Kính gửi quý anh chị bài tản văn của anh Phạm Nga.
Kính chúc anh ngày sinh nhật vui vẻ, hạnh phúc với gia đình.
Caroline Thanh Hương
Tản văn
THỈNH THOẢNG CÁC SINH NHẬT…
Ta ngồi lại bên cầu thương dĩ vãng,
Nghe giữa hồn cây cỏ mọc hoang vu.
Hoài Khanh
(tập thơ Thân Phận - 1972)
1.
Tôi còn nhớ hồi mình còn nhỏ dại, ba mẹ tôi dù lúc nào cũng thương yêu, chăm lo cho lủ khủ một chục đứa con, nhưng khi đến sinh nhật đứa nào đó trong nhà, ba mẹ thường không làm gì đó ưu ái đặc biệt cho đứa ấy. Kể ra thì cũng rất tội cho ba mẹ tôi, ông thì quanh năm còm cõi làm lụng với đồng lương công chức trung cấp khá thấp dù đã cộng thêm phụ cấp gia đình, bà thì suốt ngày chỉ biết tất bật việc nội trợ. Do đó, trong gánh nặng cơm ăn áo mặc cho cả nhà, ba mẹ đã có lệ hễ sắm sửa quần áo giày dép mới, đồ dùng đi học… thì chỉ vào dịp Tết cùng đầu năm học và sắm luôn một loạt đồng đều cho 10 đứa; ngoài ra rất hiếm khi đột xuất mua sắm cho riêng đứa nào món gì đó. Riêng đối với đứa ‘anh hai’ là tôi, duy nhất vào sinh nhật 11tuổi cũng nhằm lúc tôi vừa đậu tiểu học, đã được ba mẹ mua cho chiếc xe đạp nhỏ…
Lớn lên, rải rác và thất thường trong nhiều năm trôi qua, sinh nhật tôi luôn luôn được chính mình hay người thân, bạn bè nhớ, nhắc nhưng vì lý do cơm áo đành bị bỏ qua – nghĩa là sáng sớm ngày ấy khi thức giấc có chạnh nghĩ “Hôm nay sinh nhật mình!” thì rồi chỉ trống không, im ắng như mọi ngày khác trong cuộc đời. Tình trạng im ắng ấy có thay đổi chút, là đến thời sinh viên, học Văn Khoa, bởi cha tôi ở tù Côn Đảo vì tội ‘làm chính trị’, tôi vẫn tiếp tục ẩn nhẫn con nhà nghèo, không thể ăn xài đàng đúm, thì được cái là 3-4 năm ấy, cứ đến sinh nhật mình là rất vui, bởi bạn bè đã sẵn sàng xuất quỹ hoạt động nhóm dẫn đi cà phê, gọi là kỷ niệm ‘ghép’ sinh nhật cùng ngày của hai thành viên, là tôi và một cô SV đàn em.
2.
Vào đời, hằng năm đến sinh nhật mình, nếu có thể làm-gì-đó để đánh dấu cái ngày trọng đại này cho vui, tôi vẫn luôn giữ nguyên tắc: đơn sơ, lặng lẽ, ít tốn kém. Như khi đã có con cái, đến sinh nhật tôi là chỉ vợ chồng con cái trong nhà (gồm 4 người) kéo nhau đi nhà hàng. Hoặc khi có thể tổ chức chút đỉnh tiệc tùng, nhậu nhẹt thì cũng mời thật hạn chế, chỉ người trong gia đình cùng vài bạn bè thân nhất.
Riêng hồi tôi đến lứa 45-50t., nhà khá sung túc nhờ buôn may bán đắc với nghề buôn chuyến hàng gia vị, thực phẩm khô từ chợ sỉ Bình Tây (Sài Gòn) xuống bỏ mối cho bạn hàng chợ Bà Rịa (Vũng Tàu) nên bà xả tôi đã luôn ưu ái tổ chức tiệc sinh nhật cho tôi tại nhà. Tôi vẫn giữ nguyên tắc “Đơn sơ, không cần đông nhưng phải vui” nhưng vợ tôi kiên quyết bổ sung “Mời người ta đến nhà thì phải đãi ngon, coi mới được!”. Thế là menu cho kiểu tiệc “đạm bạc” nêu trên lần nào cũng có cua, ghẹ, ốc…, toàn hàng tuyển, ngon nhất từ các vựa hải sản tươi sống ‘mối quen’trong chợ Bà Rịa.
Sang lứa tuổi 55- 60, đến sinh nhật mình dần hồi tôi không còn thích tiệc tùng với người ngoài nữa, chỉ giữ lệ đi nhà hàng với gia đình thôi. Tuy nhiên, vài khi vào chiếu tối ngày hôm sau tôi lại mời đến nhà chỉ một người bạn tri kỷ thân thiết nhất, nói chuyện ‘cùng tầng số’ nhất là nhà văn Phạm Quang Phước (1945-2007) . Nhớ nhất là hồi còn cùng mặc áo lính chế độ cũ và những năm ăn độn sau 30 tháng 4, tụi tôi gặp nhau dù gặp lúc có tiền cũng đều chơi rượu đế, rượu thuốc, thế mới đả. Còn như đã nói, tuổi đã vô hàng 5 -6 bó, hẹn Phước “nhậu sinh nhật tao!” là tôi kiếm sẵn một chai whisky, nhưng chỉ kèm dĩa pa-tê thịt nguội (hai tên cùng hảo món này khi uống rượu Tây) hay chỉ gói đậu phộng, và hồi đó còn hút thuốc nên thêm gói Hòa Bình. Chỉ vậy thôi mà hai gã viết lách gàn dở, bạn nhau đã ½ thế kỷ, ngồi với nhau 5-6 tiếng đồng hồ…
3.
Những năm gần đây, tôi đã 3 lần sang Australia thăm gia đình con gái. Đối với nhiều gia đình, bạn bè gốc người Việt tại đây, sinh nhật thường đều được tổ chức tại nhà hay ra nhà hàng thành tiệc ‘happy birthday’ đàng hoàng, còn tiệc trọng thể hay đơn giản là tùy điều kiện, hoàn cảnh của ‘nhân vật chính’ cùng gia đình họ. Riêng sinh nhật của cha mẹ già thường được con cái phối hợp tổ chức chu đáo, tinh tế. Ngoài ổ bánh kem sinh nhật, thường là tùy theo nhu cầu liên quan đến sở thích, thói quen giải trí hay sức khỏe của ông/bà, quà sinh nhật có thể là cellphone, camera, laptop, đồng hồ, cần câu, kính mát, quần áo, hay thuốc bổ, thực phẩm chức năng, máy massage…
Còn rất đơn giản nhưng rất dễ thương là kiểu mừng/chúc ‘happy birthday’ tại lớp học cho học sinh mẫu giáo. Phải nói rằng tụi con nít đứa nào cũng khoái! Vào sinh nhật con mình, phụ huynh sẽ đem đến lớp một số gói quà nho nhỏ - như bánh donuts mini với kẹo viên chocolate – bằng với sĩ số HS lớp con mình học; đến giờ tan học, cô giáo sẽ tổ chức cho cả lớp nhận quà và cùng hát chúc mừng sinh nhật bạn.
Riêng tôi, vào sinh nhật 70t. năm ngoái là đang ở Sydney, gia đình con gái tôi và một số bạn già đã tặng tôi một sinh nhật tuyệt vời! Bữa họp mặt vẫn khuôn lại trong con số chỉ mười mấy người nhưng rất vui vẻ, thú vị vì chúng tôi tình cờ có nhiều điểm chung, như: toàn là lính chế độ cũ hoặc vợ, con lính chế độ cũ; toàn là dân cùng gốc Sài Gòn, nơi tôi lớn lên, học hành, ra đời.., hay gốc Vũng Tàu, quê bá xả tôi cũng là nơi có đơn vị tôi trú đóng và phục vụ đến tận ngày ‘đứt phim’. Do đó, tại bàn có người vừa nhắc đến một con đường hay góc phố cũ, một quán cá phê hay tiệm hủ tíu ngày xưa… là gần như mọi người đều biết. Và cùng khi hỏi thử thì biết thêm tin tức về một số anh chị em cùng quen biết, cùng kết bạn, ai nấy còn té ra là có học chung Anh văn với một cô giáo “gầy gầy, đẹp gái” hay cũng bị thầy T. dạy Quốc văn bắt chép phạt mấy lần… Trong sinh nhật 70 này còn tuyệt vời ở điểm, so với tất cả các kỳ sinh nhật khác xưa nay, tôi được tặng ổ bánh kem lớn nhất, ngon nhất và nhiều quà nhất (90% là rượu thôi).
4.
Tôi vừa lãng đãng nhớ lại vài sinh nhật đã qua của mình. Trong số những sinh nhật thỉnh-thoảng-có-đánh-dấu bằng những chầu tiệc, chầu nhậu, chầu cà phê và luôn luôn ít người tham dự, mà thịnh soạn hay đạm bạc gì đó cũng phần lớn là do người thân trong gia đình hay bạn bè đứng ra tổ chức cho, tôi chỉ mơ hồ nhớ được vài cái chừng đó. Tuổi già đã khiến trí nhớ ngày càng sa sút, lẫn lộn…
Song có một điều đối với tôi không mơ hồ chút nào là từ khoảng năm 18 tuổi, học năm đầu đại học, đến sinh nhật mình là tôi bắt đầu có những suy nghĩ phản tĩnh, tự phân tích “mình đã, đang ra sao và sẽ nên như thế nào”. Cái cách tự suy xét này tôi đã được hướng dẫn từ thuở niên thiếu trong hướng đạo, đó là nghi thức một mình ngồi “tĩnh tâm” trong đêm tối, để vào lễ “tuyên lời hứa HĐ” vào sáng hôm sau mới được chính thức công nhận là hướng đạo sinh ngành thiếu (11-15 tuổi).
Tôi nghĩ phản tĩnh, tĩnh tâm nguyên là kinh nghiệm tinh thần rất riêng của mỗi người chúng ta, ai cũng ít nhiều từng trải qua, nhất là khi về già. Một lúc nào đó, ta ngồi lắng đọng và buông thả tâm tư, cơ hồ tạm thời tách mình ra khỏi nhịp trôi chảy dửng dưng của cuộc sống xung quanh, để nhìn lại đời mình… Mới thấy đời mình xưa nay dù chuyển biến, thay đổi khi nhanh khi chậm nhưng luôn có thăng trầm, khi được khi mất, khi vui khi buồn… Hoặc chính khi hạnh phúc, thành công, lợi lộc, đoàn tụ đạt đến cao trào, là cùng lúc thầm lặng nảy sinh mầm mống của khồ đau, suy bại, thua thiệt, chia ly… Thân phận hữu hạn của con người!
Trong thăng trầm riêng cuộc đời mình, tôi lại nhận ra càng về già mình càng ít bình an hơn. Trước tiên là về mặt thể chất, sức khỏe, giống như nhiều bạn già khác, từ 50 tuổi trở đi là bị bệnh tật ‘đánh hội đồng’, huyết áp, tiểu đưởng, thoái hóa xương khớp, suy giản tĩnh mạch, gút, phì đại tuyến tiền liệt, đục thủy tinh thể… Cũng còn may mắn là nhờ tích lũy được chút ít sau bao năm vợ chồng bươn chãi làm ăn và người thân ở nước ngoài có trợ giúp một phần, tôi thuộc loại người đa bệnh nhưng có vừa đủ điều kiện tiền bạc và thì giờ để lo chữa bệnh.
Còn về mặt tinh thần, cuộc sống ở thời nào, tuổi nào cũng không tránh khỏi những lo nghĩ, phiền muộn này khác, nhưng với riêng tôi, không hiểu sao là khác thời trung niên, càng về già, về hưu không-làm-gì-nữa tưởng đã giảm được những lo nghĩ về cơm áo hay công ăn việc làm, nhưng mỉa mai thay, một số bất ổn, lụn bại lại đột nhiên xảy đến, như : nhà, đất đang ở bỗng có thông báo sẽ giải tỏa trắng để phóng đường mới hay lấy đất cất nhà ga metro; chuyện con cái làm ăn thất bại còn bị tai nạn xe cộ, gia cang đe dọa xào xáo… Khó khăn như thế, vợ chồng già đang bị chứng mất ngủ, ngủ kém dai dẳng lại càng đêm đêm thao thức!
Thôi thì, dịp sinh nhật tuổi 71 này ngổi ôn lại đời mình, tôi tạm có kết luận nhân sinh không gì hơn là “Trời cho bao nhiêu hưởng bấy nhiêu”. Cũng có nghĩa là trong quẩn quanh những thăng trầm, rủi may trên đời, tôi đứng hẳn vào hàng ngũ những người chủ trương cứ lo sống hiền lương, sao cho phải Đạo làm người, còn lại thì phó mặc cho số mạng, phẩn phước Trời cho. Hẳn đây cũng là điều bình thường, thuận theo tâm lý tự nhiên và rất phổ biến của con người thế gian?
PHẠM NGA
(Nhân sinh nhật thứ 71)
Translate
Libellés
- ảnh chụp Caroline Thanh Hương (5)
- Art (12)
- bài viết Con Cò (1)
- bài viết Con Cò Thơ (8)
- biographie (1)
- Blog Báo Mới (1)
- blog Người Phương Nam (3)
- boisson (1)
- Bùi Lệ Khanh (1)
- ca sĩ Mike Wyen (3)
- Cần Thơ (2)
- chance (1)
- chant (4)
- chanteur guitariste Mike Wyen Mạnh Hà (1)
- climat extrême (1)
- cuisine (26)
- danse (3)
- découvert (49)
- đọc truyện (5)
- đọc và nghe đoc ̣ truyện hay (1)
- écologie môi trường (1)
- économie kinh tế thương mại (1)
- Evénements (17)
- Histoire (5)
- Histoire drôle (3)
- Hương Kiều Loan (9)
- informatique (1)
- ingénierie (1)
- ký ức Việt Nam (19)
- musique Vietnammienne (2)
- mythes (1)
- nature (4)
- nghe đọc truyện hay (8)
- nghe đọc truỵên hay (1)
- nhạc (6)
- nhạc hướng đạo (2)
- nhạc LMST (6)
- nhạc Mai Phạm (1)
- nhạc ngoại quốc (12)
- nhạc Phạm Anh Dũng (3)
- nhạc Phạm Đức Nghĩa (14)
- nhạc Phạm Khải Tuấn (1)
- nhạc Phạm Mỹ Lộc (1)
- nhạc Quách Vĩnh Thiện (6)
- nhạc Tha Nhân Trần Chương Lương (3)
- nhạc Trần Văn Lương (1)
- nhạc Việt (1)
- Phạm Đức Nghĩa (1)
- philosophie (8)
- photo Giromondo (1)
- photographie (29)
- poésie (6)
- psychologie (4)
- Radio Dallas (1)
- reportage (6)
- santé (53)
- science (15)
- show de Caroline Thanh Hương (14)
- show Ly Long Phan (2)
- show văn nghệ (2)
- société (2)
- sức khỏ (2)
- technologie (1)
- texte (2)
- texte de Caroline Thanh Hương (38)
- th (1)
- thơ (6)
- thơ Bảy Hiền (1)
- thơ Caroline Thanh Hương (10)
- thơ cathy fosse-lefrançois (1)
- thơ Đỗ Quý Bái (35)
- thơ đối (2)
- thơ Hàn Sĩ Nguyên (1)
- thơ Hoa Văn (11)
- thơ Hư Hao (7)
- thơ Huy Văn (10)
- thơ Mùi Quý Bồng (8)
- thơ nhạc Nguyễn Ngọc Phúc (1)
- thơ nhạc Trần Văn Lương (22)
- thơ Tha Nhân Trần Chương Lương (8)
- thơ Thanh Mỹ Lệ Thu (1)
- thơ Thanh Thanh (6)
- thơ thuận nghịch (1)
- thơ Trần Trọng Thiện (6)
- thơ văn Marine Thanh Vân (1)
- thơ;văn Văn Nguyên Dưỡng (4)
- tiếng hát Phi Nhung (1)
- touriste (10)
- triết lý (2)
- trucs et astuces (6)
- truyện cười (1)
- truyện Nguyễn Thị Thanh Dương (1)
- truyện Tràm Cà Mau (1)
- văn (4)
- văn Caroline Thanh Hương (2)
- văn chương (15)
- văn Marine Thanh Vân (2)
- văn nghệ (12)
- văn Phạm Nga (71)
- văn thơ Nhất Hùng (3)
- video clip Ly Long Phan (1)
- vimeo Bùi Lệ Khanh (1)
- xã hội (12)
- Youtube Ly Long Phan (1)
Inscription à :
Publier les commentaires (Atom)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire