Bài đã khá dài, xin hẹn lần tới để quý anh chị ngẫm nghĩ thêm cho vui.
Caroline Thanh Hương
HUONGXUAN2016: Những câu đối với thể thơ nhị cú và thơ Đỗ Quý Bái.
Lý Thái Tổ
- Đêm khuya chẳng dám dang chân duỗi
- Vì ngại sơn hà xã tắc xiêu
- Câu đối khắc ở đình Miễu - Dương Lôi thờ mẹ vua Lý Thái Tổ:
- 徽首芳嫺仁和淨度福生木子 Huy thủ phương nhàn nhân hòa tịnh độ phúc sinh mộc tử
- 大德坤元才韜出種徜世禾刀 Đại đức khôn nguyên tài thao xuất chúng thảng thế hòa đao
- Câu đối ghi trong sách sử làng Dương Lôi:
- 李核出五蘝肇嗣和刀天應瑞 Lý hạch xuất ngũ liêm, triệu tự hòa đao thiên ứng thụy (Hạt lê nở ra 5 bông là tự nhà Lê ứng điềm trời từ trước)
- 蓮花開八葉結成木子地鐘靈 Liên hoa khai bát diệp, kết thành mộc tử địa chung linh (hoa sen nở 8 cánh kết thành hạt mận (chữ Mộc trên chữ Tử là chữ Lý, tức nhà Lý) đất đúc dấu thiêng, câu này ý rằngnhà Lý truyền được 8 đời vua)
Trần Quốc Tuấn
- Những câu đối đề tại đền Kiếp Bạc:
- Vạn Kiếp hữu sơn giai kiếm khí (Vạn Kiếp núi lồng hình kiếm dựng)
- Lục Đầu vô thủy bật thu thanh (Lục Đầu vang dậy tiếng quân reo)
- Một trận sông Đằng, sóng gió đã tan hồn nghịch tặc
- Nghìn thu non Dược, khói bay còn tụ khí anh hùng
- Những câu đối ở đền Trần Hưng Đạo thành phố Nha Trang tỉnh Khánh Hòa:
- Thủy trận dụng triều lưu vi Nam Quốc Hải quân chi tổ (Dùng nước triều lập trận phá ngoại xâm, đời sau tôn thành "Hải quân chi tổ")
- Kim chi tác can lỗ phá Bắc phương Nguyên khấu chi sư (Lấy cây rừng vót thành cọc nhọn, diệt quân Nguyên mưu ấy quả bậc Thầy)
- Bắc nhạc giáng Thần cứu quốc anh hùng danh vạn kiếp (Núi Bắc giáng Thần, muôn kiếp lưu danh người anh hùng cứu nước) ("Vạn kiếp" vừa có nghĩa là muôn đời, muôn kiếp đồng thời lại nhắc đến tên của nơi Đức Trần Hưng Đạo trở về)
- Nam thiên hiển Thánh tý dân công đức tự thiên niên (Trời Nam hiển Thánh, ngàn năm thờ phụng bậc công đức che dân)
- Cứu quốc công huân Bắc địa uy linh thiên cổ miếu (Cứu nước công lao to lớn, miếu cũ ngàn năm đất Bắc rạng uy danh)
- Tý dân phúc trạch Nam thiên chiêm ngưỡng nhất tân từ (Che dân phúc trạch vô cùng, đền mới một tòa trời Nam đồng chiêm ngưỡng)
- Bắc Hà thiếp kình ba vạn cổ Đằng Giang lưu vĩ tích (Bắc Hà phục kình ngư bình sóng cả, kỳ tích Bạch Đằng muôn thửa lưu danh)
- Việt Nam an nhạn trạch thiên thu Nha Hải ngật linh từ (Việt Nam yên cánh nhạn trở về xuôi, linh từ Nha Trang ngàn năm sừng sững)
- Lưỡng hồi xã tắc tương tướng xuất kim hoàng, quốc sử huân danh truyền Bách Việt (Hai lần vì xã tắc, "Tương tướng xuất kim hoàng", công lao ấy sử sách nước Nam tạc đá lưu danh truyền Bách Việt) (Tương tướng xuất kim hoàng: "Tương tướng" là chỉ chức quan tối cao trong triều đình ngày xưa. "Kim hoàng" là cái ao vàng dùng để chứa nước. Ý của toàn câu này muốn nói vì nước nhà mà ngài đã không tiếc tấm thân vàng ngọc của mình để trực tiếp cầm quân ra chiến trận)
- Vạn kiếp anh linh Uông Sơn dư kiếm khí, binh gia thao lược túc thiên thu (Vạn kiếp rạng uy linh, "Uông Sơn dư kiếm khí", tài năng kia thao lược binh gia đủ cho đất nước vững muôn đời) (Uông sơn dư kiếm khí: "Uông sơn" là tên một địa danh thuộc Tỉnh Quảng Ninh ngày nay, nơi có một khúc sông Bạch Đằng chảy qua, cũng là nơi xưa kia Trần Hưng Đạo đóng đại bản doanh để điều khiển trận đánh Bạch Đằng. Cả câu này muốn ca ngợi sự dũng mãnh và tài năng tuyệt vời của Đức Quốc Công Tiết Chế Trần Hưng Đạo trong việc điều quân khiển tướng làm nên chiến thắng Bạch Đằng Giang năm Mậu Tuất (1288)
- Hồng Hà tú khí chung đại tướng bảo bang do nhiệt huyết (Hồng Hà tú khí chung linh, bảo vệ non sông Đại tướng sục sôi dòng máu đỏ) (Người xưa khi viết câu đối này đã chủ ý bỏ đi một từ nhằm tạo nên vế đối 12 chữ. Câu đủ là "Hồng Hà tú khí chung linh" có nghĩa là vùng châu thổ sông Hồng là nơi có nhiều vượng khí đã hun đúc nên những nhân kiệt cho đời)
- Bạch Đằng oai phong lẫm địch quân quy quốc thượng hàn tâm
(Bạch Đằng oai phong lẫm liệt, cuốn vó về quê địch quân lẩy bẩy trái tim
đen) (Câu đủ là "Bạch Đằng oai phong lẫm liệt" ý muốn nói đến thế dũng
mãnh của quân ta trong trận chiến Bạch Đằng Giang)
- Nam nhạc giáng Thần vạn cổ anh phong chung tú khí (Giáng Thần ở núi Nam, muôn thửa anh phong như chuông ngân lung linh thoát tục)
- Đông A hiển Thánh ức niên hương hỏa trạc linh thanh (Hiển Thánh tại thời Trần, ức năm hương hỏa mãi chói ngời tiếng vọng anh linh)
- Nam nhạc: Ở câu đối ngoài mặt tiền của chánh điện có dùng chữ "Bắc nhạc giáng Thần" để đối với vế hai là "Nam thiên hiển Thánh". Trong trường hợp đó ta hiểu rằng Bắc nhạc có nghĩa là núi ở Miền Bắc Việt Nam và Nam thiên có nghĩa là trời của phương Nam Việt Nam. Nay lại dùng chữ "Nam nhạc giáng Thần" chúng ta nên hiểu Nam nhạc này là núi của Việt Nam. Để đối lại vế "Đông A hiển Thánh" tức là hiển Thánh tại thời Trần. Vế đối này lấy không gian để đối với thời gian khác với câu đối trên là lấy không gian đối với không gian
- Câu đối có 4 giai thoại của Quả Ngôn (người làng Hội Thống huyện Nghi Xuân tỉnh Hà Tĩnh):
- Bỏ gậy sắt, bỏ ngai vàng, quyết giữ nòi vàng và khoán sắt
- Vung hịch son, vung cờ đỏ, cho yên con đỏ với lòng son
- Giai thoại 1: “Bỏ gậy sắt”: Cha của Hưng Đạo Vương bị Thái sư Trần Thủ Độ cưỡng chế, buộc phải nhường vợ đã có mang cho vua Trần Thái Tông (là chú ruột của Ông). Cha ông có chống lại nhưng thất bại nên trong lòng vẫn ôm mối hận, muốn con mình phải trả thù nhà. Khi quân Nguyên sang xâm lăng nước ta, Trần Hưng Đạo được trao quyền cao, chức trọng. Vì thế, Trần Hưng Đạo có nhiều dịp được gần gũi vua Trần. Nhiều người nghi ngờ, sợ khi thời cơ thuận lợi, Hưng Đạo Vương giết vua, cướp ngôi để trả thù cho cha. Biết nhiều người nghi ngờ mình, Trần Hưng Đạo luôn luôn cố giữ lễ nghĩa thật đúng mực. Có lần ông cùng vua Trần Nhân Tông (là Thái tử Trần Khâm, con Trần Cảnh) đi dạo, ông liếc thấy có người nhìn vào cái gậy sắt đầu bịt nhọn ông đang cầm ở tay. Trần Hưng Đạo thấy vậy vội bẻ cái gậy ra làm hai, vứt đi phần có bịt sắt, chỉ giữ phần kia. Nhìn hành động ấy, có người đoán biết ý của ông, có người không hiểu ông ta làm gì. Qua hành động nầy, khi hiểu ra, mọi người kính phục và hoàn toàn tin tưởng vào lòng trung thành của Trần Quốc Tuấn.
- Giai thoại 2: “Bỏ ngai vàng”: Cũng từ sự bất bình vì mất vợ, sống
không trả được, trước khi lìa đời, Trần Liễu đã gọi con lại dặn dò:
phải cướp ngôi vua để trả thù, rửa nhục cho mình. Trần Quốc Tuấn nghe
lời trối của cha nhưng không dám cãi. Sau nầy, ông đã có chủ định, nhưng
ông hỏi ý kiến nhiều người thân cận để thử lòng, đa số nói là không
nên. Ông đem việc xích mích nầy dò ý các con, Trần Quốc Tảng khuyên ông
nên theo lời trối, có ý khích ông cướp ngôi vua; ông nổi giận định rút
gươm toan chém chết Quốc Tảng. Nhiều người khuyên nên ông tha chết nhưng
đuổi đi, không cho Quốc Tảng được thấy mặt mình nữa.
- Giai thoại 3 và 4: “Vung hịch son”, “vung cờ đỏ”: Vung hịch son: Ám chỉ Trần Quốc Tuấn là tác giả bài “Hịch tướng sĩ” là một văn bản đã làm nức lòng tướng sĩ, để mọi người đồng tâm hiệp lực đánh đuổi ngoại xâm, văn bản đã đi vào lịch sử dân Việt. Vung cờ đỏ: Nói lên việc ông là Tổng chỉ huy, phất cờ chỉ huy ba quân đánh tan quân Nguyên xâm lược, đem lại chiến thắng cho dân tộc.
- Câu đối đề ở đền Ngọc Sơn - Hà Nội:
- Vũ lược luyện hùng binh, Lục Thủy nghìn thu ghi sử Việt
- Văn tài mưu thượng tướng, Bạch Đằng một trận thắng quân Nguyên
- Câu đối đề ở đền Sơn Hải quận Hoàn Kiếm - Hà Nội:
- 白滕水陣留清績 Bạch Đằng thủy trận lưu thanh tích (Chiến trận Bạch Đằng ghi vết tích)
- 東海雄兵萬古神 Đông Hải hùng binh vạn cổ thần (Binh sĩ Đông Hải hóa thần linh)
- Những câu đối khác:
- Trung hiếu nhất tâm, Đằng Thủy ân ba quang tư tích (Trung hiếu một lòng, ơn sóng Bạch Đằng sáng ngời từ trước)
- Huân danh vu cổ, Hương Giang miếu điện tráng vu kim (Công lao thuở ấy, miếu điện sông Hương rạng rỡ đến nay)
- Gia hiếu tử, quốc trung thần, công liệt chiến đan thanh, ninh chỉ lưỡng hồi an xã tắc (Làm con hiếu, làm tôi chung, công lớn chói sử xanh không chỉ hai lần yên đất nước)
- Văn kinh thiên, vũ bát loạn, anh linh tham khí hóa, thượng lưu chung cổ điện sơn hà (Nào văn hay, nào võ giỏi, anh linh trùm cõi tục vẫn còn muôn thuở giúp non sông)
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire