Kính mời quý anh chị theo chân anh Phạm Nga để bán vé số ṭaị Việt Nam nhé.
Người ta có câu ở trong chăn mới biết chăn có rận là như thế nào.
Bán vé số có là nghề ngồi mát ăn bát vàng không nhỉ?
Nhận được những đồng tiền lời từ bán vé số cũng không là một bảo đảm cho tương lai thì tại sao người ta vẫn tiếp tục hành nghề này, thay vì đi làm một công việc khác vừa sức mình và không tuỳ thuộc vào trời mưa hay nắng?
Bên pháp, không phải ai cũng được quyền bán vé số và theo tin mới nhất thì hãng xổ số của tây đã bị bán, vào đây đọc thêm tin tức.
Caroline Thanh Hương
L'Etat va céder la majeure partie de la Française des jeux
Ký
Gian Nan Nghề Bán Vé Số Dạo
Chú Sáu, 65 tuổi , gốc Long Hồ, Vĩnh
Long, vợ bị tai biến ở quê, lên Saigon bán vé số dạo kiếm sống đã 3 năm. Ban đầu,
chú xin vô bán vé và lưu trú ở đại lý của
anh Quân, gần trường ĐH Lạc Hồng, Biên Hòa. Rồi bị xe đụng gảy chân, chữa chưa
lành hẳn chú đã chuyển qua 1- 2 đại lý khác ở Sài Gòn, Bình Dương, Hiện mỗi
ngày từ 2 giờ sáng chú đã thức dây, rong
rủi đi bộ bán vé số từ Bình Dương vô Sài Gòn (khoảng
30km). Đêm đến ở Sài Gòn, có khi vì mệt
quá chú ngủ lại ở ngôi chùa nào đó bên Gò Vấp chứ không trở về liền cái đại lý ở
Bình Dương...
Qua câu chuyện của bản thân chú Sáu
cùng các “đồng nghiệp” áo rách của chú trong “đội quân” bán vé số, mới thấy bán
vé số dạo không chỉ là công việc kiếm sống nhọc nhằn của người nghèo, cơ nhỡ, mà
phía sau những bước chân lang thang sớm hôm ấy là đầy cả những đắng cay, hạ bạc,
rủi may…
Bà Phương (58 tuổi, quê Phú Yên), đã hơn chục năm bán vé số cho một đại lý ở Quận
3 Sài Gòn và được ăn ở luôn tại đại lý cùng gần 20 người khác, cho biết ưu đãi
về cư trú này chỉ có đối với những ai cùng quê Phú Yên với bà chủ đại lý và phải
bán được nhiều vé số. Bà Phương, cho hay đại lý đã không nhận thêm ai vào ở nữa,
vì đêm xuống là ai nấy phải nằm xếp lớp như cá mòi. “Chỗ nằm được chia theo lượng
vé số bán ra. Người nào bán giỏi tức khoảng 250 vé trở lên/ngày thì thường được
chủ đại lý ưu tiên xếp chỗ ở những vị trí thoáng mát. Người bán ít hơn tức dưới
150 vé/ngày thì bị xếp nằm gần lối đi, nhà vệ sinh hay những chỗ bức bí. Còn
bán dưới 100 vé, phải đóng vô 10,000 đồng/ngày”, bà Phương kể.
Hơn thế, tại đây có quy định bất thành văn ai cũng phải tuân thủ, đó là khi ế ẩm,
mỗi người chỉ được trả lại tối đa 10% tổng số vé đã nhận (nếu ngày nắng) và khoảng
20 - 30% (ngày mưa). Thời gian trả vé thường trước 2 giờ chiều.
Một người bán vé số dạo khác kể cuối một
con hẻm đường Nguyễn Trãi (Q.1) có một đại lý vé số, chủ là bà Hai, cũng là chủ
nhà. Bà Hai cho ngăn nhà từng ô nhỏ xíu, thấp tè dành cho hơn 20 người trú ngụ,
trong đó một số cặp vợ chồng thì được quây màn sinh hoạt trên những căn gác kín
đáo. Hằng đêm, chủ đại lý trải ghế bố ngủ giữa nhà. Cách này vừa tiết kiệm diện
tích ngủ nghỉ cho gia đình bà Hai, vừa giúp bà dễ quan sát người ra kẻ vô, nhất
là những người bán về khuya.
Từ chiều tối tới khuya, nhà bà Hai chộn rộn hẳn lên bởi những người bán vé số lục
tục trở về sau một ngày rạc cẳng lang thang ngoài đường phố. Giờ cao điểm ấy
thì phòng tắm kẹt cứng, một số người không kịp tắm rửa bèn sà vào bếp bưng những
phần cơm được chủ nhà chia sẵn. Thường thì khoảng 4 giờ sáng, hầu hết dân
ngụ cư nhà bà Hai đều thức giấc để vội vã túa ra đường… Bán vé dạo giỏi nhất tại
đây có lẽ là gia một người khuyết tật cùng đứa con gái 12-13 tuổi. Mỗi ngày,
hai cha con bán miệt mài từ sáng tới khuya thường được khoảng 500 tờ vé.
Với những đại lý không cho lưu trú, mỗi
tờ vé số (giá 10,000 đồng) bán ra, người bán dạo hưởng 1,200 đồng. Còn ở bà
Hai, người bán chỉ lời 1,000 đồng/vé. Ví dụ được bà giao 100 vé thì người
bán lời 100,000 đồng, nhưng cả ngày ngoài đường, ăn uống tiện tặn cũng hết
40,000 – 50,000 đồng. Riêng chú Sáu - ở đầu câu chuyện - cho biết mỗi
ngày bán trên dưới 200 vé, kiếm 140000 đồng nhưng ăn uống hết 60000 đồng.
Theo dân bán số dạo, tiếng là các đại
lý cho ăn, ở miễn phí nhưng thực chất họ - như chỗ bà Hai - đã khấu trừ 200 đồng/vé để bù đắp các chi
phí. Trung bình mỗi ngày, đại lý này phân phối khoảng 5,000 – 6,000 vé, coi như
đã thu hồi được hơn 30 triệu đồng/tháng. Và chỉ những người đã ở đây lâu được
bán trước/ trả tiền sau, còn người lạ mới vô thì chưa được ưu đãi này.
Còn có vài cách hợp tác “làm ăn” khác
nữa trong nghề bán vé số dạo. Như có một số đầu mối (người lành lặn) hợp tác với
người già, người khuyết tật bằng cách dắt hoặc đẩy xe lăn đưa họ đi bán vé số.
Hai bên thỏa thuận chia chác theo ngày hoặc trả “lương” cho người già, tàn tật
(khoảng 4 - 5 triệu đồng/tháng). Bù lại, người được dẫn dắt hầu như bị mất tự
do, không được tự ý sử dụng số tiền khách cho...
PHAM NGA ghi
Bà Phương (58 tuổi, quê Phú Yên), đã hơn chục năm bán vé số cho một đại lý ở Quận 3 Sài Gòn và được ăn ở luôn tại đại lý cùng gần 20 người khác, cho biết ưu đãi về cư trú này chỉ có đối với những ai cùng quê Phú Yên với bà chủ đại lý và phải bán được nhiều vé số. Bà Phương, cho hay đại lý đã không nhận thêm ai vào ở nữa, vì đêm xuống là ai nấy phải nằm xếp lớp như cá mòi. “Chỗ nằm được chia theo lượng vé số bán ra. Người nào bán giỏi tức khoảng 250 vé trở lên/ngày thì thường được chủ đại lý ưu tiên xếp chỗ ở những vị trí thoáng mát. Người bán ít hơn tức dưới 150 vé/ngày thì bị xếp nằm gần lối đi, nhà vệ sinh hay những chỗ bức bí. Còn bán dưới 100 vé, phải đóng vô 10,000 đồng/ngày”, bà Phương kể.
Hơn thế, tại đây có quy định bất thành văn ai cũng phải tuân thủ, đó là khi ế ẩm, mỗi người chỉ được trả lại tối đa 10% tổng số vé đã nhận (nếu ngày nắng) và khoảng 20 - 30% (ngày mưa). Thời gian trả vé thường trước 2 giờ chiều.
Một người bán vé số dạo khác kể cuối một con hẻm đường Nguyễn Trãi (Q.1) có một đại lý vé số, chủ là bà Hai, cũng là chủ nhà. Bà Hai cho ngăn nhà từng ô nhỏ xíu, thấp tè dành cho hơn 20 người trú ngụ, trong đó một số cặp vợ chồng thì được quây màn sinh hoạt trên những căn gác kín đáo. Hằng đêm, chủ đại lý trải ghế bố ngủ giữa nhà. Cách này vừa tiết kiệm diện tích ngủ nghỉ cho gia đình bà Hai, vừa giúp bà dễ quan sát người ra kẻ vô, nhất là những người bán về khuya.
Từ chiều tối tới khuya, nhà bà Hai chộn rộn hẳn lên bởi những người bán vé số lục tục trở về sau một ngày rạc cẳng lang thang ngoài đường phố. Giờ cao điểm ấy thì phòng tắm kẹt cứng, một số người không kịp tắm rửa bèn sà vào bếp bưng những phần cơm được chủ nhà chia sẵn. Thường thì khoảng 4 giờ sáng, hầu hết dân ngụ cư nhà bà Hai đều thức giấc để vội vã túa ra đường… Bán vé dạo giỏi nhất tại đây có lẽ là gia một người khuyết tật cùng đứa con gái 12-13 tuổi. Mỗi ngày, hai cha con bán miệt mài từ sáng tới khuya thường được khoảng 500 tờ vé.
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire