Cám ơn quý chị Sương Lam, Người Phương Nam, chị Cathy, chị Miss Sài Gòn, anh Đỗ Quý Bái, Con Cò Thơ, anh Tha Nhân, anh Nguyễn Mạnh Hùng, anh Nhất Lung, anh Khải Trần,anh LMST đã đóng góp nhiều bài thơ, nhạc, bài sưu tầm bài viết cho groupe nhà.
Caroline Thanh Hương
HÈ XƯA TƯỞNG NHỚ
Sáng tác: Nguyễn Mạnh San. Tiếng hát: Lê Anh,
slideshow: Duy Hân
Vòng quay của bánh xe xích lô ở Sài Gòn ấy vậy đã ngót gần 80 năm nay. Nhưng rồi những phương tiện hiện đại được thay thế, nhịp sống hối hả hơn, người dân thành phố họa may lắm mới bắt gặp được hình ảnh những chiếc xích lô trên phố.
Xích lô vốn là phương tiện phổ biến ở Sài Gòn thập niên 40 - (Nguồn ảnh: LIFE)
Một
ngày đầu tháng 12, chúng tôi có dịp ghé lại khu chợ Tân Định (quận 1,
TP. HCM) một trong những ngôi chợ lâu đời và nơi đây cũng là nơi mà
những người đạp xích lô thường tập trung lại với nhau để trò chuyện sau
một ngày làm việc mệt nhoài.
“Có lẽ những người đạp
xích lô cuối cùng còn xót lại là chúng tôi. Ở cái chợ Tân Định này,
những người đạp xích lô ai cũng đều có thâm niên 50 – 60 năm rồi”, người
lao phu chia sẻ trong lúc ngồi chờ khách.
Người lao phu
ấy tên Trung Văn Lai (75 tuổi), ông là người già nhất trong số những
người đạp xích lô mưu sinh ở Sài Gòn. Rời quê Mỹ Tho (Tiền Giang) lên
Sài Gòn sống bằng nghề đạp xích lô đã hàng chục năm nay ở chợ Tân Định,
nên khi hỏi thăm về ông, ai ai cũng biết. Mỗi buổi sáng sớm, sau khi
thưởng thức ngụm trà nóng, nhấm nháp vị cà phê đắng cùng hơi thuốc, ông
lão và chiếc xích lô lại phải quần quật làm việc cho đến tận khuya.
Ông Trung Văn Lai nhọc nhằn kéo xích lô về vỉa hè quen thuộc để chờ khách.
Gương mặt khắc khổ theo năm tháng với nghề xích lô của người lao phu già.
Ông
Lai chia sẻ: “Cũng quen rồi, cuộc sống của tôi gắn bó với con ngựa sắt
này đã mấy chục năm nay, mặc dù thời cuộc có thay đổi, sự lam lũ vẫn kéo
dài nhưng tôi vẫn yêu nghề vì cảm nhận được sự bình dị của người Sài
Gòn. Sáng giờ có 2 cuốc (chuyến) được mười mấy nghìn, nhưng cũng vui vì
ít nhất còn có khách cần đến mình”.
Nói vừa dứt lời
ông rít điếu thuốc và thở một hơi thật dài rồi tiếp tục câu chuyện:
“Càng ngày khách cứ ít dần, dường như không còn ai muốn đi xích lô nữa
rồi. Cả khu vực chợ này chỉ tầm vài người còn hành nghề như tôi”.
Theo
lời ông, khách đi xích lô thường là những người nội trợ đã thân quen
trong suốt mấy năm qua. Họ chọn người lao phu già nua với dáng người nhỏ
thó, đôi chân run run nhưng vẫn đứng vững để đạp xe đưa khách đi đến
những nơi cần đến. Ông không ngả giá vì khách quen. Có người khách quen ở
tận quận Gò Vấp nhưng ông vẫn nhận chở, mặc dù rất tốn sức nhưng nhờ
mối đi xa mà ông mới có đồng ra đồng vào.
Ông Lai đang chở khách dưới cái nắng khá gắt ở Sài Gòn của tháng cuối năm.
“Tôi
thấy những người đạp xích lô ở đây đều đã lớn tuổi nhưng hằng ngày vẫn
gồng mình đạp xích lô thấy tội lắm. Nhiều lúc thấy mấy ổng ngồi nheo mày
đợi khách mà xót, nên mỗi ngày đi chợ tôi bắt mối chở đi coi như giúp
phần nào trong công cuộc mưu sinh. Mà cũng lạ nghen, tại sao lại cấm
xích lô hoạt động nhiều chứ, nó cũng là một nét văn hóa của Sài Gòn mà”,
một người khách quen của ông Lai chia sẻ.
Với kỹ thuật hiện đại vận chuyển bằng cơ giới ngày nay,
người ta dường như bỏ quên những giá trị đã từng làm nên một nét đặc
trưng riêng và chiếc xích lô đến một lúc nào đó sẽ không còn ở Sài
Gòn nữa.Đang trò chuyện cùng ông Lai, một người bạn của ông trong nghề, đạp chiếc xích lô thong dong từ quận Phú Nhuận về với mồ hôi nhễ nhại hỏi: “Sáng giờ có cuốc nào chưa ông? Được 2 cuốc ngắn hà, còn ông? (ông Lai đáp). Tôi cũng được 3 cuốc nhưng đường xa quá, hơi mệt vì cũng già cả rồi”. Sau đó 2 bạn già mời nhau điếu thuốc, châm đỏ lửa tiếp tục ngồi chờ khách.
Trong tương lai, người Sài Gòn có còn được nhìn thấy những người đạp xích lô trên phố nữa không?
Ông Lê Văn Ngà (65 tuổi) người bạn trong nghề của ông Lai đạp xe xích lô từ trước năm 1975 đến nay. Ông Ngà tâm sự rằng, cuộc sống xô bồ hiện nay đã dần mất đi một phần nào đó giá trị văn hóa của người Việt nói chung và người Sài Gòn nói riêng.
"Xe xích lô nó không gây ồn ào như các loại xe có động cơ, nó giữ môi trường trong sạch so với xe ngựa hồi trước kia. Xích lô ngày xưa là phương tiện đi lại không thể thiếu được của những người giàu ở Sài Gòn. Thời kỳ đó quá ít xe máy, ô tô nên xích lô rất thịnh trị, được tung hoành khắp phố phường. Thời đó nhiều người đã sống "khỏe" với nghề xích lô này, còn bây giờ thì chỉ đủ kiếm cơm qua ngày”, giọng ông Ngà trầm ngâm.
Còn ông Lê Văn Ý (56
tuổi) một dân gốc Sài Gòn vì thế cũng có thể hiểu rõ được giá trị của
xích lô đã tạo nên những nét đặc trưng của vùng đất này như nào. Ông Ý
kể: “Xưa kia, người đi xích lô có 2 dạng, 1 để thưởng ngoạn cảnh sắc
của thành phố hòn ngọc viễn đông, 2 là đi vì có công chuyện gấp. Còn
xích lô Sài Gòn bây giờ khác hẳn, ngoài chở người thì còn chở hàng như
để bù đắp những lúc ế khách. Mà ngẫm nghĩ cũng đúng, Sài Gòn bây giờ đất
chật, người đông, xe lắm, xích lô dường như không thể bon chen nổi với
cuộc sống sôi động, nếu ai chọn xích lô là phương tiện chính thì người
đó là “triệu phú thời gian”.
Ông Lê Văn Ý vẫn lạc quan với nghề dù biết có thể trong tương lai xích lô sẽ không còn.
Đối
với ông Linh, người từ vùng quê miền Trung lặn lội vào Sài Gòn sống
bằng nghề đạp xích lô cũng đã mấy chục năm cho hay, trong hoàn cảnh
nghèo túng, lắm người đi vào nghề đạp xích lô để lo cái ăn, cái mặc và
ông cũng không phải ngoại lệ.
“Những ai không có việc
làm chỉ cần bỏ ra một ít vốn nho nhỏ mua xe và đạp qua ngày. Nhưng đến
hiện tại thì để trụ được với nghề xích lô là điều khó lắm, trong khi
thành phố có quy định cấm nữa thì càng không biết phải sống làm sao. Một
ngày nào đó sẽ vắng bóng những chiếc xích lô như thế này. Có thể chúng
tôi là những người cuối cùng còn đạp xích lô nhưng sau khi già chết đi
thì sẽ không còn đâu”, người lao phu nói xong lại lặng lẽ theo vòng quay bánh xe hòa vào dòng người đông đúc.
Ông Linh đang đợi khách bên vỉa hè cùng những người bạn trong nghề.
Về đêm, ông Ngà và những người xích lô cuối cùng ở Sài Gòn lại chọn góc nào đó để chợp mắt.
Theo Wikipedia, xích lô xuất hiện vào khoảng năm 1939. Chiếc
đầu tiên do một người đam mê thể thao tên là Coupeaud phát minh ra.
Phải vất vả lắm ông mới vận động Bộ Công chánh công nhận sáng chế và cấp
phép lưu hành, sau khi đã tham khảo ý kiến của hai nhà vô địch Tour de
France là Georges Speicher và Le Grèves. Nhưng rốt cục nó lại không trở
thành phương tiện giao thông ở nước Pháp mà thành phố đầu tiên được cấp
phép sử dụng loại phương tiện này là ở thuộc địa Phnompenh.
Từ
Phnompenh, Coupeaud đã tổ chức một cuộc hành trình tới Sài Gòn. Hai
người đạp thuê đã thay phiên nhau đạp một mạch gần 200 km hết có 17 giờ
23 phút. Số liệu thống kê cho biết, cuối năm 1939, Sài Gòn chỉ có 40
chiếc xích lô thì qua năm 1940, con số này đã là 200 chiếc.Mấy hôm trước, gặp 3 Cô ngoài Hà Nội vào Huế chơi, hỏi từ đường Bến Nghé qua Phố Đêm bao nhiêu? Mấy Bác bảo 20k/ người. Tức là đi 3 người 3 chiếc, còn không thì 2 người 1 chiếc 1 người còn lại 1 chiếc. Thì người 1 chiếc chỉ lấy 15k. Vậy mà 3 Cô U60 nói là 3 người 1 chiếc 15k đi không? Tội quá Cô ơi, Cô nặng trên 50kg mà đòi 3 người 1 chiếc, làm gì mà bòn rút sức người ta quá vậy Cô? Cháu ngồi trong quầy nghe Cô nói to tiếng mà như chửi bới người ta nhưng các Bác rất tội, cả ngày đi có được bao nhiêu đâu vậy mà nài nỉ, nói giá bèo còn đòi 3 người 15k 1 chiếc. Con tự nói trong lòng, Cô đi bộ cho có sức khỏe cũng được ạ! Thương mấy Bác đạp xích lô giữa trưa nắng, chở nặng lắm ạ!
mình ở Nha Trang có mấy ông cũng già rồi mà 1 lần chở mà nhiều người cùng phóng lên thiệt không biết mẫy người đó nghĩ gì mà đi tiết kiệm với ông già rồi
Nhiều khi thấy các chú lớn tuổi không dám gọi vì sợ chú chở mình nặng đạp cực
Nhưng mà nếu không đi thì các chú không có thu nhập
Thương các chú
bữa mình nhìn thấy có cụ đẩy xe xích lô chở mấy chục thanh gỗ mà trông đuối , mồ hôi mồ kê nhễ nhại thấy thương
Cuối tuần thân mời Anh Đỗ Quý Bái và quí vị nghe thử ck LỜI HOA,
Thơ Lạc Thuỷ Đỗ Quý Bái, Trần chương Lương viết nhạc, Vo Công Diên hòa âm, và cs Quốc Duy trình bày, YT Phan Anh Siêu:
Nhân dịp TT Obama bỏ cấm vận vũ khí sát
thương cho VN để nhận VN là một đối tác chống lại âm mưu xâm
phạm biển Đông của Trung cộng, Con Cò trình diện các bạn bài
Ó Vàng. Bài này Cò làm gần hai chục năm rồi, ngụ ý xưng tụng
Hoa Kỳ. Chim ó được coi như chúa tể của loài vật vì nó ăn
thịt được nhiều loại mà không một loại nào ăn thịt được nó
(sư tử còn có khi bị cá sấu ăn thịt). Hy vọng lần này nó ăn
thịt được Tập Cẩm Bình. Mời các bạn đọc.
Con Cò.
THƠ
TẢ SÚC VẬT 1
Lời nói đầu
Những súc vật
trong thơ Việt và thơ Hán từ
ong, bướm, oanh, yến cho tới
chó, ngựa, voi, cọp, sư tử….thường chỉ là những
hình bóng rất sơ sài được mượn từ chúng
để tả một vẻ đẹp, một âm thanh, một nỗi buồn, một kỷ niệm, một
hào khí… .
Thế
Lữ đã
mượn tình cảnh của con cọp trong sở thú để nói lên nỗi lòng của
người anh hùng sa cơ bị cầm tù:“Ngậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài trong ngày tháng dần qua...”.
Đỗ Phủ thì mượn vẻ oai
dũng của chim ưng để vinh danh một bức họa.
Mục tiêu của bài Ó Vàng
dưới đây, đi ngược với chiều hướng trên, không tôn vinh một thứ gì
khác, chỉ mô
tả chim ưng, con chim chúa tể của muôn loài.
Ó VÀNG
Con Cò
Mỏ cong vững như sừng tê giác.
Màu lông tô vàng choé ánh mặt trời.
Đôi cánh vỗ mưa văng gió táp.
Ngón chân rồng móng vuốt chẳng nhường ai.
Duới mắt ta:
Núi chưa cao, vực chưa sâu, bể chưa rộng, sông chưa dài,
Trăm thước đường mây mười lần vỗ cánh.
Xây tổ ấm không nề tuyết lạnh,
Đỉnh non cao ôm ấp trứng tơ.
Ta dạy con từ thuở ấu thơ:
Ra khỏi tổ là đời né tránh.
Đời phiá duới vải thưa che mắt thánh:
Con lươn chui trong sóng bạc đầu,
Con kên kên dơ bẩn để ruồi bâu,
Con sâu đo đo vài gang cỏ dại,
Loài rắn độc sống bằng cóc nhái,
Duới nhãn quang sắc bén của con ta.
Khi lớn lên bốn bể là nhà,
Và thích ứng với đời dâu bể.
Những bạn cũ ra đi lặng lẽ:
Lão đại bàng khuất dạng thiên thu,
Cô hạc thờ đội nến đền chùa,
Bác phượng hoàng cũng vào huyền thoại,
Chú đà điểu kéo xe tê dại,(1)
Một mình ta oai trấn giang hồ.
Ngàn năm xưa,
Tuyên dương ta hùng binh La Mã.(2)
Thế kỳ này,
Vinh danh ta đế quốc Hoa Kỳ.(3)
Đồng tiền vàng danh giá truớc kia,
Còn truyền tụng hình ta vung cánh thép.(4)
Trên phù hiệu võ quan khuôn phép,
Ta nhìn nguời nghiêm chỉnh gập tay chào.(5)
Sử xanh tuởng sắp đi vào,
Lại về như một vì sao trên trời.
Đường bay cao đẹp tuyệt vời,
Cao hơn tầm đạn của người manh tâm.
Cuớc chú:
Chim Ó (eagle), còn
gọi là chim Ưng, một loài chim hiếm và hùng mạnh đã được dùng làm biểu
tượng của nhiều quốc gia qua nhiều thời đại như quân hiệu của đế quốc La-Mã, quốc
hiệu của Hoa-Kỳ, phù hiệu đại tá của quân đội Mỹ, đồng tiền vàng cổ có giá trị 10 mỹ-kim.
Đầu thế kỷ 20, tổng số chim tại Hoa-Kỳ chỉ còn chừng
300 con. Nhờ đạo luật cấm săn bắn ó vàng, số chim hiện thời lên tới 3000 con và
chim đã thoát nạn diệt vong.
(1) Cho tới đầu thế kỷ 20 Hồng Kông vẫn còn dùng đà điểu kéo xe tay
(2) Ngày xưa Chim Ó là quân hiệu của đế quốc La Mã
(3) Chim Ó từng là quốc hiệu của Hoa Kỳ
(4) Đồng tiền vàng 10 đô la cổ xưa của Hoa Kỳ có hình chim Ó.
(5) Chim Ó hiện nay còn là
phù hiệu đại tá của quân đội Hoa Kỳ.
Phụ bản
HỌA ƯNG
Đỗ Phủ
Tố
luyện phong sương khởi
Thương
ưng họa tác thù
Song
thân tư giảo thố
Trắc
mục tự sầu hồ
Điều tuyến quang
kham trích
Hiên
doanh thế khả hô
Hà
đương kích phàm điểu
Mao
huyết sái bình vu
Chú
Giải:
Tố: lụa trắng. Thù: đặc
biệt. Song thân: nép, nghiêng mình. Giải: gian hoạt. Trắc: nghiêng. Hồ: con khỉ.
Điều tuyến: sợi dây tơ. Quang: sáng bóng. Trích: hái, rút ra mà lấy. Hiên
doanh: nơi mái hiên. Đương= đang: đảm đương. Sái: rửa nước, tẩy. Bình vu: chỗ
đồng cỏ bằng phẳng,bỏ hoang.
Dịch
xuôi:
Sương gió nổi lên trên mảnh
lụa trắng
Con chim ưng xanh được vẽ khéo
vô cùng
Nghiêng mình như loài thỏ xảo
quyệt
Liếc mắt như con khỉ buồn
Sợi dây tơ bóng như có thể
sờ được
Trước mái hiên có cái thế
bay vào khi được gọi
Bao giờ đánh tan bọn chim hèn
Máu lông sẽ tung tóe giữa đồng
cỏ bằng phẳng
BỨC HỌA CHIM ƯNG
Con
Cò
Sương
bay trên lụa trắng
Tuyệt tác chim ưng xanh
Nép mình như thỏ qủy
Gườm mắt khỉ buồn tình
Dây tơ dường hiện thực
Hiên mái chực vô nhanh
Chim hèn mà gặp mặt
Đồng cỏ loang máu tanh
Người Phương Nam
Mung Sinh Nhat (Nhac Lmst - Tho The Nhan - Tieng hat Tam Thu -
Hoa am Cao Ngoc Dung)
Nam Muoi Nam Tinh (Nhac Lmst - Tho Song Phuong - Tieng hat
Thuy An - Hoa am Cao Ngoc Dung)
Tham Mai Tinh Ta (Nhac Lmst - Tho Tran Dinh Minh - Tieng hat
Tam Thu - Hoa am Cao Ngoc Dung)
Thuong Nhau Suot Doi (Nhac Lmst - Tho Minh Ho - Tieng hat Kyra
Nguyen - Hoa am Cao Ngoc Dung)
Bong Thoi Gian 1 (Nhac Lmst - Tho Van Y - Trung
Hieu/Thuy An - Hoa am Cao Ngoc Dung)
Nguoi Tinh Cuoi (Nhac Lmst - Tho Minh Ho/Minh Ho Dao -
Tieng hat Quoc Duy - Hoa am Do Hai)
Se Mai La Em (Nhac Lmst - Tho Song Phuong - Tieng hat Tam Thu
- Hoa am Cao Ngoc Dung)
Doi Giay (Nhac Lmst - Tho Le Tuan Dat - Tieng hat Kyra Nguyen
- Hoa am Cao Ngoc Dung)
Cám ơn anh Tha Nhân đã cho nghe nhiều bài nhạc hay của anh sáng tác.
RépondreSupprimerRiêng lần này lại phổ từ thơ của anh Đỗ Quý Bái, thật là nhịp nhàng.
Bài của quý anh gửi, tôi đã lưu lại nơi đây
Rất mong được nghe những bài nhạc kế tiếp của anh Tha Nhân và những bài thơ có giá trị văn học của anh Đỗ Quý Bái.
Hình như lâu rồi anh Đỗ Quý Bái không có hứng thú làm thơ bằng tiếng ngoại quốc để chia sẻ với chúng ta.
Caroline Thanh Hương
Ce commentaire a été supprimé par l'auteur.
RépondreSupprimer
RépondreSupprimerCám ơn chị Cathy đã đóng góp rất nhiều tài liệu, hình ảnh, nhạc cho groupe Hương Xuân 2016.
Caroline Thanh Hương
RépondreSupprimerCám ơn chị Miss Sài Gòn đã gửi rất nhiều thơ, nhạc, bài vỡ sưu tầm đến chia sẻ với groupe Cát Bụi.
Kính chúc chị thêm nhiều bài đàn hay, công phu về hình ảnh youtube để hướng dẩn người nghe được thưởng thức và biết thêm về cách trình bày của chị.
Caroline Thanh Hương
Cám ơn chị Người Phương Nam đã sưu tầm nhiều bài vỡ thật hay, Blog công phu để chia sẻ với các anh chị trong groupe của mình.
RépondreSupprimerCám ơn những chia sẻ về cách nấu thức ăn Việt Nam của chị.
Kính chúc chị sức khoẻ và thêm nhiều bài sưu tầm có giá trị.
Caroline Thanh Hương
Rất hân hạnh được đóng góp trong diễn đàn Hương Xuân. Cám ơn Carol rất nhiều.
SupprimerChúc mừng Carol đã bình phục sức khỏe. Chúc blog Hương Xuân mỗi ngày một thêm khởi sắc.
NPN
Cám ơn anh LMST đã gửi nhiều bài thơ được anh phổ nhạc để chia sẻ với quý anh chị bạn hữu trên khắp các diển đàn.
RépondreSupprimerNhân dịp lễ sinh nhật cưới của anh chị, kính chúc anh chị LMST còn thêm nhiều sinh nhập vui vẻ, hạnh phúc.
Caroline Thanh Hương
Cám ơn Con Cò Thơ đã đóng góp nhiều bài vỡ có giá trị và gửi tin tức thời sự đáng quan tâm.
RépondreSupprimerKính chúc Con Cò Thơ vạn an.
Caroline Thanh Hương