hơn mà ít người mắc phải.
Nói chung, đó là những bệnh không rõ ràng thường hay thấy xãy ra ở những người bình thường. Cuối cùng nhà bào chế thành công trong việc làm cho một số lớn quần chúng tin là họ đang mắc phải bệnh đó. Thị trường dược phẩm nở rộng ra. Đôi khi họ tạo ra những “bệnh dỏm”, đôi khi họ cho mở rộng thêm chu vi của căn bệnh.
Bằng cách nào? Nhà bào chế cho hạ ngạch số định bệnh (baisse le seuil de diagnostic) để có thể trị được một số lớn bệnh nhân, càng nhiều, càng lâu, càng tốt.
Một khảo cứu Hoa Kỳ cho biết chỉ cần thay đổi dấu chấm, hay thay đổi cái dấu phết trên ngạch số của một bệnh là sẽ có thêm được một số lượng lớn bệnh nhân mới.($$$$).
Bênh tiểu đường type II.Ngày xưa được xác định là đường huyết phải trên mức 140mg/dL.
Năm 1997, ngạch mức trên bị Cơ quan y tế thế giới OMS rút xuống còn 126 mg/dL (7mmol/L)…
Lập tức có thêm 1 700 000 người Mỹ được xếp vào danh sách bệnh nhân tiểu đường (suốt đời!)
Năm 1997, ngạch mức trên bị Cơ quan y tế thế giới OMS rút xuống còn 126 mg/dL (7mmol/L)…
Lập tức có thêm 1 700 000 người Mỹ được xếp vào danh sách bệnh nhân tiểu đường (suốt đời!)
Cholestérol. Năm 1998.ngạch mức từ 240mg/dL bị rút xuống còn 200mg/dL.
Lâp tức xã hội Hoa Kỳ có thêm 42 600 000 bệnh nhân có cholesterol cao trong máu…
Các nhà bào chế có thêm được 86% khách hàng mới.
“Trên thế giới, chỉ có hai nhóm người: nhóm người đã bệnh rồi và nhóm người chưa biết họ bệnh.”
Đó là mục tiêu của các nhà bào chế dược phẩm.
«Dans le monde, il ny a plus que 2 groupes de gens: ceux qui sont malades… et ceux qui ne le savent pas encore… et ça, cest lobjectif des firmes pharmaceutiques.»
Những chiến lược thường được các công ty bào chế áp dụng
1 - Cho giảm ngạch số định bệnh (réduire le seul de diagnostic):Đây là chiến lược nhằm thổi phồng lên một cách giả tạo số bệnh nhân cần phải được điều trị.
Lấy thí dụ bệnh tiểu đường type 2.
Như vậy số người cần phải uống thuốc gia tăng thêm lên mặc dù nguy cơ tiểu đưởng rất ư là thấp.
Nay họ lại phải bị bắt buộc chịu đựng thêm nguy cơ phản ứng phụ từ những loại thuốc uống vào.
Réduire le seuil de diagnostic: il sagit dune stratégie destinée à gonfler artificiellement le nombre de gens à traiter. On peut prendre par exemple le cas du diabète de type 2. Bien que garder un niveau faible de glucose dans le sang na pas de réel impact pour la majorité des patients, le seuil de glucose à partir duquel le diabète est diagnostiqué ne cesse de baisser. Ainsi, le nombre de gens médiqués augmente, et les personnes avec un risque diabétique très faible sont soumis aux risques dus aux effets secondaires des médicaments quon leur fait prendre
2 - Phóng đại sự hiệu nghiệm (Exagérer lefficacité); tạo cho bệnh nhân ấn tượng thuốc có hiệu nghiệm rất lớn nhằm thống lĩnh thêm thị trường. Theo các nhà chuyên môn, chiến lược nầy rất thường được áp dụng nhưng cũng chỉ là để hổ trợ cho những chiến lược khác mà thôi.
Exagérer lefficacité: de la même façon, faire croire à une plus grande efficacité permet de conquérir de nouveaux marché. Daprès les auteurs, cette stratégie est fréquente mais nest quun complément aux autres stratégies.
Exagérer lefficacité: de la même façon, faire croire à une plus grande efficacité permet de conquérir de nouveaux marché. Daprès les auteurs, cette stratégie est fréquente mais nest quun complément aux autres stratégies.
3 - Tạo ra những bệnh mới (créer de nouvelle maladie):
Có gì hay hơn là tạo nên được một thị trường mới. Người ta chứng kiến sự ra đời của những bệnh lý mới, chẳng hạn như tiền tiểu đường (Pre-diabète) và tiền cao máu (Pré-hypertension)
Đồng thời với việc giảm ngạch mức định bệnh,( baisser seuil de diagnostic) hoặc áp dụng những sự thay thế (utilisation de substituts). Người ta có thể nghĩ đến chứng ostéopénie nghĩa là những xương có mật độ thấp (faible densité) nhưng chưa đủ để phải bị liệt vào trường bệnh loãng xương ostéoporose.
Ngày nay, ostéopénie được công tuy dược phẩm nhồi vào đầu bệnh nhân và nó trở thành một bệnh mới và chiếm một số bệnh nhân nhiều hơn là số bệnh nhân của bệnh loãng xương ostéoporose thật sự gấp bội. Nhà bào chế tha hồ mà bán ra thuốc Fosamax(bisphosphonate) là thuốc đặc trị do bs kê toa trong trường hợp các bà bị loãng xương.
“Laccueil réservé à la ménopause, somme toute normale, en dit long lui aussi sur lamplitude du désastre. Comme le racontait, en 2005, Jưrg Blech, journaliste scientifique au "Spiegel", dans son livre d'enquête "les Inventeurs de maladies" (Actes Sud), les fabricants sont parvenus à ancrer dans les esprits que lostéoporose (dont la définition ne cesse de sétendre avec lostéopénie ) est une fatalité”.
Được biết thuốc bisphosphonate mặc dù có hiệu quả trong việc giảm thiểu bệnh loãng xương nhưng thuốc có thể có phản ứng phụ làm osteonecrosis hư mục xương hàm (osteonecrosis), nhưng cũng rất hiếm thấy.
Créer de nouvelles maladies: quoi de mieux quun nouveau marché? On a ainsi pu assister à la création de nouvelles pathologies, comme le pré-diabète et la pré-hypertension (en conjonction donc avec la baisse des seuils de diagnostic ou lutilisation de substituts). On peut aussi penser à lostéopénie, qui correspond à des os de faible densité, mais dune densité suffisante pour ne pas être un cas dostéoporose. Cette “maladie” touche beaucoup plus de personnes que lostéoporose, et permet donc de vendre plus de bisphosphonates.
BỆNH HOẠN, MỘT THỊ TRƯỜNG BÉO BỞRf Anne Crignon –Le Nouvel Observateur -La maladie, un marché juteux
Messages sanitaires mensongers
Laccueil réservé à la ménopause, somme toute normale, en dit long lui aussi sur lamplitude du désastre. Comme le racontait, en 2005, Jưrg Blech, journaliste scientifique au "Spiegel", dans son livre d'enquête "les Inventeurs de maladies" (Actes Sud), les fabricants sont parvenus à ancrer dans les esprits que lostéoporose (dont la définition ne cesse de sétendre avec lostéopénie ) est une fatalité. Message sanitaire mensonger, conçu pour faire peur. Car cest par la peur que les firmes gagnent les vastes marchés de la prévention et ses milliards de dollars et d euros. Plus le mensonge est énorme et moins il se voit.
Depuis qu on a abaissé la valeur de référence en matière de cholestérol, on est passé de 13 millions de patients traités à vie à 36 millions. Combien de bien portants ainsi capturés sur la base dune étude biaisée ? John Abramson, médecin et auteur d"Amérique sous overdose", raconte comment l industrie pharmaceutique a focalisé toute la prévention des troubles cardio-vasculaires sur labaissement du taux de cholestérol par les statines alors que la recherche montre que la meilleure prévention relève bien plus simplement de lexercice physique et de lalimentation.
Dịch từ báo Nouvel Observateur:
Thông tin y học láo khoétNăm 2005, phóng viên khoa học Jorg Blech của báo Spiegel (Đức Quốc) trong tác phẩm điều tra của ông dưới tựa đề là “ Những người sáng chế ra bệnh” cho biết các nhà bào chế đã thành công trong việt nhồi sọ dân chúng ý niệm loãng xương ostéoporose (mà định nghĩa của nó không ngừng được mở rộng thêm ra với hiện tượng thiếu xương ostéopénie) là một định mệnh (fatalité). Chính sự sợ hãi của dân chúng đã giúp các xí nghiệp dược phẩm thống trị được một thị trường to tát về việc phòng ngừa loãng xương và nhờ đó mà họ thu được hằng tỷ dollars và euros. Láo khoét càng to tát chừng nào thì khó phát hiện chừng đó.
Có gì hay hơn là tạo nên được một thị trường mới. Người ta chứng kiến sự ra đời của những bệnh lý mới, chẳng hạn như tiền tiểu đường (Pre-diabète) và tiền cao máu (Pré-hypertension)
Đồng thời với việc giảm ngạch mức định bệnh,( baisser seuil de diagnostic) hoặc áp dụng những sự thay thế (utilisation de substituts). Người ta có thể nghĩ đến chứng ostéopénie nghĩa là những xương có mật độ thấp (faible densité) nhưng chưa đủ để phải bị liệt vào trường bệnh loãng xương ostéoporose.
Ngày nay, ostéopénie được công tuy dược phẩm nhồi vào đầu bệnh nhân và nó trở thành một bệnh mới và chiếm một số bệnh nhân nhiều hơn là số bệnh nhân của bệnh loãng xương ostéoporose thật sự gấp bội. Nhà bào chế tha hồ mà bán ra thuốc Fosamax(bisphosphonate) là thuốc đặc trị do bs kê toa trong trường hợp các bà bị loãng xương.
“Laccueil réservé à la ménopause, somme toute normale, en dit long lui aussi sur lamplitude du désastre. Comme le racontait, en 2005, Jưrg Blech, journaliste scientifique au "Spiegel", dans son livre d'enquête "les Inventeurs de maladies" (Actes Sud), les fabricants sont parvenus à ancrer dans les esprits que lostéoporose (dont la définition ne cesse de sétendre avec lostéopénie ) est une fatalité”.
Được biết thuốc bisphosphonate mặc dù có hiệu quả trong việc giảm thiểu bệnh loãng xương nhưng thuốc có thể có phản ứng phụ làm osteonecrosis hư mục xương hàm (osteonecrosis), nhưng cũng rất hiếm thấy.
Créer de nouvelles maladies: quoi de mieux quun nouveau marché? On a ainsi pu assister à la création de nouvelles pathologies, comme le pré-diabète et la pré-hypertension (en conjonction donc avec la baisse des seuils de diagnostic ou lutilisation de substituts). On peut aussi penser à lostéopénie, qui correspond à des os de faible densité, mais dune densité suffisante pour ne pas être un cas dostéoporose. Cette “maladie” touche beaucoup plus de personnes que lostéoporose, et permet donc de vendre plus de bisphosphonates.
BỆNH HOẠN, MỘT THỊ TRƯỜNG BÉO BỞRf Anne Crignon –Le Nouvel Observateur -La maladie, un marché juteux
Messages sanitaires mensongers
Laccueil réservé à la ménopause, somme toute normale, en dit long lui aussi sur lamplitude du désastre. Comme le racontait, en 2005, Jưrg Blech, journaliste scientifique au "Spiegel", dans son livre d'enquête "les Inventeurs de maladies" (Actes Sud), les fabricants sont parvenus à ancrer dans les esprits que lostéoporose (dont la définition ne cesse de sétendre avec lostéopénie ) est une fatalité. Message sanitaire mensonger, conçu pour faire peur. Car cest par la peur que les firmes gagnent les vastes marchés de la prévention et ses milliards de dollars et d euros. Plus le mensonge est énorme et moins il se voit.
Depuis qu on a abaissé la valeur de référence en matière de cholestérol, on est passé de 13 millions de patients traités à vie à 36 millions. Combien de bien portants ainsi capturés sur la base dune étude biaisée ? John Abramson, médecin et auteur d"Amérique sous overdose", raconte comment l industrie pharmaceutique a focalisé toute la prévention des troubles cardio-vasculaires sur labaissement du taux de cholestérol par les statines alors que la recherche montre que la meilleure prévention relève bien plus simplement de lexercice physique et de lalimentation.
Dịch từ báo Nouvel Observateur:
Thông tin y học láo khoétNăm 2005, phóng viên khoa học Jorg Blech của báo Spiegel (Đức Quốc) trong tác phẩm điều tra của ông dưới tựa đề là “ Những người sáng chế ra bệnh” cho biết các nhà bào chế đã thành công trong việt nhồi sọ dân chúng ý niệm loãng xương ostéoporose (mà định nghĩa của nó không ngừng được mở rộng thêm ra với hiện tượng thiếu xương ostéopénie) là một định mệnh (fatalité). Chính sự sợ hãi của dân chúng đã giúp các xí nghiệp dược phẩm thống trị được một thị trường to tát về việc phòng ngừa loãng xương và nhờ đó mà họ thu được hằng tỷ dollars và euros. Láo khoét càng to tát chừng nào thì khó phát hiện chừng đó.
Từ lúc ngạch mức chẩn đoán cholesterol được người ta cố tình hạ xuống thì số bệnh nhân lúc trước là 6 triệu người phải uống thuốc suốt đời, nay thì tăng lên 36 triệu người. Như vậy có biết bao là những người có sức khỏe bình thường nay thì trở thành nạn nhân của một khảo cứu thiên vị (biasé) và bắt buộc họ phải uống thuốc hết. John Abramson, là bác sĩ và tác giả của quyển:
Overdosed America - John Abramson M.D.- the Dove.us
Theo Bs John Abramson, kỹ nghê dược phẩm tập trung việc phòng ngừa bệnh tim mạch qua việc làm hạ cholestérol bằng thuốc statines trong khi các khảo cứu minh chứng là
việc phòng ngừa bệnh tim mạch tốt nhứt là thực phẩm dinh dưỡng và vận động thể dục thể thao.
Đọc cho biết tin mới nhứt: Bệnh tự kỷ không phải do thuốc chủng MMR gây ra.
Năm 1998 tạp chí y học nổi tiếng thế giới Lancet có đăng bài“đính chánh” (a now retracted study) khảo cứu của Gs Andrew Wakefield liên hệ đến nguyên nhân bệnh của bệnh tự kỷ(autism) liên quan đến thuốc chủng ngừa MMR (measles, mump, rubella) tức là sởi, quai bị và sởi Đức. Bs Wakefield bị treo bằng sau đó.
Vừa qua, July 1, 2014, tập chí y khoa Pediatrics cho biết nhiều khảo cứu liên quan đến “Sự liên hệ của vaccine MMR và bệnh tự kỷ” đã đưa ra kết luận là Vaccin MMR không có gậy ra “ hội chứng phổ tự kỷ” (autism spectrum disorders).
Video: Journal questions validity of autism and vaccine study-By Debra Goldschmidt, CNN august 28/2014
http://www.cnn.com/2014/08/27/
The debate over whether autism spectrum disorders are caused by vaccines started when researcher Andrew Wakefield published a now-retracted study in The Lancet in 1998 that linked the MMR vaccine to autism.
Most of Wakefield's co-authors withdrew their names from the study when they learned Wakefield had been compensated by a law firm intending to sue manufacturers of the vaccine in question. In 2010, Wakefield lost his medical license. And in 2011, The Lancet retracted the study after an investigation found Wakefield altered or misrepresented information on the 12 children who were the basis for the conclusion of his study.
Other researchers have not been able to replicate Wakefield's findings. In fact, several subsequent studiestrying to reproduce the results have found no link between vaccines and autism, including several reviews by the Institute of Medicine. Most recently, a study published in Pediatrics on July 1 concluded that vaccines do not causeautism spectrum disorders.
Vaccine MMR là gì?
http://www.healthlinkbc.ca/ healthfiles/bilingua/ vietnamese/hfil::4Â1::-V.pdf
Other researchers have not been able to replicate Wakefield's findings. In fact, several subsequent studiestrying to reproduce the results have found no link between vaccines and autism, including several reviews by the Institute of Medicine. Most recently, a study published in Pediatrics on July 1 concluded that vaccines do not causeautism spectrum disorders.
Vaccine MMR là gì?
http://www.healthlinkbc.ca/
Đọc thêm: video:Maladies inventées:un juteux marché
http://www.youtube.com/watch?
Video:Overdosed America - John Abramson M.D.- the Dove.us
http://www.youtube.com/watch? v=OYBrXcsDzhI (44phút) –nói tiếng Anh
(Các bạn nên xem đoạn video của 1 bs Mỹ dám nói lên sựthật về thuốc men, FDA và kỹ nghệ dược phẩm!)
Nguyễn Thượng Chánh & Nguyễn Ngọc Lan:
- Bên trong kỹ nghệ thuốc Tây:
http://khoahocnet.com/2012/07/ 23/duoc-si-nguyen-ngoc-lan- bac-si-thu-y-nguyen-thuong- chanh-ben-trong-ky-nghe-thuoc- tay/
http://www.youtube.com/watch?
(Các bạn nên xem đoạn video của 1 bs Mỹ dám nói lên sựthật về thuốc men, FDA và kỹ nghệ dược phẩm!)
Nguyễn Thượng Chánh & Nguyễn Ngọc Lan:
- Bên trong kỹ nghệ thuốc Tây:
http://khoahocnet.com/2012/07/
- Bệnh loãng xương, trống đánh xuôi, kèn thổi ngược
http://nguoivietboston.com/?p= 23694
http://nguoivietboston.com/?p=
- Psychologies.com-Seniors /Les vendeurs de maladies
http://forum.psychologies.com/ psychologiescom/Seniors/ vendeurs-maladie-sujet_3972_1. htm
http://forum.psychologies.com/
- Le Nouvel Observateur- Anne Crignon-Maladie,un marché juteux
http://tempsreel.nouvelobs. com/societe/20111107.OBS3985/ la-maladie-un-marche-juteux. html
http://tempsreel.nouvelobs.
Montreal 2014
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire