Kính mời quý anh chị cùng theo chân anh Phạm Nga thăm thắng cảnh Việt Nam.
Cám ơn tác giả đã gửi bài ký và ảnh chụp.
Bộ ảnh Tràng An Bái Đính, thắng cảnh của Việt Nam được Unesco nhìn nhận được thực hiện với Youtube và tiếng hát Phạm Đức Nghĩa và nhạc phẩm Còn Đâu Tháng Năm Ngày Cũ, một bản nhạc auteur, compositeur, mời quý anh chị cùng thưởng thức lại.
Caroline Thanh Hương
Ký
Động
Thiên Đường: Huyền Hoặc Như Vườn Địa Đàng
Dù
đã được tay tour guide trẻ, dễ mến của Viettravel cho biết trước là “Các bác, anh
chị vô hang thì cứ như lên Đà Lạt” nhưng phải nói rằng cả đoàn chúng tôi đều
không khỏi bất ngờ bởi bầu không khí mát lạnh tuyệt vời bên trong động Thiên Đường
ngay khi mới bước vào cửa động. Ai đó đã buột miệng nói lớn “ Ynhư Đà Lạt! Thiệt
đã đời!”. Đúng là “đã đời” vì chúng tôi vừa hì hục leo hơn 500 bậc thang núi dẫn
lên cửa động, ai nấy đều còn thấm mệt và mồ hôi nhễ nhại khắp người. Cơn mệt mỏi
tan biến nhanh khiến tôi thật vui trong lòng và thầm cám ơn cái hang núi chỉ
cao có 360 mét so
với mực nước biển này – Đà Lạt thì ở tận trên cao độ 1500
mét – đã chợt hào phóng mang đến cho mọi người cái tiểu khí hậu mát mẻ, dễ chịu
của “thành phố muôn hoa” trên cao nguyên kia, thay cho cái khô, nóng oi bức của
đất Quảng Bình mùa này.
Từ cửa động đi xuống chỉ vài bậc cầu
thang, không khí đã mát rượi, khác hẳn ngoài trời
Và
rồi, phải nói là như thể một Vườn
Địa Đàng thực sự đã hiện ra khi mọi người lần bước trên
những bậc thang gỗ đầu tiên.
Được chiếu sáng bởi hệ thống đèn màu, vô vàn những khối măng đá, nhũ đá bày ra
trước mắt du khách với vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, ngoài sức tưởng tượng của
con người.
Càng tiến sâu vào lòng hang, những
tầng, khối thạch nhũ càng ẩn ẩn hiện hiện muôn hình muôn vẻ, không khác gì
những hình ảnh của một thể giới huyền hoặc, kỳ bí, chỉ có thể có trong các lọai
phim thần thoại hay phim khoa học viễn tưởng. Riêng những khối thạch nhũ được
chiếu rọi bằng ánh sáng màu xanh ngọc, xanh lá cây và màu vàng lại khiến tôi
liên tưởng đến những hình ảnh, màu sắc thật thơ mộng của xứ sở Pandora huyền
thọai trong phim ‘Avatar’ lừng danh từ năm 2009. Nhưng thực tế hiển nhiên là du
khách chúng tôi đang không hề đi xem chiếu bóng, đang không hề đeo kính xem
phim 3D như “Avatar”, cũng thực tế là nếu ai đó cố gắng nhoài người ra ngoài
lan can hay nghịch ngợm hơn là lén leo qua khỏi cầu thang gỗ thì đã có thể dễ
dàng chạm tay vào những khối thạch nhũ sần sùi và ướt nước đến mát lạnh.
Cảnh tượng huyền ảo trong động Thiên
Đường
Một điều thú vị nữa là trước một số
khối thạch nhũ, tuy nhà khai thác hang động đã cho gắn một vài tấm bảng nhỏ đặt
tên cho khối đá – đại khái đây là ‘con thỏ’, ‘chim đại bàng’, kia là ‘tiên
ông’, ‘cá chép’… - nhưng với óc tưởng tượng riêng của mình, khách ngắm thạch
nhũ, kể cả các em bé, vẫn có thể đặt ra những cái tên khác, không chừng còn ngộ
nghĩnh, lý thú hơn. Như một em trai nhất định dành cái tên‘khủng long bạo chúa’
cho một khối thạch nhũ bề ngang to sù sụ, một bên nhô ra như một cái mõm gớm
ghiếc. Hay một quí ông rất vui tánh, thường ‘họat náo’ gây cười trong đoàn lại
chỉ vào một búp măng đá trông tương tự như một trái khổ qua khổng lồ dựng đứng,
nháy mắt nói nhỏ với tôi “Ông có biết cái linga, phồn thực khí nam trong Ấn Độ
giáo không? Giống y chang kìa!”.
Khối thạch nhũ hình con thỏ
Khối thạch nhũ trông tương tự như
vật tượng linga (sinh thực khí nam trong Ấn Độ giáo)
Không gian hang động này càng được
khơi mở theo bước chân người thưởng ngọan thì càng lộ ra thêm những vẻ đẹp lộng
lẫy, tráng lệ, khiến cho mọi người không chỉ luôn miệng trầm trồ mà còn nhen
nhóm trong tâm khảm một cảm xúc bảng lãng, huyễn hoặc như đang lạc vào một thế
giới nào khác, kỳ vĩ và nguyên sơ như thời tạo thiên lập địa của hành tinh xanh
này. Ngước nhìn lên vòm hang trên đầu thì chỉ thấy cao vời vợi, mông lung, nhìn
về phía cuối hang thì chỉ thấy những khoảng tối xa hun hút, không biết đâu là
chỗ kết thúc của cái động khô còn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn này, gần như người
ta mất cả ý niệm về thời gian, mơ hồ không nhớ giờ này là đêm hay ngày nữa…
Du khách thắp nhang ở bàn thờ sơn
thần (linh vị là một khối đá núi) gần cửa xuống động.
Quả là Tạo Hóa đã hào sãng ban cho
đất Quảng Bình nói riêng và nước Việt mến yêu của chúng ta nói chung một bảo
vật thiên nhiên quí giá như động Thiên Đường. Tôi chợt
nhớ lúc chuẩn bị bước vào hang, nhiều người trong đoàn đã đến kính cẩn thắp
nhang trước bàn thờ sơn thần bên cạnh miệng hang để cầu an lành cho chuyến du lịch
cũng như được nhiều may mắn, thuận lợi khi trở lại với công việc kinh doanh,
làm ăn kiếm sống. Đến tham quan động Thiên Đường chuyến này, dù chúng tôi không
phải là một đoàn hành hương nhưng một khi màu sắc của dạng du lịch tâm linh,
cúng khấn như trên lại hòa quyện vào mảng du lịch sinh thái, hưởng thụ vẻ đẹp của
non sông đất nước thì du khách chúng tôi càng “lời” to thêm thôi.
Bài+ảnh:
PHẠM NGA
Aucun commentaire:
Enregistrer un commentaire